Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 213 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 4 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 9
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 213 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THỊ THU HIỀN BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TƢ PHÁP TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI TRẦN THỊ THU HIỀN BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ Chuyên ngành: Luật Hình sự và Tố tụng hình sự Mã số: 9380104 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ 2. PGS.TS. NGUYỄN TẤT VIỄN HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu trong Luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đúng theo quy định. Tôi xin chịu trách nhiệm về tính chính xác và trung thực của Luận án này. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thu Hiền LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy giáo hướng dẫn PGS. TS. Nguyễn Ngọc Chí và PGS. TS. Nguyễn Tất Viễn đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận án. Đồng thời, tôi chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và cán bộ Trường Đại học Luật Hà Nội đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Cuối cùng, tôi chân thành cảm ơn các cơ quan, tổ chức, cá nhân, gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình làm luận án. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Trần Thị Thu Hiền DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BLHS Bộ luật Hình sự BLTTHS Bộ luật Tố tụng hình sự CQĐT Cơ quan điều tra CQTHTT Cơ quan tiến hành tố tụng ĐTV Điều tra viên KSV Kiểm sát viên TAND Toà án nhân dân TANDTC Toà án nhân dân tối cao TAQS Toà án quân sự THTT Tiến hành tố tụng TTHS Tố tụng hình sự VAHS Vụ án hình sự VKS Viện kiểm sát VKSND Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC Viện kiểm sát nhân dân tối cao VKSQS Viện kiểm sát quân sự MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt Mục lục MỞ ĐẦU 1 PHẦN TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 8 PHẦN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 39 Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 39 1.1. Khái niệm bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 39 1.2. Ý nghĩa của việc bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 66 1.3. Cơ sở của việc bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 69 1.4. Những yếu tố ảnh hƣởng đến bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 78 Kết luận Chƣơng 1 85 Chƣơng 2 PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 86 2.1. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nguyên tắc tố tụng bảo đảm quyền con ngƣời của bị can 86 2.2. Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về quyền của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 98 2.3 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, ngƣời có thẩm quyền tiến hành tố tụng nhằm bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 107 2.4 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về trình tự, thủ tục điều tra nhằm bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 111 2.5 Quy định của pháp luật tố tụng hình sự về giám sát việc thực thi quyền con ngƣời trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 119 Kết luận Chƣơng 2 121 Chƣơng 3 THỰC TIỄN VÀ CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI CỦA BỊ CAN TRONG GIAI ĐOẠN ĐIỀU TRA VỤ ÁN HÌNH SỰ 122 3.1. Thực tiễn bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 122 3.2. Các yêu cầu đặt ra đối với việc bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong tình hình mới 149 3.3. Một số giải pháp tăng cƣờng bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự 152 Kết luận Chƣơng 3 178 KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ĐÃ ĐƢỢC CÔNG BỐ DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 179 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Quyền con ngƣời là một giá trị thiêng liêng và vĩnh cửu của nhân loại. Nó hiện hữu trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội trong đó có lĩnh vực TTHS. TTHS là một lĩnh vực rất nhạy cảm với khả năng xâm phạm đến quyền con ngƣời trong quá trình tiến hành điều tra, truy tố, xét xử các VAHS. Các hoạt động TTHS mang đậm tính quyền lực nhà nƣớc thể hiện sức mạnh cƣỡng chế của nhà nƣớc có thể dẫn đến xâm phạm quyền cơ bản của con ngƣời nhƣ quyền sống, quyền tự do của cá nhân, để lại hậu quả nghiêm trọng. Trong TTHS, ngƣời bị buộc tội thuộc nhóm đối tƣợng luôn đƣợc quan tâm đặc biệt bởi lẽ trong tƣơng quan với hệ thống tƣ pháp của nhà nƣớc, đối tƣợng trên luôn đƣợc nhìn nhận thuộc nhóm yếu thế. Do đó, quyền con ngƣời của họ là một giá trị xã hội nhất định cần đƣợc ƣu tiên bảo vệ. Có thể nói, bảo đảm quyền con ngƣời của ngƣời bị buộc tội là chỉ số phản ánh tính dân chủ, nhân đạo của luật TTHS. Bị can là một trong số ngƣời bị buộc tội, tham gia vào giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử sơ thẩm. Giai đoạn điều tra là giai đoạn mà khả năng và nhu cầu áp dụng các biện pháp cƣỡng chế là phổ biến đồng thời tính tranh tụng giữa các bên còn hạn chế. Vì vậy, bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra VAHS là vấn đề quan trọng, thiết yếu. Trên thế giới, vấn đề quyền con ngƣời trong TTHS nói chung và quyền con ngƣời của ngƣời bị buộc tội đƣợc quan tâm nghiên cứu từ rất lâu. Một trong những dấu ấn quan trọng của lịch sử phát triển về quyền con ngƣời là sự hình thành những văn kiện quốc tế về quyền con ngƣời nhƣ Tuyên Ngôn nhân quyền thế giới năm 1948, Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ƣớc chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con ngƣời năm 1985... Những văn kiện trên đã quy định những quyền con ngƣời của ngƣời bị buộc tội nhƣ quyền đƣợc xét xử công bằng bởi một thủ tục TTHS và tòa án công bằng, công khai, quyền bất khả xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm và quyền tự do cá nhân khác, quyền đƣợc suy đoán vô tội, quyền đƣợc bào chữa, quyền không bị xét xử quá 2 mức chậm trễ, quyền kháng cáo bản án để xét xử phúc thẩm, quyền đƣợc nhanh chóng minh oan, quyền không bị kết tội hai lần về cùng một hành vi. Có thể nói, những quy định trên là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm quyền của ngƣời bị buộc tội nói chung và bị can nói riêng, là nhân tố thúc đẩy các quốc gia tham gia công ƣớc tích cực nội luật hóa các quy định trên trong pháp luật quốc gia mình. Ở Việt Nam, vấn đề quyền con ngƣời trong TTHS nói chung và quyền con ngƣời của bị can nói riêng luôn đƣợc quan tâm. Hiện nay, Việt Nam đã trở thành thành viên của nhiều điều ƣớc quốc tế quan trọng về nhân quyền và quyền con ngƣời, bao gồm cả Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966, Công ƣớc chống tra tấn, đối xử vô nhân đạo và hạ nhục con ngƣời năm 1985, Công ƣớc về Quyền trẻ em năm 1989. Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lƣợc cải cách tƣ pháp đến năm 2020 nêu rõ “Đòi hỏi của nhân dân và xã hội đối với các cơ quan tƣ pháp ngày càng cao. Các cơ quan tƣ pháp phải thực sự là chỗ dựa cho nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con ngƣời, đồng thời phải là công cụ hữu hiệu để bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm pháp luật”. Thể chế hóa chủ trƣơng, chính sách của Đảng, tại Điều 3 Hiến pháp năm 2013 của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi nhận “Nhà nƣớc đảm bảo và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân; công nhận, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con ngƣời, quyền công dân”. Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 có riêng điều 31 quy định về quyền của ngƣời bị buộc tội. Trong đó khẳng định các quyền cơ bản của ngƣời bị buộc tội nhƣ quyền đƣợc suy đoán vô tội, đƣợc tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai, không bị kết án hai lần về một tội phạm, có quyền tự bào chữa, nhờ luật sƣ hoặc ngƣời khác bào chữa cho mình, có quyền đƣợc bồi thƣờng thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự. Sự ra đời của BLTTHS năm 2015 là cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp 2013, đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong việc đề cao quyền con ngƣời của ngƣời tham gia tố tụng nói chung và bị can nói riêng, có sự kế thừa BLTTHS năm 2003. Theo đó, các quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra đƣợc sửa đổi, bổ sung theo hƣớng mở rộng, nhiệm vụ 3 quyền hạn của các CQTHTT cũng đƣợc quy định rõ ràng, cụ thể hơn, thủ tục trình tự tố tụng chặt chẽ hơn... Tuy nhiên, trong các quy định về quyền con ngƣời của bị can vẫn còn thiếu những quy định quan trọng theo tiêu chí quốc tế về nhân quyền, quy định về trình tự, thủ tục tố tụng, đặc biệt là các biện pháp điều tra chƣa đủ chặt chẽ để bảo đảm quyền con ngƣời của bị can, trách nhiệm và hình thức xử lý vi phạm quyền con ngƣời của bị can chƣa rõ ràng, cụ thể. Những vấn đề này cần tiếp tục đƣợc nghiên cứu và hƣớng dẫn thi hành trong các văn bản khác có liên quan để đảm bảo tính khả thi của quy định. Thực tiễn bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra VAHS ở Việt Nam tuy đã có nhiều tiến bộ trong những năm gần đây, nhƣng vẫn còn nhiều hạn chế, vƣớng mắc nhƣ: một số quyền của bị can chƣa đƣợc bảo đảm, thậm chí bị xâm hại, tình trạng lạm dụng tạm giam, quá hạn tạm giữ, tạm giam giảm chƣa đáng kể; các vi phạm pháp luật khi tiến hành các hoạt động điều tra đặc biệt là bức cung, nhục hình đối với bị can vẫn còn xảy ra ảnh hƣởng tiêu cực trong dƣ luận xã hội. Những hạn chế, vƣớng mắc này xuất phát từ các nguyên nhân cơ bản nhƣ: quy định pháp luật về bảo đảm quyền con ngƣời của bị can chƣa đầy đủ, minh bạch, đội ngũ cán bộ tƣ pháp còn thiếu về số lƣợng, yếu về chuyên môn, nghiệp vụ, chất lƣợng ngƣời bào chữa chƣa cao, cơ chế giám sát hoạt động tố tụng chƣa hiệu quả, xử lý hành vi vi phạm quyền con ngƣời của bị can chƣa nghiêm minh... Việc nghiên cứu về bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra là quan trọng và cần thiết, góp phần nâng cao hiệu quả bảo đảm quyền con ngƣời của bị can, hƣớng đến quy trình tố tụng khách quan, minh bạch, công bằng. Do đó, việc lựa chọn đề tài “Bảo đảm quyền con người của bị can trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự” để nghiên cứu ở cấp độ luận án tiến sĩ là cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cải cách tƣ pháp, góp phần bảo đảm quyền con ngƣời và phù hợp với xu thế hội nhập quốc tế. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Luận án xây dựng hệ thống lý luận về bảo đảm quyền con ngƣời của bị can trong giai đoạn điều tra, đề xuất những kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.