Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 243 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 2 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 65 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 5
Đánh giá Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật: Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam
4 ( 3 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 243 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN TRÙ gi¸o dôc ph¸p luËt cho ph¹m nh©n trong c¸c tr¹i giam ë viÖt nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT HÀ NỘI - 2015 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGÔ VĂN TRÙ gi¸o dôc ph¸p luËt cho ph¹m nh©n trong c¸c tr¹i giam ë viÖt nam LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT Mã số: 62 38 01 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TS. TRỊNH ĐỨC THẢO HÀ NỘI - 2015 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của cá nhân tôi. Các kết quả nghiên cứu, điều tra xã hội học trình bày trong bản luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các thông tin, tư liệu trích dẫn trong luận án có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm về những cam kết của mình. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Ngô Văn Trù MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA CẦN NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài 1.3. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM 2.1. Khái niệm, đặc trưng, vai trò của giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 2.2. Các yếu tố cấu thành hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 2.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam 2.4. Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các nhà tù ở một số nước trên thế giới và giá trị tham khảo/bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chương 3: TÌNH HÌNH PHẠM NHÂN, THỰC TRẠNG GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 3.1. Tình hình phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 3.2. Thực trạng công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam hiện nay 3.3. Một số vấn đề đang đặt ra trong giáo dục pháp luật cho phạm nhân tại các trại giam ở Việt Nam hiện nay Chương 4: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO PHẠM NHÂN TRONG CÁC TRẠI GIAM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 4.1. Quan điểm chỉ đạo công tác giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam 4.2. Các nhóm giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam KẾT LUẬN DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 7 7 16 20 24 24 37 51 59 71 71 80 111 117 117 126 149 151 152 161 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT CBCC : Cán bộ, công chức CBGDPL : Cán bộ giáo dục pháp luật ĐTXHH : Điều tra xã hội học GDPL : Giáo dục pháp luật PN : Phạm nhân QPPL : Quy phạm pháp luật TG : Trại giam XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BIỂU, BẢNG Trang Biểu đồ 3.1: Diễn biến tăng số phạm nhân các năm 2005-2014..........................72 Biểu đồ 3.2: Diễn biến giảm số phạm nhân các năm 2005-2014 ........................73 Biểu đồ 3.3: Cơ cấu giới tính của phạm nhân......................................................73 Biểu đồ 3.4: Cơ cấu lứa tuổi của phạm nhân .......................................................74 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu thành phần dân tộc của phạm nhân .....................................75 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu nghề nghiệp trước khi phạm tội ..........................................76 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu trình độ văn hóa của phạm nhân .........................................77 Biểu đồ 3.8: Cơ cấu đào tạo nghề - chuyên môn .................................................78 Biểu đồ 3.9: Cơ cấu theo hành vi phạm tội..........................................................79 Biểu đồ 3.10: Cơ cấu theo mức án phạm nhân đang chấp hành............................80 Bảng 3.1: Số lớp và số lượng phạm nhân được giáo dục pháp luật.....................91 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tiếp tục đẩy mạnh việc xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) Việt Nam đã và đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp đổi mới nhằm “nâng cao năng lực quản lý và điều hành của Nhà nước theo pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và kỷ luật, kỷ cương” [29, tr.247]. Một trong những đặc trưng cơ bản của Nhà nước pháp quyền là pháp luật phải luôn luôn được tôn trọng và được đặt ở vị trí thượng tôn; bất kỳ ai, dù ở cương vị nào cũng đều phải sống và làm việc theo pháp luật. Nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với Nhà nước ta không chỉ là xây dựng và ngày càng hoàn thiện hệ thống pháp luật, mà điều quan trọng hơn là phải đưa pháp luật vào thực thi trong đời sống xã hội; biến các quy phạm pháp luật thành nhân tố thường trực trong nhận thức và trở thành phương tiện điều tiết, điều chỉnh hành vi pháp luật của mỗi công dân. Con đường ngắn nhất, nhanh nhất, hiệu quả nhất để đưa pháp luật vào đời sống xã hội chính là đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (GDPL) cho đội ngũ cán bộ, công chức (CBCC) nhà nước, các tầng lớp nhân dân nói chung, cho từng nhóm đối tượng xã hội cụ thể nói riêng; hướng tới cung cấp, trang bị cho họ những kiến thức, hiểu biết về pháp luật. Nhận thức sâu sắc tầm quan trọng của GDPL cho CBCC và các tầng lớp nhân dân nên Đảng, Nhà nước ta rất coi trọng công tác này. Trong Văn kiện Đại hội VI Đảng ta đã nhấn mạnh: “Coi trọng công tác giáo dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật... Cần sử dụng nhiều hình thức và biện pháp để giáo dục, nâng cao ý thức pháp luật và làm tư vấn pháp luật cho nhân dân” [22, tr.121]. Nhà nước ta cũng đã từng bước xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về phổ biến, GDPL cho các tầng lớp nhân dân; trong đó có Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012... Trong những năm qua, việc triển khai thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phổ biến, GDPL đã đạt được nhiều kết quả quan trọng; tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật; góp phần thực hiện nếp sống và làm việc theo pháp luật trong CBCC, nhân dân... Tuy nhiên, thực tế cho thấy, có lúc, có nơi, công tác này còn thiếu trọng tâm, trọng điểm, làm theo kiểu đối phó, thiếu tính thường xuyên nên 2 hiệu quả không cao; nhận thức, ý thức pháp luật của một bộ phận CBCC, người dân chậm được cải thiện, chưa được nâng lên tương xứng với những thay đổi trong hệ thống pháp luật thời kỳ đổi mới. Thực tiễn công tác phòng, chống tội phạm ở nước ta trong những năm qua cho thấy, do những hạn chế về trình độ học vấn, thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật nói chung, hiểu biết pháp luật hình sự nói riêng nên không ít người đã thực hiện hành vi phạm tội, bị tòa tuyên án, trở thành phạm nhân (PN). PN là người đang chấp hành án phạt tù có thời hạn, tù chung thân. Trong nhiều trường hợp, một người trở thành PN là do thiếu kiến thức, hiểu biết pháp luật, trong đó có pháp luật hình sự; bởi vậy, trong quá trình chấp hành án phạt tù tại trại giam (TG), theo quy định tại Điều 28 Luật Thi hành án hình sự, PN phải học pháp luật, giáo dục công dân và được học văn hoá, học nghề. PN được cung cấp thông tin về thời sự, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Mục đích của hình phạt mà PN bị buộc phải chấp hành tại TG “không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các quy tắc của cuộc sống xã hội chủ nghĩa, ngăn ngừa họ phạm tội mới” [61, Đ 27]. Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 cũng đã dành Điều 21 để quy định về phổ biến, GDPL cho người đang chấp hành hình phạt tù.... Điều đó nói lên rằng, GDPL cho PN trong các TG là hoạt động có vai trò hết sức quan trọng nhằm trang bị cho họ kiến thức pháp luật, chuẩn bị hành trang để họ trở thành người có ích cho xã hội, không phạm tội mới sau khi trở về tái hòa nhập cộng đồng. Là những cơ quan thi hành án hình sự trực thuộc Bộ Công an, các TG ở nước ta trong những năm qua luôn phấn đấu hoàn thành tốt công tác tiếp nhận, tổ chức quản lý giam giữ, giáo dục cải tạo PN, trong đó có GDPL cho PN. Công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam đã đạt được những kết quả quan trọng, giúp PN nhận thức được tính chất, hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi phạm tội của họ gây ra, làm hình thành, củng cố ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật của PN. Bên cạnh đó, công tác GDPL cho PN trong các TG ở nước ta trong những năm qua cũng còn bộc lộ những hạn chế, nhược điểm nhất định, như vẫn còn PN bỏ trốn khỏi TG; còn có PN vi phạm nội quy, quy chế TG, vẫn có PN phạm tội mới sau khi mãn hạn chấp hành án phạt tù... Một trong những nguyên nhân của tình trạng đó là do công tác GDPL cho PN trong các TG chưa đạt mục tiêu, hiệu quả như mong 3 muốn; ngoài ra còn do ảnh hưởng của những nét đặc thù về điều kiện địa lý - tự nhiên, thành phần dân tộc, văn hóa, lối sống, phong tục tập quán... của các vùng, miền khác nhau ở Việt Nam. Thực tế trên đây đã và đang đặt ra yêu cầu khách quan phải đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học cả về lý luận và thực tiễn vấn đề GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam hiện nay. Xuất phát từ tình hình trên, tác giả nhận thấy, việc nghiên cứu lý luận về GDPL cho PN, khảo sát, đánh giá thực trạng, nguyên nhân, chỉ ra những yếu tố ảnh hưởng tới công tác này để trên cơ sở đó, đề xuất các quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam hiện nay là một vấn đề có tầm quan trọng và mang tính cấp thiết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn. Đó cũng là lý do tác giả chọn vấn đề “Giáo dục pháp luật cho phạm nhân trong các trại giam ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sĩ luật học, chuyên ngành Lý luËn vµ Lịch sử nhà nước và pháp luật. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, khảo sát tình hình PN, điều tra xã hội học (ĐTXHH) về thực trạng GDPL cho PN tại các TG ở Việt Nam trong những năm qua (đánh giá những kết quả đạt được, chỉ ra những hạn chế, bất cập, tìm hiểu nguyên nhân của nó), luận án đề xuất quan điểm và các giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam trong điều kiện cải cách tư pháp, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN, góp phần bảo đảm quyền con người; tạo điều kiện tốt cho PN tái hòa nhập cộng đồng sau này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích đặt ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu cơ sở lý luận về GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam trên các phương diện: làm rõ khái niệm, các yếu tố cấu thành GDPL cho PN; chỉ ra vai trò, những nét đặc thù và các yếu tố ảnh hưởng tới công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam; tìm hiểu GDPL cho PN trong các TG ở một số nước trên thế giới và rút ra những bài học kinh nghiệm, giá trị tham khảo cho Việt Nam trong lĩnh vực này. - Phân tích đặc điểm tình hình PN trong các TG; khảo sát, đánh giá thực trạng GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến 4 thực trạng đó; nhận diện những vấn đề cấp thiết đang đặt ra đối với công tác GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam. - Đề xuất quan điểm và phân tích, luận giải tính khả thi của các nhóm giải pháp bảo đảm nâng cao chất lượng, hiệu quả GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam, góp phần bảo đảm quyền con người; tạo điều kiện tốt nhất cho PN tái hòa nhập cộng đồng sau khi chấp hành xong án phạt tù. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu về GDPL cho PN tại các TG ở Việt Nam dưới góc độ Lý luận và Lịch sử nhà nước và pháp luật. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu của luận án chỉ giới hạn ở việc phân tích lý luận, đánh giá thực tiễn GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam để đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả GDPL cho đối tượng này. Phạm vi nghiên cứu của luận án cũng được giới hạn theo không gian và thời gian. Theo không gian, luận án chỉ khảo sát, đánh giá về GDPL cho PN trong các TG ở Việt Nam thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công an, không khảo sát các TG thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Theo thời gian, sự khảo sát, đánh giá giới hạn trong thời gian từ năm 2005 - 2014 (10 năm). 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận: Cơ sở lý luận của luận án là những nguyên lý của Triết học Mác - Lênin về lý luận nhận thức; tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục và GDPL; các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về GDPL cho các đối tượng xã hội; chính sách, pháp luật của Nhà nước về GDPL nói chung, GDPL cho PN trong các TG nói riêng. Ngoài ra, những quan điểm lý luận, kết quả nghiên cứu thực tiễn về GDPL của các nhà khoa học, tác giả đi trước cũng là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của luận án.4.2. Phương pháp nghiên cứu: Trong quá trình viết luận án, tác giả sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc, phương pháp so sánh - thống kê, khái quát hóa, hệ thống hóa, phương pháp điều tra xã hội học (phát - thu phiếu thu thập ý kiến). Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng trong các chương của luận án như sau: - Để nghiên cứu tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, luận án đã sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lịch sử và lôgíc để chỉ ra được những vấn đề lý luận, thực tiễn đã được nghiên cứu ở trong
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.