Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý-Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý-Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 98 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý-Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 4 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý-Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 0 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý-Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương 13
Đánh giá Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý-Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 98 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Triều Lý (1009 - 1226) và Triều Trần (1226 - 1400) là hai triều đại lớn trong lịch sử dân tộc ta. Thời Lý - Trần đƣợc xem là một giai đoạn lịch sử oanh liệt nhất thời trung đại, giai đoạn mà dân tộc ta đã vƣơn lên mạnh mẽ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trải qua một ngàn năm bắc thuộc nghệ thuật độc đáo của ta bị dìm đi, mãi đến thời kỳ tự chủ đặc biệt là thời Lý nghệ thuật mới đƣợc nảy nở và phát triển thành nghệ thuật cổ điển vững vàng với nghệ thuật trang trí. Trải qua các cuộc chiến xâm lƣợc một số công trình nghệ thuật bị hƣ hoại nhƣng vẫn để lại nhiều di sản quý báu, những di sản này trở thành những tƣ liệu có giá trị nghiên cứu Lịch sử mỹ thuật nƣớc nhà. Qua các thế kỷ cho đến nghệ thuật trang trí thời Lý - Trần xuất hiện nhiều trong nghệ thuật chạm khắc, nghệ thuật gốm, trang trí trên các bia đá, cột…rất sinh động đa dạng về đề tài nhƣng do thời gian, do chiến tranh tàn phá nên các dấu tích nghệ thuật đó là dấu ấn và ít dạng biểu hiện. Mỹ thuật Lý - Trần là nghệ thuật trang trí kiến trúc phát triển mạnh nhất, do thời kỳ này Phật giáo hƣng thịnh đƣợc coi nhƣ quốc giáo, nghệ thuật sáng chói nhất đó là kiến trúc và làm gốm, sự phát triển mạnh mẽ về đạo Phật đã sản sinh ra nhiều chùa, nhiều đề tài đƣợc nghệ nhân ứng dụng trong trang trí nhƣng hoa sen vẫn là họa tiết chủ đạo đƣợc sử dụng nhiều. Hoa sen là vật thiêng liêng về tâm linh đối với các tôn giáo, là họa tiết đi theo thời gian của các công trình kiến trúc và điêu khắc cổ Việt Nam. Hoa sen trở thành một motip trang trí phổ biến rộng khắp trên các công trình nghệ thuật và đƣợc sử dụng nhiều trong các họa tiết trang trí liên quan đến Phật giáo nhƣ các bệ tƣợng Phật, những tảng đá kê chân cột, diềm cửa tháp, diềm bệ tƣợng... Ở đâu có điều kiện thích hợp là nghệ nhân dùng hoa sen để trang trí. Nghiên cứu trang trí hoa sen trong mỹ thuật Lý - Trần là tiếp cận một khía cạnh nhỏ của trang trí mỹ thuật truyền thống bởi hoa sen 2 trở thành một môtip trang trí phổ biến trong suốt một thời kỳ nghệ thuật. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tƣợng hoa sen trong trang trí mỹ thuật truyền thống Việt Nam đƣợc hiện hữu trƣờng tồn với thời gian. Họa tiết hoa sen còn thể hiện trên các loại ấm, liễn, thạp gốm… thuộc các dòng gốm men ngọc, men trắng, men nâu và hoa nâu, bên cạnh đó hoa sen thƣờng xuất hiện trong những giai đoạn hƣng thịnh của Phật giáo đƣợc thể hiện ở những công trình kiến trúc tiêu biểu thời Lý: Chùa Phật Tích, Chùa Giạm, Chùa Long Đọi, Chùa Bà Tám, Tháp Chƣơng Sơn sang đến thời Trần nhƣ Chùa Thái Lạc, Chùa Dâu… Hoa sen đã trở thành phong cách kiến trúc của cả một giai đoạn, nó đánh dấu sự bừng nở của một phong cách nghệ thuật độc đáo và trở thành biểu tƣợng trong nghệ thuật Phật giáo của Phƣơng Đông, Trong cuộc sống nghệ thuật gắn liền với cái đẹp, mọi hoạt động của con ngƣời từ lao động đến học tập có sự đóng góp của nghệ thuật trang trí và đƣợc hiện diện trong các hình hoa văn trang trí nhƣ; hình tròn, hình vuông, hình chữ nhật, đƣờng diềm…đây là hình thức của trang trí cơ bản. Hoa sen là một loài hoa đƣợc lựa chọn để đƣa vào trang trí trên các công trình, kiến trúc, điêu khắc, điều đó không phải là sự ngẫu nhiên mà vì tính chất tâm linh, cũng nhƣ vẻ đẹp tạo hình thực của hoa làm cho nghệ nhân trân trọng giá trị và là nguồn cảm hứng để đƣa hoa sen trở thành một motip trang trí phong phú thời kỳ Lý – Trần. Học tập trang trí cơ bản giúp ngƣời học hình thành phƣơng pháp tổng hợp các yếu tố tạo hình đơn lẻ thành một thể thống nhất. Nội dung bài học khẳng định vai trò quan trọng của các nguyên tắc trang trí, trong khuôn khổ bố cục nhất định theo những nguyên tắc trang trí, không chỉ gói gọn trong phạm vi bài học mà vận dụng trong tất cả các dạng bố cục tạo hình, trong các thể loại trang trí. Hiểu đƣợc tầm quan trọng của trang trí cơ bản trong nghiên cứu và học tập mỹ thuật dành cho sinh viên trƣờng Đại học Sƣ pham Nghệ thuật Trung ƣơng, tôi muốn giúp cho sinh viên có một cái nhìn mới về nghệ thuật 3 trang trí nói chung và học tập môn trang trí cơ bản nói riêng từ đó tiếp thu sâu sắc hơn về giá trị vốn cổ dân tộc. Kiến thức đó sẽ giúp định hƣớng, phát triển cho những hoạt động nghệ thuật của sinh viên. Trên cơ sở ý nghĩa khoa học và thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý - Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương” làm nội dung nghiên cứu. 2. Lịch sử nghiên cứu Trên thực tế, nhiều năm qua có nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên mỹ thuật đề cập đến hình tƣợng hoa sen, những nghiên cứu đó đƣợc in ấn, lƣu hành và có giá trị cao. Những công trình đi sâu vào khai thác đề tài trang trí hoặc những kỹ thuật tạo hình trong kiến trúc, điêu khắc và trang trí kiến trúc nói chung. - Trần Lâm Biền (2011), Trang trí trong mỹ thuật truyền thống của người Việt, Nxb Văn hóa dân tộc. Tác giả đề cập đến mootip trang trí trên di tích lịch sử Việt Nam, giúp phần nào ngƣời đọc ít nhiều có đƣợc những khái niệm cơ bản về nghệ thuật trang trí hoa văn cổ của ngƣời Việt. - Triệu Thế Hùng (2005), Hoa sen trong mỹ thuật truyền thống Việt, tạp chí VHNT số 4. Tác giả đã đề cập đƣợc nhiều vấn đề từ bao quát đến cụ thể về hình tƣợng hoa sen; từ đó góp phần định hƣớng lối sống cho lớp trẻ tới chân - thiện - mỹ, nâng cao nhận thức của giới trẻ về việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của dân tộc. - Trần Lâm Biền (2000), Một con đường tiếp cận lịch sử, Nxb Dân tộc. Tác giả nghiên cứu về giá trị lịch sử tiêu biểu và đi sâu nghiên cứu nghệ thuật trang trí hoa, lá. Đề tài hoa sen đƣợc nhắc đến nhiều trên các công trình trang trí kiến trúc. 4 - Hoàng Minh (2001), Hoa v n trang trí thông dụng, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. Tác giả đề cấp đến họa tiết trang trí tứ quý (Tùng, Cúc, Trúc, Mai) ở nhiều hình thức, trang trí khác nhau. - Chu Quang Trứ (2001), Mỹ thuật Lý - Trần Mỹ thuật Phật giáo, Nxb Mỹ thuật, Hà Nội. Cuốn sách nói đến giá trị và sự phát triển của lịch sử mỹ thuật Lý - Trần. Tác giả trên đã đi sâu nghiên cứu về những giá trị của hoa sen trong các thời kỳ khác nhau mỗi một tài liệu có một cách nhìn và hƣớng nghiên cứu riêng về vẻ đẹp tạo hình của hoa sen. Cũng nhƣ niềm tự hào, tinh thần tự tôn dân tộc, các tác giả là ngƣời đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình tƣợng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình dân gian của ngƣời Việt, đã có nhiều công trình nghiên cứu về hình tƣợng hoa sen trong nghệ thuật tạo hình dân gian của ngƣời Việt. Lựa chọn đề tài luận văn: “ Hoa Sen trong mỹ thuật thời Lý Trần vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương” là để cho sinh viên khái quát đƣợc hệ thống trang trí với những motip cụ thể của hoa sen trong trang trí mỹ thuật Lý - Trần và từ đó ứng dụng vào giảng dạy. Tôi nhận thấy motip hoa sen đƣợc sử dụng trang trí trên các công trình nhƣ: Điêu khắc, Kiến trúc, Gốm... tính tạo hình từ mảng nét, màu sắc đến sự cách điệu đều mang tính trang trí rất cao. Vì vậy lựa chọn chủ đề hoa sen thời Lý - Trần là chủ đề chính cho luận là áp dụng vào giảng dạy môn trang trí cơ bản là tọng tâm của luận văn. Tôi đi sâu vào nghiên cứu và tiếp cận theo phƣơng pháp liên ngành ứng dụng vào giảng dạy bộ môn trang trí cơ bản, nội dung của luận văn đi tìm hƣớng khai thác và cách nhìn mới về vấn đề đã chọn, từ đó có cách giảng dạy tốt để ứng dụng vào môn trang trí cơ bản. Tôi không sao chép những nghiên cứu của ngƣời đi trƣớc mà tập trung đề cập đến giá trị hoa sen trong mỹ thuật Lý -Trần vào việc giảng dạy, vì tôi thấy đây là một vấn đề cấp thiết trong việc học tập 5 nghiên cứu của sinh viên mỹ thuật và để góp phần bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền trống. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Giúp cho ngƣời nghiên cứu, học tập lịch sử mỹ thuật Việt Nam hiệu quả và hiểu rõ hơn về giá trị vốn cổ dân tộc. Từ đó, vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng” 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu các lý luận liên quan đến đề tài - Khai thác vẻ đẹp độc đáo của hình tƣợng hoa sen trong mỹ thuật thời Lý Trần - Vận dụng hình tƣợng hoa sen vào dạy bộ môn trang trí Trƣờng Đại học Sƣ phạm Nghệ thuật Trung ƣơng 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu - Vận dụng hình tƣợng hoa sen Lý – Trần vào dạy môn trang trí cơ bản trƣờng ĐHSP Nghệ thuật Trung ƣơng. 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Khái quát sự phát triển của mỹ thuật Lý - Trần - Nghiên cứu họa tiết hoa sen trên một số công trình kiến trúc, điêu khắc thời Lý -Trần. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp: Thu thập tài liệu, thông tin nghiên cứu liên quan đến đề tài - Phƣơng pháp điền dã: Đến di tích chùa, công trình kiến trúc, bảo tàng để nghiên cứu - Phƣơng pháp thực nghiệm: Thực hiện vào giảng dạy môn trang trí cơ bản tại trƣờng ĐHSP Nghệ thuật Trung ƣơng. 6 6. Những đóng góp của luận văn - Về lý luận: Đề tài là tƣ liệu giúp ngƣời học và nghiên cứu mỹ thuật có cái nhìn mới về dòng nghệ thuật dân gian truyền thống. Cụ thể là hoa sen trong mỹ thuật thời Lý - Trần. - Về thực tiễn: Bổ sung kiến thức về hoa văn cổ từ đó vận dụng vào dạy môn trang trí cơ bản và giúp sinh viên có cái nhìn mới để ứng vào học tập và nghiên cứu chuyên ngành mỹ thuật. - Làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và học tập cho giảng viên, sinh viên chuyên ngành mỹ thuật. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm 03 chƣơng: Chƣơng 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn Chƣơng 2: Đặc trƣng hình tƣợng hoa sen trong mỹ thuật thời Lý - Trần. Chƣơng 3: Vận dụng hình tƣợng hoa sen thời Lý - Trần vào giảng dạy môn trang trí cơ bản cho sinh viên ngành mỹ thuật. 7 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Một số khái niệm 1.1.1.Tạo hình Tạo hình là thủ pháp sáng tạo nghệ thuật bằng ngôn ngữ hình khối, màu sắc, chất cảm, không gian, bố cục. Theo nghĩa rộng, tạo hình bao gồm hoạt động hội họa và điêu khắc, mỹ thuật ứng dụng, kiến trúc, nhiếp ảnh. Theo nghĩa hẹp tạo hình là hoạt động thuộc hội họa giá vẽ và điêu khắc. Hội họa là nghệ thuật tạo hình trên mặt phẳng, các yếu tố đƣờng nét, màu sắc, hình diện. Điêu khắc là nghệ thuật tạo hình trong không gian ba chiều, bằng các khối thể tích. Mĩ thuật ứng dụng và kiến trúc sử dụng các phƣơng diện tạo hình vào việc tạo dáng sản phẩm, sáng tạo môi trƣờng không gian mang giá trị thẩm mỹ và công năng [ 31- Tr 60]. 1.1.2. Hình tƣợng Một đối tƣợng đƣợc sản sinh ra bằng hƣ cấu hay sự tƣởng tƣợng sáng tạo của nghệ sĩ theo những quan điểm thẩm mỹ nhất định giúp cho ngƣời hình dung đƣợc các sự vật, sự kiện, những con ngƣời, khả năng vốn có của chúng. Ở mỗi loại hình nghệ thuật, hình tƣợng đƣợc bộc lộ dƣới nhiều dạng khác nhau muôn hình muôn vẻ tùy theo lý tƣởng thẩm mỹ nói chung và quan điểm thẩm mĩ cụ thể của từng tác giả. Song dù khác nhau nhƣ thế nào, hình tƣợng vẫn có một cái chung, hình tƣợng là kết quả của một phƣơng thức tái tạo mộ đối tƣợng nào đó ( cong ngƣời, hoàn cảnh xã hội , cảnh vật, vv) với một dạng tƣơng đồng hoặc gần gũi và phù hợp với khả năng tồn tại khách quan của chúng. Tùy theo tƣng thể loại, bộ môn có hình tƣợng con ngƣời nhƣ trong tác phẩm văn học, có hình tƣợng hoàn cảnh, hình tƣợng đồ vật, thiên nhiên vv.. có cả hình tƣợng của những cảm xúc, cảm giác. Có hình tƣợng căn cứ vào hiện thực, lại có những hình tƣợng tuy cũng có sơ sở xa hoặc gân thực tế [30 tr 305]. 8 1.1.3. Chạm khắc Chạm khắc là môn nghệ thuật mà ngƣời nghệ sĩ tác động vào hình khối gọn gàng, tinh tế nhất nhằm thể hiện 1 hay nhiều ý nghĩa của tác phẩm . Chạm khắc với các kỹ thuật điêu khắc, đục xuống mặt các vật liệu (đá, gỗ, ngà, thạch cao…) để làm nổi bật lên các hình tƣợng nghệ thuật muốn diễn tả, ở sau phù điêu bằng chạm nổi. Các kỹ thuật chạm chủ yếu là chạm nổi (cao, vừa và thấp), chạm bong hay chạm kênh, chạm lộng hay chạm thủng. Những kỹ thuật này phổ biến trong mĩ thuật Việt Nam và Thế giới [29 – tr 401]. 1.1.4. Không gian thị giác Phạm vi không gian hữu hình do con mắt nhìn thấy, có thể phản ánh sự thật hiện hữu, nhƣng cũng có thể là hệ quả của ảo giác. Do đặc điểm nghệ thuật không nhất thiết diễn tả sự thật hiện hữu, mà có quyền hƣ cấu, nên các nghệ sĩ tạo hình từ lâu đã biết khai thác hiệu quả thị giác để tạo không gian giả. Nghệ thuật La mã cổ đại đã từng tạo nên phối cảnh vẽ lên vách tƣờng gây ấn tƣợng thoáng rộng hay uy nghi cho những căn phòng quy mô không lớn. Các họa sĩ, nhà điêu khắc và động hình Ôp-a (Op-Art) tận dụng tiềm năng thị giác của bố cục, ánh sáng, màu sắc để tạo dựng tác phẩm. Nhƣ vậy, nếu không gian nói chung là một thực thể khách quan, thì không gian thị giác của nghệ sĩ tạo hình là đối tƣợng xử lý, chủ động định hƣớng ngƣời xem tới một ý đồ định trƣớc [30; tr.521]. 1.1.5. Trang trí Trang trí là một hình thái nghệ thuật đặc biệt của con ngƣời, là một phạm trù thẩm mỹ phục vụ cuộc sống con ngƣời, là nghệ thuật làm ra cái đẹp để thỏa mãn nhu cầu trƣớc hết là thông tin, giao tiếp với những ký hiệu gắn liền cùng sự tiến bộ và phát triển tất yếu của cuộc sống vật chất và tinh thần của con ngƣời. Trang trí là nghệ thuật bố trí, sắp xếp hình mảng, đƣờng nét, màu sắc, khối lƣợng... để tạo nên một vật phẩm đẹp và tiện nghi phục vụ cho nhu cầu đời sống tinh thần, thuận tiện cho lao động sản xuất, vui chơi, 9 giải trí của con ngƣời hàng ngày. Trang trí là nhu cầu trí tuệ, nó phản ánh sự phát triển về mặt văn hóa của mỗi ngƣời, xã hội, mỗi thời đại []. 1.2. Bối cảnh lịch sử và mỹ thuật thời Lý - Trần Triều đại nhà Lý từ (1010 - 1225) trong lịch sử dân tộc Việt Nam triều đại nhà Lý là một triều đại phát triển rực rỡ nhất với những thành tựu về văn hóa, kinh tế, đặc biệt là nghệ thuật mà trong đó mỹ thuật phát triển nhất với khối lƣợng tác phẩm đồ sộ. Ta phải kể đến sự phát triển của nghệ thuật trang trí với những nét khéo léo, uyển chuyển và tinh tế, sức sáng tạo vô biên và mới lạ của những ngƣời thợ chạm khắc. Tất cả đã tạo nên giá trị to lớn cho mỹ thuật thời Lý nói riêng và nền mỹ thuật Việt nam nói chung. Hoàn cảnh lịch sử của đất nƣớc đã tạo điều kiện thuận lợi cho nghệ thuật trang trí nói chung, trang trí thời Lý nói riêng phát triển không ngừng. Thời Lý là giai đoạn thịnh đạt nhất của lịch sử phật giáo Việt Nam “ Nhân dân quá nửa làm sƣ sãi, trong nƣớc chỗ nào cũng có chùa” (theo nhà sử học Lê Văn Hƣu - Đời Trần). Các công trình nghệ thuật đƣợc xây dựng trong giai đoạn này chủ yếu là phục vụ Phật giáo, rất nhiều chùa tháp đƣợc xây dựng khắp nơi trong nƣớc. Ngay từ những triều vua đầu thời Lý, đế đô Thăng Long đã đƣợc xây dựng với quy mô rộng lớn, có thể là rộng lớn nhất trong các triều đại phong kiến, với nhiều kiến trúc trạm trổ trang sức khéo léo, công trình gỗ mộc đẹp đẽ xƣa chƣa từng có, cung điện nguy nga tráng lệ cao bốn tầng, “ các tầng gác đều sơn son, cột có vẽ rồng, hạc và tiên nữ” trong sử sách và bia kí còn mô tả lại nhiều ngôi chùa lớn trong nội thành nhƣ chùa Thắng Nghiêm (xây dựng năm 1010), chùa Tứ Đại Thiên Vƣơng (xây dựng năm 1011), chùa Chân Giáo (xây dựng năm 1024) chùa Diên Hựu hay cò gọi là chùa Một cột (xây dựng năm 1049), chùa Nhị Thiên Vƣơng (xây dựng năm 1070)… Tháp Báo Thiên (xây dựng năm 1057) là một trong “tứ đại khí” của nƣớc Đại việt, cao vài mƣơi trƣợng (khoảng trên 60 mét) gồm 12 tầng, các tầng trên đều bằng đồng, ở trong bày nhiều tƣợng 10 phật, kim cƣơng, vũ nữ và chim thú. Đặc biệt trong thành nhà Lý (Khu Ba Đình – Hà Nội ngày nay) vẫn còn tìm đƣợc nhiều di vật quý giá – những tác phẩm trang trí phục vụ kiến trúc – bằng đá, đất nung và gốm sứ. Đề tài chạm khắc thƣờng mô tả thiên nhiên với những họa tiết sóng nƣớc, hoa sen, hoa cúc, hoa mẫu đơn đã đƣợc cách điệu hóa cao; hình các con vật nhƣ rồng, phƣợng, sƣ tử, … hoặc hình các vũ nữ uyển chuyển, thanh thoát. Những di vật phong phú này đƣợc chạm trổ hết sức công phu với những đƣờng cong mềm mại, dẻo và chắc, có năng lực diễn tả rất sinh động. Trình độ tay nghề của ngƣời thợ khá cao, có một phong cách nghệ thuật đặc sắc riêng của thời Lý. Qua nhiều biến động của lịch sử, đặc biệt qua các cuộc chống ngoại xâm liên tiếp ở các thế kỷ sau, những công trình nghệ thuật thời Lý ở đế đô Thăng Long đã bị phá hoại hết sức nặng nề. Nay còn lại một số công trình, tiêu biểu là chùa Phật Tích (huyện Tiên Sơn – Bắc Ninh) đƣợc xây dựng vào năm 1057. Giữa chùa “dựng tháp báu cao ngàn trƣợng” “trang hoàng rực rỡ nhƣ ngọc”. Trong đó có pho tƣợng Phật Adida tĩnh tọa trên tòa sen bằng đá, là pho tƣợng lớn nhất và cổ nhất còn lại tƣơng đối nguyên vẹn đến ngày nay. Trong chùa cũng có tƣợng Adida bằng đá để ở giữa gian thờ chính. Dụng ý táo bạo thể hiện trong nhịp điệu tƣơng phản giữa phần thân tƣợng và bệ đã chứng minh khả năng sáng tạo của ngƣời thợ chạm thời Lý. Đây là một công trình chạm khắc tinh xảo, mà quan sát thật kĩ ta có thể thấy lại hình vẽ khởi đầu của việc chạm [Pl 1a,b,c,d; tr. 68]. Nhà Lý phát triển thịnh trị vào đời vua Lý Nhân Tông (1072 - 1127), sau đó bắt đầu đi vào con đƣờng suy yếu. Ngày 12 tháng chạp năm Ất Dậu (11/1/1226) dƣới sự chỉ đạo của Trần Thủ Độ, Lý Chiêu Hoàng tuyên bố nhƣờng ngôi cho chồng là Trần Cảnh, Trần Cảnh lên ngôi lấy hiệu là Trần Thánh Tông. Triều Trần chính thức đƣợc thành lập, thực sự thay thế nhà Lý
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.