Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ công thương

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ công thương 165 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ công thương 1 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ công thương 0 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ công thương 3
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Tiếp tục cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa các doanh nghiệp Nhà nước thuộc bộ công thương
4 ( 13 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 165 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG ĐỨC TÂM TIẾP TỤC CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 62310105 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGÔ THẮNG LỢI Hà Nội - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác. Hà Nội, ngày 24 tháng 08 năm 2016 Tác giả Dƣơng Đức Tâm MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN CÁC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC BẢNG BIỂU MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ............................................................................... 7 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc ..........................................................7 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về CPH DNNN .................................................7 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các DN sau CPH ........................................12 1.2. Các công trình nghiên cứu Ngoài nƣớc ......................................................17 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu .....................................................22 1.3.1. Những nội dung các công trình khoa học trước đó đã được nghiên cứu..........22 1.3.2. Những nội dung luận án của tác giả sẽ kế thừa từ những nghiên cứu trước. . .. 22 1.4. Những vấn đề đặt ra cho nghiên cứu luận án của tác giả .........................23 1.4.1. Những khoảng trống mà luận án của tác giả cần tiếp tục nghiên cứu .......23 1.4.2. Câu hỏi nghiên cứu ...................................................................................23 1.5. Cơ sở lý thuyết đặt ra cho quá trình nghiên cứu ........................................24 1.5.1. Lý thuyết dự kiến sử dụng để nghiên cứu ..................................................24 1.5.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................24 1.5.3. Dự kiến kết quả nghiên cứu .......................................................................25 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ................................................................................. 25 CHƢƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ .......................... 26 2.1. Những vấn đề chung về cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc ở Việt nam. ...26 2.1.1. Cổ phần hóa, Tư nhân hóa và sự hình thành Công ty cổ phần. .................26 2.1.2. Nội dung cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước. ........................................31 2.1.3. Nội dung giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam. ...................................................................................................................35 2.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN ở Việt Nam hiện nay .................................................................46 2.2. Cổ phần hóa DNNN của một số Quốc gia trên thế giới, bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ..............................................................................................51 2.2.1. Cổ phần hóa DNNN của một số quốc gia trên thế giới .............................51 2.2.2. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ...........................................................59 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ................................................................................. 63 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG ........................................................................................................ 64 3.1. Doanh nghiệp Nhà nƣớc và kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Bộ Công thƣơng ..................................................................................64 3.1.1. Giới thiệu về Bộ công thương: ...................................................................64 3.1.2. Các DNNN thuộc Bộ công thương hiện nay .............................................65 3.1.3. kề hoạch cổ phần hóa DNNN thuộc Bộ Công thương...............................66 3.2. Thực trạng cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nƣớc của Bộ Công thƣơng.........70 3.2.1. Kết quả thiện hiện CPH DNNN theo các giai đoạn ...................................70 3.2.2. Thực trạng thực hiện CPH DNNN thuộc Bộ công thương ........................79 3.3 Thực trạng giải quyết các vấn đề sau Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Bộ Công thƣơng. .................................................................................84 3.3.1. Tình hình hoạt động của các doanh nghiệp sau cổ phần hóa .....................84 3.3.2. Công tác tổ chức bộ máy quản lý và quản trị DN ......................................84 3.3.3. Về đất đai và quyền sở hữu tài sản ............................................................90 3.3.4. Về khả năng tiếp cận tín dụng và các khoản nợ của DN ...........................93 3.3.5. Giải quyết chính sách, chế độ đối với lao động dôi dư ..............................94 3.3.6. Về vấn đề công nghệ ..................................................................................95 3.3.7. Về công khai, minh bạch thông tin ............................................................97 3.4. Đánh giá tình hình thực hiện quá trình CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc Bộ Công thƣơng. .....................................................................98 3.4.1. Về công tác CPH DNNN thuộc BCT. ........................................................98 3.4.2. Về kết quả hoạt động của các DN sau CPH tại BCT .................................99 3.4.3. Nguyên nhân của những thành công .......................................................100 3.4.4. Những bất cập và nguyên nhân ................................................................102 CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH TIẾN TRÌNH CỔ PHẦN HÓA VÀ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ SAU CỔ PHẦN HÓA DOANH NGHIỆP NHÀ NƢỚC THUỘC BỘ CÔNG THƢƠNG ....................................................................... 111 4.1. Mục tiêu CPH và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT từ nay đến năm 2020 . ................................................................................................111 4.1.1. Kế hoạch CPH DNNN thuộc BCT, từ năm 2016- 2020:.........................111 4.1.2. Mục tiêu CPH DNNN thuộc BCT: ..........................................................112 4.1.3. Mục tiêu giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT:......................114 4.2. Giải pháp đẩy nhanh tiến trình cổ phần hóa và giải quyết các vấn đề sau cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nƣớc thuộc Bộ Công thƣơng. ........................115 4.2.1. Giải pháp đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN thuộc Bộ Công thương .....115 4.2.2. Giải pháp giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN thuộc BCT: ...............127 4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện ..................................................141 4.3.1. Về phía Nhà nước ....................................................................................142 4.3.2. Đối với Bộ Công Thương và các DN CPH ..........................................143 Kết luận chƣơng 4 ......................................................................................... 148 KẾT LUẬN CHUNG ..................................................................................... 149 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCT Bộ công thương CP Chính phủ CPH Cổ phần hóa CPH DN Cổ phần hóa doanh nghiệp CPH DNNN Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước DNNN CPH Doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa DN Doanh nghiệp DN CPH Doanh nghiệp cổ phần hóa DNNN Doanh nghiệp nhà nước NĐ Nghị định CNXH Chủ nghĩa xã hội TNHH Trách nhiệm hữu hạn HĐQT Hội đồng quản trị TCT Tổng công ty CP Cổ phần SXKD Sản xuất kinh doanh NQ Nghị quyết TW Trung ương CTCP Công ty cổ phần CT Công ty TBXH Thương binh xã hội QTCL Quản trị chiến lược QTTC Quản trị tài chính QTNS Quản trị Nhân sự QTDN Quản trị doanh nghiệp. ĐHĐCĐ Đại hội đồng cổ đông. HQKD Hiệu quả kinh doanh VĐL Vốn điều lệ BMQL Bộ máy quản lý XNK Xuất, nhập khẩu TĐ Tập đoàn TĐKT Tập đoàn kinh tế CT TNHH MTV Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên . BKS Ban kiểm soát TN Tư nhân TNH Tư nhân hóa DNTN Doanh nghiệp Tư nhân DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng: 2.1: So sánh CPH với TNH. .......................................................................... 29 Bảng 3.1: Số lượng các DNNN do BCT quản lý đến hết ngày 31/05/2016 ............. 65 Bảng 3.2: Số lượng các DN còn giữ 100% vốn Nhà nước do BCT quản lý ............ 71 Bảng 3.3. Kế hoạch và kết quả CPH DNNN, giai đoạn từ 2011-2015 ..................... 75 Bảng 3.4: Tình hình sắp xếp, đổi mới DNNN đến ngày 31/12/ 2015 do BCT quản lý..... 81 Bảng 3.5: Kết quả hoạt động của một số DN sau CPH .......................................... 100 Bảng 4.1: Kế hoạch sắp xếp, CPH DNNN thuộc BCT, giai đoạn 2016-2020........ 111 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu: Tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là yêu cầu cấp bách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay. Kể từ khi có chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước (CPH DNNN) theo Nghị định số 28/CP ngày 07 tháng 5 năm 1996 của Chính phủ đến nay, tổng số doanh nghiệp (DN) đã được cổ phần hóa (CPH) là 4.065 DN. Theo lộ trình, giai đoạn 2011 - 2015, dự kiến cả nước phải sắp xếp, cổ phần hóa (CPH) 527 DN. Tuy nhiên năm 2015 là năm cuối của kế hoạch CPH kết thúc. Theo số liệu của Bộ tài chính tính đến hết tháng 11/2015, cả nước còn phải thực hiện CPH 130 DN. Như vậy từ năm 2011 - 2015, cả nước mới CPH được 397 DN, đạt 75% kế hoạch của cả giai đoạn. Nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch CPH giai đoạn 20112015, là do: Những DN được đưa vào diện CPH trong giai đoạn này chủ yếu là những DN có quy mô lớn, đó là các Công ty (CT), Tổng công ty (TCT), Tập đoàn kinh tế (TĐKT). Mặt khác do sự suy thoái của nền kinh tế toàn cầu cũng đã ảnh hưởng đến tốc độ CPH DNNN ở Việt nam. Như vậy, công tác CPH DNNN ở Việt Nam còn phải trải qua một chặng đường khá dài. Theo dự kiến ít nhất phải đến hết năm 2020 Việt Nam mới có thể hoàn thành được chương trình CPH DNNN. [21]. Để tiếp tục đẩy nhanh tiến trình CPH DNNN và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN, thì cần phải tiếp tục hoàn thiện về thể chế, phát triển thị trường tài chính, thị trường chứng khoán nhằm phục vụ quá trình tái cơ cấu DNNN theo hướng CPH để phân bố và sử dụng nguồn lực hiệu quả hơn, từ đó mà nâng cao hiệu suất vốn xã hội và năng suất tổng hợp của nền kinh tế. Cũng theo báo cáo của Thường trực Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển DN (thuộc Văn phòng Chính phủ) về tình hình thực hiện tái cơ cấu DNNN 05 tháng đầu năm 2016, cả nước đã CPH được 36 DNNN và 02 đơn vị sự nghiệp công lập. Trong đó có 06 TCT Nhà nước. Đồng thời, đã thành lập Ban chỉ đạo CPH của 61 DN, đang xác định giá trị DN của 77 DN, đã công bố giá trị DN của 30 DN. Với mục tiêu đặt ra là thực hiện tái cấu trúc DNNN còn lại, giảm số lượng DNNN đến năm 2020 còn khoảng 200 DN ( giảm 50% số lượng DNNN tại thời điểm năm 2015), đồng thời cơ bản hoàn thành việc xử lý các tồn tại về tài chính, lao động dôi dư của khu vực DNNN [ 21]. 1 Bộ Công thương ( BCT) là một trong những Bộ lớn và quan trọng, những DN do Bộ quản lý, sản xuất ra hầu hết tư liệu sản xuất và một phần lớn tư liệu tiêu dùng cung cấp cho xã hội. Những DNNN do BCT quản lý được Nhà nước đầu tư một khối lượng vốn lớn cho hoạt động SXKD. Song hiệu quả đưa lại chưa thật tương xứng. Trong những năm gần đây (từ năm 2011 đến nay ), tốc độ CPH DNNN tại BCT diễn ra khá chậm chạp, nhất là trong năm 2015, BCT chỉ đạt 48% kế hoạch CPH của cả năm 2015. Với tốc độ CPH DNNN tại BCT như hiện nay, thì tiến trình CPH DNNN do Bộ quản lý sẽ không hoàn thành được kế hoạch CPH mà Thủ Tướng Chính phủ giao cho BCT giai đoạn 2 (từ năm 2011 - 2015) và sau 2015. Đây chính là những khó khăn, vướng mắc mà BCT phải giải quyết trong thời gian tới để thực hiện được đề án tái cấu trúc các DNNN tại BCT theo Nghị quyết số 15/2014/NQ-CP với các giải pháp thúc đẩy CPH, sắp xếp DNNN thuộc BCT từ năm 2016 - 2020 [79]. Mặt khác, một số DNNN thuộc BCT đã thực hiện xong CPH (Hậu Cổ phần hóa) nhưng do hiện trạng của các tổ chức trong DN đang gặp nhiều vấn đề vướng mắc, như: Công tác tổ chức Bộ máy quản lý còn nhiều bất cập, năng lực quản lý và quản trị DN chưa đáp ứng được yêu cầu của sự đổi mới. Hơn nữa, vấn đề đất đai và quyền sở hữu tài sản chưa được giải quyết một cách rõ ràng, minh bạch, chính sách tín dụng đối với DN sau CPH còn có sự phân biệt đối xử; về giải quyết chính sách, chế độ cho lao động dôi dư trong DN CPH chưa được thỏa đáng. Một vấn đề nổi cộm hiện nay tại BCT, đó là: Bộ chậm triển khai để bàn giao phần vốn Nhà nước trong các CTCP cho TCT Đầu tư, kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) và chậm triển khai việc niêm yết các DN đã CPH xong lên sàn giao dịch của thị trường chứng khoán, từ đó dẫn đến tỷ lệ phần vốn Nhà nước bán cho các Nhà đầu tư còn rất thấp, DN không có điều kiện về tài chính để đổi mới công nghệ, dẫn đến tính cạnh tranh của đại bộ phận các CTCP tại BCT còn thấp. Ngoài ra, một vấn đề nhạy cảm hiện nay của xã hội nói chung và tại BCT nói riêng, đó là lợi ích nhóm của một số đối tượng có quyền lực trong các DNNN thuộc BCT còn tồn tại. Đây chính là nguyên nhân không hoàn thành kế hoạch CPH DNNN do Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt cho BCT. Như vậy, việc sắp xếp, đổi mới, phát triển DN và giải quyết các vấn đề sau CPH DNNN tại BCT là cần thiết, mang tính thời sự cấp bách, là nhiệm vụ trọng tâm trong tiến trình phát triển kinh tế của Bộ theo hướng hội nhập. 2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.