Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 8

pdf
Số trang Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 8 24 Cỡ tệp Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 8 13 MB Lượt tải Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 8 0 Lượt đọc Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 8 0
Đánh giá Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 8
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NGUYỄN PHÚC THUẦN (1765-1777) Nguyễn Phúc Thuần còn có tên húy là Hân, sinh năm Giáp Tuất (1751), con thứ 16 của Phúc Khoát. Mẹ Phúc Thuần, người họ Nguyễn, sinh được hai trai, Phúc Thuần là thứ hai. Năm Giáp Ngọ (1774) bà đi tu ở chùa Phúc Thành, sau đó mất (1804) được truy tôn là Tuệ Tĩnh thánh mẫu Nguyên sư, hiệu là Thiệu Long giáo chủ. Chúa Phúc Khoát, lúc đầu lập Hoàng tử thứ 9 tên là Hiệu làm Thái Hoàng tử, Hiệu mất sớm, con trai của Hiệu là Hoàng Tôn Dương còn thơ ấu mà Hoàng tử cả là Chương cũng đă mất. Hoàng tử thứ hai là Nguyễn Phúc Luân cũng rất khôi ngô, theo thứ tự sẽ phải lập Hoàng Tôn Dương hoặc Nguyễn Phúc Luân lên ngôi. Phúc Khoát có ư lập Phúc Luân, nên đă trao Luân cho một thầy học nổi tiếng là Trương Văn Hạnh dạy bảo những điều cần thiết cho một người gánh vác ngôi vua. Phúc Khoát mất, tình hình lại thay đổi. Quyền thần Trương Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân v́ Luân đă lớn tuổi, khó bề lộng hành. Thế là Phúc Loan chọn lập Phúc Thuần con thứ 16 của Phúc Khoát, mới 12 tuổi lên ngôi. Phúc Luân không được lập mà còn bị bắt giam. Nội hữu Trương Văn Hạnh - thầy dạy Phúc Luân cũng bị bắt giết. Phúc Luân không được nối ngôi trời, lo buồn cho tính mạng mà chết khi tuổi mới 33. Đến năm Minh Mệnh thứ 2 (1802) Luân được truy tôn hiệu là Hưng tổ. Trải qua 9 đời chúa, đến đây nhà Nguyễn lại bị nạn quyền thần lấn lướt. Phúc Thuần nhỏ tuổi, lại không phải là người được sắp sẵn để lên ngôi, nay thật bỡ ngỡ trên ngai vàng. Mọi quyền hành đều do Trương Phúc Loan sắp đặt. Loan tự nhận là Quốc phó, giữ bộ Hộ quản cơ Trung tượng kiêm Tầu vu. Thực tế Trương Phúc Loan thâu tóm vào tay từ chính sự đến kinh tế. Các nguồn lợi củ yếu của vương quốc Đàng Trong đều rơi vào tay Loan. Thuế sản vật các mỏ vàng Thu Bồn, Đồng Hương, Trà Sơn, Trà Vân... hàng năm Trương chỉ nộp vào ngân khố từ 1-2 phần mười số thu được. Các thứ lâm sản thủy sản đều chảy vào nhà Trương. Ngày nắng Loan cho đem phơi của cải quý báu làm sáng rực cả một góc trời! Cả nhà họ Trương chia nhau nắm hết mọi chức vụ chủ chốt. Quyền và tiền họ Trương lấn át cả trong triều ngoài trấn. Có tiền có quyền, Loan mặc sức hoành hành ngang ngược - người bấy giờ gọi là Trương Tần Cối. Giữa lúc đó, Lại bộ thượng thư Nguyễn Cư Trinh, người có uy tín tài năng, trụ cột của Nguyễn triều qua đời (tháng 5 năm Đinh Hợi (1767). Thế là họ Trương không còn ai ngăn cản nữa, càng ra sức làm nhiều việc càn rỡ, chẳng còn kiêng nể gì: bán quan buôn tước, ăn tiền tha tội, hình phát phiền nhiễu, thuế má nặng nề, thần dân cực khổ và căm giận. Những người có tầm huyết và tài năng như Tôn Thất Dục, tinh thông kinh sử, thuật số, âm nhạc, bị Loan tìm cách hăm hại. Tài chính kiệt quệ đến nỗi dật sĩ Thuận Hoá là Ngô Thế Lân phải kêu lên triều đ́nh. Nhưng mọi cố gắn của họ Ngô không được hồi âm. Giữa lúc đó, anh em Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu dấy nghĩa ở Quy Nhơn, thanh thế ngày càng lừng lẫy v́ được dân chúng đồng tình ủng hộ. Thêm vào đó, tháng 5 năm Giáp Ngọ (1774) Trịnh lại đem đại quân vào đánh Nguyễn. Cả Tây Sơn lẫn Trịnh đều nêu khẩu hiệu trử khử quyền thần Trương Phúc Loan và tôn phò Hoàng Tôn Dương. Chiến tranh loạn lạc lại nổ ra, đất Thuận Hoá trước trù phú là thế mà nay trăm bề xơ xác la liệt, "mỗi lẻ gạo trị giá một tiền, ngoài đường xác đói, người nhà có khi ăn thịt nhau". Trước tình cảnh đó, không còn cách nào khác, tôn thất nhà Nguyễn cùng nhau hợp sức bắt trói Trương Phúc Loan nộp cho quân Trịnh. Tháng 12 năm 1774, quân Trịnh chiếm được Phú Xuân và đặt quan cai trị Thuận Hoá. Trong số quan lại nhà Trịnh được cử vào Thuận Hoá có Lê Quí Đôn (1776). Tây Sơn tìm cách tạm hoà với Trịnh để yên mặt Bắc và có điều kiện đánh Nguyễn ở phía Nam. Đại quân Tây Sơn cả thủy lẫn bộ đánh vào Sài G̣n. Chúa Nguyễn chạy về Định Tường rồi lại sang Long Xuyên. Tháng 9 năm Đinh Dậu (1777) quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ thống lĩnh đánh chiếm Long Xuyên, chúa Nguyễn bị chết trận. Như vậy Nguyễn Phúc Thuần ở ngôi chúa 12 năm, khi chết mới 24 tuổi, không có con nối. NGUYỄN PHÚC ÁNH (1780-1802) Nguyễn Phúc Ánh còn có tên húy là Chủng và Noăn, sinh năm Nhâm Ngọ (1762), con thứ ba của Nguyễn Luân. Mẹ Nguyễn Ánh là con gái Diễn Quốc Công Nguyễn Phúc Trung (có lẽ Phúc Trung được ban quốc tính), người làng Minh Linh, phủ Thừa Thiên. Khi Nguyễn Phúc Luân bị quyền thần Trương Phúc Loan phế truất rồi bắt giam năm Ất Dậu (1765), Nguyễn Ánh còn nhỏ (4 tuổi) đang ở nhà riêng. Năm Quí Tí (1773), Tây Sơn khởi nghĩa, Nguyễn Phúc Ánh 13 tuổi, theo chúa Phúc Thuần vào Quảng Nam. Mùa thu năm Đinh Dậu (1777) Nguyễn Phúc Thuần tử trận, Nguyễn Phúc Ánh một ḿnh chạy thoát ra đảo Thổ Chu. Một tháng sau, Phúc Ánh tập hợp được một đội quân nghĩa dũng, binh sĩ mặc toàn đồ tang, quyết tử đánh chiếm lại Sài Gòn. Giúp Nguyễn Phúc Ánh lúc đó mới 17 tuổi có Đỗ Thanh Nhân và một số tướng lĩnh khác. Ánh ra sức xây dựng lực lượng, đắp lũy đất ở phía Tây sông Bến Nghé, đóng cọc gỗ ở các cửa cảng để phòng ngừa tấn công của Tây Sơn. Ánh đă có 50 chiến thuyền. Năm Canh Tư (1780) Phúc Ánh chính thức lên ngôi tại Sài Gòn, dùng ấn "Đại Việt quốc Nguyễn chúa vĩnh trấn chi bảo" làm ấn truyền quốc, niên hiêu thì vẫn theo chính sóc nhà Lê. Tháng 3 năm Nhâm Dần (1782) Nhạc và Nguyễn Huệ kéo quân vào đánh Sài Gòn. Phúc Ánh chống lại ở cửa biển nhưng yếu sức đành thua trận. Phía Phúc Ánh lần này có cả sĩ quan Pháp tử trận. Ánh phải cưỡi thuyền nhỏ chạy ra biển, đến trú ở đảo Phú Quốc. Đại quân của Tây Sơn rút về Qui Nhơn, tháng 8 năm Nhâm Dần (1782) Ánh lại thu thập tàn quân trở lại Gia Định. Tháng 2 năm Quư Măo (1783) Nguyễn Huệ và Nguyễn Lữ lại kéo vào đánh cửa biển Cần Giờ, quân Nguyễn tan tác. Tôn Thất Mân, Dương Công Trừng bị bắt hoặc chết, Chu Văn Tiếp bỏ chạy. Nguyễn Ánh (tức Nguyễn Phúc Ánh) cùng với 5, 6 người tuỳ tùng, 100 lính chạy về Ba Giồng. Tháng 4 năm đó, bị Nguyễn Huệ đuổi gấp, Ánh phải cưỡi trâu lội qua sông thoát thân rồi đem mẹ, vợ con ra Phú Quốc. Thủy quân Tây Sơn truy đuổi đến tận đảo. T́nh thế cực kỳ nguy khốn song nhờ cai cơ Lê Phúc Điển mặc áo ngự đứng đầu thuyền giả làm Nguyễn Vương đánh lạc hướng Tây Sơn, Nguyễn Ánh chạy thoát ra đảo Côn Lôn. Phò mă Trương Văn Đa liền kéo thủy quân Tây Sơn ra vây chặt 3 ṿng quanh đảo, chúa Nguyễn như "cá nằm trên thớt", bỗng một trận băo lớn làm thiệt hại nặng thuỷ quân Tây Sơn, Nguyễn Ánh thoát được đến ḥn Cổ Cốt, sau lại về Phú Quốc. Thất bại liên tiếp, Nguyễn Ánh phải trao con là Hoàng tử Cảnh mới 4 tuổi cho Bá Đa Lộc làm con tin sang cầu viện người Pháp. Rồi Nguyễn Ánh từ biệt mẹ và vợ con đem quân chạy ra ngoài cơi. Nguyễn Ánh chơi vơi ngoài biển suốt một tuần liền, thiếu lương ăn, nước ngọt, quân sĩ tưởng khó thoát chết, nhưng nhờ may mắn mà sống sót. Những ngày tháng bôn tẩu ở ngoài, Nguyễn Ánh thường chỉ dùng cơm với mắm tôm và các loại gia vị như hồ tiêu, ớt, hồi hương, quế chi, tỏi, gừng, ô mai tán nhỏ hoà lẫn với nhau. Bữa nào cũng đạm bạc như vậy. Nguyễn Ánh thường cho bầy tôi cùng ăn và bảo: "Lam chướng ở rừng ở biển, ăn các thứ này tốt lắm; và để tỏ ra cùng cá khanh tân khổ có nhau". Tháng 2 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Ánh đem theo cả mẹ và vợ con chạy sang Xiêm nương thân và cầu viện. Mùa hè năm đó, Nguyễn Ánh dẫn quân Xiêm gồm 2 vạn thủy quân và 300 chiến thuyền kéo về Sài Gòn, Gia Định. Nhờ có viện binh, Nguyễn Ánh chiếm lại Ba Xắc, Trà Ôn, Mân Thít, Sa Đéc... Tháng 12 năm Giáp Thìn (1784), Nguyễn Nhạc được tin cấp báo, tức thì sai Nguyễn Huệ đem quân vào cứu Sài Gòn. Quân Tây Sơn mai phục ở Rạch Gầm và Xoài Mút (tỉnh Định Tường), rồi dụ quân Xiêm vào trận. Quân Xiêm đại bại, Chiêu Tăng, Chiêu Sướng cùng vài nghìn sĩ tốt theo đường núi chạy về nước. Nguyễn Ánh đi Trấn Giang rồi sang Xiêm, xin trú ở Long Kỳ (người Xiêm gọi là Đồng Khoai, ở ngoài thành Vọng Các) sai người đón mẹ và vợ con đến. Quân Nguyễn nhờ đất Xiêm mà sản xuất, trồng cấy, đóng chiến thuyền, tích trữ lương thực, thu nạp quân sĩ, đợi thời cơ. Lưu trú trên đất Xiêm, Nguyễn Ánh đă giúp vua Xiêm đánh bại Diến Điện,... Vua Xiêm thán phục, đem vàng lụa đến tạ ơn và hứa giúp Nguyễn Ánh lấy lại Gia Định. Sau trận đánh Diến Điện, Nguyễn Ánh còn giúp vua Xiêm đánh lại quân Chà Và. Năm Đinh Mùi (1787), trước lực lượng hùng mạnh của Nguyễn Ánh, lại được Bồ Đào Nhà giúp đỡ, vua Xiêm tỏ ra không bằng ḷng. Biết vua Xiêm không giúp gì hơn, Nguyễn Ánh lặng lẽ rút quân về nước, dùng kế ly gián giết Phạm Văn Tham, đuổi Nguyễn Lữu chiếm lại Sài Gòn - Gia Định tháng 8 năm Mậu Thân (1788). Thế là trong khi Nguyễn Nhạc bất lực chỉ biết bo bo giữ Qui Nhơn, Nguyễn Huệ phải lo đối phó với t́nh hình Bắc Hà, đánh đuổi 20 vạn quân Thanh, Nguyễn Ánh ở Gia Định nắm thời cơ chuẩn bị, củng cố lực lượng. Nguyễn Ánh còn sai sứ thần Phan Văn Trọng và Lâm Đồ mang thư và 50 vạn cân lương sang giúp nhà Thanh. Năm Kỷ Dậu (1789), Hoàng tử Cảnh từ phương Tây về nước, Cảnh đi cùng Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, lênh đênh trên biển và hải cảng các nước, hai năm sau mới đến Paris. Hoàng tử Pháp tiếp đăi theo vương lễ song chưa giúp được gì. V́ triều đ́nh còn gặp khó khăn. Cảnh về đến Gia Định vừa đúng bốn năm đi xa. Hai sĩ quan Pháp ở lại phụng sự Chúa, được Ánh đặt tên là Thắng và Chấn, cấp một nghìn quan tiền, trao cho chức Cai đội. Trên lănh địa của ḿnh, Nguyễn Ánh đă hết sức cố gắng nhanh chóng tăng cường binh lực và mọi mặt. Một loạt chính sách được ban hành: đặt quan điền ấn, chuyên lo việc làm ruộng, thi hành phép ngụ binh cư nông, trai tráng khi cần là lính chiến, hết trận về làm ruộng, định lệ khuyến nông, đặt đồn điền... Nguyễn Ánh đặc biệt quan tâm đến phong thương và đăi ngộ tướng sĩ trận vong hoặc có công lao. Nguyễn Ánh đặt quan hệ tốt với các nước láng giềng, nhất là bính sĩ Xiêm nhằm tăng cường thanh thế. Đối với Châu Âu đang giúp rập, Ánh hết sức ưu ái. Tháng 9 năm Kỷ Mùi (1799) Bá Đa Lộc, giáo sĩ người Pháp, ân nhân của Nguyễn Ánh qua đời. Ánh cho cử hành tang lễ cực kỳ trọng thể. Thi hài được ướp thuốc thơm, quan tài bằng gỗ tứ thiết, chuyển từ Diên Khánh về Gia Định quàn trong hai tháng, làm đúng quốc tang, truy tôn là Thái phó Bi Nhu Quận công. Một ngôi nhà mồ bằng gỗ quí được xây cất, ngày đêm có 50 lính canh phòng cẩn mật. Người thời bấy giờ đă nói rằng: xem cái chết của một đạo trưởng là quốc tang, dùng đến nghi lễ trang nghiêm trọng thể bậc nhất như thế quả là từ cổ chí kim, nước Nam chưa làm thế bao giờ! Thế rồi, vừa ra sức củng cố và phát triển lực lượng, từ 1792 Nguyễn Ánh bắt đầu mở các đợt tấn công ra Qui Nhơn theo chiến thuật "tằm ăn lá dâu" và theo từng mùa gió nồm: "Gặp nồm thuận thì tiến, văn thì về; khi phát thì quân lính đủ mặt, về thì tản ra đồng ruộng". Sau cái chết của Quang Trung, Nguyễn Ánh càng ráo riết thực thi chiến thuật trên. Năm Kỷ Mùi (1799), Nguyễn Ánh bắt đầu giành được thế áp đảo, khiến Nguyễn Quang Toản non yếu, nội bộ lục đục không sao chống nổi. Sau khi Nguyễn Quang Toản mất vào tháng 7 năm Nhâm Tuất (1802). Nguyễn Ánh lên ngôi hoàng đế. Nhà Tây Sơn (1778-1802) Các vị vua Niên hiệu Tên huý Năm trị vì Tuổi thọ Thái Đức Hoàng Đế Thái Đức Nguyễn Nhạc 1778-1793 Thái Tổ Vũ Hoàng Đế Quang Trung Nguyễn Huệ 1788-1792 40 Cảnh Thịnh Hoàng Đế Cảnh Thịnh Bảo Hưng Nguyễn Quang Toản 1792-1802 20 NGUYỄN NHẠC (1778-1793) Ba anh em Tây Sơn, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ được gọi là "Tây Sơn tam kiệt". Tổ tiên nhà Tây Sơn vốn ở làng Hương Cái, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An. Họ theo chúa Nguyễn vào lập nghiệp miền Nam khi chúa Nguyễn vượt Lũy Thày đánh ra đất Lê - Trịnh tới Nghệ An vào niên hiệu Thịnh Đức (1653 - 1657) đời Lê Thần Tông. Ông cố của "Tây Sơn tam kiệt" tên là Hồ Phi Long, vào giúp việc cho nhà họ Đinh ở thôn Bằng Chân, huyện Tuy Viễn (tức An Nhơn), cưới vợ họ Đinh và sinh được một trai tên là Hồ Phi Tiễn. Hồ Phi Tiễn không theo việc nông mà bỏ đi buôn trầu ở ấp Tây Sơn, cưới vợ và định cư tại đó. Bà vợ tên là Nguyễn Thị Đồng, con gái duy nhất của một phú thương đất Phú Lạc, do đó nên họ đổi con cái từ họ Hồ sang họ Nguyễn của mẹ. Vì vậy, người con có tên là Nguyễn Phi Phúc. Nguyễn Phi Phúc cũng chuyên nghề buôn trầu và trở nên mỗi ngày mỗi giàu có. (Cũng có tài liệu cho rằng họ Hồ đã đổi theo họ chúa Nguyễn ngay từ khi mới vào Nam). Nguyễn Phi Phúc có 8 người con, trong đó có ba người con trai: Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ và Nguyễn Huệ. Lớn lên, ba anh em được đưa đến thụ giáo cả văn lẫn võ với thầy Trương Văn Hiến. Chính người thầy này đã phát hiện được khả năng khác thường của Nguyễn Huệ và khuyên ba anh em khởi nghĩa để xây dựng đại nghiệp. Tương truyền câu sấm: "Tây khởi nghĩa, Bắc thu công" là của ông. Trong những năm đầu tiên, Nguyễn Nhạc đóng vai trò quan trọng nhất. Tương truyền trước khi nổi dậy ông từng đi buôn trầu nên được gọi là Hai Trầu. Có sách nói Nguyễn Nhạc làm chức biện lại nên còn gọi là Biện Nhạc. Sử nhà Nguyễn chép rằng ông được chúa Nguyễn giao cho việc thu thuế trong vùng nhưng mang tiền thu thuế đánh bạc mất hết, cùng quẫn phải nổi dậy. Tuy nhiên theo một số nhà sử học, tình tiết này thực chất là dụng ý nói xấu người "phản loạn" của nhà Nguyễn sau khi họ đã thắng trận mà thôi. Từ khi chúa Nguyễn Phúc Khoát chết (1765), chính sự họ Nguyễn ở Đàng Trong rối ren quanh việc chọn người lên ngôi chúa. Khoát vốn trước lập con thứ 9 là Hiệu làm thế tử, nhưng Hiệu mất sớm, để lại người con là Dương. Con cả của Khoát là Chương cũng đã mất. Đáng lý ra theo thứ tự khi Khoát mất, phải lập người con thứ hai là Luân lên ngôi, nhưng quyền thần Trương Phúc Loan nắm lấy triều chính, tự xưng là “Quốc phó”, giết Luân mà lập người con thứ 16 của Khoát là Thuần mới 12 tuổi lên ngôi, tức là Định vương, để dễ về thao túng. Trong triều cũng như bên ngoài dư luận nhiều người bất bình vì khi Luân đã chết thì ngôi chúa lẽ ra phải thuộc về Nguyễn Phúc Dương. Nhân cơ hội đó, Nguyễn Nhạc tập hợp lực lượng nổi dậy ở ấp Tây Sơn. Quân Tây Sơn bao gồm người Kinh, người Thượng, người Hoa tham gia rất đông. Khởi phát từ ấp Tây Sơn, ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ, Nguyễn Huệ tập hợp lực lượng, ban đầu chủ yếu là đồng bào người Thượng, đứng lên khởi nghĩa. Lấy danh nghĩa chống lại Quốc phó Trương Phúc Loan, ủng hộ hoàng tôn Nguyễn Phúc Dương là cháu đích tôn của Vũ vương Nguyễn Phúc Khoát, Nguyễn Nhạc phất cờ nổi dậy năm 1771. Bởi Tây Sơn mang danh nghĩa ủng hộ hoàng tôn Dương và khi đánh trận thường la ó ầm ĩ nên dân gian có câu: "Binh triều là binh Quốc phó Binh ó là binh Hoàng tôn" Sau khi đứng vững ở địa bàn ấp Tây Sơn, năm sau, cuộc khởi nghĩa lan rộng và nghĩa quân đã thắng một số trận chống lại quân chúa Nguyễn được phái tới đàn áp cuộc khởi nghĩa. Bấy giờ ở Quy Nhơn có nhà giàu là Huyền Khê thường giúp tài chính cho Nguyễn Nhạc, nhân đó ông sắm thêm được nhiều vũ khí và chiêu mộ thêm được nhiều quân. Năm 1773, Nguyễn Nhạc đánh chiếm ấp Kiến Thành, rồi chia cho các tướng cùng coi giữ: chủ trại nhất Nguyễn Nhạc giữ hai huyện Phù Ly và Bồng Sơn, chủ trại nhì N guyễn Thung giữ huyện Tuy Viền, chủ trại ba Huyền Khê coi việc hậu cần. Không những tập hợp cả những tay lục lâm như Nhưng Huy, Tứ Linh, Nguyễn Nhạc còn mật liên lạc với nữ chúa của nước Chiêm Thành sót lại lúc đó đem quân đóng ở trại Thạch Thành để cứu lẫn nhau. Sau khi đứng vững ở căn cứ, Nguyễn Nhạc quyết định đánh thành Quy Nhơn, một trọng trấn của Đàng Trong, vốn xưa là kinh thành Đồ Bàn của nước Chiêm Thành cũ. Quy Nhơn là trung tâm của khu vực Nam Trung bộ, nếu làm chủ Quy Nhơn có thể làm chủ cả khu vực này. Để đánh chiếm thành, Nguyễn Nhạc đã vận dụng mưu kế rất táo bạo. Ông tự ngồi vào cũi cho quân lính khiêng tới thành Quy Nhơn nộp cho tướng giữ thành là Nguyễn Khắc Tuyên, giả làm quân lính phản Tây Sơn, bắt tướng “giặc” về hàng với chúa Nguyễn. Khắc Tuyên tin là thật nên cho quân áp giải Nguyễn Nhạc vào. Nửa đêm, quân Tây Sơn trá hàng mở cũi cho Nguyễn Nhạc, ông cùng binh lính nổi dậy phối hợp với quân ngoại viện từ ngoài ùa vào đánh chiếm thành Quy Nhơn. Nguyễn Khắc Tuyên vội bỏ cả gia đình và ấn tín chạy trốn. Từ Quy Nhơn, Nguyễn Nhạc tiến ra đánh chiếm Quảng Ngãi. Sau đó ông đem quân vào đánh Phú Yên. Đến cuối năm 1773, quân Tây Sơn thắng như trẻ tre, nhanh chóng chiếm được Phú Yên, Diên Khánh, Bình Khang, Bình Thuận, quân Nguyễn phải rút vào Nam bộ. Đầu năm 1774, chúa Nguyễn sai Tôn Thất Thăng mang quân từ Quảng Nam vào đánh Tây Sơn nhưng vừa thấy quân Tây Sơn, Thăng đã bỏ chạy. Giữa năm 1774, chúa Nguyễn lại cử Tống Phúc Hiệp mang quân từ Gia Định theo hai đường thuỷ bộ ra đánh Nam Trung bộ, nhanh chóng lấy lại Bình Thuận, Diên Khánh, Bình Khang. Nguyễn Nhạc chỉ còn làm chủ từ Phú Yên ra Quảng Ngãi. Tuy nhiên lúc Tây Sơn vừa mất Bình Khang thì phía bắc lại có biến. Nhân lúc Đàng trong rối ren, cuối năm 1774, chúa Trịnh Sâm cử lão tướng Việp quận công Hoàng Ngũ Phúc làm Bình Nam thượng tướng quân, mang 4 vạn quân vượt sông Gianh nam tiến, cũng lấy lý do trừ khử Trương Phúc Loan, lập Nguyễn Phúc Dương. Quân Trịnh lần lượt chiếm Bố Chính, Đồng Hới và tiến đến Thuận Hoá. Quân Nguyễn yếu thế, chúa Nguyễn phải trói Trương Phúc Loan nộp quân Trịnh, nhưng sau đó Hoàng Ngũ Phúc vẫn tiến quân, đầu năm 1775 đánh chiếm Phú Xuân. Chúa Nguyễn không chống nổi phải bỏ chạy vào Quảng Nam. Nguyễn Nhạc nhân thời cơ đó mang quân hai đường thuỷ bộ ra đánh Quảng Nam. Nguyễn Phúc Thuần vội bỏ Quảng Nam theo đường biển trốn vào Gia Định, để lại Nguyễn Phúc Dương. Tháng 2 năm 1775, quân Trịnh tiến vào Quảng Nam. Quân Tây Sơn cũng tiến ra, lùng bắt được Phúc Dương. Quân Trịnh vượt đèo Hải Vân và đụng độ với quân Tây Sơn. Nguyễn Nhạc cử hai tướng người Hoa là Tập Đình làm tiên phong, Lý Tài làm trung quân đánh Trịnh. Hoàng Ngũ Phúc đang đà thắng lợi, đánh bại quân Tây Sơn ở Cẩm Sa. Tập Đình bỏ chạy tháo thân theo đường biển về Trung Quốc. Nguyễn Nhạc phải rút quân về Quy Nhơn. Nhân lúc Nguyễn Nhạc thua trận, Tống Phúc Hiệp lại từ Bình Khang ra đánh Phú Yên, quân Tây Sơn lại thua phải co về Quy Nhơn. Như vậy địa bàn của Nguyễn Nhạc chỉ còn Quy Nhơn và Quảng Ngãi. Tình thế của Nguyễn Nhạc và quân Tây Sơn lúc đó rất nguy ngập. Cả quân Trịnh lẫn quân Nguyễn từ hai đằng đánh tới đều đang ở thế thắng trận. Nếu mang quân ra đương đầu với cả hai phía thì chắc chắn Nguyễn Nhạc sẽ bị tiêu diệt. Đứng trước tình thế đó, ông đã sáng suốt đưa ra quyết định đúng đắn. Nhận thấy quân Trịnh đang ở thế thắng liên tiếp từ khi vào nam, tiềm lực của Bắc hà lại lớn không thể đương đầu, Nguyễn Nhạc quyết định xin giảng hoà với chúa Trịnh để tập trung vào chiến trường phía nam. Ông sai người đến chỗ Hoàng Ngũ Phúc xin đầu hàng và làm tiên phong cho chúa Trịnh để đánh chúa Nguyễn. Quân Trịnh đi xa bấy giờ đã mệt mỏi, quân sĩ nhớ nhà, Hoàng Ngũ Phúc cũng muốn mượn sức Tây Sơn diệt họ Nguyễn nên nhân danh chúa Trịnh cho Nguyễn Nhạc hàng, phong làm “Tây Sơn trưởng hiệu tráng tiết tướng quân”. Dù thế, quận Việp lão luyện vẫn không lui quân, đóng sát địa giới Quảng Ngãi, định chờ nếu Tây Sơn bại trận sẽ tiến vào chiếm Quảng Ngãi và Quy Nhơn. Tạm yên mặc bắc nhưng Nguyễn Nhạc ở vào tình thế chỉ có một lựa chọn là phải thắng trận để chiếm lại Phú Yên từ tay quân Nguyễn, nếu không sẽ bị quân Trịnh đánh chụp. Trong tình thế các tướng đều thua trận bạc nhược, Nguyễn Nhạc quyết định cử em là Nguyễn Huệ, mới 23 tuổi, người sau này trở thành nhà quân sự kiệt xuất của Tây Sơn, làm chủ tướng mang quân vào nam. Để hỗ trợ cho Nguyễn Huệ, nhân nắm con bài Nguyễn Phúc Dương trong tay, Nguyễn Nhạc gả con gái cho Dương, rồi sai người vào Phú Yên điều đình với Tống Phúc Hiệp việc lập Phúc Dương làm chúa và cùng đánh Trịnh. Việc đàm phán đến nửa chừng thì Nguyễn Huệ kéo quân tới đánh khiến Hiệp không kịp trở tay. Nguyễn Huệ bắt sống Nguyễn Khoa Kiên, giết Nguyễn Văn Hiền, Hiệp bỏ chạy. Tướng Nguyễn ở Bình Khang là Bùi Công Kế mang quân ra cứu bị Nguyễn Huệ bắt sống. Tướng khác là Tống Văn Khôi ở Khánh Hoà ra đánh cũng bị Nguyễn Huệ giết tại trận. Hoàng Ngũ Phúc nhân lúc Tây Sơn mang quân vào nam liền lấn tới đóng quân ở Chu Ổ thuộc Quảng Ngãi, nhưng sau nghe tin Nguyễn Huệ thắng trận không dám tiến nữa. Để tăng thêm thanh thế, Nguyễn Nhạc yêu cầu quận Việp phong chức cho em và Nguyễn Huệ được phong làm “Tây Sơn hiệu tiền tướng quân”. Ít lâu sau vì tuổi già sức yếu, quận Việp bỏ Quảng Nam lui về Phú Xuân rồi giao lại thành này cho các tướng dưới quyền, còn mình dẫn đại quân về bắc. Nhân lúc quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam, các tướng cũ của họ Nguyễn lại nổi dậy chiếm nơi này. Nguyễn Nhạc lại điều Nguyễn Huệ từ Phú Yên ra đánh tan quân Nguyễn, lấy lại Quảng Nam. Nguyễn Huệ ra bắc để lại tướng người Hoa là Lý Tài giữ thành Phú Yên. Tài bất mãn vì mất chức chánh tướng về tay Nguyễn Huệ nên nghe theo lời dụ của Tống Phúc Hiệp, sang hàng chúa Nguyễn. Tây Sơn lại mất Phú Yên. Để chia thế quân Nguyễn, đầu năm 1776, Nguyễn Nhạc sai Nguyễn Lữ mang quân theo đường thuỷ vào đánh Gia Định. Nguyễn Phúc Thuần bỏ chạy về Bà Rịa. Nguyễn Lữ chiếm được Gia Định nhưng không lâu sau các tướng Nguyễn là Đỗ Thanh Nhân, Mạc Thiên Tứ, Tống Phúc Hiệp, Lý Tài đang tụ tập dần về Nam Bộ. Nguyễn Lữ liền thu hết kho tàng của chúa Nguyễn rút về Quy Nhơn. Tháng 10 năm 1776, Nguyễn Phúc Dương bỏ trốn từ Quy Nhơn về Gia Định, gọi Lý Tài làm vây cánh. Tài tranh công với Đỗ Thanh Nhân, hai bên đánh nhau. Nhân thua bỏ Gia Định về Ba Giòng. Tài ép Thuần nhường ngôi cho Dương làm Tân chính vương, còn Thuần làm Thái thượng vương. Tháng 3 năm 1777, Nguyễn Nhạc lại cử Nguyễn Huệ làm tướng mang quân thuỷ vào đánh Gia Định. Lý Tài thua trận bỏ chạy khỏi thành, đưa 2 chúa Nguyễn về Hóc Môn. Sau Tài rút khỏi Hóc Môn bị Đỗ Thanh Nhân đón đường giết chết. Thuần theo Nhân giữ Tranh Giang, Dương theo tướng Trương Phúc Thận giữ Tài Phụ. Nguyễn Huệ chia đường đánh bại cả hai cánh quân Nguyễn. Thuần và Nhân bỏ chạy về Cần Thơ cầu viện Mạc Thiên Tứ (tướng người Hoa), còn Dương bỏ chạy về Ba Việt (Bến Tre). Nguyễn Huệ đánh bại Mạc Thiên Tứ. Thuần sai Nhân lẻn ra Bình Thuận cầu cứu Chu Văn Tiếp, Trần Văn Thức. Nguyễn Nhạc nhân lúc Nguyễn Huệ thắng trận ở Nam bộ cũng cử binh đánh Phú Yên, Bình Thuận. Một cánh quân Tây Sơn ở Biên Hoà chặn đánh giết chết Trần Văn Thức. Chu Văn Tiếp bỏ chạy. Nguyễn Nhạc chiếm lại Phú Yên đến Bình Thuận. Tháng 9 năm 1777, Nguyễn Huệ mang quân bao vây tấn công Ba Việt, bắt sống Nguyễn Phúc Dương và toàn bộ quân tướng. Dương và 18 tướng tuỳ tùng bị đưa về Gia Định xử tử. Nguyễn Phúc Thuần bại trận bỏ Cần Thơ sang Long Xuyên, định chờ Mạc Thiên Tứ lấy tàu để chạy sang Trung Quốc cầu viện nhà Thanh nhưng bị quân Tây Sơn đuổi đến nơi, bắt được Thuần mang về Gia Định xử tử tháng 10 năm 1777. Nguyễn Ánh, Đỗ Thanh Nhân và Mạc Thiên Tứ trốn thoát mỗi người một nơi. Nguyễn Nhạc làm chủ toàn bộ đất đai từ Quảng Nam đến Hà Tiên. Năm 1778, ông lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thái Đức, không ràng buộc với chính quyền vua Lê chúa Trịnh ở Bắc Hà nữa. Sau khi Nguyễn Huệ trở về Quy Nhơn, các tướng Nguyễn là Đỗ Thanh Nhân, Chu Văn Tiếp nổi dậy, đón Nguyễn Ánh về lập làm chúa, chiếm lại Gia Định. Được các lực lượng phương Tây như Pháp, Bồ Đào Nha giúp sức, Ánh lại mạnh lên. Năm 1778, vua Thái Đức sai tướng vào đánh nhưng lại bị thua và mất thêm Bình Thuận. Năm 1781, Ánh sợ uy quyền của Nhân quá lớn nên giết Nhân, lại đem quân đánh ra Bình Khang nhưng bị quân của vua Thái Đức đánh bại. Tháng 3 năm 1782, vua Thái Đức và Nguyễn Huệ mang quân thuỷ bộ nam tiến, phá tan quân Nguyễn, giết chết cai cơ người Pháp là Manuel (Mạn Hoè). Nguyễn Ánh bỏ chạy về Hậu Giang. Chu Văn Tiếp từ Bình Thuận vào cứu bị đánh bại phải co về. Ánh cùng thế sai người sang Xiêm cầu viện. Vua Thái Đức chiếm lại Nam bộ, sai người giao hảo với Chân Lạp (Campuchia) và đề nghị hợp tác đánh Nguyễn Ánh. Chân Lạp chia quân đón bắt được đoàn cầu viện Xiêm của Ánh và suýt bắt được Ánh. Ánh trốn ra đảo Phú Quốc. Nguyễn Nhạc rút quân về bắc, Chu Văn Tiếp lại từ Bình Thuận mang quân vào đánh chiếm được Gia Định và đón Nguyễn Ánh trở về. Tháng 2 năm 1783, Nguyễn Nhạc lại sai Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ mang quân nam tiến. Dù Nguyễn Ánh đã lập tuyến phòng thủ trước vẫn bị quân Tây Sơn phá tan, Ánh bỏ chạy về Đồng Tuyên. Nguyễn Huệ đánh phá Đồng Tuyên, Ánh bỏ chạy ra Hà Tiên rồi trốn ra đảo Phú Quốc. Tháng 8 năm 1783, quân Tây Sơn truy kích, Ánh chạy một vòng ra các đảo Cổ Long, Cổ Cốt rồi lại quay về Phú Quốc. Quân Tây Sơn vây đánh nhưng lúc đó có bão biển, các thuyền Tây Sơn phải giãn ra, sau 7 ngày đêm lênh đênh trên biển, Ánh thừa cơ lại trốn thoát, chạy hẳn ra đảo Thổ Chu cách xa đất liền rồi đầu năm sau tự mình sang Xiêm cầu viện. Nguyễn Ánh cầu viện được quân Xiêm, trở lại Nam bộ năm 1784 nhưng sang đầu năm 1785 lại bị Nguyễn Huệ phá tan trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút nổi tiếng (xem bài về nhà Tây Sơn và Nguyễn Huệ), Chu Văn Tiếp bị giết. Ánh phải chạy sang Xiêm sống lưu vong. Năm 1782, Bắc hà có biến, phe người con lớn của chúa Trịnh Sâm vừa chết là Trịnh Tông làm binh biến lật đổ người con nhỏ mới được lập là Trịnh Cán. Một tướng Bắc hà là Nguyễn Hữu Chỉnh (thủ hạ cũ của Hoàng Ngũ Phúc) không hợp tác với Trịnh Tông nên bỏ vào nam hàng Tây Sơn và được vua Thái Đức tin dùng. Năm 1786, khi tình hình phía nam đã tạm yên, Hữu Chỉnh khuyên vua Thái Đức đánh Phú Xuân để khôi phục lại đất đai của chúa Nguyễn trước đây. Vua Thái Đức đồng ý, liền cử Nguyễn Huệ làm chỉ huy cùng các tướng Nguyễn Hữu Chỉnh và phò mã Vũ Văn Nhậm (con rể vua Thái Đức) bắc tiến. Quân Trịnh ở Phú Xuân bị quân Tây Sơn dùng kế lừa khiến mất cảnh giác và nghi ngờ lẫn nhau. Tháng 5 năm 1786, Nguyễn Huệ nhanh chóng đánh chiếm thành Phú Xuân. Nghe theo kế của Nguyễn Hữu Chỉnh - người muốn trả thù Trịnh Tông, Nguyễn Huệ quyết định mang quân ra đánh Thăng Long mà không hỏi ý vua anh. Vua Thái Đức nghe tin em đã mang quân bắc tiến, sai người đuổi theo gọi về nhưng không kịp. Với khẩu hiệu “Phù Lê diệt Trịnh”, chỉ trong 1 tháng, Nguyễn Huệ đánh bại quân Trịnh, Trịnh Tông tự sát. Nguyễn Huệ tôn phò nhà Lê và được vua Lê Hiển Tông gả công chúa Ngọc Hân cho. Vua Thái Đức vội vã ra bắc gọi em về. Sau khi lựa lời vỗ về em, vua Thái Đức tự mình cầm quân, thay đổi hết nhân sự do em sắp đặt rồi mới gặp gỡ vua Lê vừa lên ngôi là Chiêu Thống. Ít ngày sau, ông cùng Nguyễn Huệ bí mật rút quân về nam. Sử sách không ghi chép thật rõ ràng về sự kiện mâu thuẫn giữa anh em Tây Sơn. Các sử gia nhà Nguyễn cho rằng tại Nguyễn Nhạc "tư thông" với vợ Nguyễn Huệ, nhưng lý do này có vẻ không xác đáng. Có tài liệu nói rằng Nguyễn Nhạc yêu cầu Nguyễn Huệ nộp vàng bạc lấy từ kho của họ Trịnh ở Bắc Hà mang về nam nhưng vua em không chịu; hơn thế vua em lại xin vua anh cho cai quản thêm Quảng Nam và vua anh không chấp thuận, do đó Nguyễn Huệ chủ động mang quân vào nam đánh Nguyễn Nhạc. Ý kiến sau có vẻ xác đáng hơn. Có ý kiến bàn thêm rằng, chủ trương của Nguyễn Nhạc là tập trung tiêu diệt chúa Nguyễn, chỉ đánh chiếm phần đất của chúa Nguyễn để thay thế cai trị tại miền Nam và giữ hòa bình với Bắc Hà, cho nên việc Nguyễn Huệ tự ý đem quân bắc tiến là trái ý vua anh. Ngay khi biết tin Nguyễn Huệ đánh Thăng Long, vua Tây Sơn vội mang quân ra bắc, thực chất là để gọi em về. Mặt khác, Nguyễn Nhạc không yên tâm với sự phát triển thế lực riêng của Nguyễn Huệ. Trong khi đó, là người có hùng tâm, Nguyễn Huệ có chủ trương tự lực phát triển ra ngoài tầm kiềm chế của vua anh và việc bắc tiến của ông không hẳn chỉ vì lời khuyên của Nguyễn Hữu Chỉnh. Có lẽ đây mới chính là nguyên nhân dẫn tới mâu thuẫn của anh em Tây Sơn. Sử cũ ghi rất vắn tắt và không thật rõ ràng về sự kiện này, chỉ biết khoảng đầu năm 1787 Nguyễn Huệ mang quân nam tiến vây thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây ngặt bèn gọi Đặng Văn Trấn, đang trấn thủ Gia Định, ra cứu. Trấn vâng lệnh mang quân ra, nhưng đến Phú Yên đã bị Nguyễn Huệ bắt sống. Nguyễn Huệ nã pháo tới tấp vào thành Quy Nhơn. Nguyễn Nhạc bị vây bức quá phải lên thành khóc xin em đừng đánh thành nữa. Nguyễn Huệ bằng lòng giảng hòa với anh. Tuy nhiên, theo một giáo sĩ phương Tây tại Việt Nam lúc đó, anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ tuy mâu thuẫn nhưng cho đến khi Nguyễn Huệ bắt được Đặng Văn Trấn, quân đội hai bên vẫn chưa thực sự đánh nhau thì Nguyễn Lữ đứng ra điều đình và hai bên vì tình cảm trong nhà đã đồng ý giảng hoà. Nguyễn Nhạc phong vương cho hai em, mỗi người chia nhau giữ một khu vực từ tháng 4 năm 1787: Nguyễn Nhạc xưng là Trung ương Hoàng đế, đóng đô ở Quy Nhơn. Phong Nguyễn Lữ làm Đông Định Vương, cai quản vùng đất Gia Định. Phong Nguyễn Huệ làm Bắc Bình Vương, cai quản vùng đất từ đèo Hải Vân trở ra Bắc. Như vậy vua Thái Đức đã thoả mãn yêu cầu được cai quản Quảng Nam của vua em. Anh em vua Thái Đức mâu thuẫn khiến kẻ địch lợi dụng ngay lập tức. Ở phía bắc, họ Trịnh ngóc đầu dậy rồi Nguyễn Hữu Chỉnh ra sức hoành hành. Ở phía nam, Nguyễn Ánh cũng nhân cơ hội lực lượng Tây Sơn bị chia sẻ để quay trở về đánh lại Gia Định (tháng 7 năm 1787). Người em Đông Định vương ươn hèn, chưa đánh nhau với địch đã bỏ chạy về Biên Hoà, bỏ Gia định cho Phạm Văn Tham giữ. Sau lại chạy luôn một mạch về Quy Nhơn rồi ốm và qua đời khiến vua Thái Đức mất một chỗ dựa về tinh thần. (xem thêm bài về Nguyễn Lữ). Mặc dù tháng 10 năm 1787, ông đã điều Nguyễn Văn Hưng vào tiếp viện cho Phạm Văn Tham, nhưng sau khi hai người vây đánh Nguyễn Ánh ở Mỹ Lung không hạ được, Hưng lại rút quân về Quy Nhơn. Hẳn việc Hưng rút về Quy Nhơn theo lệnh của vua Thái Đức. Dù Hưng tự ý rút nhưng ông không trừng phạt tướng này cho thấy ông không còn quyết tâm và đủ nhuệ khí với chiến trường Nam bộ nữa, hoàn toàn phó thác cho Phạm Văn Tham. Những diễn biến sau này từ chiến trường Nam bộ cho thấy đây là sai lầm lớn của ông. Không có người hợp sức, Phạm Văn Tham bị đơn độc và dần dần trở nên yếu thế trước lực lượng ngày càng lớn mạnh của Nguyễn Ánh. Ánh chuyển từ phòng ngự sang tấn công. Tới tháng 8 năm 1788, thành Gia Định mất, Tham phải chạy ra ngoài tiếp tục chiến đấu. Tướng này chiến đấu bền bỉ đến tận đầu năm 1789 sau khi Nguyễn Huệ đá đánh xong quân Thanh, nhưng vì bị Nguyễn Ánh vây ngặt và chặn đường biển về Quy Nhơn, buộc lòng phải đầu hàng. Trong khi đó vua em Bắc Bình vương vừa so gươm với ông đang quyết chí theo đuổi ý tưởng chinh phục phía bắc để xây dựng sự nghiệp riêng. Không phải vua em không quan tâm tới chiến trường Nam bộ[2] nhưng nguy cơ ở Bắc hà liên tiếp xảy ra không yên, từ họ Trịnh rồi Nguyễn Hữu Chỉnh và sau đó là Vũ Văn Nhậm và chính Lê Chiêu Thống dẫn quân Thanh về không phải nhỏ. Do đó Nguyễn Huệ không thể dồn hết lực lượng vào chiến trường Nam bộ lúc đó. Lực lượng của vua Thái Đức đã hao mòn, lại mất hết nhuệ khí và ông cũng không có phương pháp nào vực dậy. Giữa anh em vua Thái Đức dù giàng hoà nhưng chưa hoàn toàn xoá bỏ hiềm nghi. Hành động chống đối vua em của người con rể vua Thái Đức là Vũ Văn Nhậm chứng tỏ lo lắng của vua em là có sơ sở. Do đó, dù vua anh đã bất lực nhìn Nam bộ từng ngày mất về tay Nguyễn Ánh thì việc vua em cầm quân qua địa phận vua anh để nam tiến cũng không phải là dễ dàng. Chính sau cái chết của Vũ Văn Nhậm và diễn biến chiến trường Nam bộ, vua Thái Đức đã nhận ra tuổi già, sự bất lực của mình với đại cuộc. Ông thấy ngoài việc không thể kìm chế người em hùng lược, ông cũng không nên ngăn cản em mình lo việc chung của nhà Tây Sơn nữa. Chính vì vậy, cuối năm 1788, vì cơ nghiệp chung, ông từ bỏ đế hiệu và niên hiệu Thái Đức, tự xưng là “Tây Sơn vương”. Ông nhiều lần viết thư cho Nguyễn Huệ, chỉ xin giữ Quy Nhơn và nhường toàn bộ binh quyền, đất đai trong cả nước cho vua em; đồng thời ông cầu khẩn vua em mang gấp đại binh vào cứu Nam bộ (chiếu lên ngôi của Quang Trung nói rõ vấn đề này). Tuy nhiên lức đó Bắc Bình vương dù biết lời cầu khẩn của ông nhưng không thể vào nam tham chiến vì 20 vạn quân Thanh do Lê Chiêu Thống rước về đã vượt qua biên giới. Nguy cơ phía bắc rõ ràng lớn và gấp hơn nên vua em buộc phải hoãn việc nam tiến thêm một thời gian nữa. Mặc dù vua em Quang Trung đã đại thắng quân Mãn Thanh (1789) nhưng sau đó vẫn phải lo ổn định tình hình Bắc hà do tàn dư của nhà Lê còn sót lại và sức ép ngoại giao từ phía nhà Thanh. Vì vậy, Nguyễn Ánh được người Pháp hỗ trợ kéo ra đánh Bình Thuận, Bình Khang, Diên Khánh, quân của Tây Sơn vương Nguyễn Nhạc liên tiếp bại trận và mất mấy thành này. Cho tới năm 1791, ông chỉ còn cai quản Quy Nhơn, Phú Yên và Quảng Ngãi. Sau khi ổn định tình hình Bắc hà, Quang Trung quyết tâm tiêu diệt Nguyễn Ánh. Ông ra sức trấn an vua anh và nhân dân trong vùng do vua anh cai quản để chuẩn bị nam tiến. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc Quang Trung sai Vũ Văn Dũng đi “xin” Càn Long đất Quảng Đông, Quảng Tây thực ra chỉ là một thủ thuật về chính trị. Quang Trung không có dụng tâm lấy đất Trung Quốc vì ông biết thực lực không thể, hay ít ra là chưa thể làm lúc đó. Hơn nữa, ông thu dụng quân lục lâm “Tàu ô”, sai đánh phá biên giới Trung Quốc cốt để nhà Thanh bị cuốn vào hoạt động ngoại giao và chống giặc cướp để cho ông có thời gian hỗ trợ vua anh dồn lực lượng vào chiến trường miền nam mà thôi. Để chuẩn bị phối hợp với vua em, năm 1792, Nguyễn Nhạc đóng nhiều tàu thuyền đóng ở cửa Thi Nại để nam tiến. Nhưng lúc đó là mùa gió nồm, chỉ thuận cho quân Nam ra, phải đợi đến mùa đông mới thuận gió cho quân Tây Sơn vào. Nguyễn Ánh thừa dịp cùng quân Pháp, Bồ Đào Nha đánh úp cửa Thi Nại, đốt cháy nhiều thuyền chiến của Tây Sơn. Tây Sơn vương không phòng bị, lại phải thu quân về Quy Nhơn. Để báo thù trận đó, vua em Quang Trung dự định phát động chiến dịch rất lớn, huy động hơn 20 vạn quân thuỷ bộ, chia làm ba đường:  Vua anh và quân “Tàu ô” cùng theo đường bộ từ Phú Yên vào đánh Gia Định  Quân bộ của Quang Trung từ Phú Xuân đi thẳng qua lãnh thổ Vạn Tượng tới Nam Vang (Chân Lạp), từ đó cùng quân Chân Lạp kéo về Gia Định, bao bọc đường chạy của Nguyễn Ánh không cho sang Xiêm.  Quân thuỷ của Quang Trung sẽ tiến vào đón lõng tận Hà Tiên đổ bộ lên đất liền để ngăn Ánh chạy ra biển. Chính các giáo sĩ Pháp giúp Nguyễn Ánh lúc đó cũng rất lo lắng và dự liệu Ánh khó lòng chống lại được Tây Sơn trận này. Tuy nhiên cái chết đột ngột của vua em Quang Trung tháng 9 năm 1792 khiến kế hoạch nam tiến này không bao giờ trở thành hiện thực. Vua em qua đời nhưng vua anh không thể ra viếng vì quân của vua cháu là Cảnh Thịnh (Quang Toản) ngăn giữ phòng bị. Lúc đó Tây Sơn vương đã già yếu, lắm bệnh. Có lẽ ông hoàn toàn bất ngờ, suy sụp sau cái chết của người em hùng lược và còn đang độ sung sức hơn ông, chỗ dựa đáng tin cậy nhất có thể diệt được Nguyễn Ánh. Dù đã từng muốn nhường cơ nghiệp cho Nguyễn Huệ nhưng sau khi Nguyễn Huệ qua đời, Nguyễn Nhạc không nhường cơ nghiệp của mình cho cháu vì ông nhận thấy Quang Toản còn quá nhỏ, không đủ tài năng, bản lĩnh để cầm quyền ngay trong triều đình của chính Toản. Năm 1793, khi ông đang bệnh trên giường, Nguyễn Ánh đánh ra Quy Nhơn. Ông không thể cầm quân nên sai con là Quang Bảo ra cự địch. Tình thế nguy cấp, ông phải viết thư cầu cứu vua cháu. Cảnh Thịnh sai Ngô Văn Sở, Phạm Công Hưng mang quân vào cứu, quân Ánh phải rút lui. Dù Nguyễn Nhạc đã sai mang vàng bạc ra khao quân Phú Xuân nhưng Công Hưng vẫn chiếm cứ thành Quy Nhơn, kê biên kho tàng của ông. Thấy cơ nghiệp của mình sắp truyền cho con bị cháu chiếm đoạt, ông uất hận thổ huyết mà qua đời. Nguyễn Nhạc ở ngôi tổng cộng 15 năm (1778-1793), xưng hiệu Thái Đức đế 11 năm (1778-1788), xưng là Tây Sơn vương 5 năm (1789-1793). Về sau, con ông là Quang Bảo bị em họ Quang Toản an trí ra huyện Phù Ly, gọi là Tiểu triều. Bảo không cam chịu, năm 1799 đánh chiếm lại thành Quy Nhơn rồi định theo hàng Nguyễn Ánh. Quân của Ánh chưa tới thì Cảnh Thịnh đã điều quân vào đánh chiếm thành, giết chết Quang Bảo. Khi Nguyễn Ánh tiêu diệt được Tây Sơn, sai người đào mộ vua Thái Đức và vua Quang Trung, giã hài cốt thành bột. Sọ dừa của hai vua bị mang bỏ vào vò và giam cầm trong ngục thất. Người đời thương tiếc Tây Sơn vẫn gọi là “Ông Vò”. Vua Thái Đức Nguyễn Nhạc là người phát động phong trào Tây Sơn. Ông là người đóng vai trò quan trọng nhất trong việc gây dựng phong trào buổi đầu cho đến khi dựng thành một cơ đồ riêng. Vua em Nguyễn Huệ trẻ trung, hùng lược (khi khởi nghĩa mới 18 tuổi) sở dĩ sau này lập được nhiều chiến công hiển hách cũng nhờ vào cơ sở gây dựng ban đầu của ông. Chính bởi vai trò gây dựng của ông cho nhà Tây Sơn sau này lớn mạnh và lập được nhiều chiến công (kể cả khi ông không còn vai trò “cầm trịch” đại cuộc), nhà Nguyễn rất căm ghét ông và các sử gia triều đại này luôn gán cho ông, không chỉ là “tội” với “triều đình” mà còn cả những điều xấu nhiều hơn cả trong 3 anh em Tây Sơn. Do những chiến công hiển hách của Nguyễn Huệ, tên tuổi của ông trong những nhà lãnh đạo Tây Sơn có phần bị lu mờ. Thậm chí ngoài các sử gia nhà Nguyễn, còn không ít nhà sử học ngày nay phê phán những sai lầm của ông và chê ông kém tài. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận khách quan có thể thấy Nguyễn Nhạc đã có những quyết định sáng suốt trong những thời điểm then chốt.    Xuất thân từ biện lại trong vùng núi, Nguyễn Nhạc đã chứng tỏ tài năng kiệt xuất của người đề xướng và lãnh đạo khi biết tập hợp và thu dụng mọi lực lượng trong xã hội để xây dựng thành một đội quân đông đảo, mạnh mẽ, đủ sức quật ngã chúa Nguyễn. Ông biết tranh thủ không chỉ sức dân trong nước mà còn cả hoạt động ngoại giao với các nước láng giềng như Chân Lạp và sau này là Xiêm La để củng cố thực lực cho mình. Đứng trước tình thế bị cả quân Trịnh và quân Nguyễn từ hai đằng ép lại, Nguyễn Nhạc tìm ra đường giải nguy là giảng hoà với kẻ địch lớn mạnh hơn lúc đó là họ Trịnh để rảnh tay lo việc phía nam. Hơn nữa, trong thế bị dồn vào chân tường, ông còn mạnh dạn, quyết đoán sử dụng người em Nguyễn Huệ mới 23 tuổi, chưa từng làm chủ tướng, cầm quân đi đánh một trận quyết định (Phú Yên) mà chỉ có thắng mới còn đường sống. Ban đầu ông đã có ý định ngăn cản Nguyễn Huệ phát triển tài năng và cơ nghiệp riêng. Hiển nhiên điều đó là khó tránh
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.