Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự ở Việt Nam

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự ở Việt Nam 179 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự ở Việt Nam 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự ở Việt Nam 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự ở Việt Nam 5
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Luật học: Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo pháp luật hình sự từ thực tiễn xét xử của các tòa án quân sự ở Việt Nam
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 179 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG ĐẠT NAM CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2019 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HOÀNG ĐẠT NAM CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM Ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 9 38 01 04 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.CAO THỊ OANH HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu trong luận n là trung thực. Những kết luận khoa học của luận n ch a từng đ ợc công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào khác. TÁC GIẢ LUẬN ÁN HOÀNG ĐẠT NAM MỤC LỤC MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 10 1.1. Tình hình nghiên cứu ở ngoài nước .............................................................. 10 1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước............................................................... 13 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu ...................................................................... 19 Chƣơng 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ......................... 23 2.1. Khái niệm, các yếu tố cấu thành các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ và đặc điểm của các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền xét xử của các Tòa án quân sự ở Việt Nam............................ 23 2.2. Lịch sử phát triển và các quy định của pháp luật hình sự về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ ...................................................................... 36 2.3. Các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật hình sự một số nước trên thế giới.................................................................. 67 Chƣơng 3: THỰC TIẾN ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ HIỆN HÀNH VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI CÁC TÒA ÁN QUÂN SỰ Ở VIỆT NAM.............................. 82 3.1. Tổng quan kết quả xét xử các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ của các Tòa án quân sự ở Việt Nam................................................................ 82 3.2. Những hạn chế, sai lầm trong thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ .............................. 90 3.3. Nguyên nhân của những hạn chế, sai lầm trong thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt đối với các các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ............................................................................................................. 110 Chƣơng 4: CÁC YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP BẢO ĐẢM ÁP DỤNG ĐÚNG PHÁP LUẬT VỀ CÁC TỘI XÂM PHẠM AN TOÀN GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ ...................................................................................... 117 4.1. Các yêu cầu áp dụng đúng pháp luật về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ .................................................................................................. 117 4.2. Các giải pháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ................................................................................... 120 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 149 DANH SÁCH CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ..................................................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 163 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BLHS : Bộ luật hình sự BLTTHS : Bộ luật tố tụng hình sự BLDS : Bộ luật dân sự HĐXX : Hội đồng xét xử HTND : Hội thẩm nhân dân HTQN : Hội thẩm quân nhân TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TAQS : Tòa án quân sự MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Vi phạm an toàn giao thông đường bộ đang là vấn đề xã hội mang tính toàn cầu mà các quốc gia trên thế giới đều phải đối mặt. Sự gia tăng nhanh chóng của các loại phương tiện giao thông mà tăng trưởng mạnh nhất là các loại phương tiện giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ chưa đảm bảo về quy mô và chất lượng, đặc biệt ở các nước kém phát triển và đang phát triển; ùn tắc giao thông thường xuyên xảy ra ở các đô thị lớn đã khiến cho tai nạn giao thông đường bộ ngày càng tăng về số lượng và mức độ nghiêm trọng. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định “Tai nạn giao thông đã trở thành một đại dịch của nhân loại”. Tổ chức Y tế thế giới đã tiến hành khảo sát toàn diện tình hình tai nạn giao thông trên thế giới. Báo cáo kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, mỗi năm trên thế giới có hơn 1,2 triệu người chết và 50 triệu người bị thương do tai nạn giao thông. Như vậy, trung bình mỗi ngày khoảng 3.400 người chết vì tai nạn giao thông trên đường bộ, trong đó các quốc gia có thu nhập trung bình có số lượng người tử vong do tai nạn giao thông lớn nhất, với gấp đôi tỷ lệ tử vong so với các quốc gia có thu nhập cao và chiếm 90% số người tử vong vì giao thông đường bộ trên toàn thế giới; người đi bộ, người đi xe đạp và người đi xe mô tô chiếm một nửa số tử vong này. Ở Việt Nam, tình hình vi phạm an toàn giao thông đường bộ đã và đang diễn biến phức tạp, gây thiệt hại lớn về tính mạng, sức khỏe, về của cải vật chất, gây tâm lý lo lắng cho người dân, gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội và đang là mối quan tâm của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, của mọi tầng lớp nhân dân. Hiện nay, đất nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Giao thông đường bộ chiếm một vị trí hết sức quan trọng, bởi vì đó là một yếu tố thuộc kết cấu hạ tầng tạo động lực phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Hệ thống giao thông đường bộ ở nước ta từng bước được đầu tư nâng cấp, sửa chữa, xây dựng mới; phương tiện vận tải tăng nhanh về số lượng, đa dạng về chủng loại, từng bước đáp ứng được yêu cầu phát triển của nền kinh tế, an ninh quốc phòng và nhu cầu đi lại của nhân dân. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh 1 hiện nay do sự mất cân đối giữa cầu, đường, phương tiện, người tham gia giao thông và các yếu tố xã hội, tình trạng vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ đã và đang diễn biến hết sức nghiêm trọng. Từ năm 2009 đến nay tuy tai nạn giao thông đường bộ có xu hướng giảm (giảm về số vụ, số người chết và số người bị thương), nhưng số người chết vẫn ở mức cao (trung bình hơn 10.000 người chết trong một năm với tổng dân số 95 triệu dân). Theo số liệu báo cáo của Cục cảnh sát giao thông, năm 2017, toàn quốc xảy ra 19.798 vụ tai nạn giao thông đường bộ, làm chết 8.089 người, bị thương 16.970 người. Các hành vi xâm phạm an toàn giao thông đường bộ bị xử l hình sự tuy có giảm, song vẫn chiếm tỷ lệ cao trong tổng số các tội phạm; số vụ án, số bị cáo bị xét xử về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ có xu hướng giảm, nhưng tính chất nguy hiểm lại gia tăng. Trước tình hình đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số 18- CT/TW ngày 04/9/2012“Về tăng c ờng sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đ ờng bộ”. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 30/2013/NQ- CP ngày 01/3/2013“về ch ơng trình hành động của Chính phủ thực hiện chỉ thị số 18- CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng về tăng c ờng sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đ ờng bộ”. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 12/CT- TTG ngày 23/6/2013“về tăng c ờng thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chặn tai nạn giao thông nghiêm trọng trong hoạt động vận tải”. Bộ giao thông vận tải ban hành Quyết định số 620/QĐ- BGTVT ngày 14/3/2013 về “Ban hành ch ơng trình hành động của Bộ Giao thông vận tải thực hiện Chỉ thị số 18- CT/TW ngày 04/9/2012 của Ban chấp hành Trung ơng Đảng về tăng c ờng sự lãnh đạo của Ðảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đ ờng bộ”. Trong đó, xác định rõ các chủ trương, giải pháp cơ bản, lâu dài và các biện pháp cấp bách nhằm kiềm chế, chặn đứng tiến tới đẩy lùi tai nạn giao thông, đồng thời yêu cầu các Cấp ủy đảng, Chính quyền, Đoàn thể các cấp, các Ngành phải đặt nhiệm vụ bảo đảm an toàn giao thông là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý của 2 mình; phải tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, Chỉ thị và Nghị quyết này. Việc xử lý nghiêm minh các hành vi xâm phạm an toàn giao thông nói chung và xâm phạm an toàn giao thông đường bộ nói riêng là một trong những nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với các cơ quan tiến hành tố tụng nhằm góp phần ngăn chặn và kìm chế tai nạn giao thông. Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 được Quốc hội khóa X thông qua ngày 21 tháng 12 năm 1999, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 07 năm 2000. Từ khi ra đời đến nay, BLHS là công cụ sắc bén của Nhà nước trong việc quản lý xã hội, phòng ngừa và đấu tranh chống tội phạm, góp phần quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của các tổ chức và của công dân, góp phần có hiệu quả trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên, sau gần 15 năm thi hành, tình hình đất nước ta đã có những thay đổi lớn về mọi mặt. Đặc biệt, việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà nội dung cơ bản là ghi nhận và bảo đảm thực hiện các quyền con người, quyền cơ bản của công dân; chiến lược hoàn thiện hệ thống pháp luật, chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hội nhập quốc tế của Việt Nam đã mang lại những chuyển biến lớn, tích cực về kinh tế, xã hội và đối ngoại. Điều này đã làm cho BLHS nói chung và một số quy định về các tội phạm cụ thể trong BLHS hiện hành trở nên bất cập, không đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tình hình tội phạm tiếp tục có những diễn biến hết sức phức tạp, đặc biệt, trong một số lĩnh vực có xu hướng gia tăng về quy mô và tính chất nguy hiểm. Xu thế chủ động hội nhập quốc tế đã trở thành nhu cầu nội tại của Việt Nam. Trên thực tế, Việt Nam đã tham gia nhiều tổ chức quốc tế, tổ chức khu vực và đã trở thành thành viên của nhiều điều ước quốc tế đa phương, trong đó có các công ước về phòng chống tội phạm. Bên cạnh đó, trong quan hệ hợp tác song phương với các quốc gia, Việt Nam đã đàm phán và k kết nhiều Hiệp định tương trợ tư pháp về hình sự và hiệp định dẫn độ với các nước trên thế giới. Điều này, đòi hỏi 3 phải tiếp tục có sự nghiên cứu sửa đổi, bổ sung các quy định của BLHS để nội luật hóa các quy định hình sự trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên nhằm thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của quốc gia thành viên, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc chủ động và tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng, chống tội phạm. BLHS năm 1999 và tiếp đó là BLHS năm 2015, BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) đã có những sửa đổi, bổ sung về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ. Điều đó cho thấy pháp luật hình sự Việt Nam về các tội phạm này đang ngày càng được hoàn thiện hơn, đáp ứng được các yêu cầu về cải cách tư pháp và những đòi hỏi của thực tiễn, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi các tội phạm này đang có xu hướng gia tăng, đe dọa tính mạng, sức khỏe, tài sản của công dân. Tuy nhiên, BLHS hiện hành còn nhiều bất cập về mặt kỹ thuật lập pháp liên quan đến sự thống nhất giữa phần chung và phần các tội phạm; các dấu hiệu định tội, định khung của nhiều tội danh; các tội ghép; cách thiết kế khung hình phạt cũng như khoảng cách khung hình phạt của một số tội danh, ... những bất cập này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc hướng dẫn thi hành và áp dụng các quy định của BLHS trên thực tế. Đồng thời, các văn bản giải thích và hướng dẫn áp dụng pháp luật chưa kịp thời, đầy đủ và thống nhất dẫn đến trong quá trình áp dụng các quy định của pháp luật về các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ, các cơ quan tiến hành tố tụng vẫn thường gặp những vướng mắc, lúng túng. Thời gian qua, các vụ án liên quan đến Quân đội có xu hướng gia tăng, trong đó các tội xâm phạm an toàn giao thông đường bộ là nhóm tội chiếm tỉ lệ cao, nó gây thiệt hại không nhỏ cho Quân đội, ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của Quân đội. Các Tòa án quân sự (TAQS) là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thuộc hệ thống Tòa án nhân dân (TAND) được tổ chức trong Quân đội, thực hiện chức năng nhiệm vụ xét xử theo quy định của pháp luật. Trong phạm vi chức năng của mình, các TAQS có nhiệm vụ bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa; bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân; bảo vệ an ninh quốc phòng, kỷ luật và sức mạnh chiến đấu của Quân đội; 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.