Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay

pdf
Số trang Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 166 Cỡ tệp Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 1 MB Lượt tải Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 1 Lượt đọc Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 12
Đánh giá Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học: Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 166 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG DIỆU THÚY VĂN HÓA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC HÀ NỘI - 2019 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HOÀNG DIỆU THÚY VĂN HÓA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH VÀ SỰ VẬN DỤNG TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH HỒ CHÍ MINH HỌC Mã số: 62 31 02 04 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS,TS Nguyễn Văn Thế 2. PGS,TS Nguyễn Xuân Trung HÀ NỘI - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Hoàng Diệu Thúy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 6 1.1. Những công trình liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Khái quát những kết quả của các công trình khoa học đã đạt được và một số vấn đề luận án cần tiếp tục triển khai nghiên cứu 27 Chương 2: VĂN HÓA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH - KHÁI NIỆM VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH 31 2.1. Một số khái niệm 31 2.2. Cơ sở hình thành văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh 48 Chương 3: ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH 73 3.1. Đặc trưng cơ bản của văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh 73 3.2. Giá trị văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh 105 Chương 4: VẬN DỤNG VĂN HÓA NGOẠI GIAO HỒ CHÍ MINH TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 114 4.1. Thực trạng văn hóa ngoại giao Việt Nam từ năm 2001 đến nay 114 4.2. Yêu cầu vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 124 4.3. Giải pháp chủ yếu vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay 137 KẾT LUẬN 148 CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Trước yêu cầu của thực tiễn cách mạng nước ta, trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, Đảng ta nhấn mạnh: “Đảng phải nắm vững, vận dụng sáng tạo, góp phần phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, không ngừng làm giàu trí tuệ, nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức và năng lực tổ chức để đủ sức giải quyết các vấn đề do thực tiễn cách mạng đặt ra” [18, tr.66]. Theo đó, Đảng ta đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết chỉ đạo thực hiện điều này, trong đó có Chỉ thị số 05-CT/TW, ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị (khóa XII) về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Việc nghiên cứu văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay ở Việt Nam chính là hoạt động cụ thể nhằm góp phần hiện thực hóa quan điểm chỉ đạo của Đảng, tham gia giải quyết những vấn đề cấp bách của thực tiễn ngoại giao Việt Nam. Hồ Chí Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa. Người là lãnh tụ chính trị thiên tài của cách mạng và là nhà ngoại giao, người kiến trúc sư tài năng sáng lập nên nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Trong nhiều năm trên cương vị Chủ tịch Đảng, Chủ tịch nước, Bộ trưởng ngoại giao đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, Hồ Chí Minh đã đóng góp to lớn cho nền ngoại giao, hình thành, phát triển một “trường phái ngoại giao Việt Nam”. Một trong những di sản vô giá Hồ Chí Minh để lại cho Đảng và dân tộc Việt Nam là văn hóa ngoại giao, nhân tố góp phần tạo nên sự thành công cho nền ngoại giao Việt Nam, góp phần xác lập thế và lực của Việt Nam trên trường quốc tế, đồng thời tạo lập lòng tin, sự kính trọng của nhân dân các nước đang đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội. Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh được hình thành từ truyền thống văn hóa dân tộc, kết tinh các giá trị văn hóa của nhân loại một cách hài hòa, nhuần nhị và trên hết được thể hiện bởi một trí tuệ - Một nhân cách văn 2 hóa. Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh không chỉ chứa đựng những giá trị thể hiện nét riêng độc đáo mà cả giá trị phổ quát. Vì vậy, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh ngày càng phải được nhận thức sâu sắc cả nội dung, giá trị lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên đến nay, việc nhận thức đó chưa đầy đủ. Nghiên cứu về văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh vẫn chưa tương xứng với vai trò, vị trí và chưa làm sáng rõ giá trị, tầm vóc, ý nghĩa của nó. Trong những thập niên đầu của thế kỷ XXI, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tiếp tục phát triển sâu rộng, tác động tới mọi lĩnh vực đời sống xã hội. Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế làm những khác biệt về nhiều mặt giữa các quốc gia, dân tộc ngày càng bộc lộ rõ hơn. Hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và phát triển trở thành xu thế chính yếu, chi phối sâu rộng các mối quan hệ cũng như đường lối đối ngoại của mỗi quốc gia, nhưng vẫn còn hiện hữu vô số nhân tố bất ổn, khó lường. Đặc điểm này, một mặt đem đến cho nhân loại những lý do mới để tiếp tục nuôi dưỡng niềm hy vọng về một tương lai tươi sáng, nhưng mặt khác cũng đem đến những thách thức, những hiểm họa khôn lường. Đứng trước bối cảnh phức tạp đó, ngoại giao với tư cách là phương thức kiến tạo hòa bình, đóng vai trò ngày càng quan trọng cho thúc đẩy quá trình hợp tác và giải quyết bất đồng, mâu thuẫn trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, văn hóa được xác định là “sức mạnh mềm” dần chiếm ưu thế trong chiến lược gia tăng sức mạnh tổng lực của mọi quốc gia. Trong một thế giới phẳng, các quan hệ quốc tế mở rộng hơn bao giờ hết. Làm thế nào để thiết lập quan hệ với các quốc gia, khẳng định được lòng tin quốc tế trở thành mối quan tâm lớn đối với các dân tộc. Trên con đường phát triển, Việt Nam cần phải xây dựng một đường lối ngoại giao phù hợp để ứng xử với thế giới, mà trong đó văn hóa ngoại giao là nhân tố tạo nên sức hấp dẫn đặc biệt làm gia tăng sức mạnh của ngoại giao Việt Nam. Nghiên cứu văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh để tìm trong đó giá trị, ý nghĩa, và từ đó vận dụng, góp phần xây dựng nền ngoại giao Việt Nam vững mạnh đủ sức giải quyết các vấn đề thực tiễn trong quan hệ quốc tế là việc làm hết sức cần thiết. 3 Trên ý nghĩa đó, nghiên cứu sinh lựa chọn chủ đề: “Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Hồ Chí Minh học. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất giải pháp tiếp tục vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong điều kiện hội nhập quốc tế. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, khái quát những nội dung đã được đề cập và những vấn đề luận án cần tiếp tục triển khai. - Xây dựng khung lý thuyết với khái niệm văn hóa ngoại giao, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. Phân tích, luận giải cơ sở hình thành và những đặc trưng cơ bản, giá trị của văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng văn hóa ngoại giao Việt Nam và việc vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. - Phân tích làm rõ sự tác động của hội nhập quốc tế đến việc vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả việc vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh và sự vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu những đặc trưng cơ bản của văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh thể hiện qua tư tưởng, phương pháp, phong cách, nghệ thuật ngoại giao Hồ Chí Minh. 4 - Nghiên cứu những sự kiện ngoại giao tiêu biểu liên quan đến hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh. - Nghiên cứu tình hình hội nhập quốc tế và sự tác động tới lĩnh vực ngoại giao Việt Nam từ năm 2001 đến năm 2018. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản Việt Nam và những chính sách ngoại giao của Nhà nước. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận chung của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, luận án sử dụng các phương pháp như: Phân tích và tổng hợp; logic và lịch sử; quy nạp và diễn dịch; so sánh và đối chiếu, phương pháp tổng kết thực tiễn, xin ý kiến chuyên gia. Chú trọng phương pháp nghiên cứu văn bản với nghiên cứu thực tiễn hoạt động ngoại giao của Hồ Chí Minh; kế thừa thành tựu nghiên cứu về ngoại giao và văn hóa Hồ Chí Minh của các tác giả đi trước. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 5.1. Ý nghĩa khoa học - Góp phần bổ sung, phát triển lý luận khoa học chuyên ngành Hồ Chí Minh học, trực tiếp là về văn hóa Hồ Chí Minh, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. - Tiếp tục khẳng định giá trị tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh đối với dân tộc và nhân loại. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn - Góp phần tuyên truyền, phổ biến các giá trị văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh để nghiên cứu vận dụng trong giai đoạn hiện nay. - Cung cấp luận cứ khoa học và thực tiễn để nâng cao hiệu quả vận dụng văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay. 5 6. Những đóng góp mới của luận án - Bước đầu xây dựng khái niệm văn hóa ngoại giao, văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. Nghiên cứu làm sâu sắc thêm những đặc trưng cơ bản và giá trị văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh. - Trên cơ sở lý luận, thực tiễn, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu góp phần nâng cao nhận thức và vận dụng hiệu quả văn hóa ngoại giao Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình nghiên cứu đã công bố liên quan đến đề tài và danh mục tài liệu tham khảo, luận án cấu trúc gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những công trình nghiên cứu về văn hóa ngoại giao Văn hóa ngoại giao là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ, cho nên các công trình nghiên cứu trực tiếp, chuyên sâu về văn hóa ngoại giao không nhiều, hoặc chỉ có những bài viết ngắn, hay một mục nằm trong các công trình nghiên cứu. Công trình đáng chú ý nhất phải kể đến là đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Văn hóa ngoại giao Việt Nam” [66] của nhóm tác giả do Trần Thị Hoàng Mai làm chủ nhiệm. Với công trình này, văn hóa ngoại giao Việt Nam đã được đề cập tới từ khái niệm, cơ sở hình thành, thực tiễn văn hóa ngoại giao Việt Nam đến đặc tính văn hóa ngoại giao Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đưa ra một số kiến nghị với Bộ Ngoại giao về mặt cơ chế, chính sách và các định hướng đào tạo, tuyển dụng, sử dụng cán bộ đối ngoại trong thời gian tới. Các tác giả sử dụng cách tiếp cận nghiên cứu tổng hợp, phạm vi rộng, có hệ thống để phân tích vấn đề nhưng chỉ tập trung vào nhóm đối tượng cán bộ của Bộ Ngoại giao do giới hạn về thời gian và nhân lực thực hiện. Trong cuốn “Ngoại giao văn hóa vì một bản sắc Việt Nam trên trường quốc tế” [14] tập trung nhiều bài viết xoay quanh chủ đề ngoại giao văn hóa nhưng cụm từ “văn hóa ngoại giao” lại được nhiều tác giả đề cập đến. Tác giả Nguyễn Mạnh Cầm lấy văn hóa ngoại giao làm nội dung để phân biệt với ngoại giao văn hóa và văn hóa đối ngoại. Tác giả Nguyễn Khánh so sánh, chỉ ra văn hóa ngoại giao và ngoại giao văn hóa là hai phạm trù khác nhau song có quan hệ với nhau. Văn hóa ngoại giao không phải loại hình văn hóa riêng biệt của ngành ngoại giao, đối ngoại mà là sự biểu lộ các giá trị văn hóa Việt Nam đã thấm sâu vào tư tưởng, trí tuệ, phong cách của các tổ chức, cá nhân làm công tác ngoại giao, cả ngoại giao Nhà nước và ngoại giao nhân dân [14, tr.46]. Ở góc nhìn khác, tác giả Vũ Khiêu cho rằng ngoại giao văn hóa chỉ thành công khi những người có trách
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.