Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 192 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 2 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam 12
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thị trường sức lao động trong nền kinh tế hàng hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
5 ( 12 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 192 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TỂ ************* TRẦN THANH DŨNG THỊ TRƯỜNG SỨC LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ HÀNG HÓA THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ CHÍNH TRỊ XHCN Mã số: 5. 02. 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN LUÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Năm 1999 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác; các số liệu, tài liệu sử dụng trong luận án đều trung thực và có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Tác giả TRẦN THANH DŨNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ SỨC LAO ĐỘNG VÀ THỊ TRƢỜNG SỨC LAO ĐỘNG ............................................................................................................................... 8 1.1. Đặc điểm và vai trò của sức lao động ............................................................................. 8 1.1.1. Đặc điểm chung của sức lao động. ........................................................................... 8 1.1.2. Vai trò của sức lao động. .......................................................................................... 9 1.2. Tính chất hàng hóa của sức lao động ............................................................................ 14 1.2.1. Điều kiện để sức lao động trở thành hàng hóa. ...................................................... 14 1.2.2. Thực chất của việc mua - bán sức lao động............................................................ 16 1. 2. 3. Giá trị sử dụng và giá trị của hàng hóa sức lao động ........................................... 18 1.3. Vị trí, đặc điểm và vai trò của thị trƣờng sức lao động nói chung ................................ 19 1.3.1 Vị trí của thị trƣờng sức lao động trong nền kinh tế thị trƣờng. .............................. 19 1.3.2. Đặc điểm chung của thị trƣờng sức lao động. ........................................................ 21 1.3.3. Vai trò của thị trƣờng sức lao động ........................................................................ 23 1.4. Một số vấn đề liên quan đến thị trƣờng sức lao động ................................................... 26 1.4.1. Sự xuất hiện và phát triển của thị trƣờng sức lao động trong lịch sử các nền kinh tế. ...................................................................................................................................... 26 1.4.2. Trạng thái cung - cầu sức lao động. ........................................................................ 27 1.4.3. Quan hệ lao động .................................................................................................... 33 1.4.4. Vấn đề bóc lột sức lao động. .................................................................................. 40 1.4.5 Xu hƣớng di chuyển lao động. ................................................................................ 41 1.4.6. Giáo dục đào tạo và thị trƣờng đào tạo. .................................................................. 44 1.4.7. Việc làm và vấn đề thất nghiệp. ............................................................................. 47 1.4.8. Xu hƣớng hợp nhất và phân hóa trên thị trƣờng sức lao động. .............................. 54 1.4.9. Vai trò Nhà nƣớc đối với thị trƣờng sức lao động.................................................. 56 Kết luận chương 1: ............................................................................................................. 59 CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ THỰC TRẠNG CỦA THỊ TRƢỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM .................................................................................................... 60 2.1. Quá trình hình thành thị trƣờng sức lao động ở Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử ........ 60 2.1.1. Thị trƣờng sức lao động trƣớc Cách mạng tháng Tám. .......................................... 60 2.1.2 Thị trƣờng sức lao động thời kỳ 1954 -1975. .......................................................... 61 2.1.3. Thị trƣờng sức lao động trong bƣớc chuyển sang kinh tế thị trƣờng. .................... 64 2.2. Thực trạng của thị trƣờng sức lao động ở Việt Nam hiện nay ...................................... 72 2.2.1. Thực trạng về nguồn cung sức lao động. ................................................................ 72 2.2.2. Nhu cầu sức lao động ngày càng tăng và không ổn định. ...................................... 85 2.2.3. Nạn thất nghiệp do tình trạng cung vƣợt cầu. ......................................................... 89 2.3. Thực trạng về quản lý nhà nƣớc đối với thị trƣờng sức lao động ở Việt Nam ............. 96 2.3.1. Về quản lý lao động. ............................................................................................... 96 2. 3. 2. Giải quyết tranh chấp lao động. ............................................................................. 99 2.3.3. Quản lý các Trung tâm dịch vụ việc làm. ............................................................. 104 2.3.4 Quản lý tiền lƣơng và bảo hiểm xã hội.................................................................. 105 2.4. Tình hình thất nghiệp và các giải pháp về thị trƣờng sức lao động trên thế giới ........ 112 2.4.1. Tình hình thất nghiệp trên thế giới. ...................................................................... 113 2.4.2. Một số giải pháp áp dụng ở thị trƣờng sức lao động của các nƣớc. ..................... 115 Kết luận chương 2: ........................................................................................................... 123 CHƢƠNG 3: NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN THỊ TRƢỜNG SỨC LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ............................................................................................................................ 124 3.1. Thị trƣờng sức lao động trong chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội. ........................ 124 3.1.1. Nguồn nhân lực trong chiến lƣợc kinh tế - xã hội ở Việt Nam. ........................... 124 3.1.2 Các mục tiêu của chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội ở Việt nam đến năm 2020. ........................................................................................................................................ 126 3.2. Những giải pháp cho các bộ phận của thị trƣờng sức lao động ở nƣớc ta. ................. 132 3.2.1. Giải pháp phát triển thị trƣờng sức lao động ở nông thôn. ................................... 133 3.2.2. Giải pháp phát triển thị trƣờng sức lao động thành thị. ........................................ 139 3.2.3 Giải pháp cho thị trƣờng sức lao động liên thông với nƣớc ngoài. ....................... 142 3.3. Những giải pháp chung để thúc đẩy sự phát triển thị trƣờng sức lao động ở Việt Nam hiện nay .............................................................................................................................. 147 3.3.1. Các giải pháp thúc đẩy tăng cầu sức lao động, tạo việc làm. ............................... 148 3.3.2. Các giải pháp cải thiện nguồn cung sức lao động. ............................................... 155 3.3.3. Các giải pháp tạo điều kiện phát triển thị trƣờng sức lao động. ........................... 166 Kết luận chương 3: ........................................................................................................... 176 KẾT LUẬN ............................................................................................................................ 177 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 180 MỞ ĐẦU 1. Sự cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài. Vấn đề sức lao động và thị trường sức lao động trong nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hiện nay đang là mối quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu học thuật, giảng dạy và cơ quan quản lý lao động. Cho đến nay, mặc dù vấn đề này đã được đề cập khá nhiều, nhưng vẫn còn những nội dung chưa được nói đến một cách đầy đủ. Nghiên cứu đề tài này sẽ có ý nghĩa trên nhiều phương diện về kinh tế, xã hội và về lý luận. - Về phương diện kinh tế. Làm rõ vai trò của sức lao động và thị trường sức lao động sẽ góp phần vào việc nhận thức và phát huy nguồn vốn nhân lực tiềm tàng của đất nước, mở ra triển vọng gia tăng việc làm và thu nhập, cải thiện sức mua, thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất, tăng tổng sản phẩm xã hội và đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Giải quyết nạn thất nghiệp là một vấn đề đã được nghiên cứu, được khái quát về lý luận và kiểm nghiệm trong thực tế. Vận dụng các học thuyết lành tế hiện đại, như học thuyết nhấn mạnh chính sách "tăng cầu " hay học thuyết đề nghị chính sách "tiền lương linh hoạt", Chính phủ các nước trên thế giới đã thực hiện các chính sách khác nhau để giải quyết nạn thất nghiệp, sứ dụng hợp lý nguồn nhân lực xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên, bài toán vẫn chưa thực sự được giải quyết một cách toàn diện và triệt để. Sự cấp bách của việc nghiên cứu đề tài còn xuất phát từ yêu cầu của nền kinh tế là cần phải khắc phục sự mất cân đối cơ cấu lao động, nâng cao chất lượng sức lao động xã hội, khắc phục sự bất hợp lý của tiền lương. Ở nước ta hiện nay, 1 tình trạng lao động nông nghiệp dư thừa và chiếm tỷ lệ lớn nhất trong cơ cấu lao động xã hội sẽ dẫn đến xu hướng di chuyển lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp, từ nông thôn ra thành thị, trong khi đó trong công nghiệp do kỹ thuật mới được áp dụng cũng sẽ đưa đến tình trạng dư thừa lao động... Đó là thực tế của thị trường sức lao động nước ta, đòi hỏi phải có những giải pháp trước mắt cũng như lâu dài. - Về phương diện xã hội - chính trị. Việc làm và thu nhập không chỉ là vấn đề kinh tế mà còn là vấn đề xã hội - chính trị, bởi vì chúng ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của người dân, liên quan trực tiếp đến tình trạng nghèo đói và tệ nạn trong xã hội. Đối với một quốc gia đang phát triển, khi mà mức thu nhập bình quân còn chưa cao thì việc đầu tiên để thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là làm thế nào để người lao động có việc làm và thu nhập. Báo cáo Chính trị Đại hội Đảng CSVN lần thứ VIII đã xác định: Bảo đảm công ăn việc làm cho người dân là mục tiêu xã hội hàng đầu, không để thất nghiệp trở thành căn bệnh kinh niên trong xã hội. Khi vai trò tích cực của thị trường sức lao động được khẳng định, cùng với vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước được phát huy thì mục tiêu đó nhất định sẽ được thực hiện. Ngoài ra, giải quyết tình trạng tranh chấp chủ thợ và đình công đang diễn ra hiện nay cũng là những vấn đề chính trị - xã hội cần được quan tâm nghiên cứu. - Về phương diện lý luận. Điều kiện kinh tế - xã hội thay đổi đã buộc tư duy của các nhà làm công tác nghiên cứu lý luận phải đối diện với một vấn đề quan trọng: sự tồn tại và phát triển của các thành phần kinh tế có tạo điều kiện kinh tế - xã hội cho hàng hóa sức 2 lao động và thị trường sức lao động hay không? Các nhà nghiên cứu thường dè dặt với khái niệm "hàng hóa sức lao động ". Việc phát triển lý luận "hàng hoá sức lao động" của Các Mác là rất cần thiết, trong điều kiện nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, có sự quản lý của Nhà nước, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, vấn đề đặt ra là cần phát hiện tính quy luật chi phối quan hệ giữa người và người trong việc mua bán và sử dụng sức lao động đang diễn ra trên thực tế. Ngoài ra, thị trường sức lao động theo định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình chưa từ có trong lịch sử, cần được làm rõ về mặt lý luận. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Karl Marx đã có công lao to lớn đối với kinh tế chính trị học, khi Người đi sâu nghiên cứu quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và xây dựng nên lý luận hàng hoá sức lao động. Đó chính là sự nghiên cứu bước đầu đối với thị trường sức lao động nói chung. Theo học thuyết của J.M. Keynes, cơ chế thị trường không thể bảo đảm sử dụng tối ưu các yếu tố sản xuất, mà Nhà nước phải can thiệp nhằm làm gia tăng tổng cầu, hạn chế thất nghiệp, khắc phục suy thoái kinh tế, lập lại thế quân bình. Trong kinh tế học hiện đại, cả trường phái chính lẫn trường phái tự do mới đều đề cập đến vấn đề thất nghiệp, đều thấy mối quan hệ giữa chống lạm phát với giảm thất nghiệp nhưng với góc độ phân tích khác nhau. Trong "Kinh tế học" của David Begg và các cộng sự, có một số nội dung liên quan cũng được trình bày thành các chương: phân tích thị trường lao động, vốn nhân lực, vấn đề thất nghiệp. Tuy nhiên, những vấn đề trên đây còn có thể phát triển hơn nữa. Một số các giáo sư đại học ở Mỹ đã biên soạn một tác phẩm mang tên "Kinh tế học lao động và những quan hệ lao động" được tái bản lần thứ chín vào 3 năm 1986 trong đó đề cập nhiều vấn đề về quan hệ lao động, thị trường sức lao động ở Mỹ, nhưng tính khái quát về mặt lý luận thì chưa cao. Ở Việt Nam, thị trường sức lao động và vấn đề giải quyết thất nghiệp cũng là đề tài của nhiều nhà nghiên cứu kinh tế, đã phân tích bước đầu về thực trạng và giải pháp phát triển loại thị trường này. Trong những công trình nghiên cứu đó, tác phẩm "Thị trường lao động, thực trạng và giải pháp", của Nguyễn Quang Hiển xuất bản năm 1995 là công phu. Tác giả đã đề cập tới các yếu tố cung, cầu, tiền lương và đã phân tích cũng như đưa ra các giải pháp phát triển từng bộ phận của thị trường sức lao động ở nước ta vào cuối những năm 90. Ngoài ra, nhiều tác giả cũng đã nghiên cứu thị trường sức lao động, qua các bài viếi írên các tạp chí: "Thị trường sức lao động - những mâu thuẫn và giải pháp" của Nguyễn Văn Dần, đăng trên Tạp chí Lao động & Xã hội tháng 4/1996; "Thị trường lao động Việt nam, thực trạng và định hướng phát triển" của Nguyễn Bá Ngọc, đăng trên Tạp chí Lao động & Xã hội tháng 3/97; "Phân tích và dự báo thị trường lao động Việt Nam" của Kim Ngọc Trầm, đăng trên Thông tin thị trường lao động số 10/1997; "Về sự tương thích của đào tạo nghề và thị trường lao động" của Nguyễn Lê Minh, đăng trên Tạp chí lao động & Xã hội, tháng 8/98; "Thị trường sức lao động - thực trạng và giải pháp" của Hà Quý Tình, đăng trên Tạp chí Lao động & Xã hội tháng 10/1998... Thêm nữa là các bài viết đề cập những nội dung có liên quan đến thị trường sức lao động như là phân tích cung - cầu về sức lao động, vấn đề thất nghiệp, đào tạo nghề, giải quyết lao động dư thừa ở nông thôn,... Tất cả đều là những tài liệu tham khảo có ích cho bản luận án này và nhiều ý tưởng được trình bày ở đây là kết quả của sự tổng hợp các bài viết ấy 4
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.