Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay 210 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay 1 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay 0 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay 3
Đánh giá Luận án Tiến sĩ: Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT hiện nay
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 210 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRỊNH THANH TRÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TRỊNH THANH TRÀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH VĂN HÓA HỌC Mã số: 62 31 06 40 Ng−êi h−íng dÉn khoa häc: 1. PGS.TS. PHẠM DUY ĐỨC 2. TS. LÊ TRUNG KIÊN HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Trịnh Thanh Trà MỤC LỤC MỞ ĐẦU Chương 1: 1.1. 1.2. Chương 2: 2.1. 2.2. 2.3. Chương 3 : 3.1. 3.2. 3.3. Chương 4: 4.1. 4.2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tổng quan tình hình nghiên cứu Lý thuyết nghiên cứu, quan điểm tiếp cận và phương pháp nghiên cứu NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN VÀ KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI Một số khái niệm cơ bản Cấu trúc đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Khái quát đặc điểm học sinh trung học phổ thông Hà Nội CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG VÀ THỰC TRẠNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI HIỆN NAY Trang 1 5 5 26 31 31 35 43 67 Các yếu tố tác động đến đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội Thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội Các xu hướng biến đổi trong đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay 102 NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA VÀ CÁC GIẢI PHÁP TÁC ĐỘNG, NÂNG CAO ĐỜI SỐNG VĂN HÓA TINH THẦN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HÀ NỘI 115 Những vấn đề đặt ra về đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội Bàn luận về các giải pháp tác động, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh trung học phổ thông Hà Nội KẾT LUẬN DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 67 78 115 123 145 150 151 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐSVH Đời sống văn hóa ĐSVHTT Đời sống văn hóa tinh thần GD và ĐT Giáo dục và Đào tạo MTVH Môi trường văn hóa THCS Trung học cơ sở THPT Trung học phổ thông TNCS Thanh niên cộng sản UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa tinh thần VHVC Văn hóa vật chất DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Ý kiến về cách thức quan tâm, chăm lo con cái của các bậc cha mẹ Bảng 3.2: 80 Những hoạt động học sinh trung học phổ thông thường xuyên tham gia trong lúc rảnh rỗi 93 Bảng 3.3: Các hoạt động khác của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 96 Bảng 4.1: Phương án, giải pháp đáp ứng, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội Bảng 4.2. Các giải pháp cải thiện, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay Bảng 4.3: Bảng 4.4: 124 126 Các biểu hiện đáng lo ngại trong học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay 128 So sánh môn học và hoạt động trải nghiệm sáng tạo 136 DANH MỤC CÁC BIỂU Trang Biểu 3.1: Ý kiến về quan điểm và cách thức chăm lo con cái của cha mẹ Biểu 3.2: Cảm thấy vui, thoải mái sau khi làm được một việc khó khăn, sáng tạo được một cái gì đó Biểu 3.3: 81 Thái độ, cảm xúc của học sinh trung học phổ thông Hà Nội trước một số quan điểm, lối sống hiện đại Biểu 3.4: 79 83 Nhu cầu, sở thích, mong muốn về nghề nghiệp tương lai của học sinh trung học phổ thông Hà Nội 85 Biểu 3.5: Nhu cầu và mức độ yêu thích các loại hình nghệ thuật (Số lượng) 86 Biểu 4.1: Tỷ lệ có tham gia tại các điểm vui chơi và mức độ tham gia thường xuyên (%) 116 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn vấn đề nghiên cứu 1.1. Nâng cao ĐSVHTT là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta được đặt ra từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V. Đây là một chủ trương quan trọng, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng văn hoá mới, lối sống mới và con người mới phù hợp với đòi hỏi của đất nước trong thời đại mới. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 5 (khóa VIII) của Đảng đã nêu rõ: “Phương hướng chung của sự nghiệp văn hóa nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập, tự chủ, tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động xã hội, vào từng người, từng gia đình, từng tập thể và cộng đồng, từng địa bàn dân cư, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người, tạo nên trên đất nước ta đời sống tinh thần cao đẹp, trình độ dân trí cao, khoa học phát triển, phục vụ đắc lực sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh, tiến bước vững chắc lên chủ nghĩa xã hội [16, tr.54-55]. 1.2. Trong hệ thống giáo dục quốc dân, bậc THPT là bậc học cuối cùng của giáo dục phổ thông, cầu nối giữa giáo dục phổ thông với giáo dục đại học, sau đại học và giáo dục nghề nghiệp. Học sinh THPT đã bước qua tuổi thiếu niên nhưng chưa thực sự trở thành người lớn. Đây là lứa tuổi đặc thù, có sự chuyển biến, phát triển, thay đổi mạnh mẽ cả về thể chất, tâm sinh lý lẫn nhận thức, trí tuệ, tâm hồn, tình cảm... Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh THPT có vai trò đặc biệt quan trọng, góp phần hình thành nhân cách, bản lĩnh của các thế hệ công dân sau này. Vì vậy, việc nghiên cứu ĐSVHTT của học sinh THPT hiện nay, đánh giá đúng thực trạng và khuyến nghị các giải pháp để nâng cao ĐSVHTT của học sinh là vấn đề cần thiết cả về phương diện lý luận và thực tiễn. 2 1.3. Thủ đô Hà Nội là vùng đất ngàn năm văn hiến, đồng thời là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa lớn của cả nước. Bên cạnh truyền thống văn hóa ngàn đời của đất Thăng Long, Đông Đô xưa, người dân Hà Nội nói chung, học sinh THPT ở Thủ đô nói riêng, cũng là những người đón và tiếp nhận ảnh hưởng của các nền văn hóa, văn minh hiện đại của thế giới sớm hơn so với các tỉnh/thành phố khác. Đương nhiên, những chuyển biến mạnh mẽ của đời sống chính trị - kinh tế - xã hội và văn hóa của Thủ đô thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng ảnh hưởng, tác động nhanh và sâu sắc, tạo nên những thay đổi rõ rệt trong ĐSVHTT của học sinh THPT. Nghiên cứu thực trạng ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội sẽ giúp chúng ta có một cái nhìn bao quát và cụ thể hơn về ĐSVHTT của lứa tuổi này, có cơ sở để bàn luận về những vấn đề đặt ra, khuyến nghị các giải pháp cần thiết… nhằm từng bước cải thiện, đáp ứng, nâng cao ĐSVHTT cho các em. Vì những lý do trên đây, tôi chọn vấn đề nghiên cứu về “Đời sống văn hóa tinh thần của học sinh trung học phổ thông Hà Nội hiện nay” làm đề tài luận án nghiên cứu sinh. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Nghiên cứu, tìm hiểu các khía cạnh, biểu hiện cụ thể trong ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội hiện nay, trên cơ sở đó, trao đổi, bàn luận, khuyến nghị các giải pháp cải thiện, đáp ứng, nâng cao ĐSVHTT cho chủ thể này. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ các khái niệm/phạm trù VHTT, ĐSVH, ĐSVHTT, ĐSVHTT của học sinh THPT, cơ sở lý luận của việc nghiên cứu ĐSVHTT của học sinh THPT nói chung, học sinh THPT Hà Nội nói riêng. - Khảo sát, đánh giá thực trạng ĐSVHTT của học sinh THPT tại Hà Nội hiện nay; chỉ ra những nguyên nhân, yếu tố khách quan và chủ quan tác động đến ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội, xu hướng biến đổi trong ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội. 3 - Trao đổi, bàn luận về một số vấn đề thực tiễn nảy sinh trong ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội; mâu thuẫn giữa nhu cầu và khả năng đáp ứng; bàn luận về các vấn đề đặt ra trong ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội hiện nay. 3. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận án là ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội (đặc thù của chủ thể; thực trạng, nhu cầu, thiết chế, hoạt động văn hóa hiện có và các khả năng đáp ứng). 4. Phạm vi nghiên cứu - Căn cứ mục đích và phạm vi nghiên cứu, luận án tiến hành khảo sát ĐSVHTT của học sinh THPT Hà Nội. Số liệu khảo sát được lấy trong năm học 2015 - 2016. - Không gian nghiên cứu của luận án là địa bàn nội thành Thủ đô Hà Nội, trong đó, tập trung khảo sát 4 trường THPT ở quận Cầu Giấy và quận Hai Bà Trưng, cụ thể: 1. Trường THPT Trần Nhân Tông 2. Trường THPT Yên Hòa 3. Trường THPT Cầu Giấy 4. Trường THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm Bốn trường được lựa chọn khảo sát không phải các trường điểm, trường chuyên, có truyền thống lâu đời như Chu Văn An, Trần Phú, Nguyễn Thị Minh Khai, chuyên Hà Nội - Amsterdam v.v…, mà là các trường được nâng cấp, phát triển trên cơ sở các trường cấp II-III trước kia hoặc mới thành lập hơn chục năm trở lại đây, nằm trên địa bàn dân cư đông đúc, thành phần cư dân và môi trường văn hóa đa dạng, phức tạp. Trong 4 trường trên, có 3 trường công lập và 1 trường dân lập - hai loại hình nhà trường phổ thông phổ biến hiện nay. Ngoài trường khá lâu đời như THPT Trần Nhân Tông, mới mẻ như THPT Cầu Giấy; hai trường THPT Yên Hòa và THPT dân lập Nguyễn Bỉnh Khiêm vừa có tính truyền thống, kế thừa vừa có sự năng động, phát triển của quá trình đô thị hóa, đổi mới giáo dục; nói cách khác, có sự kết hợp của cả văn hóa nội thành và ngoại thành, xưa và
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.