Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa 221 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa 33 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa 20
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam bộ: Tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa
4.9 ( 11 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 221 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DIỆP HUYỀN THẢO CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2020 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DIỆP HUYỀN THẢO CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ: TÌNH HÌNH, NGUYÊN NHÂN VÀ PHÒNG NGỪA Ngành: Tội phạm học và Phòng ngừa tội phạm Mã số: 9.38.01.05 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học:1. TS. NGUYỄN TRUNG THÀNH 2. TS. NGUYỄN VĂN ĐIỆP Hà Nội – 2020 LỜI CAM ĐOAN T i xin ca ri ng t i C c s oan y i u k t qu n u trong u n n th c c ngu n g c r r ng v quy c ng tr nh nghi n c u c a ư c tr ch dẫn y trung theo nh Tác giả luận án Diệp Huyền Thảo MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .............................................................................. 9 1.1 Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................................. 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước ............................................................. 24 1.3 Đánh giá về tình hình nghiên cứu: ............................................................. 30 Chương 2: TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ ............................................................... 33 2.1 Khái quát lý luận về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em.............. 33 2.2 Phần hiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ ............................................................................................ 44 2.3 Phần ẩn của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ trên địa bàn miền Tây Nam Bộ ..................................................................................................... 61 Chương 3: NGUYÊN NHÂN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA TÌNH HÌNH CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ .................................................................................................................. 69 3.1 Khái quát lý luận về nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ........................................................................................ 69 3.2 Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ... 71 Chương 4: DỰ BÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA CÁC TỘI XÂM PHẠM TÌNH DỤC TRẺ EM TRÊN ĐỊA BÀN MIỀN TÂY NAM BỘ ............... 113 4.1 Dự báo tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ ................................................................................................... 113 4.2 Giải pháp về phòng ngừa tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa miền Tây Nam Bộ ............................................................................. 118 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 150 PHỤ LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật hình sự HSSV Học sinh sinh viên HVPT Hành vi phạm tội NXB Nhà xuất bản TAND Tòa án nhân dân THTP Tình hình tội phạm TNHS Trách nhiệm hình sự TNXH Tệ nạn xã hội VKSND Viện kiểm sát nhân dân XHTD Xâm hại tình dục XPTDTE Xâm hại tình dục trẻ em BLHS 1999 Bộ luật hình sự 1999 SĐBS 2009 Sửa đổi bổ sung 2009 BLHS 2015 Bộ luật hình sự 2015 SĐBS 2017 Sửa đổi bổ sung 2017 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong những năm gần đây các vụ án về xâm phạm tình dục trẻ em đã xảy ra khá nhiều và ở mức độ đáng báo động trong phạm vi cả nước. Chỉ tính từ ngày 01/01/2008 đến ngày 31/12/2013: Tòa án các cấp đã thụ lý theo thủ tục sơ thẩm 9.683 vụ với 11.444 bị cáo. Trong đó, đưa ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm 8.772 vụ với 10.265 bị cáo. Trong số các vụ án xâm phạm tình dục phụ nữ và trẻ em mà Tòa án các cấp đưa ra xét xử, có 1.812 vụ với 2.641 bị cáo bị xét xử về tội “Hiếp dâm”, 3.276 vụ với 3.759 bị cáo bị xét xử về tội “Hiếp dâm trẻ em”, 31 vụ với 61 bị cáo bị xét xử về tội “Cưỡng dâm”; 25 vụ với 30 bị cáo bị xét xử về tội “Cưỡng dâm trẻ em”; 2.749 vụ với 2.878 bị cáo bị xét xử về tội “Giao cấu với trẻ em” và 879 vụ với 896 bị cáo bị xét xử về tội “Dâm ô với trẻ em”. Số liệu này cho thấy nạn nhân của các vụ án xâm phạm tình dục là trẻ em chiếm tỷ lệ lớn (6.929 vụ với 7.563 bị cáo, chiếm tỷ lệ 78,99% số vụ và chiếm 73,68% số bị cáo bị xét xử). Qua theo dõi số liệu các vụ án xâm phạm tình dục phụ nữ và trẻ em Tòa án các cấp đã thụ lý, giải quyết, thấy rằng tình trạng xâm phạm tình dục đối với phụ nữ và trẻ em có xu hướng tăng lên trong những năm gần đây, cụ thể: Năm 2008: 1.494 vụ với 1.789 bị cáo; năm 2012: 1.736 vụ với 2.039 bị cáo và năm 2013: 2.050 vụ với 2.330 bị cáo.Các địa phương xảy ra nhiều vụ án hình sự xâm phạm tình dục phụ nữ và trẻ em gồm có: Thành phố Hồ Chí Minh (815 vụ/935 bị cáo); Đồng Nai (615 vụ/681 bị cáo), Cà Mau (384 vụ/406 bị cáo), Bình Dương (370 vụ/414 bị cáo), Đắk Lắk (287 vụ/332 bị cáo), Trà Vinh (194 vụ), Bình Thuận (166 vụ/224 bị cáo), Hòa Bình (121 vụ/142 bị cáo), Lâm Đồng (162 vụ/190 bị cáo), thành phố Cần Thơ (158 vụ/182 bị cáo), Hậu Giang (136 vụ), Vĩnh Long (109 vụ/111 bị cáo), Tuyên Quang (111 vụ/130 bị cáo), Bình Định (102 vụ/123 bị cáo), Đắk Nông (108 vụ/110 bị cáo), Phú Yên (98 vụ/139 bị cáo), Hải Phòng (91 vụ/97 bị cáo). [102, tr.5]. Theo báo cáo số 16/BC-TANDTC ngày 24 tháng 3 năm 2017 của Tòa án nhân dân tối cao; năm 2014 xét xử 1.825 vụ/1.976 bị cáo; năm 2015 xét xử 1.692 vụ/1798 bị cáo; năm 2016 xét xử 1.454 vụ/1528 bị cáo và theo báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao về các tội xâm phạm tình dục trẻ em tính từ ngày 1.10.2017 đến 28.2.2019 Tòa án 1 nhân dân các cấp đã thụ lý sơ thẩm và phúc thẩm 2.719 vụ với 2.894 bị cáo. Với số liệu được thống kê nêu trên phản ánh tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em ở nước ta hiện nay điều này đã cho thấy Việt Nam đang đứng trước thực trạng về xâm phạm tình dục, trong đó xâm phạm tình dục trẻ em ở nước ta đang diễn biến phức tạp và có chiều hướng gia tăng. Vì vậy, việc bảo vệ trẻ em không còn là trách nhiệm riêng của từng gia đình mà là trách nhiệm chung của toàn xã hội. Tại khoản 1 Điều 37 Hiến pháp 2013 đã ghi nhận“ Trẻ e chă s c v gi o dục; ư c tha hại h nh hạ ngư c ãi bỏ kh c vi phạ ư c Nh nước gia gia v o c c vấn ề về trẻ e ặc ạ nh v xã hội b o v Nghi cấ x dụng b c ột s c ao ộng v những h nh vi quyền trẻ e ”. Tiếp nối việc hoàn thiện pháp luật về bảo vệ trẻ em trước nguy cơ bị lạm dụng, bạo hành và xâm hại tình dục, Luật trẻ em năm 2016 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thông qua vào ngày 5/4/2016, có hiệu lực kể từ ngày 1/6/2017. So với Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004 thì Luật Trẻ em 2016 đã ghi nhận và bảo vệ quyền trẻ em chặt chẽ hơn bằng việc mở rộng khái niệm về “bạo c trẻ e ” “x hại trẻ e “X hại t nh dục trẻ e ” và quy định cụ thể hơn về việc tổ chức phối hợp liên ngành trong việc thực hiện, bảo vệ trẻ em đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội trong công cuộc bảo vệ thế hệ tương lai của đất nước. Bộ Luật Hình sự 2015 được sửa đổi bổ sung 2017 có hiệu lực thi hành 01/01/2018 được coi là một trong những công cụ hữu hiệu nhất để đấu tranh, phòng ngừa tội phạm. Có thể thấy các hành vi xâm phạm tình dục trẻ em đều được thể hiện và quy định trong BLHS với mức hình phạt cực kỳ nghiêm khắc có thể đến mức tử hình, tuy nhiên công cuộc đấu tranh trong phòng chống loại tội phạm này cũng có nhiều khó khăn xuất phát bởi nhiều nguyên nhân khác nhau. Miền Tây Nam Bộ cũng không nằm ngoài thực trạng chung của cả nước, với mức độ nghiêm trọng của các vụ án xâm phạm tình dục và có xu hướng ngày càng tăng lên. Nhiều vụ án xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, thể hiện sự suy đồi đạo đức, coi thường tính mạng, sức khỏe và nhân phẩm của con người gây bức xúc trong dư luận, điển hình như vụ án cha cùng ông ngoại xâm hại tình dục con/cháu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long hoặc vụ án bố hiếp dâm con gái trên địa bàn tỉnh Trà Vinh, hay vụ án hiếp dâm trẻ em và giết người ở Bạc Liêu 2 gây bức xúc trong dư luận thời gian vừa qua, ngoài ra còn khá nhiều vụ án xâm phạm tình dục trẻ em xảy ra trên địa bàn miền Tây Nam Bộ mà giữa người phạm tội và nạn nhân có mối quan hệ gần gũi thân thích như anh trai hiếp dâm em gái, người chồng hiếp dâm con riêng của vợ, ông ngoại hiếp dâm cháu, xâm hại tình dục làm người bị xâm hại mang thai và sinh con, hiếp dâm rồi giết người nhằm trốn tránh sự tố giác của người bị hại, trốn tránh sự phát hiện, trừng trị của pháp luật. Mặc dù công tác phòng chống loại tội phạm này trên địa bàn miền Tây Nam Bộ được triển khai thực hiện tuy nhiên tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em vẫn đang gia tăng do nhiều nguyên nhân khác nhau như: vị trí địa lý, dân cư miền Tây Nam Bộ; chính sách bảo vệ trẻ em khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc chưa được quan tâm; kỹ năng chăm sóc con cái của cha mẹ còn chưa đầy đủ; tư tưởng dễ thỏa hiệp và sự hiểu biết vể pháp luật chưa cao. Những nguyên nhân này đang tác động đến tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em nhưng lại chưa có công trình nghiên cứu tổng thể tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên cơ sở kết hợp nghiên cứu tổng thể 13 địa bàn của miền Tây Nam Bộ mà chỉ có các công trình nghiên cứu giới hạn ở từng Tỉnh cụ thể. Do vậy, thực tiễn đòi hỏi phải có các công trình nghiên cứu tổng thể tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn Tây Nam Bộ để đánh giá tình hình tội phạm, nguyên nhân, điều kiện của tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em từ đó đề xuất những giải pháp phòng ngừa để từ đó các cấp, các ngành, đặc biệt là lực lượng công an, tòa án, viện kiểm sát từng bước khắc phục những nguyên nhân khách quan, chủ quan bởi tính đặc thù của vùng và có những đánh giá cụ thể trong công tác đấu tranh phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em đang được thực thi tại địa phương. Công trình nghiên cứu này cũng là một công cụ hết sức quan trọng trong việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đấu tranh phòng ngừa tội phạm, đảm bảo sự ổn định về trật tự an toàn xã hội, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của miền Tây Nam Bộ. Vì thế đề tài “Các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ: tình hình, nguyên nhân và phòng ngừa” đã được được tác giả nghiên cứu và thực hiện đáp ứng nhu cầu của địa bàn miền Tây Nam Bộ trong công cuộc đấu tranh phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em. 3 2. Mục đích và nhiệm vụ của Luận án 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là đưa ra được các giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, để kiềm soát sự gia tăng của tội phạm và làm giảm dần các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong những năm tiếp theo. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, đề tài luận án cần giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Tổng quan về tình hình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về những công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án, đánh giá khái quát những vấn đề đã được thống nhất, những vấn đề nghiên cứu, xác định những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Khái quát lý luận về các tội xâm phạm tình dục trẻ em, tình hình tội phạm, nguyên nhân và điều kiện của tình hình tội phạm, phòng ngừa và dự báo tình hình tội phạm, từ đó khái quát những vấn đề lý luận về tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em như: khái niệm tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em, nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE, dự báo và phòng ngừa các tội XPTDTE. - Phân tích, đánh giá tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong thời gian từ năm 2007 đến năm 2018. Cụ thể luận án sẽ nghiên cứu đánh giá phần hiện của tình hình các tội XPTDTE thông qua các chỉ số phản ánh mức độ, động thái, cơ cấu, tính chất của tình hình các tội XPTDTE. Song song đó nghiên cứu, đánh giá phần ẩn của tình hình các tội này trên thực tiễn hiện nay. - Phân tích nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ trong thời gian từ năm 2007 - 2018. - Dự báo tình hình các tội XPTDTE trên địa bàn miền Tây Nam Bộ - Đề xuất các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình các tội XPTDTE gắn kết với địa bàn miền Tây Nam Bộ 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu tình hình các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ, nghiên cứu nguyên nhân và điều kiện làm phát sinh, 4 phát triển loại tội phạm này, từ đó đề xuất các giải pháp phòng ngừa các tội xâm phạm tình dục trẻ em trên địa bàn miền Tây Nam Bộ . 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu với góc độ chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm. - Về nhóm các tội XPTDTE được nghiên cứu trong luận án bao gồm 4 tội được quy định trong BLHS năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009: Tội hiếp dâm trẻ em (Điều 112), tội cưỡng dâm trẻ em (Điều 114), tội giao cấu với trẻ em (Điều 115), tội dâm ô trẻ em (Điều 116). - Đối chiếu với quy định của Luật Trẻ Em 2016 và Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 về các tội xâm phạm tình dục người dưới 16 tuổi (5 tội danh bao gồm: hiếp dâm người dưới 16 tuổi; cưỡng dâm người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi; dâm ô đối với người dưới 16 tuổi; sử dụng người dưới 16 tuổi vào mục đích khiêu dâm) - Về thời gian nghiên cứu: Thông qua số liệu thống kê của tòa án nhân dân các tỉnh miền Tây Nam Bộ từ năm 2007 đến năm 2018. - Về địa bàn nghiên cứu, gồm 12 tỉnh và 01 thành phố trực thuộc trung ương bao gồm: Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Hậu Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Đồng Tháp, Kiên Giang, Tp.Cần Thơ. - Để công trình nghiên cứu được hoàn thiện, luận án tổng hợp số liệu thống kê của Tòa án về các tội XPTDTE trên 13 địa bàn miền Tây Nam Bộ giai đoạn 2007 – 2018. Số liệu thống kê của tòa án nhân dân tối cao về số liệu tội phạm của cả nước và số liệu các tội XPTDTE của cả nước. Nghiên cứu điển hình 485 bản án ở 13 địa bàn miền Tây Nam Bộ từ năm 2007 – 2018 để thực hiện công trình nghiên cứu. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận Đề tài nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lê Nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh. Quan điểm của Đảng, Nhà nước, qui định của pháp luật hình sự, chính sách pháp luật về bảo vệ trẻ em. 5
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.