Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 343 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 6 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 5 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn 33
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 343 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ THỊ GIANG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI LÊ THỊ GIANG HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM – MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Chuyên ngành : Luật dân sự vàtố tụng dân sự Mãsố : 9.38.01.03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Trần Thị Huệ 2. TS. Vương Thanh Thúy HÀ NỘI – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những phân tích, kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Giang LỜI CẢM ƠN NCS xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Trần Thị Huệ và TS. Vương Thanh Thúy - hai cô giáo hướng dẫn đã tận tình chỉ bảo trong quá trình NCS thực hiện luận án. NCS cũng xin cảm ơn các thầy, cô giáo, anh, chị, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, đóng góp ý kiến quý báu để NCS hoàn thành bản Luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Lê Thị Giang DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT 1. 2. 3. 4. 5. 6. BLDS HĐTC HĐTCTS HĐTCTSCĐK QSDĐ NCS : Bộ luật Dân sự : Hợp đồng tặng cho : Hợp đồng tặng cho tài sản : Hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện : Quyền sử dụng đất : Nghiên cứu sinh MỤC LỤC MỞ ĐẦU..... ...................................................................................................................1 A. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI ...........................................9 B. NỘI DUNG..............................................................................................................17 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN 1.1. Nhận diện hợp đồng tặng cho tài sản ............................................................. 17 1.1.1. Các quan niệm về tặng cho .........................................................................17 1.1.2. Khái niệm hợp đồng tặng cho tài sản vàhợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện ..........................................................................................................................25 1.2. Đặc điểm pháp lýcủa hợp đồng tặng cho tài sản ..........................................33 1.2.1. Tính đơn vụ vàsong vụ ...............................................................................33 1.2.2. Tí nh thực tế ................................................................................................35 1.2.3. Tính không có đền bù..................................................................................38 1.3. Phân loại hợp đồng tặng cho tài sản ............................................................... 40 1.3.1. Căn cứ vào điều kiện tặng cho tài sản ........................................................41 1.3.2. Căn cứ vào đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản ................................ 42 1.3.3. Căn cứ vào hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản ................................ 46 1.4. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản với một số giao dịch dân sự khác ......47 1.4.1. Phân biệt hợp đồng tặng cho tài sản vàdi tặng .........................................48 1.4.2. Tặng cho tài sản có điều kiện vàhứa thưởng .............................................50 1.4.3. Tặng cho tài sản có điều kiện thực hiện công việc vàhợp đồng dịch vụ trả công bằng vật ........................................................................................................52 1.5. Các lý thuyết ảnh hưởng đến việc xây dựng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản .....................................................................................................................53 1.5.1. Lýthuyết về hợp đồng .................................................................................53 1.5.2. Lýthuyết về sự không có đền bùcủa giao dịch tặng cho tài sản ...............55 1.5.3. Lý thuyết phân chia tặng cho thành “Donatio inter vivos” và “Donatio mortis causa” ........................................................................................................57 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ............................................................................................ 62 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN 2.1. Thực trạng các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản ....................63 2.1.1. Đối tượng của hợp đồng tặng cho tài sản ..................................................63 2.1.2. Chủ thể, quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng tặng cho tài sản.73 2.1.3. Hình thức của hợp đồng tặng cho tài sản...................................................85 2.1.4. Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng tặng cho tài sản .....................89 2.1.5. Hủy bỏ hợp đồng tặng cho tài sản .............................................................. 95 2.2. Thực trạng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện ................96 2.2.1. Các yêu cầu pháp lý đối với điều kiện tặng cho .........................................96 2.2.2. Chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho .......................................................103 2.2.3. Trách nhiệm pháp lýcủa các chủ thể trong tặng cho tài sản có điều kiện .....................................................................................................................................105 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ..........................................................................................122 CHƯƠNG 3.THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN 3.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản .......................123 3.1.1. Thực tiễn áp dụng các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản................................................................................................................................123 3.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản có điều kiện..............................................................................................................................134 3.2. Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng tặng cho tài sản....................................144 3.2.1. Kiến nghị hoàn thiện các quy định chung về hợp đồng tặng cho tài sản. 145 3.2.2. Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về tặng cho tài sản có điều kiện .............154 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..........................................................................................158 KẾT LUẬN CHUNG ................................................................................................159 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..............................................................................162 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................163 C. CÁC PHỤ LỤC.....................................................................................................173 PHỤ LỤC 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................173 PHỤ LỤC 2. KHÁI QUÁT PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN QUA CÁC THỜI KỲ .....................................................................218 PHỤ LỤC 3. ÁN LỆ SỐ 14/2017/ AL VỀ CÔNG NHẬN ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG TẶNG CHO QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT MÀ ĐIỀU KIỆN ĐÓ KHÔNG ĐƯỢC GHI TRONG HỢP ĐỒNG ..........................................................................225 PHỤ LỤC 4. CÁC BẢN ÁN VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TẶNG CHO TÀI SẢN .............................................................................................................................232 1 MỞ ĐẦU 1. Tí nh cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Hợp đồng làmột chế định quan trọng, được ghi nhận từ rất sớm trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Bên cạnh các quy định chung về hợp đồng, tại các BLDS năm 1995, BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 đều có mục riêng quy định về hợp đồng thông dụng, trong đó bao gồm HĐTCTS. Ngược dòng lịch sử, ngay từ thời kỳ phong kiến, mặc dù vấn đề tặng cho chưa được quy định trực tiếp nhưng đã manh nha xuất hiện trong các quy định pháp luật. Cùng với sự phát triển của kinh tế, xãhội, các HĐTCTS đang có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng. Kéo theo đó, các tranh chấp liên quan đến HĐTCTS trên thực tế phát sinh ngày càng nhiều vàphức tạp. Việc giải quyết tốt các tranh chấp về HĐTCTS sẽ góp phần bảo đảm quyền vàlợi í ch hợp pháp cho bên tặng cho, bên được tặng cho, qua đó ổn định vàgóp phần thúc đẩy sự phát triển của các giao dịch trong đời sống, xãhội. Hiện nay, cơ sở pháp lýquan trọng nhất điều chỉnh HĐTCTS là BLDS năm 2015. Về cơ bản, các quy định trong BLDS năm 2015 kế thừa nguyên các quy định trong BLDS năm 2005 về HĐTCTS. Các quy định này đã tạo ra hành lang pháp lý khá đầy đủ vàphùhợp để các chủ thể xác lập, thực hiện HĐTCTS với nhau. Tuy nhiên, pháp luật về HĐTCTS trong BLDS năm 2005 còn nhiều bất cập, hạn chế vàvẫn tiếp tục tồn tại trong BLDS năm 2015: Một là, các quy định về HĐTCTS còn sơ sài, nhiều vấn đề chưa được quy định như: (i) Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC đối với các tài sản vô hình; (ii) Các căn cứ hủy bỏ hợp đồng đặc thù được áp dụng riêng HĐTCTS; (iii) Các yếu tố pháp lý mà điều kiện tặng cho cần đáp ứng; (iv) Bảo vệ quyền lợi cho con vàcho những người thân thí ch khác của người tặng cho; (v) Tặng cho tài sản đối với cá nhân chưa được sinh ra; (vi) Chưa ghi nhận phương thức giải quyết đối với HĐTCTSCĐK khi bên được tặng cho chỉ thực hiện một phần điều kiện...; Hai là, một số quy định hiện hành về HĐTCTS còn chưa phù hợp như: (i) Thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS chưa thống nhất giữa động sản và bất động sản không phải đăng ký sở hữu. Đối với động sản không phải đăng ký sở hữu thì HĐTC có hiệu lực khi bên được tặng cho nhận tài sản. Trong khi đó, HĐTC bất động sản không phải đăng ký có hiệu lực kể từ khi bên tặng cho chuyển giao tài sản; (ii) So với BLDS năm 2005, Điều 458 BLDS năm 2015 quy định bên tặng cho và bên được tặng cho được phép thỏa thuận về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTC động sản không phải đăng kýsở hữu. Đây là sự thay đổi căn bản nhất giữa BLDS năm 2005 và BLDS năm 2015 về HĐTCTS. Tuy nhiên, sự bổ sung này được đánh giá không phù hợp vàkhông mang tí nh khả thi; (iii) Khoản 2, khoản 3 Điều 462 BLDS năm 2015 ghi nhận chưa phù hợp về cách thức giải quyết khi bên tặng cho hoặc bên được tặng cho không thực hiện nghĩa vụ trong HĐTCTSCĐK; (iv) Khoản 2 Điều 462 BLDS năm 2015 chưa phù hợp 2 khi ghi nhận bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ màbên được tặng cho đã thực hiện nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ màbên tặng cho không giao tài sản...; Ba là, một số quy định về HĐTCTS còn chưa thống nhất, mâu thuẫn với một số luật chuyên ngành như: Quy định về thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS trong BLDS năm 2015 chưa thống nhất với quy định của Luật Công chứng năm 2014; sự không tương thích giữa BLDS năm 2015 và Luật Nhàở năm 2014 về thời điểm phát sinh hiệu lực đối với trường hợp tặng cho nhàở. Những hạn chế, bất cập tồn tại trong pháp luật về HĐTCTS là nguyên nhân cơ bản dẫn đến hệ quả thiếu cơ sở cho việc thực hiện, áp dụng pháp luật của các chủ thể trong xãhội vàcủa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Điều này chứng minh bởi thực tiễn giải quyết tranh chấp về HĐTCTS còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn như: một số tòa án còn xác định chưa chính xác và có sự nhầm lẫn giữa HĐTCTS với hợp đồng mượn tài sản và“di chúc sống”; đối với trường hợp người đang vi phạm nghĩa vụ trả nợ (thường vi phạm nghĩa vụ trả nợ trong hợp đồng vay tiền) mà xác lập HĐTCTS thì các tòa đang giải quyết chưa thống nhất. Một số tòa tuyên bố HĐTCTS vô hiệu do giả tạo nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ với người thứ ba nhưng cũng có một số tòa công nhận hiệu lực của HĐTCTS; cùng một vụ việc hoặc những vụ việc tương tự nhau nhưng còn mâu thuẫn giữa các cấp xét xử hoặc các Hội đồng xét xử trong cùng một cấp tòa trong việc xác định các vấn đề có liên quan như thời điểm phát sinh hiệu lực của HĐTCTS, chủ thể thực hiện điều kiện tặng cho, hì nh thức ghi nhận điều kiện tặng cho, liên quan đến điều kiện không được chuyển nhượng đối với tài sản tặng cho...Ngoài ra, một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến thực trạng này bắt nguồn từ năng lực, trình độ chuyên môn của thẩm phán giải quyết vụ việc. Các tòa án còn chưa đánh giá chính xác nội dung, bản chất vụ việc hoặc áp dụng pháp luật còn chưa chính xác... Trong bối cảnh khung pháp lývề HĐTCTS còn sơ sài, nhiều quy định chưa phù hợp cùng với thực trạng giải quyết tranh chấp về HĐTCTS vẫn bộc lộ nhiều bất cập, hạn chế nên việc tìm hiểu, nghiên cứu về loại hợp đồng này làcần thiết. Tính đến thời điểm hiện nay đã có nhiều công trình khoa học với các cấp độ khác nhau nghiên cứu về HĐTCTS. Tuy nhiên, các công trì nh chủ yếu tập trung tìm hiểu về HĐTCQSDĐ hoặc các công trình mới chỉ nghiên cứu một số khí a cạnh pháp lý của HĐTCTS mà chưa có bất cứ một công trình nào nghiên cứu toàn diện ở cấp độ tiến sĩ về HĐTCTS. Đặc biệt, kể từ thời điểm BLDS năm 2015 được thông qua vàcó hiệu lực, các công trì nh nghiên cứu về HĐTCTS còn tản mác, không mang tí nh hệ thống vàtoàn diện. Xuất phát từ những lýdo trên, NCS khẳng định, việc nghiên cứu, tìm hiểu về đề tài: “Hợp đồng tặng cho tài sản theo pháp luật Việt Nam – Một số vấn đề lýluận và thực tiễn” đang là một đòi hỏi cấp thiết, khách quan từ cuộc sống. 3 2. Tì nh hì nh nghiên cứu đề tài Có nhiều công trình khoa học của nhiều tác giả được nghiên cứu dưới các hì nh thức khác nhau về HĐTCTS như: luận án, luận văn thạc sỹ, khóa luận tốt nghiệp, sách, bài tạp chí,...Trên cơ sở tham khảo, nghiên cứu các các công trì nh khoa học trong nước và ngoài nước liên quan đến HĐTCTS, NCS khái quát tì nh hì nh nghiên cứu chung đối với đề tài này trong thời gian vừa qua: Thứ nhất, các công trình khoa học tiếp cận, giải quyết một số khí a cạnh khác nhau của hợp đồng tặng cho tài sản, trong số đó một lượng lớn các công trì nh nghiên cứu tập trung vào nhóm HĐTCTS có đối tượng là QSDĐ còn những vấn đề khác của hợp đồng tặng cho tài sản chưa được khai thác sâu; Thứ hai, tính đến thời điểm hiện nay, chưa có một công trì nh nào nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt ở cấp độ tiến sĩ về HĐTCTS. Các đề tài liên quan đến HĐTCTS mới được nghiên cứu chủ yếu ở cấp độ luận văn thạc sĩ. Trong số đó, gần như tất cả các luận văn màNCS ràsoát chỉ tập trung nghiên cứu về HĐTCQSDĐ; Thứ ba, trong các công trình khoa học nghiên cứu về HĐTCTS chưa có các bài viết nghiên cứu chuyên sâu về bản chất, đặc điểm, đối tượng của loại hợp đồng này. Bên cạnh đó, pháp luật về HĐTCTS của nước ta tương đối sơ sài, bỏ ngỏ nhiều nội dung chưa quy định. Do đó, cần một công trì nh nghiên cứu toàn diện để đưa ra kiến nghị bổ sung, hoàn thiện pháp luật về HĐTCTS; Thứ tư, HĐTCTSCĐK ngày càng trở lên thông dụng và phát sinh nhiều tranh chấp trên thực tế. Tuy nhiên, dưới cả góc độ nghiên cứu vàcả góc độ luật định thìloại HĐTC này chưa được quan tâm nghiên cứu vàghi nhận từ các nhàkhoa học luật và các nhà lập pháp. Trong toàn bộ các công trình trong và ngoài nước mà NCS đã nghiên cứu, tìm hiểu thì chưa có một công trì nh nào nghiên cứu toàn diện các vấn đề lýluận vàpháp lývề HĐTCTSCĐK. Đặc biệt, từ khi BLDS năm 2015 được thông qua vào ngày 24 tháng 11 năm 2015, chưa có một công trình nghiên cứu nào về HĐTCTS dưới góc độ luận án được thực hiện. Do đó, việc nghiên cứu đề tài trên cơ sở các quy định của BLDS năm 2015 làhoàn toàn cần thiết vàcógiátrị lýluận vàthực tiễn sâu sắc. Tì nh hình nghiên cứu đề tài đã được NCS trì nh bày cụ thể tại phần A. Tổng quan tì nh hì nh nghiên cứu đề tài vàPhụ lục 1 chi tiết Tì nh hì nh nghiên cứu đề tài (xem Phần A. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài vàPhụ lục 1). 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 3.1. Mục đích nghiên cứu đề tài Mục đích nghiên cứu của Luận án là làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về HĐTCTS như khái niệm của hợp đồng, đặc điểm của HĐTCTS, phân loại HĐTCTS, các lýthuyết ảnh hưởng tới việc xây dựng pháp luật về HĐTCTS...Trên cơ sở nghiên cứu các vấn đề lý luận, tại chương 2 của Luận án, NCS sẽ làm rõ các vấn đề pháp lý
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.