Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 167 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 1 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 0 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay 2
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại đồng bằng sông Cửu Long hiện nay
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 167 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH ĐÌNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN TỪ THỰC TIỄN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH ĐÌNH HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN TỪ THỰC TIỄN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HIỆN NAY Ngành: Luật kinh tế Mã số : 9380107 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phan Trung Hiền HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trong Luận án đều được trích dẫn nguồn trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Nguyễn Thanh Đình MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ......................................... 7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .......................................................... 7 1.2. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án ....................... 20 1.3. Cơ sở lý thuyết nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu .................. 24 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN .................................................................................................... 28 2.1. Khái quát về hàng hóa nông sản ........................................................ 28 2.2. Nhận thức về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản trên thế giới và Việt Nam .............................................................................................. 31 2.3. Khái niệm, đặc điểm và hình thức pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ..................................................................................... 35 2.4. Khái niệm và nội dung pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản .................................................................................................... 50 2.5. Nguồn pháp luật điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ....... 60 2.6. Các yếu tố chi phối pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản .................................................................................................... 65 2.7. Kinh nghiệm pháp luật của các nước trong điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ...................................................................... 68 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY ............................................... 78 3.1. Thực trạng pháp luật Việt Nam về giao kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ...................................................................... 78 3.2. Thực tiễn ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long trong những năm gần đây .................. 94 3.3. Nhận xét thực trạng pháp luật và thực tiễn ký kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long .......... 118 Chƣơng 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT VÀ THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA NÔNG SẢN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI TẠI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ................................................................................................. 125 4.1. Yêu cầu hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện pháp luật hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ................................................................................... 125 4.2. Giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản ........................................................... 129 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BLDS Bộ luật Dân sự ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long HĐMB Hợp đồng mua bán HĐSXTT Hợp đồng sản xuất, tiêu thụ HHNS Hàng hóa nông sản HTX Hợp tác xã LTM Luật thương mại QSDĐ Quyền sử dụng đất SGDHH Sở giao dịch hàng hóa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Pháp luật về hợp đồng Việt Nam hiện nay đang dần hoàn thiện, đã từng bước tạo hành lang pháp lý góp phần cho các giao dịch dân sự phát triển thuận lợi và ổn định. Theo đó, các giao dịch mua bán, tiêu thụ HHNS cũng đang dần thích nghi với đời sống nông nghiệp, đóng vai trò không thể thiếu trong việc kết nối giữa hoạt động sản xuất và mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế. Hợp đồng là công cụ pháp lý để thực hiện các giao dịch trao đổi, mua bán hàng hóa nói chung và HHNS nói riêng. HĐMB có đối tượng là HHNS, một loại giao dịch có tính chất đặc thù, quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm và tiêu thụ nông sản luôn đối mặt với nhiều rủi ro cả yếu tố thị trường cũng như các yếu tố sản xuất và các điều kiện tự nhiên nhiều biến động. Thực trạng thực hiện hợp đồng hiện nay cho thấy việc không tôn trọng hợp đồng đang diễn ra khá phổ biến. Các thỏa thuận trong hợp đồng đang thường xuyên bị cả người bán và người mua phá vỡ. Nông dân, thương lái, doanh nghiệp không tôn trọng cam kết, thường xuyên bội tín trong thực hiện các nghĩa vụ đã làm mất dần đi niềm tin của các bên trong giao dịch, làm giảm hiệu quả của sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Một phần nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật điều chỉnh quan hệ mua bán HHNS ở Việt Nam hiện nay là BLDS và LTM và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa thực sự hiệu quả. Các quy định của luật về hợp đồng đã tỏ ra không theo kịp quan hệ HĐMBHHNS vốn đang phát triển một cách nhanh chóng và đa dạng, dẫn đến nhiều vấn đề tiêu cực nảy sinh trong thực hiện HĐMBHHNS không được giải quyết kịp thời. Mặt khác, trong quá trình hội nhập quốc tế, pháp luật nói chung và pháp luật về hợp đồng của Việt Nam còn chưa theo kịp sự phát triển cũng như phải chịu sự tác động mạnh mẽ bởi pháp các luật quốc tế, điều ước quốc tế, các bộ tiêu chuẩn quốc gia hoặc 1 luật mềm [95], khi sản phẩm nông sản sản xuất trong nước được xuất khẩu, tiêu thụ ở nước ngoài. Trong điều kiện kinh tế toàn cầu hóa và cạnh tranh quyết liệt trên thị trường tiêu thụ HHNS hiện nay, càng chậm trễ hoàn thiện cả về mặt thể chế chính sách và pháp luật về HĐMBHHNS thì nền nông nghiệp nước ta sẽ càng gặp khó khăn và tụt hậu hơn, kể cả trong tiêu thụ sản phẩm nội địa và xuất khẩu. Cần sớm hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS là yêu cầu rất cấp thiết, góp phần tạo khung pháp lý để thúc đẩy quá trình ký kết, thực hiện hợp đồng theo hướng tích cực, bảo vệ quyền và lợi ích của các bên trên cơ sở lợi ích lâu dài, cùng chia sẻ rủi ro góp phần cho hoạt động sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp phát triển bền vững. Do vậy, có thể thấy việc chọn đề tài nghiên cứu “Hợp đồng mua bán hàng hóa nông sản từ thực tiễn tại Đồng Bằng Sông Cửu Long hiện nay” ở góc độ khoa học pháp lý là rất cần thiết nhằm hoàn thiện về lý luận và các quy định pháp luật trong giao kết và thực hiện HĐMBHHNS, đáng giá đúng thực trạng và tìm ra nguyên nhân và giải pháp sẽ góp phần cho các giao dịch mua bán HHNS được thuận lợi, phát triển kinh tế nông nghiệp và đời sống người nông dân. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là cung cấp các luận chứng về lý luận và thực tiễn, nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp nâng cao thực hiện pháp luật về HĐMBHHNS và thực thi hiệu quả tại ĐBSCL. Để thực hiện mục đích nghiên cứu, Luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu sau đây: - Thông qua đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến HĐMBHHNS đến thời điểm hiện nay để rút ra những kết quả đã đạt được và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu. 2 - Làm rõ những vấn đề lý luận về HĐMBHHNS như: Khái niệm, đặc điểm, nội dung các điều khoản, hình thức của hợp đồng, nguồn pháp luật điều chỉnh và nguyên tắc, điều kiện giao kết hợp đồng, các yếu tố chi phối pháp luật về HĐMBHHNS. - Nghiên cứu kinh nghiệm pháp luật về HĐMBHHNS ở một số nước trên thế giới để so sánh, gợi mở kinh nghiệm cho Việt Nam. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật thông qua thực tiễn thực hiện HĐMBHHNS tại ĐBSCL hiện nay, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế đó. - Phân tích các yêu cầu để nhằm hoàn thiện pháp luật HĐMBHHNS ở Việt Nam và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả thực thi tại ĐBSCL trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của Luận án: là những vấn đề pháp lý liên quan đến HĐMBHHNS. Phạm vi nghiên cứu của luận án: Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu là những vấn đề pháp lý liên quan đến HĐMBHHNS, trong đó tập trung nghiên cứu các vấn đề về giao kết và thực hiện HĐMBHHNS mà không đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề khác. Hai chủ thể chính và cơ bản trong phạm vi nghiên cứu của Luận án đó là các doanh nghiệp kinh doanh với vai trò là người mua HHNS và các hộ nông dân sản xuất, bán sản phẩm nông sản cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, Luận án cũng có đề cập một cách có giới hạn đến mối liên kết kinh tế đa chủ thể trong tổ chức sản xuất gắn với việc tiêu thụ HHNS nhằm làm rõ những vấn đề pháp lý liên quan HĐMBHHNS. Căn cứ vào mục đích và nhiệm vụ của Luận án, đối tượng và không gian nghiên cứu, Luận án chỉ đi vào nghiên cứu các giao dịch HĐMBHHNS trong nước mà không nghiên cứu quan hệ mang tính chất ngoại thương. Bên 3 cạnh đó, Luận án sẽ chỉ hướng đến các sản phẩm nông sản là cây trồng mà chủ yếu là lúa gạo và một số loại trái cây có giá trị và sản lượng cao mang tính chủ lực của ĐBSCL. Tác giả lấy đối tượng nghiên cứu, khảo sát và liên hệ thực tiễn tại khu vực ĐBSCL trong những năm gần đây. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp tổng hợp; phương pháp nghiên cứu phân tích pháp lý (phương pháp nghiên cứu pháp luật truyền thống); phương pháp phỏng vấn trực tiếp; phương pháp phân tích tình huống thực tiễn (case study examination); phương pháp so sánh luật; phương pháp diễn giải, quy nạp... để giải quyết các vấn đề và nhiệm vụ của luận án. 5. Những đóng góp mới của Luận án Thứ nhất, trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống lý luận khoa học về hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, tác giả đi sâu nghiên cứu tính chất đặc thù của quan hệ HĐMBHHNS. Luận án tập trung phân tích làm rõ khái niệm và đặc điểm pháp lý, nội dung và hình thức pháp lý của hợp đồng. Luận án cũng chỉ ra nguồn pháp luật điều chỉnh đối với HĐMBHHNS, nguyên tắc và điều kiện giao kết, đồng thời phân tích các yếu tố chi phối quan hệ pháp luật đối với HĐMBHHNS. Thứ hai, luận án đã trình bày và đánh giá toàn diện thực trạng ký kết và thực hiện HĐMBHHNS thông qua thực tiễn ở ĐBSCL trong những năm gần đây, chỉ ra những tồn tại, hạn chế và những bất cập của pháp luật hiện hành điều chỉnh đối với quan hệ HĐMBHHNS. Luận án đã phân tích đáng giá những kinh nghiệm của các nước có nền nông nghiệp phát triển hoặc gần gũi với Việt Nam đã phát huy hiệu quả trong việc thực hiện và thực thi pháp luật về HĐMBHHNS, để từ đó tham khảo nhằm hoàn thiện pháp luật về HĐMBHHNS của Việt Nam. 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.