Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh 192 Cỡ tệp Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh 2 MB Lượt tải Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh 73 Lượt đọc Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh 7
Đánh giá Luận án tiến sĩ Luật học: Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 192 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH LONG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THANH LONG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 9.38.01.04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN VĂN HUYÊN HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Xin cám ơn các Thầy, Cô Học viện Khoa học Xã hội đã cho tôi cơ hội học tập, nghiên cứu, đặc biệt xin cám ơn Thầy Nguyễn Văn Huyên đã tận tình hướng dẫn tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các nội dung và số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN NGUYỄN THANH LONG MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................................... 7 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước ...................................................... 12 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án và những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu và giải quyết.......................................................................... 23 1.4. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu ..................................................... 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SỰ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ ........................................ 28 2.1. Những vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ............................................................................................................. 28 2.2. Quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ........................................................................................................ 43 Chương 3: THỰC TRẠNG ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .......... 76 3.1.Thực trạng các yếu tố tác động đến địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh.......................................... 76 3.2. Thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật tố tụng hình sự về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh ............ 82 Chương 4: YÊU CẦU, GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM THỰC HIỆN ĐÚNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO ĐỊA VỊ PHÁP LÝ VỀ ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT SƯ TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ ................................................................................................................ 117 4.1. Yêu cầu bảo đảm thực hiện địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự ...................................................................................................... 117 4.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng thực hiện địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự. .................................................................... 123 4.3. Các giải pháp khác nâng cao địa vị pháp lý của Luật sư ................................. 144 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 152 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS Bộ Luật tố tụng hình sự CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng ĐTV Điều tra viên HĐXX Hội đồng xét xử KSV Kiểm sát viên NBBT Người bị buộc tội NBC Người bào chữa PLTTHS Pháp luật tố tụng hình sự QBC Quyền bào chữa QCN Quyền con người TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao THTT Tiến hành tố tụng TNHS Trách nhiệm hình sự TTHS Tố tụng hình sự VAHS Vụ án hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ Trang Bảng 3.1: Số lượng Luật sư chính thức 168 Bảng 3.2: Số lượng Người tập sự hành nghề Luật sư 168 Bảng 3.3: Độ tuổi của Luật sư 168 Bảng 3.4: Số năm hành nghề của Luật sư 169 Bảng 3.5: Trình độ học vấn của Luật sư 169 Bảng 3.6: Địa bàn hoạt động của Luật sư 169 Bảng 3.7: So sánh số lượng vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh với thành phố Hà Nội, thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2009-2018. Biểu đồ 3.1: 170 Thống kê kết quả thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành Tòa án nhân dân hai cấp Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2009 đến năm 2018. 171 Biểu đồ 3.2: Số vụ án đã được thụ lý, giải quyết và số bị cáo 171 Biểu đồ 3.3: Số vụ án và Luật sư tham gia bào chữa theo yêu cầu của khách hàng 172 Biểu đồ 3.4: Số vụ án và Luật sư tham gia bào chữa chỉ định 172 Biểu đồ 3.5: Số lượng Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh phát triển qua 10 năm (Giai đoạn 2009-2018) Biểu đồ 3.6: 173 So sánh vi phạm kỷ luật, quy tắc đạo đức của Liên đoàn Luật sư Việt Nam, Đoàn Luật sư Thành phốHồ Chí Minh giai đoạn 2009-2018 Bảng 4.1: 173 Bảng thống kê số lượng Luật sư tăng trong các năm từ năm 2009 – năm 2018 174 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Để bảo đảm quyền con người, quyền công dân và quyền bào chữa của người bị buộc tội (NBBT), Nước ta đã ký hầu hết các Công ước quốc tế về quyền con người trong đó có quyền bào chữa cho NBBT theo pháp luật tố tụng hình sự (PLTTHS). Cùng với đó, Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02-01-2002 [4], Nghị quyết 48-NQ/TW ngày 2405-2005 [5], Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02-06-2005 [6] đã định hướng chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống PLTTHS về cải cách tư pháp trong đó coi trọng việc bảo đảm quyền bào chữa của người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Hiến pháp 2013 ghi nhận những quy định mới bảo đảm quyền con người, quyền công dân và quyền bào chữa của người bị buộc tội. Chủ trương đảm bảo quyền bào chữa cho NBBT, nâng cao vị thế, vai trò của người bào chữa, cơ chế bảo đảm các quyền của người bào chữa (NBC) là nền tảng cho việc bảo đảm dân chủ hóa hoạt động tố tụng hình sự (TTHS), tạo thế độc lập, bình đẳng với các chủ thể có chức năng buộc tội. Điều này có nghĩa ở đâu có việc buộc tội thì ở đó quyền bào chữa phải được thực hiện và tôn trọng; bảo đảm Tòa án thực sự là hiện thân của công lý, khách quan, vô tư trong quá trình xét xử để con người thực sự được sống trong sự “bảo hộ công dân” của pháp luật [34]. Mặt khác, Hiến pháp đã có những quy định chặt chẽ, cụ thể nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của NBBT, về những nguyên tắc áp dụng nhằm bảo vệ con người trước “vòng xoáy” TTHS mà cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thực hiện khi khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử. Một trong những quyền đó là: “Người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử có quyền tự bào chữa, nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa” [84, tr 24]. Quyền bào chữa (QBC) là cơ sở pháp lý cần thiết để NBC bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho NBBT. Bảo đảm quyền bào chữa của NBBT không những là một nguyên tắc quan trọng của PLTTHS mà còn là một quy định được ghi nhận trong 5 bản Hiến pháp từ Hiến pháp 1946, 1959, 1980, 1992 đến 2013. Một trong các chủ thể có thể thực hiện quyền bào chữa cho NBBT, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự theo BLTTHS, đó là Luật sư. Giai đoạn điều tra, giai đoạn có tính quyết định của quá trình tiến hành tố tụng, vì người bị tạm giữ, bị can chỉ là đối tượng bị “tình nghi phạm tội”, nếu thiếu thận trọng thì khoảng cách giữa không phạm tội và phạm tội hoặc giữa lỗi và tội dễ bị xóa nhòa [137]. Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn điều tra là i) người có thẩm quyền THTT (Điều tra viên) là người nắm quyền chủ động; họ có xu hướng “quy, kết tội”; ii) người bị tình nghi phạm tội, là người yếu thế, bị động, thường có tâm lý hoang mang, dao động, không ổn định trong lời khai (dễ có lời khai khác nhau); iii) Luật sư trong giai đoạn này 1 chính là “bác sĩ pháp lý”, tiếp cận người bị buộc tội với tư cách người bào chữa cho NBBT, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự; có trách nhiệm giải thích cho NBBT về những quyền được pháp luật bảo đảm, chuẩn bị tâm lý để từ đó giúp cho người bị “tình nghi phạm tội” bình tĩnh, sáng suốt trong quá trình khai báo; xem xét sự việc một cách trung thực, khách quan tránh oan sai cho người bị “tình nghi phạm tội”, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị hại, đương sự. Thực trạng đó đòi hỏi sự tham gia của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS là rất quan trọng, nhằm tìm kiếm chứng cứ gỡ tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho người bị buộc tội; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị hại, đương sự trong việc đưa ra đề nghị hình phạt, thu thập tài liệu, chứng cứ đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại bao gồm thiệt hại về vật chất, tinh thần, tài sản bị xâm phạm…; đồng thời góp phần hạn chế vi phạm tố tụng trong hoạt động điều tra như bức cung, nhục hình, làm sáng tỏ sự thật khách quan của vụ án, giúp việc điều tra được nhanh chóng, chính xác, không làm oan người vô tội, không bỏ lọt tội phạm. Tuy nhiên, qua nghiên cứu các quy định của BLTTHS và thực tiễn hoạt động tố tụng cho thấy quy định pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS còn mang tính hình thức, thiếu cơ chế bảo đảm thực hiện việc tham gia tố tụng của Luật sư. Nhiều trường hợp Luật sư bị cản trở, làm khó, chậm trễ trong việc cấp văn bản thông báo người bào chữa, không được gặp gỡ NBBT, không được tham gia hỏi cung và tham gia các hoạt động điều tra khác dẫn đến hệ quả Luật sư dường như bị gạt ra khỏi hoạt động tố tụng trong giai đoạn điều tra VAHS; không bảo vệ được quyền, lợi ích hợp pháp cho người bị buộc tội, bị hại, đương sự. Nhiều cơ quan, người có thẩm quyền THTT chưa nhận thức được vai trò của Luật sư, tôn trọng Luật sư, coi thường các quy định của PL TTHS dẫn đến oan, sai, bỏ lọt tội phạm và sự thật của VAHS chưa được làm sáng tỏ. Việc xác định đúng đắn địa vị pháp lý của Luật sư trong TTHS góp phần quan trọng hiệu quả hoạt động TTHS của cải cách tư pháp. Khi Luật sư tham gia tố tụng thì pháp luật TTHS phải “luật hóa” về quyền và nghĩa vụ; những quy định này tạo thành địa vị pháp lý của Luật sư trong TTHS. Mặt khác việc Luật sư tham gia sớm vào giai đoạn điều tra VAHS “…vai trò của Luật sư trong các vụ án oan, sai đều ở thời điểm mà người bị oan đang phải “chấp hành án”, có nghĩa những giai đoạn đầu của tố tụng, Luật sư chưa thực sự được nhìn nhận và tôn trọng tương xứng với vai trò là “người chiến sĩ dấn thân vì công lý” cũng như trong việc phòng, chống án oan, sai”[167] sẽ góp phần cùng với các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tìm ra sự thật khách quan của VAHS, góp phần khắc phục oan, sai. Là thành phố lớn nhất Việt Nam đồng thời cũng là đầu tàu kinh tế, với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, Thành phố Hồ Chí Minh hiện là nơi thu hút lao động trên 2 khắp mọi miền đất nước, trong đó lao động hoạt động trong lĩnh vực pháp lý nói chung và Luật sư nói riêng chiếm số lượng đông đảo nhất cả nước (Theo số liệu thống kê của Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh: tính đến tháng 11-2018, Thành phố Hồ Chí Minh có tổng số 8.066 Luật sư, trong đó có 5.527 Luật sư chính thức và 2.539 tập sự hành nghề Luật sư; nữ chiếm tỷ lệ 40%. Là thành phố có dân số đông nhất 8.611.100 người tính đến năm 2017 [132, tr 24] như vậy 1 Luật sư/1.558 người dân. Việc gia tăng tội phạm hình sự, trong đó số lượng các VAHS tại Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết hằng năm luôn chiếm tỷ lệ cao so với các địa phương khác [104] những năm gần đây, khiến người tham gia tố tụng ngày càng đông, dẫn đến nhu cầu nhờ Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày càng lớn. Thời gian qua, có nhiều công trình liên quan đến việc nghiên cứu về địa vị pháp lý của Luật sư trong các giai đoạn tố tụng nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tách bạch, từng khía cạnh, riêng lẻ về chủ thể mang tính chuyên nghiệp thực hiện quyền bào chữa như Luật sư; tách bạch riêng trong giai đoạn điều tra VAHS trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề về cơ sở lý luận; thực trạng pháp luật quy định; thực tiễn thực hiện địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo PLTTHS Việt Nam hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp nâng cao địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo PLTTHS Việt Nam hiện nay có ý nghĩa không chỉ về mặt lý luận, thực tiễn mà còn góp phần hoàn thiện PLTTHS Việt Nam; thay đổi nhận thức cơ quan, người có thẩm quyền THTT về vai trò, vị trí của Luật sư. Đây là lý do mà nghiên cứu sinh chọn đề tài “Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” để thực hiện nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là xác lập luận cứ khoa học; khảo sát thực trạng về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS (từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh) nhằm hoàn thiện chế định về Luật sư trong tố tụng hình sự, nâng cao hiệu quả hoạt động của Luật sư trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình nhằm bảo vệ quyền con người, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thứ nhất, phân tích, luận giải các vấn đề lý luận về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo PLTTHS Việt Nam, làm rõ khái niệm, bản chất, chủ thể, quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo PLTTHS Việt Nam; các cơ chế đảm bảo thực hiện địa vị pháp lý của Luật sư, các yếu tố tác động 3 đến việc thực hiện địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo pháp luật TTHS Việt Nam. Thứ hai, phân tích quy định của PLTTHS Việt Nam về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS. Thứ ba, phân tích, đánh giá thực trạng về thực hiện quyền và nghĩa vụ của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo PLTTHS Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh xác định nguyên nhân những hạn chế, bất cập làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp thực hiện. Thứ tư, xây dựng và thực hiện hệ thống các giải pháp nâng cao hiệu quả địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo PLTTHS Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là những vấn đề lý luận, quy định của pháp luật, thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật về địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự tại Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu “Địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra VAHS theo pháp luật TTHS Việt Nam từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh” dưới khía cạnh quyền gắn liền với nghĩa vụ của NBC trong giai đoạn điều tra VAHS theo PLTTHS Việt Nam, tập trung vào nhóm chủ thể duy nhất là Luật sư vì Luật sư gắn bó mật thiết, chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp, đạt hiệu quả cao nhất so với người bào chữa khác. - Phạm vi không gian: Nghiên cứu địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự (trừ các vụ án xâm phạm môi trường và an ninh quốc gia) thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra 24 Quận, Huyện, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Thành phố Hồ Chí Minh; Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an C01, C03; Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; Cơ quan điều tra hình sự Bộ Quốc phòng từ thực tiễn Thành phố Hồ Chí Minh. Luận án tập trung nghiên cứu chủ yếu địa vị pháp lý của Luật sư trong giai đoạn điều tra với tư cách là người bào chữa và một số vấn đề có liên quan đến địa vị pháp lý của Luật sư với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự. - Phạm vi về thời gian: Luận án nghiên cứu thực tiễn thực hiện quy định của pháp luật TTHS về địa vị pháp lý của Luật sư tại Thành phố Hồ Chí Minh trong 10 năm từ năm 2009 đến năm 2018 (gồm BLTTHS năm 2003 và BLTTHS năm 2015). 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.