Luận án Tiến sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật theo bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật theo bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 164 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật theo bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật theo bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 4 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật theo bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 38
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Luật học: Thừa kế theo pháp luật theo bộ Luật dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 164 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THU HÀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2015 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI, 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐẶNG THU HÀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT THEO BỘ LUẬT DÂN SỰ NƢỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM NĂM 2015 Chuyên ngành: Luật kinh tế Mã số: 9.380107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN TUYẾT HÀ NỘI, 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu trong luận án do tôi tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan. Các kết quả này chưa được công bố trong bất cứ công trình nào khác. Tác giả Đặng Thu Hà MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI............................................................................................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................................ 7 1.2. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu............................................................................................... 26 CHƢƠNG 2. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT 29 2.1. Khái niệm, đặc điểm thừa kế theo pháp luật ................................................................... 29 2.2. Ý nghĩa của quy định về thừa kế theo pháp luật ............................................................. 45 2.3. Một số vấn đề có liên quan đến thừa kế theo pháp luật ................................................. 48 CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT ............................................................................................................. 67 3.1.Những nguyên tắc của pháp luật Việt Nam về thừa kế theo pháp luật…….......67 3.2. Những trường hợp thừa kế theo pháp luật ...................................................................... 72 3.3. Hàng thừa kế theo pháp luật............................................................................................. 84 3.4. Thừa kế thế vị.................................................................................................................. 103 3.5. Phân chia di sản thừa kế theo pháp luật......................................................................... 107 Chƣơng 4. THỰC TIỄN ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ THỪA KẾ THEO PHÁP LUẬT VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ................................................................................... 115 4.1. Đánh giá chung tình hình tranh chấp thừa kế theo pháp luật ở Việt Nam trong những năm gần đây............................................................................................................................ 115 4.2. Những hạn chế, tồn tại trong thực tiễn áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật và nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại .............................................................................. 117 4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật về thừa kế theo pháp luật ............................... 142 KẾT LUẬN........................................................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLDS Bộ luật Dân sự BLTTDS Bộ luật Tố tụng dân sự TANDTC Tòa án nhân dân tối cao XHCN Xã hội chủ nghĩa LDN Luật Doanh nghiệp LSHTT Luật Sở hữu trí tuệ TNHH Trách nhiệm hữu hạn DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ BẢNG Bảng 4.1. Số liệu các tranh chấp thừa kế so với tranh chấp dân sự chung ở Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019 ....................................................................................................... 115 SƠ ĐỒ Sơ đồ 4.1. Tranh chấp thừa kế ở Việt Nam từ năm 2014 đến năm 2019........................... 116 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chế định thừa kế là một trong những chế định pháp luật quan trọng trong lĩnh vực dân sự. Với tư cách là một hiện tượng xã hội khách quan, thừa kế ra đời như một tất yếu của lịch sử. Sự tồn tại của con người là hữu hạn, đến một lúc nào đó con người cũng sẽ phải đối mặt với “cái chết”. Một người chết đi đương nhiên không kéo theo sự mất đi của những tài sản mà khi còn sống người đó đã nắm giữ, chi phối. Như là một tất yếu, những tài sản đó sẽ phải được dịch chuyển sang cho những người còn sống để tiếp tục phát huy giá trị kinh tế, tinh thần của tài sản, phục vụ cho cuộc sống của những người hưởng di sản nói riêng và xã hội loài người nói chung. Sự phát triển của xã hội ở một mức độ nhất định dẫn đến sự ra đời của nhà nước và pháp luật. Lúc này, các quan hệ xã hội không còn phát sinh, thay đổi, chấm dứt một cách “tự phát” nữa mà chịu sự chi phối của các quy định pháp luật. Thừa kế cũng là một trong những quan hệ xã hội nằm trong sự điều chỉnh đó. Có thể nói, chế định thừa kế là một trong những chế định có lịch sử ra đời khá sớm so với rất nhiều các chế định khác trong lĩnh vực dân sự. BLDS năm 2015 trên cơ sở kế thừa những quy định của chế định thừa kế trong BLDS năm 2005 cũng đã có rất nhiều sửa đổi, bổ sung mới trên tinh thần tạo nên sự phù hợp giữa quy định pháp luật với thực tiễn khách quan về vấn đề này. Về cơ bản, quy định pháp luật về thừa kế của Việt Nam cũng như của các quốc gia khác trên thế giới đều ghi nhận có hai hình thức thừa kế: thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật. Nếu thừa kế theo di chúc hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của người để lại di sản được thể hiện trong di chúc, thì thừa kế theo pháp luật là sự phản ảnh một cách rõ nét nhất ý chí của nhà nước trong việc điều chỉnh, tác động vào các quan hệ thực tiễn về việc dịch chuyển tài sản từ người chết sang cho những người còn sống. BLDS năm 2015 đã quy định những vấn đề liên quan đến thừa kế theo pháp luật và thừa kế theo di chúc. Tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ việc tranh chấp về thừa kế đã cho thấy: có rất nhiều tranh chấp liên quan đến trường hợp thừa kế theo pháp luật. Thậm chí, có những trường hợp người để lại di sản có lập di chúc nhưng di 1 chúc lại không phát sinh hiệu lực pháp luật một phần, dẫn đến tranh chấp giữa những người thừa kế theo di chúc và người thừa kế theo pháp luật. Hoặc có những trường hợp tranh chấp thừa kế theo pháp luật do tranh chấp về tư cách người thừa kế, tranh chấp do di sản thừa kế bị xác định sai… Mặc dù vấn đề về thừa kế theo pháp luật đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu, tuy nhiên cùng với sự phát triển của kinh tế, văn hóa, xã hội cũng ngày một thay đổi, di sản thừa kế ngày nay đã không chỉ còn là những di sản truyền thống nên các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật cũng thay đổi cả về đối tượng, chủ thể, tính chất, quy mô của vụ việc. BLDS năm 2015 mới có hiệu lực từ 01/01/2017, tác giả thiết nghĩ việc nghiên cứu về những cơ sở lý luận cũng như cơ sở thực tiễn của vấn đề thừa kế theo pháp luật, qua đó đưa ra những đánh giá và kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật hiện hành về nội dung này, tạo cơ sở pháp lý vững chắc hơn cho công tác áp dụng pháp luật của tòa án trong giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật vẫn luôn là một việc làm cần thiết và đáng được quan tâm, coi trọng. Tương ứng với sự thay đổi, phát triển của nền kinh tế xã hội, tranh chấp về thừa kế cũng ngày càng phức tạp về quy mô và tính chất, nhiều trường hợp dẫn đến mất trật tự an toàn xã hội, băng hoại đạo đức, phong tục, truyền thống dân tộc. Do đó luận án nghiên cứu và đề xuất các giải pháp mới nhằm hoàn thiện pháp luật và nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng pháp luật về thừa kế theo pháp luật. Từ những lý do trên, tác giả quyết định lựa chọn đề tài: “Thừa kế theo pháp luật theo Bộ luật Dân sự nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015” làm đề tài nghiên cứu luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là nghiên cứu cơ sở lý luận về thừa kế theo pháp luật, chỉ ra những điểm chưa phù hợp trong quy định của BLDS về vấn đề thừa kế theo pháp luật so với thực tiễn giải quyết những tranh chấp liên quan đến nội dung này, từ đó nhằm đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật, tạo hành lang pháp lý vững chắc hơn cho việc áp dụng pháp luật của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền 2 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án đặt ra nhiệm vụ cần giải quyết những vấn đề sau: Thứ nhất, làm sáng tỏ hơn các vấn đề lý luận về thừa kế theo pháp luật, bao gồm: khái niệm, đặc điểm của thừa kế theo pháp luật, khái niệm diện thừa kế, ý nghĩa của quy định về thừa kế theo pháp luật, thừa kế thế vị, xác định di sản thừa kế. Thứ hai, nghiên cứu và phân tích các quy định pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật, có sự so sánh, đối chiếu với quy định pháp luật trước khi BLDS 2015 có hiệu lực và với quy định pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. Thứ ba, nghiên cứu thực tiễn giải quyết tranh chấp về thừa kế theo pháp luật trong thời gian gần đây. Từ đó, có những nhìn nhận về tính hợp lý hoặc những điểm chưa hợp lý trong các quy định pháp luật, dẫn đến khó khăn trong quá trình áp dụng pháp luật để giải quyết vụ việc trong thực tiễn và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về thừa kế theo pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả của việc giải quyết các tranh chấp liên quan đến nội dung này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là pháp luật về thừa kế theo pháp luật theo BLDS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu các quy định của BLDS nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2015 về thừa kế theo pháp luật, tuy nhiên luận án không nghiên cứu thừa kế theo pháp luật có yếu tố nước ngoài. - Phạm vi về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu về thừa kế theo pháp luật ở trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam, bên cạnh đó có so sánh với một số quy định của pháp luật của một số quốc gia trên thế giới. 3 - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận, thực tiễn pháp lý liên quan đến thừa kế theo pháp luật, quy định của BLDS năm 2015 về thừa kế theo pháp luật và tập trung tìm hiểu thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế theo pháp luật từ khi BLDS 2015 có hiệu lực. Trong bối cảnh BLDS năm 2015 mới có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, tác giả vẫn có sự so sánh, đối chiếu các vấn đề về lý luận và quy định pháp luật trong các BLDS trước đây (BLDS năm 1995 và BLDS năm 2005), một số văn bản pháp luật trong thời kì cũ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó chủ yếu là các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn và phương pháp nghiên cứu khoa học luật như phân tích, so sánh, tổng hợp cho từng nội dung cụ thể, nhằm đạt được mục tiêu nghiên cứu và thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu đã đặt ra. Cụ thể: Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề lý luận tại Chương 2, luận án sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu: mô tả, phân tích, so sánh để đưa ra được khái niệm thừa kế theo pháp luật, đặc điểm của thừa kế theo pháp luật, và một số vấn đề lý luận khác. Để thực hiện được nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề về quy định pháp luật hiện hành về thừa kế theo pháp luật tại Chương 3, luận án đã chủ yếu sử dụng phương pháp nghiên cứu phân tích, diễn dịch, quy nạp, so sánh đối chiếu giữa quy định pháp luật của BLDS năm 2015 với quy định pháp luật trong BLDS năm 2005 và quy định pháp luật trong chế độ cũ. Trong chương 4, với nhiệm vụ nghiên cứu thực tiễn giải quyết các tranh chấp về thừa kế theo pháp luật, đồng thời chỉ ra những điểm bất cập và đưa ra những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật, luận án sử dụng một số phương 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.