Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội 294 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội 6 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội 9
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Khảo cổ học: Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 294 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

VIỆN HÀN LÂM VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ THANH THÚY ĐỒ GỐM MEN THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI Chuyên ngành : Khảo cổ học Mã số : 60.22.03.17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHẢO CỔ HỌC HÀ NỘI, 2016 VIỆN HÀN LÂM VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGÔ THỊ THANH THÚY ĐỒ GỐM MEN THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI Chuyên ngành : Khảo cổ học Mã số : 60.22.03.17 LUẬN ÁN TIẾN SỸ KHẢO CỔ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Tống Trung Tín HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình tổng hợp tư liệu và kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và tư liệu nêu trong luận án là trung thực. Những ý kiến khoa học chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Nội, ngày tháng Tác giả luận án Ngô Thị Thanh Thúy năm 2016 MỤC LỤC 1.1. 1.2. 2.1. 2.2. 3.1. 3.2. 3.3. Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục các hình vẽ, biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH PHÁT HIỆN, NGHIÊN CỨU CÁC SƯU TẬP ĐỒ GỐM MEN THỜI LÝ, THỜI TRẦN TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI Một số khái niệm chuyên ngành Tình hình phát hiện, sưu tầm và nghiên cứu đồ gốm men thời Lý, thời Trần ở Thăng Long - Hà Nội Tiểu kết chương 1 Chương 2: CÁC LOẠI HÌNH GỐM MEN THỜI LÝ, THỜI TRẦN TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI Đồ gốm men thời Lý Đồ gốm men thời Trần Tiểu kết chương 2 Chương 3: ĐẶC TRƯNG-KỸ THUẬT SẢN XUẤT, GIÁ TRỊ LỊCH SỬ-VĂN HÓA VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN, PHÁT HUY GIÁ TRỊ GỐM MEN THỜI LÝ, THỜI TRẦN TRONG KHO BẢO TÀNG HÀ NỘI. Đặc trưng và kỹ thuật sản xuất Đôi nét về giá trị lịch sử-văn hóa của đồ gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội Vấn đề bảo quản hiện vật và phát huy giá trị bộ sưu tập Tiểu kết chương 3 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng kê Phụ lục 2: Bản đồ Phụ lục 3: Bản ảnh Phụ lục 4: Bản vẽ Phụ lục 5: Kết quả phân tích mãu gốm men thời Lý, thời Trần bằng phương pháp Khoa học tự nhiên 1 9 9 11 25 27 27 50 91 93 93 128 139 141 145 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU Ba BEFEO BTHN BLT BTHN BTLSVN BTLSQG Bv CTQG ĐHQG ĐHKHXH & NV Đkđ Đkm ĐT ĐV Gm GS HLV KCH KHLSVN KHTN KHXH KL NCLS NPHMVKCH Nxb PL TBKH Tk TP TS VC VKCH VHNT VHTT VHTT&DL Bản ảnh Bulletin de L’Ecole Francaise d’ Extrême-Orient Bảo tàng Hà Nội Bến Long Tửu Bảo tàng Hà Nội Bảo tàng Lịch sử Việt Nam Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Bản vẽ Chính trị Quốc gia Đại học quốc gia Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn Đường kính đáy Đường kính miệng Đền Thượng Đầu Vè Gốm men Giáo sư Hoa Lâm Viên Khảo cổ học Khoa học Lịch sử Việt Nam Khoa học tự nhiên Khoa học xã hội Kim Lan Nghiên cứu lịch sử Những phát hiện mới về khảo cổ học Nhà xuất bản Phụ lục Thông báo khoa học Thế kỷ Thành phố Tiến sỹ Văn Cao Viện Khảo cổ học Văn hóa nghệ thuật Văn hóa thông tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, BẢN ĐỒ, BẢN ẢNH, BẢN VẼ, KẾT QUẢ PHÂN TÍCH MỘT SỐ MẪU GỐM MEN THỜI LÝ VÀ THỜI TRẦN BẰNG PHƯƠNG PHÁP KHTN Phụ lục 1: Bảng kê Bảng 1: Đặc điểm chất liệu xương gốm một số mẫu gốm men thời Lý qua quan sát bằng mắt thường Bảng 2: Kết quả phân tích lát mỏng thạch học thành phần khoáng vật xương gốm thời Lý và thời Trần Bảng 3: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích xương gốm thời Lý và thời Trần qua phương pháp phổ xạ plasma ICP-MS Bảng 4: Đặc điểm chất liệu qua quan sát bề ngoài một số mẫu gốm men thời Trần Bảng 5: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích men gốm bằng phương pháp phân tích nhiễu xạ tia A-XRD Bảng 5.1: Kết quả phân tích lát mỏng thạch học thành phần khoáng vật xương gốm Bảng 5.2: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích men gốm Bảng 5.3: Kết quả phân tích thành phần hóa học phân tích xương gốm Bảng 6: Kết quả phân tích chất liệu gốm celadon ở Xóm Hống Bảng 7: Thống kê gốm men thời Lý tại di tích Văn Cao-Hoàng Hoa Thám Bảng 8: Thống kê gốm men thời Trần tại di tích Văn Cao-Hoàng Hoa Thám Bảng 9: Thống kê gốm men thời Lý (Tk 11-13) còn dáng Bảng 10: Thống kê gốm men thời Lý (Tk 11-13) Bảng 11: Thống kê gốm men thời Trần (Tk 13-14) còn dáng Bảng 12: Thống kê mảnh gốm men thời Trần (Tk 13-14) Phụ lục 2. Bản đồ Bản đồ thời Lê ký hiệu A2499 (Tk 15-18) Phụ lục 3: Bản ảnh (từ Bản ảnh 1 đến Bản ảnh 321) Phụ lục 4: Bản vẽ (từ Bản vẽ 1 đến Bản vẽ 37) Phụ lục 5: Kết quả phân tích một số mẫu gốm men thời Lý, thời Trần bằng phương pháp KHTN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Bảo tàng Hà Nội hiện nay là nơi lưu giữ nhiều di vật được phát hiện hoặc sưu tầm trên địa bàn Hà Nội (bao gồm cả Hà Tây cũ, sáp nhập vào năm 2008). Trong số các di vật của Bảo tàng có một khối lượng không nhỏ đồ gốm men thuộc giai đoạn Lý, Trần với nhiều nguồn khác nhau. Đó là những sưu tập thu được từ các cuộc điều tra, thám sát, khai quật do các cơ quan nghiên cứu tiến hành như: Viện Khảo cổ học, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, ĐHQG Hà Nội, Bảo tàng Nhân học với hàng trăm hiện vật (gồm những mảnh đế, miệng, thân gốm…). Ngoài ra trong kho Bảo tàng Hà Nội còn lưu giữ khoảng 720 đồ gốm men còn khá nguyên dáng thuộc thời Lý và thời Trần được tiếp nhận từ các cơ quan Công an, Hải quan và một số tập thể, cá nhân hiến tặng [90]. Có thể nói các hiện vật lưu giữ trong Bảo tàng Hà Nội hiện nay trong đó bao gồm sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần nói trên là những di sản vô cùng quý giá của dân tộc nói chung và của di sản Thăng Long - Hà Nội nói riêng, vì đó là những di vật phản ảnh nhiều giá trị lịch sử - văn hóa do tiền nhân để lại còn lưu truyền đến ngày nay. Song, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, việc nghiên cứu bộ sưu tập này trong thời gian qua là rất ít, mới chỉ có một đợt năm 1992. Việc nhận diện giá trị của bộ sưu tập mới chỉ là bước đầu dựa trên kết quả nghiên cứu cách đây đã 24 năm, nhiều kết quả giám định đã lạc hậu, nhiều thành tựu mới được bổ sung, việc lập hồ sơ khoa học với bộ sưu tập này vẫn còn sơ sài, do vậy rất cần được nghiên cứu bổ sung hoàn thiện. Thêm nữa, việc công bố phát huy giá trị của bộ sưu tập này hiện nay gần như rất hạn chế, chỉ dừng ở một vài di vật trong một vài ấn phẩm [50,77,89…]. Trong nhiều năm qua, việc tìm hiểu và giới thiệu chi tiết của các nhà nghiên cứu về bộ sưu tập vẫn chưa được tiến hành. Việc phân tích từng di vật, từng sưu tập theo các dòng men, theo niên đại thời Lý và thời Trần, việc đánh giá giá trị còn rất nhiều vấn đề chưa rõ ràng, rất hạn chế việc tìm hiểu giá trị của bộ sưu tập và cũng do vậy, việc nghiên cứu tổng hợp để đánh giá giá trị về bộ sưu tập là rất cần thiết. 1 Là một người làm công tác nghiên cứu tại bảo tàng trong nhiều năm qua, chúng tôi rất quan tâm đến bộ sưu tập này và đã tập trung nhiều thời gian thu thập đối chiếu để làm rõ hơn về loại hình và niên đại từng hiện vật. 1.2. Trong một số năm gần đây, ngành khảo cổ học đã tiến hành nghiên cứu đồ gốm men thời Lý, thời Trần tại hàng loạt các địa điểm thuộc kinh đô Thăng Long và các vùng phụ cận của kinh đô. Đó là những tư liệu quý giá hàng đầu góp phần chứng minh thuyết phục tình hình sản xuất và sử dụng gốm men Thăng Long thời Lý, thời Trần, chứng minh Thăng Long là một trung tâm sản xuất gốm men lớn và đẹp vào bậc nhất thời Lý và thời Trần. Trên cơ sở các đồ gốm men thời Lý và thời Trần khai quật đang được lưu giữ ở kho Bảo tàng Hà Nội tác giả cố gắng tổng hợp, hệ thống, phân loại để có nhận thức bước đầu về mối quan hệ giữa đồ gốm trong các di tích khảo cổ với các đồ gốm trong sưu tập ngẫu nhiên thu được từ các nguồn các nhau, qua đó tăng thêm việc đánh giá các giá trị xác thực của tổng thể đồ gốm men thời Lý, thời Trần được lưu trữ trong kho Bảo tàng Hà Nội [96,97,99,101,102,104,105,107,111]. 1.3. Về mặt lịch sử-văn hóa, gốm men nói chung, gốm men thời Lý, thời Trần nói riêng là một nguồn sử liệu vật chất quan trọng góp phần nghiên cứu lịch sử - văn hóa và văn minh thời Lý, thời Trần. Thông qua việc nghiên cứu đồ gốm men thời Lý, thời Trần, tác giả cố gắng liên hệ, so sánh để hiểu thêm đôi nét về lịch sử văn hóa thời Lý, thời Trần ở Thăng Long nói riêng cũng như văn hóa thời Lý, thời Trần nói chung. 1.4. Cuối cùng, chúng ta biết rằng, hiện nay Bảo tàng Hà Nội đã có cơ sở khang trang, rộng rãi. Nhu cầu trưng bày phục vụ khách tham quan và công tác nghiên cứu đang được đặt ra cấp thiết, nhu cầu trưng bày các sưu tập hiện vật trong đó có gốm men càng cấp thiết hơn. Thực tế, nếu không đi sâu vào nghiên cứu hơn nữa, bộ sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội chưa thể phát huy được tác dụng hữu hiệu, đáp ứng yêu cầu cấp bách nói trên. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn công tác quản lý hiện vật và phát huy trưng bày của Bảo tàng Hà Nội, mặc dù biết rằng đây là một đề tài rất khó, bản thân không phải là một nhà 2 khảo cổ học nhưng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội”. Thực hiện đề tài nghiên cứu này, luận án hy vọng có những đóng góp nhất định vào việc hiểu biết một cách tương đối toàn diện và hệ thống về sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần hiện đang lưu giữ tại kho Bảo tàng và qua đó góp phần hiểu thêm về một thời kỳ quan trọng trong tiến trình lịch sử gốm sứ Việt Nam, góp phần hoàn thiện nội dung hệ thống phích phiếu hiện vật gốm thời Lý, thời Trần; đáp ứng yêu cầu công tác phát huy trưng bày trong hệ thống chính và trưng bày chuyên đề; tăng cường nội dung cho công tác thuyết minh, hướng dẫn tham quan tại Bảo tàng Hà Nội. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. Nghiên cứu “Đồ gốm men thời Lý và thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội” nhằm 3 mục đích sau đây: - Hệ thống hóa những kết quả nghiên cứu đã có về gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội. - Bước đầu nghiên cứu tổng hợp, phân loại và so sánh để xác định các đặc trưng của sưu tập gốm thời Lý, thời Trần ở kho Bảo tàng Hà Nội trên các phương diện dòng men, loại hình, trang trí và kỹ thuật chế tạo để qua đó đóng góp vào việc nghiên cứu lịch sử gốm sứ Thăng Long nói riêng và lịch sử phát triển của đồ gốm Việt Nam nói chung. Cũng qua đó góp phần hiểu thêm về lịch sử - văn hóa Thăng Long nói riêng và lịch sử - văn hóa Việt Nam nói chung. - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp bảo quản, bảo tồn và phát huy giá trị của các sưu tập gốm men thời Lý, thời Trần trong kho Bảo tàng Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án. 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Các hiện vật gốm men thuộc thế kỷ 11 - 14 thu thập được từ các cơ quan Công an, Hải quan trong những năm 1989 - 1990 cùng các hiện vật gốm men do các nhà sưu tầm tư nhân hiến tặng hiện đang lưu giữ tại kho Bảo tàng Hà Nội, - Các hiện vật gốm men thuộc thế kỷ 11 - 14 do các cuộc khai quật, khảo sát thuộc địa bàn Thủ đô Hà Nội đã được bàn giao cho Bảo tàng Hà Nội quản lý như: các địa điểm khảo cổ học đàn Nam Giao, đàn Xã Tắc, Văn Cao - Hoàng Hoa Thám, 3
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.