Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay 183 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay 1 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay 21
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Khoa học chính trị: Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 183 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH LÊ CÔNG LƯƠNG ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước Mã số : 62 31 02 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS Phan Hữu Tích 2. TS Hoàng Mạnh Đoàn HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án MỤC LỤC 1 MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 6 1.2. Những giá trị của các công trình luận án cần tham khảo và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2: 21 ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. Trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta 24 24 2.2. Đảng lãnh đạo công tác vận động trí thức và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức - khái niệm, nội dung 41 và phương thức Chương 3: CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC VÀ ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 60 3.1. Thực trạng đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức ở nước ta hiện nay 3.2. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm Chương 4: 60 79 NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG, YÊU CẦU VÀ CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TIẾP TỤC ĐỔI MỚI SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC VẬN ĐỘNG TRÍ THỨC ĐẾN NĂM 2025 116 4.1. Những nhân tố tác động và yêu cầu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức 116 4.2. Những giải pháp chủ yếu tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức giai đoạn hiện nay KẾT LUẬN 125 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 157 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 158 PHỤ LỤC 169 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo KH&CN Khoa học và công nghệ KH&KT Khoa học và kỹ thuật KTTT Kinh tế tri thức KT-XH Kinh tế - xã hội LHH Liên Hiệp hội MTTQ Mặt trận Tổ quốc UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trí thức là vốn quý của dân tộc, là lực lượng tiêu biểu, thể hiện trình độ trí tuệ của một quốc gia và có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử cho thấy rằng: ở thời nào cũng vậy, sự hưng thịnh của đất nước tùy thuộc phần lớn vào việc coi trọng và sử dụng đội ngũ trí thức như thế nào. Cách đây hơn năm thế kỷ, trong bài Văn bia đề danh Tiến sĩ khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo năm thứ 3(1942),Thân Nhân Trung đã nêu bật được tầm quan trọng của giáo dục nhân tài đối với sự hưng thịnh của đất nước: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn. Vì thế các bậc đế vương thánh minh không đời nào không coi việc giáo dục nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí quốc gia làm công việc cần thiết [137]. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về sự tụt hậu ngày càng xa so với các nước trong khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) để từng bước vượt qua thách thức đó. Đội ngũ trí thức với đặc thù lao động của mình có vai trò quan trọng, có ý nghĩa rất quan trọng. Không có đội ngũ trí thức đủ mạnh thì không thể tiến hành CNH, HĐH đất nước, không thể xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội (CNXH). Trí thức vừa là một bộ phận của nguồn lực con người, vừa là nguồn tiềm năng khoa học, kỹ thuật, trực tiếp tham gia vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nguồn nhân lực cho đất nước. Đánh giá về xu thế phát triển này, tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định: “Kinh tế tri thức phát triển mạnh, do đó, con người và tri thức càng trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia” [50, tr.97]. Nối tiếp truyền thống của dân tộc, vận dụng những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, trong sự nghiệp đổi mới Đảng Cộng sản Việt Nam luôn quan tâm lãnh đạo công tác vận động đội ngũ trí thức. Đảng đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị để lãnh đạo công tác vận động trí thức, điển hình là Nghị quyết số 27-NQ/TW, về xây dựng đội ngũ trí thức trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HÐH (2008). Quan điểm, chủ trương đúng đắn của Đảng chậm được cụ thể hóa vào tình 2 hình thực tế, chưa tạo ra được những chính sách đồng bộ đủ mạnh để gắn kết khoa học công nghệ với giáo dục đào tạo và sản xuất kinh doanh, phục vụ sự phát triển của đời sống xã hội. Đảng bộ, chính quyền các cấp có lúc, có nơi chưa thấy hết vai trò, vị trí của trí thức trong sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), đặc biệt trong phát triển khoa học, công nghệ, giáo dục, văn hóa. Trong công tác quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng sử dụng, đãi ngộ đối với trí thức còn thiếu tính chiến lược, chưa được xem như là một bộ phận cấu thành của chiến lược con người, chiến lược phát triển KT - XH nên chưa tạo ra được một đội ngũ trí thức có cơ cấu đồng bộ, hợp lý đáp ứng yêu cầu phát triển KT - XH. Sự quan tâm chỉ đạo đầu tư xây dựng các tổ chức của trí thức chưa đúng mức, cả về tổ chức cũng như kinh phí hoạt động… Trong bối cảnh quốc tế hiện nay, các thế lực thù địch với chiến lược “diễn biến hòa bình” đang tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng nước ta, phá hoại khối đoàn kết toàn dân, chia rẽ dân với Đảng, đặc biệt chúng tập trung lôi kéo, lợi dụng trí thức nhằm hạ thấp, làm lu mờ vai trò lãnh đạo của Đảng. Tình hình đó đòi hỏi chúng ta phải tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận nói chung và công tác vận động trí thức nói riêng. Ngày 03/6/2013, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, đã ra Nghị quyết số 25NQ/TW về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Nghị quyết đã nhấn mạnh mục tiêu lớn nhất của công tác dân vận trong tình hình mới, tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng, tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, phát huy sức mạnh to lớn của nhân dân, thực hiện thắng lợi sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Vận động trí thức là bộ phận trong công tác dân vận, đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức góp phần tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới là yêu cầu bức thiết. Do đó, tiếp tục đổi mới tư duy, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đang đặt ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn cần được nghiên cứu, làm sang tỏ thêm. Xuất phát từ cách nhìn nhận, tiếp cận đó; từ yêu cầu nhiệm vụ, thực tiễn công tác của bản thân, tác giả lựa chọn vấn đề: “Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ 3 chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, đề xuất phương hướng, mục tiêu và giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến luận án, làm rõ kết quả nghiên cứu về trí thức và sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức; - Nghiên cứu cơ sở lý luận về đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức; - Đánh giá thực trạng đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, nêu nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm; - Xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức là một vấn đề rất rộng và phức tạp. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận về trí thức và công tác vận động trí thức; nghiên cứu thực trạng đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức từ năm 1986 đến nay, trong đó tập trung chủ yếu vào giai đoạn 2000 đến 2013. Luận án cũng đề cập đến những nhân tố tác động và những yêu cầu đặt ra đối với đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức, từ đó đề ra những giải pháp để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn từ nay đến năm 2025. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về trí thức và công tác vận động trí thức. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin đồng thời sử dụng các phương pháp nghiên cứu lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra, khảo sát thực tiễn, phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra xã hội học. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học - Nghiên cứu và đưa ra khái niệm về trí thức và công tác vận động trí thức; nội dung, phương thức lãnh đạo trí thức và xây dựng luận cứ khoa học khẳng định tính tất yếu phải đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá thực trạng, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo công tác vận động trí thức làm cơ sở thực tiễn cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức. - Dự báo thuận lợi, khó khăn, từ đó xác định mục tiêu, yêu cầu và đề xuất các giải pháp tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần tiếp tục nghiên cứu về lý luận và thực tiễn để tiếp tục đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay. Luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác vận động trí thức trong tình hình hiện nay - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, nghiên cứu giảng dạy trong hệ thống trường chính trị, các cơ quan, tổ chức và cá nhân quan tâm. 7. Kết cấu của luận án Gồm phần mở đầu, 4 chương với 8 tiết, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu đã công bố của tác giả, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 5 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước Trí thức và công tác vận động trí thức có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển của đất nước. Chính vì vậy, ở nước ta đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về đội ngũ trí thức và công tác vận động trí thức với nhiều khía cạnh, quy mô khác nhau, trong đó có một số công trình khoa học đã đề cập đến các nội dung mà luận án cần nghiên cứu nghiên cứu tham khảo và kế thừa. 1.1.1.1. Sách - Trí thức Việt Nam thực tiễn và triển vọng, (1995) do Phạm Tất Dong (chủ biên) [22]: Đây là một công trình nghiên cứu khá công phu, sâu sắc về đội ngũ trí thức Việt Nam. Từ lý luận đến thực tiễn, tác giả đã đi sâu phân tích quan niệm hiện đại về “trí thức”, trên cơ sở đó nghiên cứu đội ngũ trí thức Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử của thế kỷ XX. Từ việc nghiên cứu thực trạng về số lượng, cơ cấu… đến tâm trạng, nguyện vọng của đội ngũ trí thức, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển đội ngũ trí thức nước ta hiện nay. - Định hướng phát triển đội ngũ trí thức Việt Nam trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa, do Phạm Tất Dong (chủ biên) [24]: Trên cơ sở nghiên cứu khái quát tình hình CNH, HĐH đất nước và một số yêu cầu đặt ra về nguồn lực trí tuệ; tác giả đã khẳng định vai trò của đội ngũ trí thức trong CNH, HĐH, trong phát triển lực lượng sản xuất, trong sáng tạo văn hóa, phát huy bản sắc dân tộc, trong lãnh đạo, quản lý và điều hành sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Với thái độ tôn trọng trí thức, tác giả khẳng định, trong nền kinh tế thị trường, “sản phẩm lao động của trí thức là một loại hàng hóa đặc biệt, nó có thể mất đi hoặc bị chiếm đoạt mà không ai biết, song nó cũng có thể được lưu thông và trả giá xứng đáng như bao thứ hàng quý hiếm khác” [24, tr.330]. Đây chính là khởi nguồn cho sự đổi mới tư duy khi xem 6 tiền lương và các loại phụ cấp của trí thức như những chính sách đầu tư có lợi nhất để mua lại “chất xám” - một loại sản phẩm đặc biệt trong nền kinh tế thị trường. - Trí thức Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước (1995) của Đỗ Mười [117]. Tác phẩm tập hợp những bài phát biểu của đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười về vị trí, vai trò và nhiệm vụ của đội ngũ trí thức Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. - Trí thức trong công cuộc đổi mới đất nước do Nguyễn Quốc Bảo, Đoàn Thị Lịch (đồng chủ biên) [7]: Tác phẩm đã khái quát tình hình biến đổi của trí thức Việt Nam trong công cuộc đổi mới, phân tích những hạn chế, ưu điểm của trí thức Việt Nam, trên cơ sở đó đề ra những giải pháp nhằm xây dựng đội ngũ trí thức nhằm đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước. - Xây dựng đội ngũ trí thức thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh do Nguyễn Khánh Bật, Trần Thị Huyền (đồng chủ biên), [8]. Đây là công trình nghiên cứu mang tính chuyên sâu về trí thức dưới góc độ tư tưởng Hồ Chí Minh. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về trí thức, làm rõ sự vận dụng sáng tạo của Đảng và Nhà nước ta trong công tác xây dựng trí thức; đồng thời đánh giá những đóng góp, hạn chế của đội ngũ này trong cách mạng Việt Nam, trên có sở đó, đi sâu phân tích, đề xuất những giải pháp xây dựng đội ngũ trí thức ở nước ta thời kỳ 2011- 2020 đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. - Một số vấn đề về trí thức Việt Nam của Nguyễn Thanh Tuấn [138]. Tác giả đã đi sâu nghiên cứu về trí thức, vai trò của trí thức nói chung đối với tiến bộ xã hội; làm rõ những đặc điểm của trí thức Việt Nam trong tiến trình lịch sử và dự báo xu hướng phát triển của đội ngũ này. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề ra những phương hướng đổi mới công tác quản lý và chính sách KT - XH đối với đội ngũ trí thức Việt Nam trong giai đoạn mới. - Trí thức Việt Nam trước yêu cầu phát triển đất nước, của Nguyễn Đắc Hưng [67]. Trong tác phẩm này, tác giả đã làm rõ quan niệm về trí thức; vị trí, vai trò của trí thức; những phương hướng chủ yếu để xây dựng và phát triển đội ngũ trí thức ở nước ta đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trên cơ sở khẳng định nội hàm rất
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.