Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam

docx
Số trang Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam 233 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam 262 KB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam 0 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam 38
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ THỊ THÚY GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI HÀ THỊ THÚY GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành: Luật Dân sự và Tố tụng Dân sự Mã số: 9 38 01 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. BÙI ĐĂNG HIẾU Hà Nội – 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, bản án, quyết định trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Hà Thị Thúy LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới PGS.TS. Bùi Đăng Hiếu - người đã dành nhiều tâm huyết và công sức hướng dẫn, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý báu và có giá trị của các nhà khoa học, các thầy cô tại các buổi thảo luận ở Bộ môn và Bảo vệ cơ sở giúp tôi hoàn thiện Luận án. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của tập thể Khoa Đào tạo sau Đại học – Trường Đại học Luật Hà Nội, Khoa Pháp luật Dân sự - Trường Đại học Luật Hà Nội, lãnh đạo và các đồng nghiệp đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè và họ hàng thân thiết trong gia đình, những người luôn cổ vũ, động viên, cáng đáng phần lớn công việc gia đình để tôi yên tâm theo đuổi công trình nghiên cứu của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2019 Tác giả Luận án Hà Thị Thúy MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu đề tài.............................................................................4 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án..............................................6 4. Đối tượng nghiên cứu.......................................................................................7 5. Phạm vi nghiên cứu..........................................................................................7 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu............................................8 7. Những đóng góp mới của luận án...................................................................8 8. Ý nghĩa khoa học của luận án.........................................................................9 9. Kết cấu của luận án........................................................................................10 B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..................................................11 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài...................................................11 1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng.............11 1.1.1. Các công trình ở nước ngoài...................................................................12 1.1.2. Các công trình ở trong nước....................................................................13 1.2. Tình hình nghiên cứu về giải thích hợp đồng............................................16 1.2.1. Các công trình ở nước ngoài...................................................................16 1.2.2. Các công trình ở trong nước....................................................................23 2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án...........................................................................................................31 3. Định hướng nghiên cứu của luận án.............................................................41 3.1. Những vấn đề luận án tiếp tục tiếp thu và phát triển...............................41 3.2. Những định hướng mới của luận án..........................................................42 TIỂU KẾT.............................................................................................................. 44 C. PHẦN NỘI DUNG............................................................................................45 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG...45 1.1. Sự cần thiết phải giải thích hợp đồng........................................................45 1.2. Khái niệm giải thích hợp đồng...................................................................50 1.3. Bản chất pháp lý của giải thích hợp đồng và phân biệt giải thích hợp đồng với các hoạt động khác.............................................................................56 1.3.1. Bản chất pháp lý của giải thích hợp đồng...............................................56 1.3.2. Phân biệt giải thích hợp đồng với các hoạt động khác............................59 1.4. Chủ thể có thẩm quyền giải thích hợp đồng..............................................66 1.5. Phạm vi của giải thích hợp đồng................................................................69 1.6. Nguyên tắc giải thích hợp đồng..................................................................73 1.6.1. Nguyên tắc giải thích tôn trọng ý chí của các bên hơn là ngôn từ của hợp đồng.................................................................................................................. 73 1.6.2. Nguyên tắc giải thích không được làm thay đổi nội dung của hợp đồng.74 1.6.3. Nguyên tắc giải thích theo hướng ưu tiên làm cho hợp đồng có hiệu lực75 1.6.4. Nguyên tắc giải thích theo lẽ công bằng, hợp lý.....................................76 1.6.5. Nguyên tắc giải thích theo hướng có lợi cho bên chấp nhận hợp đồng theo mẫu...........................................................................................................77 1.7. Hậu quả pháp lý của giải thích hợp đồng..................................................78 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1......................................................................................80 CHƯƠNG 2: CÁC CĂN CỨ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN HÀNH VÀ THỰC TIỄN GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG Ở VIỆT NAM............................................................................................................. 82 2.1. Khái niệm căn cứ giải thích hợp đồng.......................................................82 2.2. Giải thích hợp đồng căn cứ ý chí và sự thể hiện ý chí...............................86 2.3. Giải thích căn cứ vào mục đích, tính chất của hợp đồng..........................99 2.4. Giải thích hợp đồng căn cứ vào ý chí của các bên được thể hiện trước khi hợp đồng được xác lập (thông tin tiền hợp đồng)..........................................103 2.5. Giải thích hợp đồng căn cứ vào tập quán................................................108 2.6. Giải thích căn cứ vào mối tương quan giữa các nội dung của hợp đồng..............................................................118 2.7. Giải thích hợp đồng căn cứ vào lợi ích của bên yếu thế.........................122 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2....................................................................................134 CHƯƠNG 3: CÁC QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI VỀ CĂN CỨ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG VÀ VIỆC BỔ SUNG MỘT SỐ CĂN CỨ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG VÀO PHÁP LUẬT VIỆT NAM.........................................................................136 3.1. Các quan điểm hiện đại về căn cứ giải thích hợp đồng được pháp luật một số nước sử dụng........................................................................................136 3.2. Sự cần thiết phải bổ sung các căn cứ giải thích hợp đồng......................147 3.3. Các căn cứ giải thích có thể xem xét bổ sung vào chế định pháp luật về giải thích hợp đồng...........................................................................................149 3.3.1. Giải thích hợp đồng căn cứ vào hoàn cảnh thực tế tại thời điểm giao kết và thực hiện hợp đồng.....................................................................................149 3.3.2. Giải thích hợp đồng căn cứ vào ứng xử của các bên sau khi hợp đồng được giao kết..................................................................................................153 3.3.3. Giải thích hợp đồng căn cứ vào thói quen đã hình thành giữa các bên trong quan hệ hợp đồng..................................................................................156 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3....................................................................................160 CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢI THÍCH HỢP ĐỒNG...........................................................................162 4.1. Tổng hợp các bất cập của quy định pháp luật giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự năm 2015 cần được khắc phục..............................................162 4.2. Kiến nghị về bố trí chế định giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự và thứ tự ưu tiên áp dụng các căn cứ giải thích hợp đồng.................................167 4.3. Kiến nghị cụ thể hoàn thiện quy định của BLDS 2015 về giải thích hợp đồng................................................................................................................... 172 4.4. Một số giải pháp cụ thể nhằm tăng hiệu quả của việc áp dụng các quy định pháp luật về giải thích hợp đồng............................................................186 4.4.1. Đối với chủ thể giải thích......................................................................186 4.4.2. Đối với các bên trong hợp đồng............................................................190 KẾT LUẬN CHƯƠNG 4....................................................................................192 D. KẾT LUẬN.....................................................................................................194 E. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ CÔNG BỐ...............................................................................................195 F. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................196 1 A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bộ luật dân sự năm 2005 (BLDS 2005) ra đời như là một cột mốc đánh dấu sự hội nhập của pháp luật dân sự nước ta với pháp luật dân sự các nước trên thế giới, đưa pháp luật dân sự của Việt Nam tiến gần hơn với pháp luật dân sự của các quốc gia khác. Với sự ra đời của BLDS 2005, luật dân sự được xây dựng với vai trò là “luật mẹ”, luật chung điều chỉnh tất cả các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân phát sinh trong giao lưu dân sự. Sau gần 10 năm thi hành thì BLDS 2005 đã bộc lộ nhiều điểm chưa phù hợp với sự phát triển của các quan hệ dân sự ngày càng phức tạp. Hiện nay, Việt Nam đã thông qua Bộ luật Dân sự mới – Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015). Bộ luật dân sự mới này vẫn giữ nguyên mục tiêu xây dựng Bộ luật dân sự là nền tảng pháp lý cơ bản (luật chung) của hệ thống luật tư, luật điều chỉnh các quan hệ xã hội được thiết lập trên nguyên tắc bình đẳng giữa các bên tham gia1. Các chế định pháp luật hợp đồng trong BLDS 2015 có nhiều sửa đổi. Tuy vậy, sự sửa đổi này vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng của người dân về một Bộ luật Dân sự hợp lý, có tính khái quát, tính dự báo và tính ổn định. Giải thích hợp đồng không phải là chế định mới trong pháp luật dân sự nói chung và pháp luật hợp đồng nói riêng. Ngay từ trước công nguyên, các luật gia La Mã đã đặt nền móng cho việc xây dựng chế định giải thích hợp đồng. Hiện nay, chế định giải thích hợp đồng được ghi nhận trong hầu hết Bộ luật dân sự của các nước trên thế giới. Giải thích hợp đồng được hiểu là một công việc, trong đó chủ thể giải thích làm rõ nội dung của hợp đồng khi hợp đồng có những nội dung, điều khoản không rõ ràng hoặc mâu thuẫn nhau. Từ đó nhằm xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng, đảm bảo cho hợp đồng được thực hiện đúng, đầy đủ. Việc nghiên cứu các vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng, nhằm xác định chủ thể có thẩm quyền giải thích hợp đồng, nhận diện hoạt động giải thích hợp đồng và phân biệt giải thích hợp đồng với các hoạt động khác của chủ thể có thẩm quyền có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Nhưng ở Việt Nam hiện nay gần như thiếu vắng các công trình khoa học nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải thích hợp đồng. Việc nghiên cứu các khái niệm pháp lý, thiết lập các quy tắc, phương pháp giải thích cũng như các căn cứ giải thích sẽ tạo cơ sở lý luận vững chắc cho các nhà lập pháp xem xét, tiếp nhận và phản ánh chúng vào quy phạm pháp luật nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giải thích hợp đồng. Như TS. Nguyễn Ngọc Khánh đã 1 Bộ tư pháp, Báo cáo về quan điểm và định hướng lớn trong xây dựng Bộ luật dân sự (sửa đổi). 2 viết: “vấn đề đặt ra đối với chúng ta hôm nay không phải chỉ là việc khắc phục những bất cập của chế định giải thích hợp đồng hiện hành, và cũng không phải chỉ là việc bổ sung hay phát triển những phương pháp giải thích trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm các nước, mà quan trọng hơn, chúng ta cần phải tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn cho hoạt động giải thích hợp đồng ở nước ta”2. Về mặt thực tiễn, hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (Điều 385 BLDS 2015). Khi tham gia vào quan hệ hợp đồng các bên luôn mong muốn đạt được một lợi ích vật chất hoặc tinh thần nhất định, đó chính là mục đích của hợp đồng. Để đạt được mục đích này thì các bên luôn cố gắng soạn thảo cho mình một hợp đồng rõ ràng, cụ thể (dù bằng hình thức văn bản hay lời nói, hành vi). Tuy nhiên, thực tế do rất nhiều lý do mà các hợp đồng có thể có những điều khoản không rõ ràng, khó hiểu, được hiểu theo nhiều nghĩa khác nhau hoặc có những điều khoản quy định quá chung chung, hoặc mâu thuẫn nhau. Điều này gây ra sự khó khăn trong quá trình thực hiện hợp đồng, dẫn đến tranh chấp, gây bất ổn trong giao lưu dân sự cũng như ảnh hưởng đến quyền và lợi ích của một hoặc một số bên. Chính vì vậy, chế định pháp luật giải thích hợp đồng được xây dựng nhằm tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các bên, cũng như tránh sự tùy tiện của chủ thể có thẩm quyền khi giải thích hợp đồng. Bộ luật dân sự 1995, lần đầu tiên pháp điển hóa quy định pháp luật về giải thích hợp đồng thành một điều luật cụ thể, Điều 408. So với Điều 408 BLDS 1995 thì Điều 409 BLDS 2005 đã giải quyết được mối quan hệ giữa việc áp dụng học thuyết ý chí hay học thuyết thể hiện ý chí để giải thích hợp đồng. Bộ luật dân sự 2015 mới được Quốc hội thông qua thì vấn đề giải thích hợp đồng được quy định tại Điều 404, giải thích giao dịch dân sự được quy định tại Điều 121. So với Điều 409 BLDS 2005 thì Điều 404 BLDS 2015 đã rút gọn lại chỉ còn sáu căn cứ giải thích hợp đồng: giải thích dựa vào ý chí chung của các bên trong hợp đồng, giải thích dựa vào ngôn từ của hợp đồng, giải thích theo nghĩa phù hợp với tính chất, mục đích của hợp đồng, giải thích theo tập quán tại địa điểm giao kết hợp đồng, giải thích trong mối liên hệ với các điều khoản khác của hợp đồng, giải thích theo hướng bất lợi cho bên soạn thảo hợp đồng. Có thể thấy BLDS 2015 đã bỏ đi một số căn cứ giải thích không khả thi, nhưng các căn cứ giải thích hợp đồng còn lại vẫn còn chưa đầy đủ, và BLDS cũng chưa đưa ra các căn cứ để xác định ý chí của các bên. Những bất cập TS. Nguyễn Ngọc Khánh, Giải thích hợp đồng dân sự: So sánh nước ngoài và liên hệ Điều 408, Bộ luật dân sự, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2004. 2 3 này của quy định pháp luật về giải thích hợp đồng cần được nghiên cứu làm rõ nhằm hoàn thiện quy định pháp luật vô cùng quan trọng này. Mặc khác, một câu hỏi đặt ra là, khi nào thì phải giải thích hợp đồng? Đó là khi trong hợp đồng có những điều khoản hoặc những từ, cụm từ không rõ ràng, hoặc có những điều khoản quy định quá chung chung, mâu thuẫn nhau, dẫn đến các bên không có cách hiểu thống nhất. Lúc này, mỗi bên đều viện dẫn cách hiểu khác nhau nhằm đạt được lợi ích tốt nhất cho mình, và điều này sẽ gây bất lợi cho phía bên kia. Bởi vì trong quan hệ hợp đồng thì quyền của bên này chính là nghĩa vụ của phía bên kia và ngược lại. Như vậy, sẽ rất khó tìm ra được ý chí chung của các bên trong trường hợp này, trong khi đó, các căn cứ giải thích hợp đồng được quy định trong BLDS lại chưa đầy đủ. Điều này làm cho chủ thể giải thích khi giải quyết tranh chấp về giải thích hợp đồng thiếu cơ sở pháp lý để giải quyết, dẫn đến sự tùy tiện trong việc áp dụng pháp luật. Khi quy định của pháp luật còn chưa hoàn thiện thì việc xét xử của tòa án trong thời gian qua trong các vụ án liên quan đến giải thích hợp đồng, các thẩm phán thường căn cứ vào rất nhiều căn cứ để giải thích hợp đồng. Thực tiễn cho thấy các chủ thể giải thích thường giải thích hợp đồng dựa vào các thông tin tiền hợp đồng, sự ứng xử của các bên sau khi hợp đồng được giao kết, căn cứ vào thói quen được hình thành giữa các bên, căn cứ vào tập quán, ... Như PGS. TS. Đỗ Văn Đại đã viết, tòa án giải thích hợp đồng dựa vào “một “ma trận” thông tin Tòa án giải thích hợp đồng căn cứ vào những thông tin (dấu hiệu) tiền hợp đồng, thông tin (dấu hiệu) hậu hợp đồng cũng như một số thông tin khác”3. Và việc vận dụng này của tòa án là chưa có đầy đủ căn cứ pháp lý. Về phía các bên trong hợp đồng, khi một hợp đồng có những điều khoản được soạn thảo không rõ ràng dẫn đến có nhiều cách hiểu không thống nhất giữa các bên sẽ gây ra tranh chấp. Nếu không được giải thích một cách chính xác thì sẽ dẫn đến quyền và lợi ích hợp pháp của một trong các bên có thể bị xâm phạm. Bởi vì việc thực hiện đúng sự thỏa thuận trong hợp đồng phụ thuộc vào cách giải thích các điều khoản của hợp đồng. Hoạt động giải thích hợp đồng được thực hiện dựa trên những nguyên tắc, căn cứ quy định tại BLDS. Tuy nhiên kết quả giải thích và hiệu quả của việc giải thích phụ thuộc nhiều vào sự áp dụng linh hoạt các nguyên tắc giải thích, căn cứ giải thích. Chính vì vậy, việc nghiên cứu để hoàn thiện pháp luật về giải thích hợp đồng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý khách quan, đầy đủ hơn, góp phần bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các bên trong hợp đồng, thúc đẩy sự Đỗ Văn Đại, Luật hợp đồng Việt Nam: Bản án và bình luận án, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2014, tr.206 3 4 phát triển và giữ ổn định cho giao lưu dân sự. Việc nghiên cứu vấn đề giải thích hợp đồng ở Việt Nam hiện nay còn ít. Trong khi đó nền kinh tế thị trường và xu thế toàn cầu hóa ngày càng cao dẫn đến số lượng hợp đồng được giao kết ngày càng nhiều. Sự bất đồng ngôn ngữ vùng, miền, sự bất đồng ngôn ngữ giữa các quốc gia cùng với sự cẩu thả hoặc việc quá tin tưởng lẫn nhau của các bên khi soạn thảo hợp đồng, sự thiếu hiểu biết pháp luật, tập quán khác nhau khi giao kết hợp đồng, việc giao kết các hợp đồng mẫu, hoàn cảnh chi phối việc thực hiện hợp đồng luôn thay đổi làm cho các hợp đồng khi thực hiện có những điều khoản không thống nhất cách hiểu ngày càng nhiều. Yêu cầu giải thích hợp đồng ngày càng tăng, dẫn đến quy định pháp luật về giải thích hợp đồng càng có vai trò quan trọng trong việc giữ ổn định cho quan hệ hợp đồng, tạo cơ sở pháp lý cho việc giải quyết tranh chấp. Quy định của pháp luật hiện hành chưa đảm bảo được căn cứ pháp lý cho việc giải thích hợp đồng. Chính vì vậy, cần phải thiết lập các nguyên tắc giải thích, bổ sung một số căn cứ giải thích hợp đồng để đáp ứng yêu cầu của việc giải thích hợp đồng và hoàn thiện hơn nữa quy định pháp luật này để đáp ứng nhu cầu giải thích hợp đồng của các bên trong giao lưu dân sự. Chính vì những lý do trên, nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật cũng như góp phần bổ sung vào cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc giải thích hợp đồng, tác giả chọn đề tài “Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài 2.1. Ở nước ngoài Về giải thích hợp đồng, ở nước ngoài đã có khá nhiều công trình khoa học nghiên cứu. Có thể kể đến một số công trình tiêu biểu, như: các sách chuyên khảo: “Толкование права и договора” của tác giả Черданщев А. Ф., nhà xuất bản Yuniti – daha, Москва, năm 2003; : “Введение в cравнительное правоведение в сфере частного права”, tập 2, của tác giả Konard Zweigert và Hein Kotz, nhà xuất bản Международные отношения, Москва, 1998, bản dịch bằng tiếng Nga; “Толкование договора судом” của tác giả Сошуро Л. В., nhà xuất bản проспест, Москва, 2008; “Толькование гражданско – правового договора: проблемы теории и практики” của tác giả Степанюк Н. В., nhà xuất bản Научная Мысль, Москва, 2014; “Elements of contract interpretation” của tác giả Steven J. Burton, nhà xuất bản Oxford, 2009; bài viết “Толькование договора” của tác giả Жученко С. П. trong cuốn «Практика применения общих положений об обязательствах», nhà xuất bản Status, Москва, 2011, Luận án tiến sỹ “Толкование 5 договора как вид юридического толкования” của tác giả Березина Е. А., Học viện Luật Quốc gia Uran, Ekateburg, 2001; Luận án tiến sỹ luật học “Толькование гражданско – правового договора” của Степанюк Н. В., năm 2008. 2.2. Ở trong nước Ở trong nước, cũng đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề hợp đồng, tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn về giải thích hợp đồng tại Việt Nam, chỉ có các công trình nghiên cứu một cách sơ lược một số khía cạnh của giải thích hợp đồng. Ở cấp độ tổng quát có thể kể đến các công trình: Sách chuyên khảo: “Việt Nam dân luật lược khảo” của tác giả Tiến sỹ Vũ Văn Mẫu, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, năm 1963, “Pháp luật về hợp đồng” của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995; “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Tư pháp, năm 2007; “Luật hợp đồng Việt Nam: bản án và bình luận án”, tập 2, của PGS. TS. Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2014; giáo trình “Luật hợp đồng - Phần chung”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013 của tác giả PGS. TS Ngô Huy Cương; Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, của trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản Hồng Đức, năm 2014. Về các bài báo, bài tham dự hội thảo có thể kể đến đó là: “Giải thích hợp đồng dân sự: So sánh nước ngoài và liên hệ Điều 408 Bộ luật dân sự” của Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Khánh, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2004; “Bàn về chế định giải thích hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” của hai tác giả PGS. TS. Hà Thị Mai Hiên và Th.S Hà Thị Thúy, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 3/2015; “Về chế định giải thích giao dịch dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)”, của tác giả PGS. TS. Nguyễn Quốc Sửu, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 23/3/2015; Bài tham luận “Chế định giao kết hợp đồng hợp trong Dự thảo Bộ luật dân sự 2005 sửa đổi” của TS. Nguyễn Bích Thảo tại hội thảo “Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi” do Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp với tổ chức. Những công trình trên là những nguồn tài liệu tham khảo vô cùng quý giá cho luận án. Nhưng những công trình này chỉ mới dừng lại ở việc nghiên cứu một cách sơ lược hoặc một khía cạnh của pháp luật về giải thích hợp đồng mà chưa nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về quy định pháp luật này. Vì thế, đề tài “Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” có tính mới 6 và không trùng lắp với công trình nghiên cứu của các tác giả khác. 3. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ của luận án 3.1. Mục đích nghiên cứu Luận án nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng nhằm mục đích cung cấp cơ sở lý luận cho việc hoàn thiện pháp luật về giải thích hợp đồng trong Bộ luật dân sự. Việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý và thực tiễn giải thích hợp đồng ở Việt Nam trong thời gian qua sẽ cung cấp một cái nhìn tổng quan về những điểm hợp lý, bất hợp lý của quy định pháp luật về giải thích hợp đồng trong Bộ luật dân sự, từ đó dựa trên cơ sở lý luận về giải thích hợp đồng, luận án hướng tới mục đích đưa ra các giải pháp hoàn thiện quy định của pháp luật về giải thích hợp đồng và nâng cao hiệu quả của việc giải thích hợp đồng ở Việt Nam. 3.2. Nhiệm vụ của luận án Để đạt được mục đích trên, luận án có nhiệm vụ giải quyết các vấn đề sau: - Làm sáng tỏ các vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng, bao gồm: khái niệm, bản chất của hợp đồng, lý do phải giải thích hợp đồng, phân biệt giải thích hợp đồng với một số hoạt động giải thích khác, như giải thích di chúc, giải thích pháp luật, và với trường hợp áp dụng quy định tùy nghi của pháp luật, lịch sử quy định pháp luật về giải thích hợp đồng ở Việt Nam và ở một số quốc gia khác trên thế giới. - Nghiên cứu thực trạng pháp luật hiện hành về giải thích hợp đồng và thực tiễn giải thích hợp đồng ở Việt Nam, trong đó, luận án sẽ nghiên cứu từng căn cứ giải thích hợp đồng được quy định trong luật thực định và thực tiễn vận dụng căn cứ đó để giải thích hợp đồng của chủ thể có thẩm quyền giải thích. Từ đó có những phân tích, nhận định về sự hợp lý, bất hợp lý của các nguyên tắc giải thích và các căn cứ giải thích hợp đồng theo pháp luật Việt Nam, nhằm tạo nền tảng cho những đề xuất về bổ sung, hoàn thiện pháp luật về giải thích hợp đồng vào BLDS. - Trên cơ sở xem xét các quan điểm giải thích hợp đồng được quy định trong pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu trên thế giới và thực tiễn giao kết, thực hiện hợp đồng ở Việt Nam, luận án đề xuất một số căn cứ giải thích hợp đồng nhằm xem xét bổ sung vào pháp luật giải thích hợp đồng trong BLDS. - Cuối cùng luận án đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải thích hợp đồng, trong đó bao gồm kiến nghị về việc bố trí chế định giải thích hợp đồng trong BLDS, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các nguyên tắc, căn cứ giải thích hợp đồng và kiến nghị cụ thể nhằm tăng hiệu quả của việc giải thích hợp đồng ở Việt Nam hiện nay. 7 4. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, luận án đi vào nghiên cứu các vấn đề sau đây: - Các vấn đề lý luận về hợp đồng, giải thích hợp đồng, giải thích di chúc và giải thích giao dịch dân sự; - Các quy định về giải thích hợp đồng của các Bộ luật dân sự ở Việt Nam qua các thời kỳ, Bộ luật dân sự Liên bang Nga 1994, sửa đổi bổ sung 2014 và Bộ luật dân sự của một số quốc gia khác, Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004, Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế và một số văn bản pháp luật có liên quan có quy định về giải thích hợp đồng ở Việt Nam, bao gồm Luật thương mại, Luật bảo vệ người tiêu dùng. - Thực tiễn giải thích hợp đồng ở Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Hợp đồng theo quy định của BLDS hiện hành được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh - thương mại, hợp đồng lao động. Tuy nhiên luận án chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn hoạt động giải thích các loại hợp đồng dân sự, hợp đồng kinh doanh thương mại, mà không nghiên cứu về hợp đồng lao động vì đây là một loại hợp đồng đặc thù trong quan hệ lao động. Giải thích hợp đồng là chế định được ghi nhận trong pháp luật của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, khi nghiên cứu chế định giải thích hợp đồng theo pháp luật Việt Nam thì luận án cũng mở rộng phạm vi nghiên cứu về chế định giải thích hợp đồng ở một số nước trên thế giới và các văn bản pháp luật quốc tế về giải thích hợp đồng để làm cơ sở so sánh, tiếp thu và hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải thích hợp đồng. Về mặt thời gian, luận án nghiên cứu các quy định của pháp luật Việt Nam về giải thích hợp đồng trong các Bộ luật dân sự từ thời Pháp thuộc cho đến BLDS 1995, BLDS 2005, và BLDS 2015, nhưng chủ yếu đi vào nghiên cứu quy định pháp luật về giải thích hợp đồng trong BLDS 2015. Về thực tiễn giải thích hợp đồng, luận án chỉ giới hạn nghiên cứu thực tiễn giải thích hợp đồng của các chủ thể có thẩm quyền giải thích từ khi Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực đến nay. Việc nghiên cứu thực tiễn giải thích hợp đồng từ khi BLDS 1995 có hiệu lực đến nay vẫn có giá trị phục vụ cho mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án vì các căn cứ giải thích được quy định trong BLDS 2015 đều là sự kế thừa của các căn cứ giải thích hợp đồng trong BLDS 1995 và BLDS 2005. 6. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ 8 nghĩa duy vật lịch sử trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, đường lối của Đảng và Nhà nước về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Về phương pháp nghiên cứu, luận án sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, bao gồm cả các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội nhân văn nói chung và phương pháp nghiên cứu khoa học luật cho từng nội dụng cụ thể để đạt được mục tiêu nghiên cứu mong muốn. Cụ thể các phương pháp được sử dụng như sau: - Để đạt được nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề lý luận, trong chương I, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp quy nạp và diễn dịch, so sánh để làm rõ khái niệm, bản chất của hoạt động giải thích hợp đồng, lý do giải thích hợp đồng, mối quan hệ giữa giải thích hợp đồng với các hoạt động giải thích khác. - Trong chương II, nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra là nghiên cứu thực trạng pháp luật Việt Nam hiện hành về giải thích hợp đồng và thực tiễn giải thích hợp đồng ở nước ta hiện nay, luận án chủ yếu sử dụng các phương pháp nghiên cứu phân tích, mô tả, quy nạp, diễn dịch, so sánh pháp luật và thực tiễn. - Trong chương III và chương IV, với nhiệm vụ nghiên cứu là xem xét và đưa ra các kiến nghị hoàn thiện pháp luật nên phương pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu là phương pháp quy nạp, diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh pháp luật. Luận án sử dụng cách nghiên cứu vấn đề theo chiều dọc và chiều ngang nhằm tạo ra cái nhìn tổng quan về vấn đề cần nghiên cứu, từ đó phục vụ cho việc đạt được mục đích nghiên cứu của luận án. 7. Những đóng góp mới của luận án Luận án “Giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” thể hiện các điểm mới sau đây: Thứ nhất, Luận án xây dựng được một cách có hệ thống các vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng, bao gồm xây dựng được khái niệm giải thích hợp đồng, nhận diện bản chất pháp lý của giải thích hợp đồng và phân biệt với các hoạt động khác có liên quan, xác định sự cần thiết phải giải thích hợp đồng, chủ thể giải thích hợp đồng, phạm vi của giải thích hợp đồng, nguyên tắc giải thích hợp đồng và hậu quả pháp lý của giải thích hợp đồng. Thứ hai, Luận án phân tích, đánh giá một cách khách quan, toàn diện các căn cứ giải thích hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn giải thích hợp đồng ở Việt Nam. Cụ thể Luận án đi sâu vào phân tích các căn cứ giải thích hợp đồng trên cơ sở đối chiếu với thực tiễn giải thích hợp đồng thông qua một số bản án, quyết định điển hình. Từ đó, Luận án chỉ ra những bất cập còn tồn tại trong pháp luật về 9 giải thích hợp đồng Việt Nam và đưa ra các định hướng áp dụng các căn cứ giải thích hợp đồng ở Việt Nam. Thứ ba, Luận án phân tích các học thuyết về giải thích hợp đồng trên thế giới cũng như các quan điểm hiện đại về căn cứ giải thích hợp đồng của các nước trên thế giới. Từ đó đề xuất quan điểm về căn cứ giải thích hợp đồng cho pháp luật về giải thích hợp đồng của Việt Nam Thứ tư, Luận án cũng chỉ ra các căn cứ giải thích hợp đồng cần bổ sung vào pháp luật giải thích hợp đồng của Việt Nam trên cơ sở tiếp thu pháp luật nước ngoài, sự phù hợp với lý thuyết giải thích hợp đồng và thực tiễn giải thích hợp đồng ở Việt Nam. Thứ năm, trên cơ sơ chỉ ra những bất cập cần khắc phục trong chế định giải thích hợp đồng ở Việt Nam, Luận án đã đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật Việt Nam về giải thích hợp đồng, bao gồm đề xuất về vị trí của chế định giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự, đề xuất về thứ tự áp dụng các căn cứ giải thích hợp đồng ở Việt Nam và đề xuất xây dựng chế định giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự một cách cụ thể, bao gồm 16 Điều quy định trường hợp giải thích hợp đồng, nguyên tắc giải thích hợp đồng, các căn cứ giải thích hợp đồng, hậu quả pháp lý của trường hợp hợp đồng không giải thích được. Cuối cùng, Luận án đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả việc áp dụng pháp luật trong việc giải thích hợp đồng ở Việt Nam, bao gồm hai nhóm giải pháp: nhóm giải pháp đối với chủ thể giải thích và giải pháp đối với chính các bên trong hợp đồng. 8. Ý nghĩa khoa học của luận án Thứ nhất, luận án có đóng góp khoa học trong việc cung cấp hệ thống các vấn đề lý luận và thực tiễn về giải thích hợp đồng. Từ đó, làm cơ sở cho các nhà lập pháp nghiên cứu, phán ánh chúng vào quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng là cơ sở cho các chủ thể áp dụng pháp luật nắm bắt cơ sở của việc giải thích hợp đồng để thực hiện việc giải thích hợp đồng một cách hiệu quả. Thứ hai, luận án đưa ra những kiến nghị về hoàn thiện chế định pháp luật giải thích hợp đồng Việt Nam. Vì vậy, luận án có ý nghĩa trong việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay nhằm đáp ứng yêu cầu của nên kinh tế thị trường trong thời kỳ toàn cầu hóa ngày càng cao. Thứ ba, luận án cũng là nguồn tài liệu tham khảo cho các luật gia trong việc nghiên cứu, vận dụng hoặc giảng dạy chuyên ngành luật hợp đồng trong các cơ sở 10 nghiên cứu, đào tạo và giảng dạy ngành luật. 9. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, thì luận án có kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng Chương 2: Các căn cứ giải thích hợp đồng theo pháp luật Việt Nam hiện hành và thực tiễn giải thích hợp đồng ở Việt Nam Chương 3: Các quan điểm hiện đại về căn cứ giải thích hợp đồng và việc bổ sung một số căn cứ giải thích hợp đồng vào pháp luật Việt Nam Chương 4: Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giải thích hợp đồng và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về giải thích hợp đồng ở Việt Nam 11 B. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Để nghiên cứu về giải thích hợp đồng trước hết cần phải nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng, mối quan hệ giữa giải thích hợp đồng và chế định pháp luật khác. Chính vì vậy, trong phần này, tác giả đi từ việc phân tích tình hình nghiên cứu về các vấn đề lý luận chung về hợp đồng sau đó, tác giả phân tích tình hình nghiên cứu về chế định giải thích hợp đồng. Từ những nghiên cứu về tình hình nghiên cứu này, tác giả xác định định hướng nghiên cứu cho Luận án, bao gồm những điểm luận án sẽ tiếp thu từ các công trình trước và tiếp tục phát triển, những điểm mới mà chưa công trình nào nghiên cứu để tác giả phát triển cho luận án của mình. 1.1. Tình hình nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng Hợp đồng là một trong những chế định pháp luật xuất hiện sớm nhất trong lịch sử phát triển của pháp luật trên thế giới. Ngay từ thời La Mã, quan hệ hợp đồng đã được điều chỉnh trong luật. Ở Việt Nam, Bộ luật Hồng Đức cũng đã có nhiều quy định liên quan đến hợp đồng. Và ngày nay, hợp đồng là một trong những chế định pháp luật quan trọng nhất của Bộ luật dân sự, là căn cứ làm phát sinh phần lớn quan hệ nghĩa vụ, là loại hành vi pháp lý phổ biến nhất trong đời sống của con người nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Chế định hợp đồng là một trong những loại chế định pháp lý vừa đơn giản vừa phức tạp, “nó đơn giản đến nỗi một bà nội trợ đi mua rau cũng không cần phải học về luật hợp đồng mới thực hiện giao dịch được. Nhưng nó cũng phức tạp đến nỗi những hãng luật nổi tiếng cũng không soạn thảo được một hợp đồng hoàn chỉnh hay giải quyết các tranh chấp xảy ra giữa các đối tác” 4. Chính vì vậy nghiên cứu có hệ thống các vấn đề lý luận, pháp lý cũng như thực tiễn về chế định pháp luật hợp đồng là rất cần thiết đối với cả người tham gia hợp đồng và cơ quan quản lý nhà nước cũng như với các nhà làm luật. Đây là một trong những lý do làm cho các công trình nghiên cứu về hợp đồng trở nên rất đồ sộ, trong đó có nhiều công trình nghiên cứu về hợp đồng nói chung, có công trình nghiên cứu về các hợp đồng cụ thể như hợp đồng mua bán nhà ở, hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, hợp đồng tín dụng, ... Tác giả chia các công trình này thành hai nhóm lớn: các công trình nước ngoài và các công trình trong nước. 1.1.1. Các công trình ở nước ngoài Nguyễn Xuân Quang, Lê Nết, Nguyễn Hồ Bích Hằng, Luật dân sự Việt Nam, 2007, NXB Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh. 4 12 Hợp đồng luôn là một trong những chế định pháp luật quan trọng nhất của hệ thống pháp luật tư ở bất kỳ quốc gia nào. Từ trước đến nay các công trình nghiên cứu về hợp đồng chiếm một số lượng lớn trong hệ thống các công trình nghiên cứu luật pháp của các nước trên thể giới. Ở nước ngoài, các công trình nghiên cứu về hợp đồng có thể kể đến các công trình sau: Cuốn sách “Договорное право России: основы теории и практика реализации” của tác giả Корецкий А. Д., nhà xuất bản Март, Москва – Ростов на – Дону, 2004: tác giả đi từ nghiên cứu cơ sở lý thuyết của luật hợp đồng liên bang Nga đến thực tiễn thi hành luật hợp đồng ở Liên bang Nga. Về tổng quát, công trình có cấu trúc gồm hai phần: phần thứ nhất là cơ sở lý luận của luật hợp đồng của Liên bang Nga và phần thứ hai là thực tiễn thi hành luật hợp đồng ở Liên bang Nga. Công trình đã giải quyết các vấn đề sau: Phân tích khái niệm, thành phần, dấu hiệu của hợp đồng; Phân biệt hợp đồng và giao dịch dân sự; Phân loại và hệ thống hóa hợp đồng; Trình tự hình thành và chấm dứt hợp đồng; Khái niệm và nội dung của luật hợp đồng, vị trí của luật hợp đồng trong hệ thống luật dân sự; Thực tiễn áp dụng luật hợp đồng của tòa án Liên bang Nga dựa trên các bản án cụ thể của tòa án. Cuốn sách “Недействительные сделки в гражданском праве – Теория и практика оспаривания” của tác giả Гуников О. В., Nhà xuất bản Книрный мир, Москва, 2005. Công trình đưa ra những phân tích về tính chất chung của giao dịch dân sự vô hiệu, phân biệt giao dịch dân sự vô hiệu tương đối và giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối. Trong đó Гуников О. В. đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn còn nhiều tranh cãi trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn, trên cơ sở so sánh, phân tích các quan điểm khác nhau của các luật gia Liên bang Nga xoay quanh vấn đề giao dịch dân sự vô hiệu. Cuốn sách “Недействительнось и незаключенность гражданско – правового договора: проблемы теории и практика” của tác giả Степанова И. Е., nhà xuất bản Проспест, Москва, 2014. Nghiên cứu chế định hợp đồng trong giới hạn hợp đồng vô hiệu và hợp đồng chưa được giao kết, bằng phương pháp so sánh, phân tích, cuốn sách đi vào giải quyết các vấn đề sau: trước hết tác giả nêu lịch sử cuộc tranh luận giữa hợp đồng vô hiệu và hợp đồng chưa được giao kết ở nước ngoài và ở liên bang Nga, bản chất pháp lý của hợp đồng vô hiệu và bản chất pháp lý của hợp đồng chưa được xác lập, cuối cùng tác giả đánh giá sự vô hiệu của hợp đồng trong pháp luật và thực tiễn áp dụng nó của tòa án. Luận văn Thạc sỹ Luật học “Недействительность сделки и организация 13 судебного разбирательства по делам о действительности сделок” (theo pháp luật Việt Nam và Liên bang Nga) của tác giả Hà Thị Thúy nghiên cứu về giao dịch dân sự vô hiệu và việc xét xử vụ việc về hiệu lực của giao dịch dân sự. Công trình nghiên cứu những vấn đề lý luận và pháp lý về giao dịch dân sự vô hiệu và việc xét xử vụ việc dân sự về hiệu lực của giao dịch dân sự, trên cơ sở so sánh pháp luật Việt Nam và liên bang Nga. Cuối cùng luận văn đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật của Việt Nam về giao dịch dân sự, và việc nâng cao hiệu quả của việc xét xử vụ việc về hiệu lực của giao dịch dân sự ở Việt Nam. Nhìn chung các công trình này đều đi nghiên cứu khái quát về hợp đồng hoặc một khía cạnh chuyên sâu về hợp đồng theo pháp luật của Liên bang Nga, trong sự so sánh với pháp luật của một số nước trên thế giới. 1.1.2. Các công trình ở trong nước Các công trình khoa học nghiên cứu về hợp đồng ở trong nước cho đến nay chiếm một số lượng rất lớn trong các công trình nghiên cứu về khoa học pháp lý. Tác giả chỉ phân tích một số công trình tiêu biểu qua mỗi thời kỳ lịch sử phát triển của chế định pháp luật hợp đồng ở Việt Nam. Một trong những công trình khoa học pháp lý đầu tiên về luật luật dân sự ở Việt Nam có thể kể đến đó là bộ “Việt Nam dân luật lược khảo” của tác giả Vũ Văn Mẫu. Trong công trình này, tác giả dành quyển thứ II để nói về luật hợp đồng với tên gọi “Nghĩa vụ và khế ước”, Bộ Quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn, năm 1963. Trong cuốn sách này tác giả phân tích khái niệm nghĩa vụ, phân loại nghĩa vụ và các văn bản pháp luật Việt Nam về nghĩa vụ. Sau đó tác giả nghiên cứu về hợp đồng (khế ước) với tư cách là một nguồn gốc làm phát sinh nghĩa vụ. Về hợp đồng Vũ Văn Mẫu đã nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề liên quan đến hợp đồng, từ bản chất của hợp đồng (bằng cách phân loại hợp đồng dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau), giao kết hợp đồng (bao gồm trình tự giao kết hợp đồng, các khuyết tật của hợp đồng, năng lực chủ thể của người giao kết hợp đồng, ...), hợp đồng vô hiệu và hậu quả của hợp đồng vô hiệu, hiệu lực của hợp đồng, chấm dứt hợp đồng. Như vậy, trong công trình này tác giả đã nghiên cứu một cách khái quát và hệ thống các chế định pháp lý thời kỳ Pháp thuộc về nghĩa vụ và hợp đồng, trên cơ sở so sánh với pháp luật của Cộng hòa Pháp. Đây là công trình có giá trị tham khảo, cung cấp nền tảng lý luận cũng như pháp lý quan trọng cho việc nghiên cứu pháp luật về hợp đồng sau này. Một công trình nữa về hợp đồng có thể kể đến đó là cuốn sách chuyên khảo 14 “Pháp luật về hợp đồng (lược giải)” của tác giả TS. Nguyễn Mạnh Bách, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 1995. Nghiên cứu về hợp đồng trên cơ sở quy định của pháp luật thời kỳ tiền Bộ luật dân sự 1995, tác giả nghiên cứu chế định pháp luật hợp đồng từ khái niệm chung đến các yếu tố của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng, sự vô hiệu của hợp đồng, trách nhiệm hợp đồng, thi hành nghĩa vụ trong hợp đồng và các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng, chấm dứt hợp đồng. Trong công trình này, với phương pháp nghiên cứu so sánh, tác giả đã khái quát những vấn đề lý luận về hợp đồng, quy định của pháp luật về hợp đồng theo Pháp lệnh hợp đồng dân sự và Pháp lệnh hợp đồng kinh tế. Mặc dù được viết trước khi Việt Nam có Bộ luật dân sự đầu tiên, nhưng công trình vẫn có giá trị tham khảo về mặt lý luận. Cuốn “Giáo trình Luật hợp đồng phần chung” của tác giả PGS. TS. Ngô Huy Cương, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013 là một công trình hiện đại nghiên cứu về hợp đồng có tính hệ thống. Trên cơ sở nghiên cứu so sánh pháp luật hợp đồng của nhiều nước trên thế giới, cùng với phương pháp phân tích khoa học, tác giả có cái nhìn đa chiều về quan hệ hợp đồng và pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện hành. Cuốn sách đi vào phân tích khái niệm hợp đồng, vai trò và ý nghĩa của tự do ý chí trong giao kết hợp đồng, khái niệm, đặc điểm và chức năng của luật hợp đồng, các nguyên tắc của luật hợp đồng, phân loại hợp đồng, giao kết hợp đồng, hợp đồng vô hiệu, hiệu lực của hợp đồng. Bên cạnh việc nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện các vấn đề lý luận và pháp lý về hợp đồng, trong công trình này, tác giả có những đánh giá sâu sắc những ưu điểm và những bất cập của pháp luật hợp đồng của Việt Nam hiện hành và gợi mở quan điểm cá nhân của tác giả về hướng hoàn thiện. Nghiên cứu từ góc độ thực tiễn xét xử của tòa án, phải kể đến bộ sách chuyên khảo “Luật hợp đồng Việt Nam: bản án và bình luận án” tập 1, 2 của tác giả PGS. TS. Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013. Công trình nghiên cứu các chế định pháp luật hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 theo từng vấn đề bằng việc dẫn chứng các bản án từ thực tiễn xét xử của tòa án. Từ những phán quyết của tòa án tác giả bình luận hướng giải quyết của tòa án, từ đó đưa ra những đánh giá, phân tích về từng chế định cụ thể của Bộ luật dân sự về hợp đồng, so sánh với pháp luật của các nước trên thế giới và đề xuất những kiến nghị hoàn thiện pháp luật về hợp đồng. Về các loại hợp đồng cụ thể trong pháp luật Việt Nam, có thể kể đến cuốn: 15 “Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay” của nhóm tác giả TS. Phạm Văn Tuyết và TS. Lê Kim Giang, nhà xuất bản tư pháp, Hà Nội, năm 2012, “Pháp luật về tặng cho quyền sử dụng đất ở Việt Nam” của TS. Nguyễn Hải An, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội, năm 2012, ... Các công trình này đi vào nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý, thực tiễn liên quan đến từng loại hợp đồng cụ thể dựa trên nền tảng chung của luật hợp đồng. Ở cấp độ luận án, luận văn nghiên cứu về hợp đồng có thể kể đến các công trình sau: Luận án tiến sỹ luật học “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Lê Minh Hùng, Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2010. Luận án nghiên cứu vấn đề chuyên sâu về hợp đồng đó là hiệu lực của hợp đồng. Trong công trình này, tác giả nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về hợp đồng, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, hiệu lực ràng buộc của hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi. Qua nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý và thực tiễn xét xử của tòa án liên quan đến hiệu lực của hợp đồng, tác giả đánh giá những bất cập của pháp luật Việt Nam hiện hành về hiệu lực của hợp đồng, từ đó đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật dân sự 2005 về hiệu lực hợp đồng. Luận án “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” của Nghiên cứu sinh Lê Trường Sơn, năm 2015, cũng nghiên cứu về hợp đồng nhưng tác giả chọn nghiên cứu về giai đoạn tiền hợp đồng. Giai đoạn tiền hợp đồng có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên hợp đồng cũng như giải thích hợp đồng. Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận, pháp lý về giai đoạn tiền hợp đồng, đặc biệt về nghĩa vụ cung cấp thông tin, bảo mật thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng và hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm nghĩa vụ tiền hợp đồng, về yêu cầu pháp lý, hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng, từ đó đưa ra kiến nghị hoàn thiện Bộ luật dân sự 2005 về chế định giao kết hợp đồng, trên cơ sở so sánh với pháp luật một số nước trên thế giới. Ở cấp độ bài báo khoa học, tham luận hội thảo, nghiên cứu về hợp đồng có thể kể đến các công trình sau đây: “Nhầm lẫn trong chế định hợp đồng: những bất cập và hướng sửa đổi Bộ luật dân sự”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 22, 23, tháng 11, 12/2009 của tác giả Đỗ Văn Đại. Công trình phân tích chế định giao dịch dân sự vô hiệu do nhầm lẫn, tại Điều 131 BLDS 2005, những khiếm khuyết của chế định này trên cơ sở phân tích những vấn đề lý luận và thực tiễn nhằm đề xuất hướng hoàn thiện. “Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật dân sự 2005 – nhìn 16 từ góc độ so sánh”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 24, tháng 12/2010 của tác giả PGS. TS. Ngô Huy Cương. Công trình nghiên cứu về chế định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự 2005 trên cơ sở so sánh với pháp luật Hoa Kỳ, Quebec, cổ luật Việt Nam và pháp luật Liên bang Nga. Từ đó đánh giá những điểm bất hợp lý trong chế định này của pháp luật Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện. Ngoài ra, có thể kể đến một số công trình như: “Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng vay tài sản và hợp đồng tặng cho tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2005”, của tác giả ThS. Vũ Thị Hồng Yến, tạp chí Luật học, số 4/2010, “Sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan đến đề nghị giao kết hợp đồng trong Bộ luật dân sự” của ThS. Nguyễn Văn Phái, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 24, tháng 12/2010, “Thực tiễn áp dụng các quy định của Bộ luật dân sự về hợp đồng dân sự” của tác giả Đinh Mai Phương, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số chuyên đề 2, tháng 11/2001, “Bàn về hợp đồng vô hiệu do được giao kết bởi người mất năng lực hành vi dân sự qua một số vụ án” của TS. Đỗ Văn Đại, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 (41)/2007, “Bàn về sửa đổi các quy định chung về hợp đồng của Bộ luật dân sự 2005” của PGS. TS. Ngô Huy Cương, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 16 (153)/2009, “Về lãi suất trong hợp đồng vay tài sản và lãi suất quá hạn trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật dân sự 2005” của ThS. Lê Minh Hùng, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 6/2008, v.v. 1.2. Tình hình nghiên cứu về giải thích hợp đồng 1.2.1. Các công trình ở nước ngoài Liên quan đến vấn đề giải thích hợp đồng, ở nước ngoài có thể kể đến cuốn: “Сравнительное правоведение в сфере частного права”, tập 2, của tác giả Konrad Zweigert và Hein Kotz, nhà xuất bản Международные отношения, Москва, 1998, bản dịch bằng tiếng Nga. Công trình này tác giả chủ yếu nghiên cứu về hợp đồng, từ giao kết hợp đồng đến thực hiện hợp đồng, về sự được lợi vô căn cứ, bồi thường thiệt hại do hành vi trái luật. Trong đó, tác giả dành từ trang 106 đến trang 118 để viết về giải thích hợp đồng. Trong phần này, tác giả đề cập đến hai học thuyết giải thích hợp đồng tồn tại trong khoa học pháp lý là học thuyết ý chí và học thuyết thể hiện ý chí. Từ đó, tác giả phân tích so sánh pháp luật của các nước trên thế giới, cùng với công ước Viên, cuối cùng tác giả cho rằng, việc vận dụng học thuyết ý chí để giải thích hợp đồng trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp, do nó chỉ phù hợp trong một xã hội lý tưởng. Còn trong giai đoạn hiện hay việc vận dụng học thuyết thể hiện ý chí để giải thích hợp đồng vẫn là phù hợp hơn cả. Sau khi bảo vệ Luận án Tiến sỹ: “Толькование граждаско – правового 17 договора” năm 2008, thì năm 2014, phát triển từ luận án của mình, Степанюк Н. В. đã xuất bản cuốn sách “Толькование граждаско – правового договора: проблемы теории и практики”, Nhà xuất bản Научная Мысль, Москва. Trong công trình này, tác giả đã phân tích khái niệm giải thích dưới nhiều góc độ (góc độ triết học, góc độ pháp lý), phân tích lịch sử chế định giải thích hợp đồng ở Liên bang Nga, phân tích vai trò của ý chí và thể hiện ý chí trong giải thích hợp đồng. Cuối cùng, Степанюк Н. В. phân tích các phương pháp và quy tắc giải thích hợp đồng theo quy định của pháp luật Liên bang Nga hiện hành và thực tiễn giải thích hợp đồng ở Liên bang Nga, sau khi so sánh với pháp luật một số nước tác giả đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật Liên bang Nga về giải thích hợp đồng. Cuốn “Толкование договора судом” của tác giả Сошуро Л. В., nhà xuất bản Проспест, Москва, 2008: Với nội dung gồm ba chương, hợp đồng dân sự như một đối tượng của sự giải thích, thực tiễn pháp lý của việc giải thích và vai trò của việc giải thích của tòa án trong việc thực thi pháp luật, công trình đi vào giải quyết các vấn đề sau: Thứ nhất, cuốn sách phân tích các điều khoản của hợp đồng có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tiễn cho việc giải thích hợp đồng, liên hệ với các quy tắc giải thích hợp đồng được quy định tại Điều 431 BLDS Liên bang Nga về giải thích hợp đồng, đưa ra một số kiến nghị về các quy tắc áp dụng pháp luật. Thứ hai, tác giả chỉ ra các tình tiết liên quan đến vụ án về giải thích hợp đồng và phân loại và phân tích ý nghĩa của việc xác định các tình tiết có ý nghĩa chứng minh trong vụ việc. Tuy nhiên, tác giả cũng khẳng định rằng, việc đưa ra được một bản án giải thích hợp đồng hợp pháp và có căn cứ thì chỉ có thể được thực hiện bởi mỗi thẩm phán có tính sáng tạo trong việc vận dụng các quy định của pháp luật và có trình độ chuyên môn cao. Cuối cùng, tác giả phân tích vai trò của việc giải thích hợp đồng của tòa án trong việc thực thi pháp luật để xây dựng một nước Nga dân chủ. Luận án tiến sỹ Luật học “Особенности толкования договора в российском гражданском праве” của Байрамкулов Алан кемалович, Đại học Luật và so sánh luật thuộc chính phù Liên bang Nga, năm 2015. Luận án đã làm rõ lý do phải giải thích hợp đồng, khái niệm giải thích hợp đồng. Đặc biệt Luận án đã làm rõ những cách tiếp cận để xây dựng chế định pháp luật về giải thích hợp đồng, bao gồm quan điểm chủ quan, quan điểm khách quan về giải thích hợp đồng và nghiên cứu vận dụng các quan điểm này vào chế định giải thích hợp đồng của Liên bang Nga. Từ việc phân tích các cánh tiếp cận để xây dựng chế định giải thích hợp đồng trên thế giới tác giả luận án đề xuất kiến nghị xây dựng chế định giải thích hợp đồng của Liên bang Nga theo cách tiếp cận chủ quan, tức là giải thích hợp đồng căn 18 cứ vào ý chí chung đích thực của các bên. Trong trường hợp xác định được rằng ý chí chung của các bên thì hợp đồng được giải thích theo cách hiểu của một người hợp lý đặt ở vị trí của các bên xác lập hợp đồng. Cách tiếp cận này của tác giả luận án tương tự với cách tiếp cận của Bộ Nguyên tắc UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế, hay Bộ luật Dân sự Pháp hiện hành. Bên cạnh đó, Luận án cũng nghiên cứu về việc thiết lập các quy tắc giải thích hợp đồng cho pháp luật Liên bang Nga về giải thích hợp đồng. Theo đó, tác giả nhận định rằng, việc thiết lập các quy tắc chung cho việc giải thích hợp đồng là vô cùng khó khăn bởi vì mỗi hợp đồng đều có những đặc điểm riêng biệt và luôn phụ thuộc vào một hoàn cảnh cụ thể. Và vì thế việc xây dựng một quy tắc giải thích hợp đồng chung có thể dẫn đến thừa hoặc thiếu, mà nên giao sự chủ động trong việc giải thích cho Thẩm phán. Luận án cũng đánh giá các căn cứ giải thích hợp đồng theo pháp luật Liên bang Nga, bao gồm: ứng xử của các bên sau khi hợp đồng được giao kết; những thư từ, trao đổi tiền hợp đồng; thói quen được hình thành giữa các bên, mục đích và ý nghĩa chung của hợp đồng; tập quán và những tình tiết khác được viện dẫn để giải thích hợp đồng. Cuối cùng Luận án nghiên cứu về việc bổ sung hợp đồng – giải thích bổ sung. Những chủ đề nghiên cứu trên cùng với những kết luận của luận án trên giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn tổng quan về pháp luật Liên bang Nga về giải thích hợp đồng. Từ đó, nghiên cứu so sánh với pháp luật của Việt Nam, làm cơ sở đề xuất việc vận dụng cách tiếp cận cho chế định giải thích hợp đồng ở Việt Nam và đề xuất việc bổ sung một số căn cứ giải thích hợp đồng cho pháp luật Việt Nam. Cuốn sách “Толкование договора в Российском и зарубежном праве” của Байрамкулов А. К., nhà xuất bản Status, Moscow, năm 2016. Cuốn sách nghiên cứu một cách tổng quát các vấn đề về giải thích hợp đồng theo pháp luật của một số quốc gia tiêu biểu cho các hệ thống pháp luật, bao gồm Anh, Mỹ, Pháp, Đức trong mối tương quan với pháp luật Liên bang Nga về giải thích hợp đồng. Bằng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh tác giả đã đưa ra khái niệm giải thích hợp đồng dựa trên các nguyên nhân dẫn đến giải thích hợp đồng; phân tích khái quát các cách tiếp cận chủ quan và khách quan trong pháp luật giải thích hợp đồng từ thời La Mã cho đến pháp luật về giải thích hợp đồng hiện đại. Từ đó đề xuất việc xem xét vận dụng các cách tiếp cận chủ quan và khách quan vào việc xây dựng chế định giải thích hợp đồng của Liên bang Nga. Nội dung cuốn sách một lần nữa khẳng định đề xuất việc xây dựng chế định giải thích hợp đồng của Liên bang Nga dựa trên sự kết hợp giữa cách tiếp cận chủ quan và cách tiếp cận khách quan. Cuốn sách cũng phân tích các căn cứ giải thích hợp đồng theo pháp luật Liên bang Nga trên cơ sở so sánh 19 với pháp luật của một số quốc gia khác, phân tích những hạn chế của việc vận dụng các căn cứ giải thích hợp đồng, và vấn đề giải thích bổ sung hợp đồng. Cuốn sách là một công trình công phu nghiên cứu về pháp luật giải thích hợp đồng của nhiều quốc gia đại diện cho các hệ thống pháp luật chính trên thế giới. Cuốn sách đã giải quyết được nhiều vấn đề thời sự về giải thích hợp đồng hiện nay, bao gồm khái quát hóa được các nguyên nhân của giải thích hợp đồng, khái niệm giải thích hợp đồng, các cách tiếp cận xây dựng chế định pháp luật về giải thích hợp đồng. Cuốc sách cũng đã đánh giá một cách khách quan các hạn chế trong việc xây dựng chế định pháp luật về giải thích hợp đồng hiện nay của các quốc gia trên thế giới, bao gồm: các hạn chế của việc vận dụng các căn cứ giải thích hợp đồng của Liên bang Nga và khẳng định những hạn chế trong việc giải thích căn cứ vào nghĩa đen của từ ngữ trong pháp luật Anh, Liên bang Nga; sự hạn chế của quy tắc giải thích không căn cứ vào các chứng cứ khác như các đàm phán trước đó, có hành vi của các bên sau khi hợp đồng được giao kết của pháp luật Anh và những ưu điểm của pháp luật Đức trong việc coi trọng các thư từ đàm phán, các hành vi ứng xử của các bên được coi là một căn cứ giải thích hợp đồng; vấn đề hạn chế trong việc xem xét lại bản án, quyết định giải thích hợp đồng của tào án cấp trên, bởi vì chỉ xem việc giải thích hợp đồng là vấn đề sự kiện, mà không phài là vấn đề pháp lý của một số nước. Những kết quả nghiên cứu này sẽ tạo ra cái nhìn toàn diện cho nghiên cứu sinh trong việc đánh giá các pháp luật thực định Việt Nam về giải thích hợp đồng và cân nhắc đề xuất bổ sung một số căn cứ giải thích hợp đồng cho pháp luật Việt Nam. Bài viết “Толькование договора” của tác giả Жученко С. П. trong cuốn «Практика применения общих положений об обязательствах», nhà xuất bản Статус, Москва, 2011, từ trang 371 đến trang 391. Trong công trình này ông đã giải quyết năm vấn đề từ việc phân tích chế định giải thích hợp đồng trong BLDS Liên bang Nga hiện nay. Thứ nhất, tác giả Жученко С. П. đề cập đến phương pháp giải thích. Ông đặt câu hỏi, có thể sử dụng cùng một phương pháp để giải thích pháp luật và giải thích hợp đồng hay không? Liên quan đến vấn đề phương pháp giải thích, Жученко С. П. còn đặt thêm hai câu hỏi: Có nên thừa nhận hợp đồng là một hệ thống (gồm tổng hợp các điều khoản của nó) hay không? Và có thể thừa nhận với tư cách là một hệ thống đối với các «hợp đồng mẫu – giao dịch một lần» hoặc «hợp đồng chính – hợp đồng bổ sung» hay không? Thứ hai, Жученко С. П. phân tích hợp đồng không phải là hình thức pháp lý duy nhất chứa đựng sự thể hiện ý chí của các bên tham gia giao lưu dân sự, mà còn có hành vi pháp lý đơn phương. Với hành vi pháp lý đơn phương, BLDS Liên bang Nga chỉ có điều luật duy nhất là 20 điều về giải thích di chúc. Vậy vấn đề đặt ra là, đối với các loại giao dịch dân sự khác thì phải áp dụng điều luật nào để giải thích, ví dụ như quan hệ ủy quyền, quan hệ hứa thưởng, … Thứ ba, trong bài viết của mình Жученко С. П. đặt ra vấn đề phân biệt việc loại bỏ lỗ hổng trong hợp đồng và giải thích hợp đồng. Vì trong thực tế vẫn có nhiều quan điểm đồng nhất hai hoạt động này với nhau. Thứ tư, tác giả đặt vấn đề, để hiểu được sự thể hiện ý chí thì phải dựa vào căn cứ nào: ý nghĩa của từ ngữ, ý chí đích thực của các bên hay một các hiểu hợp lý nào khác. Thứ năm, Жученко С. П. cho rằng thực tiễn giải thích hợp đồng ở Nga đang được phát triển theo hai hướng là giải thích hệ thống – dựa vào cấu trúc của văn bản giải thích và giải thích nội dung – có quan hệ với các quy tắc và phương pháp giải thích. Từ đó ông đặt ra vấn đề về tính hợp lý của các quy tắc giải thích hợp đồng theo Điều 431 BLDS Liên bang Nga. Ở Nga, các nhà khoa học pháp lý khá quan tâm đến mối quan hệ giữa giải thích pháp luật và giải thích hợp đồng. Hoạt động giải thích hợp đồng và giải thích pháp luật có nhiều điểm chung, trong đó bản chất của hai hoạt động này đều là làm rõ nội dung không rõ ràng hoặc mâu thuẫn nhau của sự thể hiện ý chí. Chính vì vậy hiện nay có một số quan điểm cho rằng giải thích hợp đồng và giải thích pháp luật có mối quan hệ tương đồng nhau. Số lượng công trình nghiên cứu biện chứng hoạt động giải thích pháp luật và giải thích hợp đồng có thể kể đến: Cuốn sách “Толкование права и договора” của tác giả A. F. Cherdantsev Черданщев А. Ф. được xuất bản năm 2003, nhà xuất bản Yuniti – daha, Москва nghiên cứu về giải thích pháp luật và hợp đồng. Cuốn sách đi từ nghiên cứu giải thích pháp luật về đối tượng của giải thích, tính chất chung của việc giải thích, trong đó phân tích khái niệm và một số vấn đề lý luận về giải thích, bản chất nhận thức lý luận của giải thích (tính khách quan của giải thích, giải thích là nhận thức trung gian, giải thích – quá trình biện chứng của nhận thức, giải thích – quá trình chủ quan của nhận thức, nguyên tắc giải thích), điều chỉnh pháp lý của giải thích (tác giả phân tích vị trí của giải thích trong hệ thống điều chỉnh pháp luật, sự cần thiết giải thích pháp luật để thực thi); kỹ thuật giải thích, trong đó tác giả nghiên cứu các phương pháp giải thích: phương pháp ngữ nghĩa, phương pháp logic, phương pháp hệ thống. Cuối cùng trong phần kết quả giải thích sau khi phân tích và đánh giá về kết quả giải thích pháp luật của tòa án, tác giả đề cập đến giải thích hợp đồng. Trong phần giải thích hợp đồng Черданщев А. Ф. cho rằng giải thích hợp đồng và giải thích pháp luật có nhiều điểm chung hơn là sự khác biệt. Ông đánh giá vai trò của học thuyết ý chí và học thuyết thể hiện ý chí trong giải thích hợp đồng, từ đó, 21 Черданщев А. Ф. đề xuất quan điểm không thể giải thích giải thích các loại hợp đồng khác nhau chỉ dựa trên một học thuyết duy nhất. Tác giả cho rằng việc giải thích hợp đồng là việc đi tìm ý chí chung của các bên trong hợp đồng, ý chí này được thể hiện trước hết trong chính các điều khoản của hợp đồng, chính vì vậy, việc phân tích các điều khoản của hợp đồng là rất cần thiết để giải thích hợp đồng. Và nếu không phân tích chúng thì không thể xác định được bản chất pháp lý của hợp đồng. Từ đó, ông phân tích các thành phần của hợp đồng nhằm đánh giá vai trò của tùng thành phần (điều khoản) này trong việc giải thích hợp đồng. Cuối cùng tác giả phân tích bốn quy tắc giải thích hợp đồng được quy định tại Điều 431 BLDS Liên bang Nga 1994. Nghiên cứu về giải thích hợp đồng trong sự so sánh với giải thích pháp luật, Березина Е. А. nghiên cứu và bảo vệ luận án tiến sỹ “Толкование договора как вид юридического толкования” tại Học viện Luật Quốc gia Uran, Ekateburg, năm 2001. Trong công trình này, tác giả nhìn nhận giải thích hợp đồng như một dạng đặc biệt của giải thích pháp luật. Chính vì vậy, tác giả đi từ việc nghiên cứu khái niệm, phương pháp giải thích pháp luật, khái niệm và đặc điểm của hợp đồng với tư cách là đối tượng của giải thích pháp luật, các loại giải thích hợp đồng dân sự, từ đó Березина Е. А. đặt ra vấn đề tính hợp lý của các phương pháp và quy tắc giải thích hợp đồng theo pháp luật hiện hành theo Điều 431 BLDS Liên bang Nga và đưa ra một số kiến nghị hoàn thiện. Cuốn sách “Element of contract interpretation” của Steven J. Burton, nhà xuất bản Oxford, năm 2009. Burton S. J. đi từ phân tích các vấn đề lý luận về giải thích hợp đồng, bao gồm mục đích của giải thích hợp đồng, nhiệm vụ của giải thích hợp đồng và các lý thiết về giải thích hợp đồng. Sau đó, tác giả nghiên cứu các căn cứ giải thích hợp đồng. Tác giả chia các căn cứ giải thích hợp đồng thành ba nhóm căn cứ: căn cứ vào nghĩa đen và cách diễn đạt của hợp đồng, căn cứ vào các yếu tố chủ quan và căn cứ vào các yếu tố khách quan. Tác giả cuốn sách cũng phân tích các quy tắc giải thích hợp đồng trong pháp luật Hoa Kỳ, bao gồm quy tắc giải thích “parol”, quy tắc giải thích hợp đồng tích hợp, các nguyên tắc giải thích hợp đồng, sự hạn chế của các quy tắc giải thích hợp đồng. Mặc dù tác phẩm chủ yếu nghiên cứu các quy định pháp luật về giải thích hợp đồng của Hoa Kỳ, nhưng cuốn sách là nguồn tài liệu để nghiên cứu sinh so sánh với pháp luật về giải thích hợp đồng của Việt Nam và các nước khác trên thế giới. Đặc biệt, khái niệm căn cứ giải thích hợp đồng và cách phân nhóm các căn cứ giải thích hợp đồng của tác giả có ý nghĩa quan trọng cho nghiên cứu sinh tham khảo để đánh giá và nhận định về cách xác định thứ 22 tự ưu tiên vận dụng các căn cứ giải thích hợp đồng trong pháp luật giải thích hợp đồng của Việt Nam. Từ đó, đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải thích hợp đồng của Việt Nam và cách vận dụng các căn cứ giải thích hợp đồng cho quá trình giải thích hợp đồng của chủ thể giải thích hợp đồng ở Việt Nam. Cuốn sách “The interpretation of contract” của Lewison K., nhà xuất bản Sweet and Maxwell, năm 2011. Lewison phân tích các nguyên nhân dẫn đến giải thích hợp đồng trong pháp luật Anh. Theo ông, nguyên nhân dẫn đến giải thích hợp đồng là do hợp đồng có những nội dung không rõ ràng. Sự không rõ ràng trong hợp đồng được chia thành hai loại: sự không rõ ràng hiển nhiên và sự không rõ ràng ẩn dấu. Theo ông, sự không rõ ràng trong điều khoản của hợp đồng được hiểu bao gồm tất cả các trường hợp, khi mà điều khoản tranh chấp có hai hoặc nhiều hôn hai cách hiểu, mỗi cách hiểu đều có thể áp dụng mà không có sự sai lệch ngôn ngữ. Từ những phân tích này, Lewison đã rút ra các quy tắc giải thích hợp đồng trong pháp luật Anh. Ông cũng phê phán quy tắc vàng trong giải thích hợp đồng theo pháp luật Anh. Kết luận của Lewison về khái niệm sự không rõ ràng của hợp đồng gần tương đồng với khái niệm điều khoản hợp đồng được hiểu theo nhiều nghĩa trong pháp luật của Việt Nam. Tuy vậy, sự không rõ ràng của điều khoản hợp đồng dường như có phạm vi rộng hơn như thế, bởi vì nó còn bao gồm trường hợp điều khoản của hợp đồng không có nghĩa – tức là không rõ ràng và trường hợp từng điều khoản của hợp đồng đã rất rõ ràng nhưng nội dung của chúng lại mâu thuẫn nhau. Tuy vậy, những phân tích và kết của của Lewison. K trong cuốn sách sẽ là cơ sở để nghiên cứu sinh đánh giá, so sánh để rút ra sự cần thiết phải giải thích hợp đồng trong pháp luật Việt Nam, cùng với đó kiến nghị trong việc xây dựng các căn cứ giải thích hợp đồng nhằm hoàn thiện pháp luật giải thích hợp đồng của Việt Nam. Cuốn sách “Interpretation of Contracts” của Catherine Mitchell, nhà xuất bản Routledge – Cavendish, năm 2007. Cuốn sách nghiên cứu những vấn đề lý luận về bản chất và phạm vi của giải thích hợp đồng, bao gồm khái niệm về hợp đồng, khái niệm giải thích hợp đồng, những cuộc tranh luận về hợp đồng, giải thích và hiệu lực của hợp đồng, phạm vi của vấn đề giải thích hợp đồng. Cuốn sách cũng nghiên cứu về chủ nghĩa ngữ cảnh trong giải thích hợp đồng, các nguyên tắc giải thích hợp đồng. Cuốn sách nghiên cứu vấn đề giải thích hợp đồng trong mối quan hệ với các loại giải thích khác trong các lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tác giả cho rằng giải thích hợp đồng khác với công việc giải thích ngữ nghĩa khác trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Bởi vì giải thích hợp đồng là việc xác định ý chí của chủ thể tại thời điểm giao kết hợp đồng, và mỗi hợp đồng luôn được đặt trong 23 một ngữ cảnh cụ thể. Những kết luận này của Catharine Mitchell gợi mở cho nghiên cứu sinh trong việc cân nhắc việc giải thích hợp đồng căn cứ vào nghĩa đen của từ ngữ. Theo đó, việc giải thích hợp đồng căn cứ vào nghĩa đen từ ngữ dường như là cách giải thích ngữ nghĩa của từ ngữ, trong khi hợp đồng là một phương tiện thể hiện ý chí của các bên. Việc giải thích hợp đồng trước hết phải căn cứ trên ý chí chung đích thực của các bên. Từ đó, nghiên cứu sinh cũng nhận thấy vai trò của hoàn cảnh thực tế tại thời điểm giao kết, thực hiện hợp đồng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với việc làm rõ nội dung của hợp đồng. 1.2.2. Các công trình ở trong nước Ở trong nước cũng có một số công trình nghiên cứu liên quan đến giải thích hợp đồng. Tuy nhiên số lượng chưa nhiều. Các công trình này chủ yếu nghiên cứu các vấn đề chung về hợp đồng, và có đề cập một cách khá rải rác về vấn đề giải thích hợp đồng mà chưa có một công trình chuyên sâu nào đi vào nghiên cứu về hoạt động này. Một trong những cuốn sách chuyên khảo đầu tiên về luật dân sự ở Việt Nam là cuốn “Việt Nam dân luật lược khảo” của tác giả Vũ Văn Mẫu, được xuất bản năm 1963, ở Sài Gòn. Cuốn sách dành quyển thứ II để nghiên cứu về nghĩa vụ và khế ước, trong đó tác giả đưa ra những luận giải khái quát về giải thích hợp đồng, từ trang 260 đến trang 270. Trong công trình này tác giả trình bày hai vấn đề sau: Thứ nhất là, các nguyên tắc giải thích hợp đồng, theo tác giả thì nguyên tắc giải thích hợp đồng là sự tìm kiếm ý chí của các người kết ước, và chỉ khi không tìm thấy ý chí của người kết ước thì các thẩm phán mới có thể dùng luật pháp, tục lệ hay nguyên tắc công bằng để giải thích hợp đồng. Và trong khi giải thích hợp đồng thì cần phải cố gắng khám phá ra ý chí của các bên hơn là dựa vào nghĩa đen của từ ngữ. Thứ hai là, về vấn đề kiểm soát của tòa phá án về sự giải thích hợp đồng thì theo tác giả nếu việc giải thích hợp đồng là một vấn đề pháp lý thì tòa phá án có quyền kiểm soát, còn nếu chỉ coi đó là vấn đề sự kiện (thực trạng) thì tòa phá án không có thẩm quyền kiểm soát. Từ việc phân tích án lệ của Pháp và quy định của luật thực định của Việt Nam lúc bấy giờ, theo tác giả thì việc giải thích hợp đồng chỉ là xác nhận thực trạng, và vì thế nó không phải là giải thích pháp luật. Chính vì vậy nên tòa phá án không có quyền kiểm soát việc giải thích hợp đồng. Trước khi Việt Nam ban hành Bộ luật dân sự đầu tiên – Bộ luật dân sự 1995, ở trong nước, cuốn “Pháp luật về hợp đồng”, xuất bản năm 1995, Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Bách đã đưa ra những luận giải về giải thích hợp đồng. Theo đó, ông cho rằng việc giải thích hợp đồng là để xác định nghĩa vụ của mỗi bên đương sự. Vì thế ông 24 phân chia việc giải thích hợp đồng thành hai giai đoạn, đó là phân tích hợp đồng và tìm kiếm các nghĩa vụ của hợp đồng. Trong giai đoạn phân tích hợp đồng, tác giả luận giải, khi hợp đồng có những điều khoản mập mờ, tối nghĩa thì nhiệm vụ của thẩm phán là phải tìm ra ý chí chung của các bên giao kết hợp đồng dựa vào các nguyên tắc giải thích theo nghĩa làm cho điều khoản ấy có hiệu quả, giải thích theo nghĩa phù hợp với bản chất của hợp đồng, giải thích căn cứ vào tập quán, thông lệ của địa phương nơi hợp đồng được thiết lập, và giải thích theo nghĩa thích hợp nhất với toàn bộ nội dung của hợp đồng. Khi không thể xác định được ý chí chung của các bên trong hợp đồng thì tòa án sẽ giải thích hợp đồng dựa vào luật pháp, tập quán hay nguyên tắc công bằng. Trong giai đoạn tìm kiếm nghĩa vụ của hợp đồng, thẩm phán phải phân tich bản chất của hợp đồng để tìm nghĩa vụ của hợp đồng, bao gồm nghĩa vụ chung cho mọi loại hợp đồng và nghĩa vụ riêng biệt cho từng loại hợp đồng. Bộ luật dân sự 1995 lần đầu tiên, nước ta có một điều luật về giải thích hợp đồng riêng, Điều 408 BLDS 1995, với mục đích góp ý dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Khánh đã có bài báo“Giải thích hợp đồng dân sự: So sánh nước ngoài và liên hệ Điều 408 Bộ luật dân sự” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2004. Bài báo đưa ra những vấn đề khái quát nhất về lịch sử phát triển các học thuyết giải thích hợp đồng và nêu sơ lược quy định của pháp luật một nước về giải thích hợp đồng, bao gồm Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Công ước Viên 1980, từ đó tác giả so sánh với Điều 408 BLDS 1995. Bên cạnh đó, tác giả cũng đưa ra một số điểm chưa hợp lý của Bộ luật dân sự 1995 về giải thích hợp đồng, như Điều 408 BLDS 1995 chưa giải quyết được vấn đề khi có sự mâu thuẫn giữa ý chí đích thực của các bên và ngôn từ của hợp đồng thì phải ưu tiên áp dụng quy tắc nào để giải thích hợp đồng. Cuối cùng, tác giả bài báo đưa ra nhiệm vụ cần phải tiếp tục nghiên cứu, trao đổi, tổng hợp để xây dựng cơ sở lý luận sâu sắc hơn, hoàn thiện hơn cho hoạt động giải thích hợp đồng ở nước ta. Bộ luật dân sự 2005 ra đời thay thế cho Bộ luật dân sự 1995, khi nghiên cứu về chế định hợp đồng trong bộ luật này trong cuốn sách chuyên khảo “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, xuất bản năm 2007 cũng dành một mục lớn để nghiên cứu về vấn đề giải thích hợp đồng, từ trang 251 đến trang 266. Từ phương pháp so sánh pháp luật La Mã, cùng với pháp luật của một số nước trên thế giới, TS. Nguyễn Ngọc Khánh tiếp tục nêu một cách khái quát các học thuyết pháp lý về giải thích hợp đồng tồn tại trên thế giới và chế định giải thích hợp đồng của một số quốc gia như Cộng hòa Pháp, Liên bang Nga, Vương quốc Anh, Công ước Viên 1980, và của BLDS Việt Nam 1995. Cuối cùng 25 tác giả đặt ra yêu cầu giải quyết mối tương quan giữa học thuyết ý chí và học thuyết thể hiện ý chí để giải thích hợp đồng trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý chí chung của các bên và sự thể hiện ý chí, bởi tác giả cho rằng, Khoản 6 Điều 409 BLDS 2005 mới chỉ giải quyết được một vế của vấn đề, đó là trong trường hợp xác định được ý chí chung của các bên thì cần căn cứ vào ý chí chung này để giải thích hợp đồng; còn trong trường hợp không xác định được ý chí chung của các bên thì điều luật chưa đưa ra được định hướng dựa trên căn cứ nào để giải thích hợp đồng. Cuốn giáo trình “Luật hợp đồng - Phần chung”, nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2013 của tác giả PGS. TS Ngô Huy Cương cũng dành môt mục nghiên cứu về giải thích hợp đồng, từ trang 379 đến trang 387. Trong phần này, tác giả nêu một số quan điểm về giải thích hợp đồng tồn tại trong khoa học pháp lý của một số nước trên thế giới, từ đó liên hệ với chế định giải thích hợp đồng trong Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về hợp đồng thương mại quốc tế và trong BLDS 2005 và phân tích một số ưu điểm, nhược điểm của chế định giải thích hợp đồng trong BLDS Việt Nam hiện hành. Tiếp cận vấn đề từ thực tiễn xét xử của tòa án PGS. TS Đỗ Văn Đại cũng nghiên cứu về vấn đề giải thích hợp đồng trong cuốn sách chuyên khảo “Luật hợp đồng Việt Nam: bản án và bình luận án”, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2014. Trong công trình này tác giả trích dẫn một số bản án trong thực tiễn xét xử của toà án trong thời gian qua liên quan đến giải thích hợp đồng, và bình luận các bản án này. Từ việc bình luận các phán quyết đã được ban hành bởi tòa án, tác giả cho rằng việc giải thích hợp đồng của tòa án hiện nay là còn thiếu căn cứ pháp lý. Từ đó tác giả đưa ra sự so sánh với pháp luật và thực tiễn xét của một số quốc gia trên thế giới, và đưa ra kiến nghị cần bổ sung một số nguyên tắc giải thích hợp đồng như, những thông tin tiền hợp đồng, những thông tin hậu hợp đồng. Bài báo “Bàn về chế định giải thích hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” của hai tác giả PGS. TS. Hà Thị Mai Hiên và Th.S Hà Thị Thúy đăng trên tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số tháng 3/2015 nghiên cứu về chế định giải thích hợp đồng trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), từ đó đưa ra những kiến nghị cho nhà lập pháp hoàn thiện chế định này trong Bộ luật dân sự. Bài báo đi từ nghiên cứu sự cần thiết của việc giải thích hợp đồng và các yêu cầu điều chỉnh pháp luật về giải thích hợp đồng, sau đó từ việc phân tích các quan điểm hiện đại về giải thích hợp đồng, các tác giả cho rằng trong bối cảnh của Việt Nam thì việc lựa chọn học thuyết dung hòa giữa học thuyết ý chí và thể hiện ý chí là phù hợp hơn cả. Cuối cùng, phân tích chế định giải thích hợp đồng trong dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi), 26 các tác giả đưa ra kiến nghị hoàn thiện chế định giải thích hợp đồng trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi). Trong bài tham luận “Chế định giao kết hợp đồng hợp trong Dự thảo Bộ luật dân sự 2005 sửa đổi” của TS. Nguyễn Bích Thảo tại hội thảo “Chế định tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi” do Đại học quốc gia Hà Nội phối hợp với tổ chức, tác giả khi góp ý về chế định hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi đã nêu quan điểm, không đồng tình với hướng quy định của dự thảo về việc bỏ điều luật quy định giải thích hợp đồng ở phần hợp đồng để gộp vào chế định giải thích giao dịch dân sự. Theo tác giả, chế định giải thích di chúc đã được quy định thành một điều luật riêng biệt thì chế định giải thích hợp đồng cũng phải được quy định thành một điều luật riêng. Tác giả cũng đưa ra kiến nghị cần phải bổ sung thêm một số quy tắc giải thích hợp đồng vào dự thảo Bộ luật dân sự sửa đổi, nhưng lại không đưa ra kiến giải cho kiến nghị của mình. Nghiên cứu về một nguyên tắc cơ bản trong luật dân sự - nguyên tắc thiện chí, nhằm đưa ra những kiến nghị sửa đổi một số chế định trong BLDS 2005, trong bài báo “Đề xuất sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến nguyên tắc thiện chí trong Bộ luật dân sự Việt Nam năm 2005” đăng trên Tạp chí Khoa học, Đại học Quốc gia Hà Nội, số 3 (2014), trang 61 -72, của tác giả Nguyễn Anh Thư, cũng đề cập đến sự ảnh hưởng của nguyên tắc thiện chí đến việc giải thích hợp đồng. Từ đó, tác giả đề xuất một số kiến nghị về sửa đổi chế định giải thích hợp đồng theo hướng chỉ ghi nhận các nguyên tắc giải thích hợp đồng trong một điều khoản duy nhất và bổ sung thêm nguyên tắc “giải thích phù hợp với ý nghĩa mà những con người lý trí được đặt trong cùng một hoàn cảnh sẽ đưa ra”. Bài viết “Về chế định giải thích giao dịch dân sự trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” của TS. Nguyễn Quốc Sửu, đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 23/3/2015, nghiên cứu góp ý cho chế định giải thích giao dịch dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi). Về tổng quát, bài viết nghiên cứu chế định giải thích giao dịch dân sự trên cơ sở so sánh với chế định giải thích hợp đồng trong Bộ luật Dân sự Pháp và gợi mở một số quan điểm cá nhân của tác giả nhằm hoàn thiện chế định giải thích giao dịch dân sự trong Dự thảo Bộ luật dân sự. Tác giả phân tích các trường hợp giao dịch dân sự cần phải giải thích được quy định tại Điều 138 Dự thảo BLDS (sửa đổi), các nguyên tắc giải thích giao dịch dân sự theo Dự thảo BLDS (sửa đổi), từ đó đưa ra bốn kiến nghị hoàn thiện chế định giải thích giao dịch dân sự. Thứ nhất, không nên liệt kê một cách trùng lặp các trường hợp cần giải thích giao dịch dân sự, mà chỉ nên quy định một cách khái quát là “giao dịch dân sự có 27 các điều khoản/ngôn từ không rõ ràng” thì phải giải thích để đảm bảo tính khái quát. Thứ hai, bỏ quy tắc giải thích theo nghĩa làm cho điều khoản đó khi thực hiện có lợi nhất cho các bên. Thứ ba, không ghi nhận trường hợp bên mạnh thế đưa vào giao dịch nội dung gây bất lợi cho bên yếu thế là một trường hợp cần phải giải thích. Cuối cùng, tác giả kiến nghị bỏ nguyên tắc giải thích theo lẽ công bằng và hợp lý được quy định tại Khoản 4 Điều 138 Dự thảo BLDS (sửa đổi). Mặc dù không trực tiếp nghiên cứu về vấn đề giải thích hợp đồng, nhưng có một số công trình nghiên cứu các vấn đề như giải thích di chúc, giai đoạn tiền hợp đồng, tập quán và việc áp dụng tập quán trong quan hệ dân sự hay bảo vệ bên yếu thế, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cũng có đề cập và có ảnh hưởng ít nhiều đến giải thích hợp đồng. Các công trình này có thể kể đến là: Về giải thích di chúc và mối quan hệ giữa giải thích hợp đồng và giải thích di chúc: Các công trình khoa học nghiên cứu về di chúc và thừa kế theo di chúc ở trong và ngoài nước hiện nay rất nhiều. Tuy nhiên, hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu cụ thể về giải thích di chúc và mối quan hệ giữa giải thích hợp đồng và giải thích di chúc. Các công trình này chỉ tập trung nghiên cứu đơn lẻ từng vấn đề giải thích hợp đồng, giải thích di chúc mà thôi. Ví dụ như, cuốn sách chuyên khảo “Luật thừa kế Việt Nam: Bản án và bình luận án”, của PGS. TS. Đỗ Văn Đại, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013. Tiếp cận vấn đề từ thực tiễn xét xử của tòa án, tác giả đi vào nghiên cứu các chế định pháp luật về thừa kế và thực tiễn xét xử của tòa án, trong đó có chế định giải thích di chúc. Trong cuốn sách này, tác giả trích dẫn các bản án thực tế của tòa án về giải thích di chúc và bình luận các bản án này. Sau khi so sánh với pháp luật và thực tiễn giải thích di chúc của một số nước, ông cho rằng quy định của pháp luật tại BLDS 2005 trao thẩm quyền giải thích di chúc cho chính những người thừa kế là chưa hợp lý. Từ đó, tác giả kiến nghị cần trao thẩm quyền giải thích di chúc cho tòa án, là chủ thể trung gian để đảm bảo tính khách quan. Về tập quán địa phương và thông lệ quốc tế, có các công trình như: “Tập quán pháp và việc thực hiện nguyên tắc áp dụng tập quán trong Bộ luật Dân sự năm 2005” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 5 (142), tháng 3/2009. Bài viết đưa ra các trường hợp áp dụng tập quán được quy định trong BLDS, trong đó có trường hợp áp dụng để giải thích giao dịch dân sự, giải thích hợp đồng và tìm hiểu lý do tại sao tập quán không được áp dụng, áp dụng không khả thi trong thực tiễn xét xử tại tòa án và đưa ra các kiến nghị nhằm phát huy hiệu quả của việc áp dụng tập quán. Hay bài viết “Cơ sở pháp lý và thực 28 tiễn áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 7, tháng 4/2013. Công trình đã đưa ra các cơ sở pháp lý cho việc áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự và thực tiễn áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự hiện nay, trong đó công trình phân tích các trường hợp tòa án được áp dụng tập quán để giải quyết vụ án dân sự. Cuối cùng, công trình đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng tập quán trong lĩnh vực dân sự. Luận án tiến sỹ Luật học “Áp dụng tập quán trong việc giải quyết các vụ việc dân sự của Tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Thị Tuyết Mai, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2014. Luận án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của việc áp dụng tập quán trong việc giải quyết các vụ án dân sự nói chung ở tòa án, cuối cùng luận án đưa ra các quan điểm và giải pháp đảm bảo áp dụng tập quán trong việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay. Trong cuốn sách “Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án”, tập 2, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, năm 2013 của PGS. TS. Đỗ Văn Đại cũng nghiên cứu tập quán địa phương và tập quán quốc tế với tư cách là một nguồn của pháp luật để giải quyết các vụ án dân sự, từ trang 43 đến trang 101. Trong công trình này, tác giả trích dẫn một số bản án của tòa án nhân dân ở Việt Nam về việc áp dụng tập quán để giải quyết tranh chấp, trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật hiện hành về tập quán trong nước và quốc tế, tác giả đưa ra những bình luận và giải pháp cho việc áp dụng tập quán của tòa án tại Việt Nam. Những công trình này đơn thuần nghiên cứu về tập quán và cách xác định một tập quán được áp dụng để giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực dân sự. Đây cũng là những căn cứ để xác định một tập quán địa phương, tập quán quốc tế được sử dụng để giải thích hợp đồng. Luận văn Thạc sỹ “Mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay” của tác giả Hoàng Trọng Vĩnh, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2006, luận văn nghiên cứu hai vấn đề lớn, đó là: những vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội, đặc biệt là sự tác động qua lại của pháp luật với phong tục tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội; và thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật với phong tục tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội ở Việt Nam hiện nay. Từ những nghiên cứu đó, tác giả luận văn đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy những điểm tích cực, khắc phục những hạn chế về mối quan hệ giữa pháp luật và phong tục tập quán trong điều chỉnh các quan hệ xã hội ở nước ta hiện nay, như bảo tồn những phong tục, tập quán tốt đẹp, xóa bỏ những tập quán 29 lạc hậu, nghiên cứu đồng bộ các phong tục, tập quán ở địa phương và tuyển chọn các phong tục, tập quán bổ sung vào nguồn của pháp luật. Luận văn thạc sỹ “Nguồn của pháp luật – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của tác giả Dương Phương Thủy, Trường Đại học luật Hà Nội, năm 2006, chủ yếu nghiên cứu các loại nguồn của pháp luật, bao gồm tập quán pháp, tiền lệ pháp, văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam và một số nước như Anh, Pháp và thực tiễn việc sử dụng các loại nguồn của pháp luật ở Việt Nam trước đây và hiện nay. Trong luận văn, tác giả đưa ra một số giải pháp nâng cao khả năng sử dụng các loại nguồn của pháp luật Việt Nam hiện nay. Luận văn đã nghiên cứu các quy định của pháp luật trong cổ luật Việt Nam về các loại nguồn của pháp luật, chủ yếu là tập quán pháp và tiền lệ pháp trong thời kỳ Pháp thuộc và thời kỳ Bộ luật dân sự 1995 đang được áp dụng ở Việt Nam, trong đó có quy định áp dụng tập quán để giải thích giao dịch dân sự và giải thích hợp đồng. Về các thông tin trong giai đoạn tiền hợp đồng, có khá nhiều công trình quan tâm nghiên cứu. Đầu tiên, có thể kể đến Luận án Tiến sỹ Luật học “Giai đoạn tiền hợp đồng trong pháp luật Việt Nam” của Lê Trường Sơn, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2016 hay Nguyễn Minh Trí trong bài báo “Trách nhiệm tiền hợp đồng và việc bảo vệ quyền của các bên trong tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng”, đăng trên Tạp chí Dân chủ và pháp luật điện tử, ngày 8/9/2014. Các công trình này nghiên cứu khái niệm, đặc điểm của giai đoạn tiền hợp đồng, các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng và trách nhiệm pháp lý của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng. Mặc dù không đề cập đến giải thích hợp đồng trong công trình của mình, nhưng những nghiên cứu của các tác giả này về giai đoạn tiền hợp đồng có ý nghĩa quan trọng trong việc giới hạn phạm vi giai đoạn tiền hợp đồng cũng như các nguyên tắc pháp lý điều chỉnh giai đoạn tiền hợp đồng. Quá trình giao kết hợp đồng là quá trình các bên thể hiện ý chí của mình theo nguyên tắc, hình thức, nội dung, trình tự luật định nhằm xác lập hợp đồng. Trong toàn bộ quá trình này thì ý chí của các bên được thể hiện, và những thông tin trong giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải thích hợp đồng. Chính vì vậy, việc nghiên cứu giai đoạn tiền hợp đồng này cũng có vai trò nhất định trong việc tìm hiểu chế định giải thích hợp đồng. Luận văn thạc sỹ luật học “Một số vấn đề cơ bản về giao kết hợp đồng dân sự trong pháp luật Việt Nam” của tác giả Vũ Đức Lịch, Trường Đại học Luật Hà Nội, năm 2010, cũng nghiên cứu về luật hợp đồng nhưng tập trung vào chế định giao kết hợp đồng. Trong luận văn này, tác giả đi vào nghiên cứu những vấn đề lý 30 luận và pháp lý chung về giao kết hợp đồng, bao gồm khái niệm, nguyên tắc giao kết hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng, trách nhiệm dân sự trong quá trình giao kết hợp đồng dân sự, giao kết hợp đồng dân sự trong một số trường hợp cụ thể, thực tiễn áp dụng pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự và kiến nghị hoàn thiện pháp luật về giao kết hợp đồng dân sự ở Việt Nam trong thời gian tới. Đây là cũng là nguồn tài liệu hữu ích cho việc nghiên cứu hoàn thiện chế định giải thích hợp đồng ở Việt Nam. Về bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế, tác giả Đỗ Giang Nam có bài viết “Bình luận các quy định liên quan đến hợp đồng theo mẫu và điều kiện giao dịch chung trong Dự thảo Bộ luật dân sự (sửa đổi)” đăng trên Tạp chí Nghiên cứu lập pháp điện tử, ngày 19/3/2015. Công trình đã đề cập đến các vấn đề: Thứ nhất là nghiên cứu các quy định điều chỉnh “điều khoản mẫu” trong pháp luật Việt Nam, chủ yếu trong quy định của Bộ luật dân sự 2005 và Luật bảo vệ người tiêu dùng 2010; Thứ hai là điều kiện để điều khoản mẫu trở thành một phần của hợp đồng, trong đó, tác giả giải quyết hai vấn đề, nghĩa vụ cung cấp điều khoản mẫu của bên đưa ra điều khoản mẫu trong quan hệ hợp đồng và giải quyết xung đột về điều khoản mẫu khi các bên trong hợp đồng đều xây dựng điều khoản mẫu cho riêng mình; Thứ ba là cơ chế kiểm soát tính công bằng của nội dung điều khoản mẫu, trong đó, tác giả giải thích lý do phải kiểm soát công bằng đối với điều khoản mẫu và phân tích cơ chế kiểm soát tính công bằng của điều khoản mẫu theo quy định của pháp luật Việt Nam trên cơ sở so sánh với pháp luật Anh, Đức và đưa ra kiến nghị về mô hình kiểm soát tính công bằng của điều khoản mẫu cho BLDS; Cuối cùng là vấn đề giải thích điều khoản mẫu, theo đó, tác giả đồng tình với quy tắc giải thích điều khoản mẫu được quy định trong Dự thảo BLDS (sửa đổi) và BLDS 2005 – giải thích theo hướng có lợi cho bên không soạn thảo ra điều khoản đó. Bên cạnh đó, tác giả gợi mở ra vấn đề khi điều khoản mẫu mâu thuẫn với điều khoản do các bên soạn thảo thì điều khoản nào sẽ có hiệu lực vì pháp luật Việt Nam chưa có câu trả lời rõ ràng về vấn đề này. Liên quan đến việc bảo vệ quyền lợi của bên yếu thế trong quan hệ hợp đồng, còn có thể kể đến luận văn thạc sỹ “Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập” của tác giả Lò Thùy Linh, Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2009. Luận văn nghiên cứu các vấn đề lý luận và pháp lý chung và thực tiễn việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, trong đó tác giả đưa ra khái niệm người tiêu dùng, các quyền lợi của người tiêu dùng, khái niệm, đặc 31 điểm của hợp đồng gia nhập, lý do phải bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, quy định của pháp luật hiện hành, chủ yếu là Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và Bộ luật dân sự, về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập. Cuối cùng tác giả rút ra những bất cập trong quy định pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hợp đồng gia nhập, trong đó có quy định miễn trách nhiệm của bên đưa ra hợp đồng gia nhập và giải thích hợp đồng gia nhập. 2. Đánh giá kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học liên quan đến đề tài luận án Thứ nhất, về khái niệm và bản chất của hợp đồng, các công trình khoa học nghiên cứu về hợp đồng không phải là ít trong khoa học pháp lý. Các học giả đã đưa ra khái niệm hợp đồng dưới nhiều góc độ khác nhau. Từ đó các học giả này cũng đã rút ra được bản chất của hợp đồng. Về khái niệm hợp đồng, cuốn “Deluxe Black’s Law dictionary” đưa ra hai khái niệm “Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hoặc nhiều người mà tạo lập nên một nghĩa vụ làm hoặc không làm một việc cụ thể” và “Hợp đồng là một sự hứa hẹn hay một tập hợp sự hứa hẹn mà đối với việc vi phạm nó, pháp luật đưa ra một chế tài hoặc đối với sự thực hiện nó, pháp luật, trong một số phương diện, thừa nhận như là một trách nhiệm”. Bộ luật dân sự đã đưa ra khái niệm hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Khái niệm này giống với khái niệm hợp đồng tại Điều 420 BLDS Liên bang Nga, và của Điều 2 Luật hợp đồng Trung Quốc năm 1999. Theo đánh giá của TS. Lê Minh Hùng trong Luận án “Hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật Việt Nam” (2010), tại trang 12, 13 thì “Định nghĩa trên đây của BLDS 2005 được xem là hợp lý và thuyết phục nhất ở Việt Nam từ trước đến nay vì có nội dung ngắn gọn, chuẩn xác; vừa mang tính khái quát cao, phản ánh đúng bản chất của thuật ngữ “hợp đồng”, vừa thể hiện rõ vai trò của hợp đồng như là một căn cứ pháp lý (phổ biến) làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ (dân sự) của các bên. Đây là định nghĩa được hầu hết các luật gia đồng tình và chấp nhận, trừ “cái đuôi” “dân sự” kèm theo”, và là định nghĩa “chấp nhận được”. Và theo ông, “xét về bản chất, hợp đồng được tạo ra bởi sự thỏa thuận của các bên, là kết quả của quá trình thương thảo và thống nhất ý chí giữa các bên để làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối với nhau, trừ những quyền và nghĩa vụ mà pháp luật có qui định là không thể thay đổi hoặc chấm dứt bằng thỏa thuận của các bên. Xét về vị trí, vai trò của hợp đồng, theo nghĩa hẹp, thì 32 hợp đồng là một loại giao dịch dân sự, là một căn cứ pháp lý làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Như vậy, hợp đồng là phương tiện pháp lý để các bên tạo lập quan hệ nghĩa vụ”. Và bản chất của hợp đồng được tạo nên bởi hai yếu tố pháp lý đó là sự thỏa thuận và sự ràng buộc pháp lý giữa các bên. Cũng tương tự quan điểm của Lê Minh Hùng, khi nhận định khái niệm hợp đồng trong BLDS 2005 của Việt Nam tương đồng với khái niệm hợp đồng trong BLDS Liên bang Nga 1994, ngoại trừ chữ “dân sự” đi cùng, trong cuốn “Giáo trình luật hợp đồng – phần chung” của PGS. TS. Ngô Huy Cương, tại trang 12, tác giả nhận định: “các định nghĩa hợp đồng đều thể hiện hai vấn đề lớn. Thứ nhất, sự trao đổi và thống nhất giữa các ý chí hay sự thỏa thuận. Thứ hai, việc tạo ra một hậu quả pháp lý”. Việc xác định được khái niệm, bản chất của hợp đồng cho phép các học giả có thể xác định được mục đích của việc giải thích, nhiệm vụ của việc giải thích và xác định lý thuyết về giải thích hợp đồng. Về khái niệm giải thích hợp đồng, khá nhiều công trình đã đưa ra khái niệm giải thích hợp đồng. Konard Zweigert và Hein Koetz, trong cuốn “Сравнительное правоведение в сфере частного права”, tại trang 400 đã đưa ra khái niệm: Giải thích hợp đồng là quy trình thực hiện nhiệm vụ của thẩm phán xác định ý nghĩa mơ hồ hoặc không hoàn chỉnh của sự diễn đạt quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng. Nguyễn Ngọc Khánh trong cuốn “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam” và bài báo “Giải thích hợp đồng: So sánh nước ngoài và liên hệ Điều 408 Bộ luật dân sự” đăng trên tạp chí Nghiên cứu lập pháp số 10/2004 cũng đưa ra nhận định “Trong xét xử, tòa án có nhiệm vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng các bên đã giao kết. Hoạt động này của tòa án được gọi là giải thích hợp đồng”. Còn PGS. TS Đỗ Văn Đại lại đưa ra khái niệm “Giải thích hợp đồng là việc xác định nội dung của hợp đồng” và “việc giải thích thường được tiến hành ở Việt Nam để giải quyết vấn đề giao kết hợp đồng (...) và thực hiện hợp đồng để biết quyền và nghĩa vụ của các bên”. Có thể thấy các học giả đều cho rằng giải thích hợp đồng là việc tòa án làm rõ các nội dung không rõ ràng của hợp đồng. Những khái niệm này đã giúp chúng ta hiểu được mục đích của giải thích hợp đồng. Việc xác định khái niệm giải thích hợp đồng là vô cùng quan trọng. Vì nó định hướng cbo việc xác định, công việc này được thực hiện hởi chủ thể nào? Dựa trên những nguyên tắc, căn cứ nào? Phạm vi của việc giải thích? Mục đích của việc giải thích? Và bằng phương pháp nào để chủ thể giải thích có thể đạt được mục đích mục đích đó. Về chủ thể giải thích hợp đồng, các nhà khoa học pháp lý đều cho rằng chủ 33 thể giải thích hợp đồng là tòa án. Theo Konard Zweirt và Hein Koetz, trong cuốn “Сравнительное правоведение в сфере частного права”, tại trang 400 thì “quy trình thực hiện nhiệm vụ của thẩm phán xác định ý nghĩa mơ hồ hoặc không hoàn chỉnh của sự diễn đạt quyền lợi của các bên trong quan hệ hợp đồng được gọi là giải thích hợp đồng”, hay Nguyễn Ngọc Khánh trong cuốn “Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam”, tại trang 252 cho rằng: “Trong xét xử, tòa án có nhiệm vụ làm sáng tỏ ý nghĩa và nội dung của hợp đồng các bên đã giao kết. Hoạt động này của tòa án được gọi là giải thích hợp đồng”. Hay theo tác giả Степанюк Н. В. trong cuốn “Толкование гражданско – правового договора: проблемы теории и практики”, thì giải thích hợp đồng được coi là một quá trình được thực hiện không phụ thuộc vào sự có mặt của bất kỳ sự xung đột nào: khi thẩm phán xác định nội dung của hợp đồng, thì thẩm phán tự mình thực hiện một trong những bước đầu tiên của việc giải thích (trang 42). Vũ Văn Mẫu khi lược giải về chế định giải thích hợp đồng trong cuốn “Việt Nam dân luật lược khảo”, quyển 2 “Nghĩa vụ và khế ước” cũng chỉ nói về thẩm quyền giải thích hợp đồng của thẩm phán, theo đó ông cho rằng việc giải thích hợp đồng là vấn đề sự kiện, nên tòa phá án không có thẩm quyền phá án đối với các bản án về giải thích hợp đồng. Khi nào thì vấn đề giải thích hợp đồng được đặt ra? Rõ ràng, đó là khi hợp đồng có những từ, cụm từ, những điều khoản không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau. Điều này dẫn đến, các bên trong hợp đồng có sự mâu thuẫn, xung đột về cách hiểu các điều khoản không rõ ràng đó hoặc nội dung những điều khoản bổ sung thêm dẫn đến có tranh chấp trong quá trình thực hiện hợp đồng. Lúc này, yêu cầu chủ thể thứ ba phải đứng ra để giải thích hợp đồng nhằm đảm bảo quyền lợi cho các bên và đảm bảo các điều khoản của hợp đồng được thực hiện trên thực tế. Như vậy, bản chất của giải thích hợp đồng là việc giải quyết tranh chấp hợp đồng. Vì vậy, nếu chỉ xác định thẩm quyền giải thích hợp đồng thuộc về tòa án thì hơi bó hẹp. Chính vì thế cần phải nghiên cứu thấu đáo hơn về chủ thể nào có thẩm quyền giải thích hợp đồng. Theo đó, có thể xác định rằng việc giải thích hợp đồng không chỉ được thực hiện duy nhất bởi thẩm phán mà cũng có thể được giải thích bởi chủ thể tài phán khác, đó chính là trọng tài. Về việc phân biệt giải thích hợp đồng và giải thích pháp luật, giải thích di chúc. Các học giả Liên bang Nga khá quan tâm đến mới quan hệ giữa giải thích pháp luật và giải thích di chúc. Theo tác giả Березина Е. А. Trong luận án “Толкование договора как вид юридического толкования”, giải thích hợp đồng “đó là một dạng đặc biệt của giải thích luật, được thực hiện với sự giúp đỡ của các 34 phương pháp truyền thống của kỹ thuật pháp lý và các phương pháp xuất phát từ nội dung của hợp đồng riêng biệt của những hoạt động pháp luật đặc thù của các bên trong hợp đồng, người đại diện của họ, cơ quan tòa án và các chủ thể khác, theo hướng làm rõ ý nghĩa các điều khoản của từng hợp đồng riêng biệt trong mục đích của việc thực hiện nó”, trang 25. Hay theo Черданщев А. Ф. trong cuốn “Толкование права и договора” thì giải thích hợp đồng và giải thích pháp luật có nhiều điểm chung hơn là sự khác biệt, trang 317. Vũ Văn Mẫu, trong cuốn “Việt Nam dân luật lược khảo”, tập 2, trang 268 lại cho rằng “tuy khế ước có hiệu lực cũng như các nghĩa vụ do luật pháp phát sinh song không thể đồng hóa khế ước với luật pháp được. Luật pháp có tầm hiệu lực bao quát hơn. Vì vậy, giải thích khế ước không phải là giải thích luật pháp”. Tuy nhiên, ở Việt Nam hiện nay, mối quan hệ này chưa thật sự được các tác giả quan tâm. Về mối quan hệ giữa giải thích hợp đồng và giải thích di chúc, ở Việt Nam hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu so sánh hai hoạt động giải thích này, mà chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu riêng lẻ giải thích di chúc, giải thích hợp đồng, giải thích pháp luật. Mặc dù giải thích di chúc và giải thích hợp đồng là hai hoạt động khác nhau, nhưng chúng có điểm chung là được điều chỉnh theo một nguyên tắc chung được quy định tại chế định giải thích giao dịch dân sự (theo BLDS 2005, là Điều 126, theo BLDS 2015, được quy định tại Điều 121) và cùng có điểm chung là đi tìm ý chí của chủ thể xác lập giao dịch dân sự. Tuy nhiên, giữa chúng có sự khác nhau nhất định về thẩm quyền giải thích, căn cứ giải thích, bởi vì giải thích di chúc là tìm hiểu ý chí của một bên chủ thể và là của chủ thể đã chết, giải thích hợp đồng là việc đi tìm ý chí chung của nhiều bên chủ thể, và các chủ thể này là những chủ thể còn “sống”. Chính vì vậy, việc nghiên cứu mối quan hệ giữa hai hoạt động giải thích này giúp làm sáng tỏ ranh giới giữa giải thích di chúc và giải thích pháp luật và làm cơ sở cho việc hoàn thiện chế định giải thích hợp đồng vị trí của chế định giải thích hợp đồng và mối quan hệ giửa giải thích hợp đồng và giải thích giao dịch dân sự Về lựa chọn học thuyết ý chí hay hay học thuyết thể hiện ý chí để giải thích hợp đồng. Đây là vấn đề được khá nhiều học giả đề cập đến trong công trình của mình, nhưng vẫn tồn tại nhiều quan điểm khác nhau. Theo Konard Zweigert và Hein Kotz trong cuốn “Сравнительное правоведение в сфере частного права”, tập 2, thì việc vận dụng học thuyết ý chí để giải thích hợp đồng trong giai đoạn hiện nay là không phù hợp, do nó chỉ phù hợp trong một xã hội lý tưởng. Còn trong giai đoạn hiện hay việc vận dụng học thuyết thể hiện ý chí để giải thích hợp đồng vẫn là 35 phù hợp hơn cả, trang 117. Còn Черданщев А. Ф., trong cuốn “Толкование права и договора” đề xuất quan điểm không thể giải thích các loại hợp đồng khác nhau chỉ dựa trên một học thuyết duy nhất. Về mối quan hệ giữa các học thuyết giải thích hợp đồng, TS. Nguyễn Ngọc Khánh thể hiện quan điểm lại ủng hộ học thuyết dung hòa giữa học thuyết ý chí và học thuyết thể hiện ý chí, theo ông thì, “xét cho cùng, không nên và không thể chỉ dựa vào một học thuyết để giải thích, mà cần phối hợp nhiều cách tiếp cận khác nhau” (“Giải thích hợp đồng dân sự: So sánh nước ngoài và liên hệ Điều 408 Bộ luật dân sự”, tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 10/2004, trang 12). Các tác giả Hà Thị Mai Hiên, Hà Thị Thúy trong bài báo “Bàn về chế định giải thích hợp đồng trong Dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi)” cũng đưa ra quan điểm “chúng ta không thể chỉ căn cứ vào một yếu tố là ý chí hay chỉ là sự thể hiện ý chí để giải thích hợp đồng, mà yêu cầu của hợp đồng là phải có sự thống nhất giữa ý chí và bày tỏ ý chí. Bên cạnh đó, các yếu tố ngoại cảnh khác có ảnh hưởng rất lớn đến nội dung, hiệu lực trong quá trình ký kết và thực hiện hợp đồng”. Việc xem xét lựa chọn học thuyết nào cho chế định giải thích hợp đồng phải căn cứ vào mục đích của các lập pháp gia trong việc bảo vệ lợi ích cho chính các bên hay bảo đảm sự ổn định của giao lưu dân sự. Bên cạnh đó, việc lựa chọn học thuyết cho chế định giải thích hợp đồng còn phải đảm bảo sự thống nhất về mặt chủ thuyết cho pháp luật về hợp đồng, đảm bảo sự phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội và cả phong tục, tập quán, thói quen, tâm lý của người dân. Vì vậy vấn đề ...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.