Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 4

pdf
Số trang Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 4 24 Cỡ tệp Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 4 3 MB Lượt tải Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 4 0 Lượt đọc Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 4 0
Đánh giá Lịch sử Việt Nam qua các thời kỳ part 4
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 24 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRẦN NHÂN TÔNG (1279-1293) Vua Thánh Tông có 3 con: Thiên Thụy công chúa, Thái tử Khâm và Tả Thiên vương Đức Việp. Năm Kỷ Măo (1279), Thái tử Khâm kế vị ngôi vua, hiệu là Nhân Tông. Trần Nhân Tông là vị vua anh minh, quyết đoán, được sử sách ngợi ca là vị anh hùng cứu nước. Thời gian Nhân Tông trị vì, nước Đại Việt đă trải qua những thử thách ghê gớm. Ngay sau khi Nhân Tông lên ngôi vua, nhà Nguyên liền sai Lễ bộ thượng thư sang sứ Đại Việt. Sài Thung đến kinh thành, lên mặt kiêu ngạo, cưỡi ngựa đi thẳng vào cửa Dương Minh rồi cho người đưa thư trách vua Nhân Tông tự lập ngôi vua và đòi phải sang chầu thiên triều. Vua sai đại thần ra tiếp, Thung không thèm đáp lễ, vua mời yến, hắn không thèm đến. Năm Nhâm Ngọ (1282) vua Nguyên lại cho sứ sang dụ: - Nếu vua nước Nam không sang chầu được thì phải đưa vàng ngọc sang thay, và phải nộp hiền sĩ, thầy âm dương bói toán, thợ khéo tay, mỗi hạng 2 người. Nhân Tông đành cho chú họ là Trần Di Ái và bọn Lê Tuân, Lê Mục sang thay mình. Vua Nguyên bèn lập Trần Di Ái làm An Nam quốc vương, Lê Mục làm Hàn lâm học sĩ, Lê Tuân làm Thượng thư lệnh và sai Sài Trung dẫn 1000 quân đưa bọn ấy về nước. Hay tin, Nhân Tông sai tướng đem quân lên đón đường đánh lũ nghịch thần. Sài Thung bị tên bắn mù một mắt, trốn chạy về nước, c̣n lũ Trần Di Ái bị bắt, phải tội đồ làm lính. Thấy không thể thu phục được vua Trần, nhà Nguyên liên tiếp phát động 2 cuộc chiến tranh xâm lược vào các năm 1285 và 1287, toan làm cỏ nước Nam. Trong 2 lần kháng chiến này, Nhân Tông đă trở thành ngọn cờ kết chặt lòng dân, lănh đạo nhân dân Đại Việt vượt qua bao khó khăn, đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng. Sau 14 năm làm vua, Nhân Tông nhường ngôi cho con là Anh Tông rồi làm Thái thượng hoàng và đi tu, trở thành thuỷ tổ thái Thiền Trúc Lâm Yên Tử, một phái Thiền để lại dấu ấn đặc sắc trong lịch sử tư tưởng Việt Nam. Nhân Tông thực sự là một triết gia lớn của Phật học, giúp triết học Phật giáo Việt Nam phát triển rực rỡ, thể hiện được đầy đủ trí tuệ, bản lĩnh Việt Nam. Tư tưởng triết học của Trần Nhân Tông là tinh thần thực tiễn, chiến đấu và táo bạo. Theo sách Tam Tổ thực lục, một học trò hỏi Nhân Tông: - Như thế nào là Phật? Nhân Tông đáp: - Như cám ở đáy cối. Lần khác, một học trò hỏi: - Lúc giết người không để mất thì như thế nào? - Khắp toàn thân là can đảm - Nhân Tông đáp. Anh hùng cứu nước, triết nhân, thi sĩ là phẩm chất kết hợp hài hoà trong con người Nhân Tông. Về phương diện thi sĩ, Nhân Tông có tâm hồn thanh cao, phóng khoáng, một cái nhìn tinh tế, tao nhă. Vua từng viết: Xă tắc lưỡng hồi lao thạch mă Sơn hà thiên cổ điện kim âu (Xă tắc hai lần mệt ngựa đá Non sông ngh́n thuở vững âu vàng) Trần Nhân Tông qua đời năm Mậu Thân (1308) tại am Ngoạ Vân núi Yên Tử (Đông Triều, Quảng Ninh). TRẦN ANH TÔNG (1293-1314) Vua Nhân Tông có 3 người con: Anh Tông Thuyên, Huệ vơ vương Quốc Chẩn và công cúa Huyền Trân. Năm Quý Tỵ (1293), Nhân Tông truyền ngôi cho con cả là Thái tử Thuyên. Thái tử Trần Thuyên lên làm vua lấy hiệu lén Anh Tông. Vua Anh Tông lúc đầu hay uống rượu, nhiều đêm lén ra ngoài đi chơi, khiến triều đình lo lắng. Một lần uống rượu quá say, thượng hoàng Nhân Tông từ Thiên Trường về kinh, các quan ra đón rước mà vua vẫn nằm ngủ. Thượng hoàng giận lắm, truyền xa giá quay về hạ chiếu cho đại thần văn vơ tới Thiên Trường hội nghị. Khi tỉnh dậy, biết chuyện, Anh Tông hốt hoảng vội vàng chạy đuổi theo. Vừa ra ngoài cung, vua gặp một người học tṛ trẻ tuổi là Đoàn Nhữ Hài. Vua nhờ Nhữ Hài thảo một bài biểu tả tội rồi cùng với chàng tải hay chữ xuống thuyền đi suốt đêm đến phủ Thiên Trường. Thượng hoàng xem biểu dần dần nguôi giận, răn dạy một hồi rồi tha lỗi cho con. Về đến kinh sư, Anh Tông mến tài cho Đoàn Nhữ Hài làm Ngự sử trung tán và từ đó không uống rượu nữa. Noi gương Anh Tông biết sửa ḿnh, các đại thần, kể cả giới hoàng tộc không dám lơ là việc nước. Do vậy, việc triều chính từ đó có kỷ cương, phép tắc đâu vào đấy. Anh Tông cũng là vị vua thông minh, hóm hỉnh. Trước đó, các vua Trần có lệ lấy chàm vẽ rồng vào đùi. Anh Tông muốn bỏ lệ đó. Thượng hoàng thấy vậy, nói: - Dòng dõi nhà Trần vẫn vẽ ḿnh để nhớ gốc ngày xưa, nhà vua phải theo tục lệ đó mới được. Anh Tông vâng mệnh nhưng khi Thượng hoàng không chú ý, vua lờ đi không cho vẽ. Khi Anh Tông đau nặng, hoàng hậu cho đi gọi thầy tăng về để làm lễ xem việc sinh tử. Anh Tông gạt đi: - Thầy tăng đă chết đâu mà biết được sự chết? Năm Giáp Dần (1314) Anh Tông nhường ngôi cho thái tử Mạnh rồi về làm Thái thượng hoàng ở phủ Thiên Trường đến năm Canh Thân (1320) thì mất. Anh Tông trị v́ 21 năm, thọ 54 tuổi. TRẦN MINH TÔNG (1314-1329) Năm Giáp Dần (1314) Thái tử Mạnh lên nối ngôi lấy hiệu là Minh Tông. Minh Tông có lòng nhân hậu, hay thương người nhưng xét việc chưa minh. Năm Ất Măo (1315) vua định lệ cấm người trong họ không được kiện cáo nhau. Năm Quư Hợi (1323) mở khoa thi Thái học sinh chọn người tài ra giúp nước. Nhờ biết tôn trọng kẻ sĩ nên vua Minh Tông đă có dưới trướng mình những hiền thần như Đoàn Như Hài, Phạm Ngũ Lăo, Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn, Chu Văn An giúp dạy. Tuy nhiên do quá tin vào bọn nịnh thần, vua đă giết oan Huệ vơ vương Trần Quốc Chẩn, một người có công, là chú ruột đồng thời là Quốc trượng (bố vợ) mình. Trần Quốc Chẩn thân sinh ra Hoàng hậu Lệ Thánh (vợ Minh Tông). Ông có công mấy lần đánh tan quân Chiêm Thành gây hấn. Nhưng vì lúc ấy Hoàng hậu chưa sinh Hoàng tử nên trong việc chọn thái tử triều thần phân ra 2 phái chủ trương trái ngược nhau; một phái do Trần Quốc Chẩn đứng đầu muốn chờ Hoàng hậu sinh con trai rồi sẽ lập Thái tử. Một phái do Văn Hiến hầu và Trần Khắc Chung xin lập Hoàng tử Vượng là con một quư phi làm Thái tử. Việc chưa ngă ngũ thì Văn HIến hầu cho tên Trần Nhạc là đầy tớ của Trần Quốc Chẩn 100 lạng vàng, xui nó vu cáo cho Quốc Chẩn mưu làm phản. Vua Minh Tông liền cho bắt Quốc Chẩn giam ở chùa Tri Phúc. Nhân đó Trần Khắc Chung xin vua trừ Quốc Chẩn đi, lấy cớ: "bắt hổ thì dễ thả hổ thì khó". Minh Tông nghe theo, không cho Quốc Chẩn ăn uống gì cả. Biết cha mình khát, Hoàng hậu Lệ Thánh phải lấy áo nhúng nước mặc vào rồi vắt ra cho uống. Cuối cùng Quốc Chẩn bị chết. Sau có người vợ lẽ của Trần Nhạc ghen với vợ cả tố cáo sự thật. nỗi oan được giải nhưng một trung thần đă chết. Minh Tông làm vua đến năm Ất Tị (1329) thì nhường ngôi cho Thái tử Vượng, về làm Thái thượng hoàng. TRẦN HIẾN TÔNG (1329-1341) Thái tử Vượng mới 10 tuổi lên nối ngôi, hiệu là Hiến Tông. Hiến Tông trị vì nhưng việc điều khiển triều chính, kể cả việc dẹp loạn Ngưu Hống ở Đà Giang, đánh quân Ai Lao xâm phạm bờ cơi đều do Thượng hoàng Minh Tông đảm nhận. Hiến Tông làm vua đến năm Tân Tị (1341) thì mất, ở ngôi được 13 năm, thọ 23 tuổi. TRẦN DỤ TÔNG (1341-1369) Hiến Tông không có con nên việc truyền ngôi báu do Thượng hoàng xếp đặt. Thượng hoàng Minh Tông có 7 con trai: Hiến Tông Vượng, Cung Túc vương Dục, Cung Định vương Trạch, Dụ Tông Hạo, Cung Tĩnh vương Nguyên Trạc, Nghệ Tông Phủ, Duệ Tông Kính. Hiến Tông mất, Thượng hoàng lập người con tên là Hạo lên làm vua, hiệu là Dụ Tông. Những năm đầu, mọi quyền bính đều do Thượng hoàng Minh Tông điều khiển. Bởi thế, dù có mất mùa dân đói nhưng việc chính trị còn có nền nếp. Từ năm 1358 trở đi, Thượng hoàng mất, các cựu thần như Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn cũng không còn, triều đình bắt đầu rối loạn. bọn gian thần kéo bè, kết đảng lũng đoạn triều chính. Chu Văn An dâng "thất trảm sớ", xin chém 7 gian thần nhưng vua không nghe, ông liền bỏ quan về dạy học. Đă thế, vua Dụ Tông ham chơi bời, rượu chè, xây cung điện để đánh bạc, mở tiệc bắt các quan thi nhau uống rượu, ai uống 100 thăng thì thưởng cho hai trật v.v... khiến cho triều đình rối nát, loạn lạc nổi lên như ong. Nhân dân cực khổ trăm bề. Bên ngoài, nhà Minh mới đánh bại nhà Nguyên còn bận sửa sang việc nước chưa dòm ngó đến Đại Việt. Trái lại, Chiêm Thành thấy nước nhà Trần suy yếu, có ư coi thường, muốn đ̣i lại đất Thuận Hoá. Vua Chiêm là Chế Bồng Nga mấy lần đem quân đánh phá thành Thăng Long khiến triều Trần nhiều phen khốn đốn. Năm Kỷ Dậu (1369) vua Dụ Tông mất thì băo táp đă nổi lên ở cung đình. Nguyên do, Dụ Tông không có con. Triều đình lập Cung Định vương là anh Dụ Tông lên làm vua nhưng Hoàng thái hậu nhất định đ̣i lập người con nuôi của Cung Túc vương là Dương Nhật Lễ lên ngôi. Nguyên mẹ Nhật Lễ là một đào hát, lấy một kép hát bội là Dương Khương có thai rồi mới bỏ Dương Khương mà lấy Cung Túc vương sinh ra Nhật Lễ. Nay lên làm vua, Nhật Lễ muốn cải họ Dương để dứt ngôi nhà Trần rồi giết bà Hoàng thái hậu Cung Định vương. Cung Tĩnh vương vốn nhu nhược thấy thế bỏ trốn lên mạn Đà Giang. Trước t́nh h́nh nội chính rối ren các tôn thất nhà Trần hội nhau khởi binh về bắt giết Nhật Lễ rồi rước Cung Tĩnh vương về làm vua, tức vua Trần Nghệ Tông. TRẦN NGHỆ TÔNG (1370-1372) Nghệ Tông lên làm vua chưa được bao lâu đă phải lao đao chạy giặc. Nguyên do, khi Nhật Lễ bị giết, mẹ Nhật Lễ chạy vào Chiêm Thành cầu cứu vua Chế Bồng Nga đem quân đánh Đại Việt. Quân Chiêm vượt bể vào cửa Đại An tiến đanh Thăng Long. Quân Trần không chống nổi, phải bỏ kinh thành. Vua Nghệ Tông chạy sang Đông Ngàn (Đình Bảng, Bắc Ninh) lánh nạn. Quân Chiêm vào thành đốt sạch cung điện, bắt đàn bà con gái, lấy hết vàng bạc châu báu rồi rút quân về. Vua nhu nhược, bất lực không điều khiển nổi triều chính phải trao cho Hồ Quý Ly nhiều quyền hành. Hồ Quý Ly có 2 người cô lấy vua Minh Tông. Một người là Minh Từ hoàng hậu đẻ ra vua Duệ Tông, một người là Đôn Từ hoàng hậu sinh ra vua Duệ Tông. Vì vậy, Nghệ Tông tin dùng phong làm Khu Mật Đại Sứ, lại gia tước Trung Tuyên hầu. Năm Nhâm Tí (1372) Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Kính rồi về phủ Thiên Trường làm Thái thượng hoàng. TRẦN DUỆ TÔNG (1372-1377) Trần K ính lên ngôi lấy hiệu là Duệ Tông, lập em họ Hồ Quý Ly làm Hoàng hậu. Duệ Tông quyết đoán hơn nhưng không thể làm được gì vì quyền binh vẫn do Thượng hoàng Nghệ Tông nắm giữ. Năm Giáp Dần (1374) vua cho mở khoa thi tiến sĩ thay cho Thái học sinh, lấy được 50 người ban cho áo mũ vinh quy. Việc nổi cộm nhất dưới thời Duệ Tông là chiến tranh với Chiêm Thành. Năm Bính Th́n (1376), quân Chiêm sang đánh Hoá Châu (Nghệ An). Thấy Chiêm Thành luôn xâm phạm bờ cơi Dại Việt, vua Duệ Tông quyết thân chinh đem quân đi trừng phạt. Vua sai quân dân Thanh Hoá, Nghệ An vận tải 5 vạn thạch lương vào Hoá Châu rồi rước Thượng hoàng dự lễ duyệt binh. Có lẽ vì sợ, Chế Bồng Nga sai người sang cống 15 mâm vàng. Nhưng quan trấn thủ Hoá Châu là Đỗ Tử Bình ỉm đi rồi dâng sớ nói dối rằng Chế Bồng Nga ngạo mạn, vô lễ, xin vua cử binh đi đánh. Được tin ấy, vua Duệ Tông sai Quý Ly đốc vận lương thực đến cửa biển Di Luân (Quảng Bình) rồi tự dừng quân một tháng để luyện tập sĩ tốt. Đến tháng Giêng năm Đinh Tị (1377) tiến quân vào cửa Thị Nai (Quy Nhơn) đánh lấy đồn Thạch Kiều và động Kỳ Mang rồi tiến vào Đồ Bàn, kinh đô vua Chiêm. Chế Bồng Nga lập đồn giữ ở ngoài thành, cho người trá hàng nói Chế Bồng Nga đă bỏ thành chạy trốn, xin tiến binh ngay. Duệ Tông tưởng thật, truyền lệnh tiến binh vào thành. Đại tướng Đại Việt là Đỗ Lễ can măi vua không nghe. Khi quân Việt đến chân thành Đồ Bàn, quân Chiêm từ 4 phía đổ ra đánh. Quan quân thua to. Vua Duệ Tông chết trong đám loạn quân. Bọn Đỗ Tử Bình lĩnh hậu quân, hèn nhát không đem quân lên cứu, Hồ Quý Ly cũng bỏ chạy. Thế mà về kinh Hồ Quý Ly không hề bị trách cứ, Đỗ Tử Bình chỉ phải giáng xuống làm lính mà thôi. TRẦN PHẾ ĐẾ (1377-1388) Thượng hoàng Nghệ Tông được tin vua Duệ Tông chết trận bèn lập con Duệ Tông là Hiền lên nối ngôi, hiệu là Phế Đế. Nhưng mọi quyền binh vẫn do Thượng hoàng nắm giữ. Nước Đại Việt những năm này bị Chiêm Thành quấy nhiễu, cướp bóc dữ dội. Ngay sau khi giết được vua Duệ Tông, Chế Bồng Nga huy động quân Chiêm tiến đánh và cướp phá Thăng Long. Năm Mậu Ngọ (1378), quân Chiêm lại sang đánh Nghệ An, rồi theo sông Đại Hoàng cướp bóc Thăng Long lần nữa. Năm Canh Thân (1380) rồi năm Nhâm Tuất (1382) quân Chiêm lại xâm phạm bờ cơi Đại Việt. Nhưng 2 lần này chúng bị đánh lui. Tháng Sáu năm Quý Hợi (1383), vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Đại Việt. Thượng hoàng Nghệ Tôn sai tướng Mật Ôn ra giữ ở châu Tam Kỳ (Quốc Oai), nhưng Mật Ôn thua trận bị bắt sống. Thượng hoàng sợ hăi sai Nguyễn Đa Phương ở lại giữ kinh thành còn mình và vua Phế Đế chạy sang Đông Ngàn. Có người thấy vậy níu thuyền lại xin Thượng hoàng cứ ở lại kinh sư mà chống giặc. Nhưng Thượng hoàng không nghe. Lần nữa quân Chiêm lại tàn phá Thăng Long. Vậy mà khi giặc rút về, Thượng hoàng và vua không lo việc phòng bị chống giặc mà chỉ lo mang của cải đi chôn giấu. Và để cứu kho tàng trống rỗng vì chiến tranh, nhà vua đă tăng sưu thuế, hơn thế nữa, nhà vua bắt mỗi suất đinh mỗi năm phải đóng 3 quan tiến thuế, (Thuế thân sinh ra từ đấy) khiến cho muôn dân ngày càng cực khổ. Trong khi ấy, ở phương Bắc, nhà Minh bắt đầu dòm ngó Đại Việt. Năm Giáp Tư (1384), Minh Thái Tổ sai sứ sang Đại Việt đ̣i cấp 5000 thạch lương cho quân Minh ở Vân Nam, cùng nhiều cống phẩm quý giá khác. Trước t́nh h́nh quốc chính ră rời, nhiều tôn thất nhà Trần chỉ lo cho cá nhân mình, xin về trí sĩ. Ví như Trần Nguyên Đán biết trước Hồ Quý Ly sẽ cướp ngôi nhà Trần bèn kết làm thông gia với họ Hồ, mong cho con cháu được phú quư và toàn tính mạng. Khi Thượng hoàng đến thăm Trần Nguyên Đán hỏi việc nước. Nguyên Đán không dâng được kế hay, ngoài lời khuyên thuần tuư về cách cư xử: - Xin bệ hạ thờ nhà Minh như cha, yêu nước Chiêm Thành như con, thì quốc gia sẽ không việc ǵ, mà lăo thần chết cũng không hẩm. Thượng hoàng Nghệ Tông vẫn hết lòng tin Hồ Quý Ly trung thành với triều Trần, đă trao cho Quý Ly gươm và cờ đề: "Văn vơ toàn tài, quân thần đồng đức". Nhưng vua Phế Đế đă thấy rơ âm mưu thoán đoạt của Hồ Quý Ly. Vua bàn với các quan tâm phúc t́m cách trừ khử để tránh hậu hoạ. Hồ Quý Ly biết mưu ấy đến kêu van với Thượng hoàng: - Cổ lai chỉ bỏ cháu nuôi con, chứ chưa thấy ai bỏ con nuôi cháu bao giờ. Thượng hoàng nghe lời Quý Ly xuống chiếu trách vua Phế Đế trẻ con, lại có ư làm hại kẻ công thần, làm nguy xă tắc nên giáng xuống làm Minh Đức đại vương và lập Chiêu Định vương là con Nghệ Tông lên nối ngôi. Thấy Thượng hoàng mê muội, một số tướng toan đưa quân vào điện cứu vua Phế Đế. Nhưng vua viết hai chữ "Giải Giáp", ý không muốn trái lệnh Thượng hoàng. Sau đó vua Phế Đế bị thắt cổ chết, các tướng đồng mưu giết Quý Ly đều bị sát hại. TRẦN THUẬN TÔNG (1388-1398) Nghệ Tông Thượng hoàng nghe Quý Ly, giết Phế Đế rồi lập con út của mình là Chiêu Định vương lên làm vua, tức là vua Thuận Tông. Hồ Quý Ly gả con gái Khâm Thánh cho Thuận Tông rồi chuyên quyền, gài tay chân thân tín nắm giữ những chức vụ then chốt trong triều đình và trong quân đội. Thực trạng đó khiến cho lòng dân hoang mang, bất phục, nên loạn lạc nổi lên nhiều nơi. Kiệt liệt hơn cả là cuộc nổi dậy của nhà sư Phạm Sư Ôn ở Quốc Oai (Sơn Tây) đă khởi binh tiến đánh kinh sư, khiến Thượng hoàng, vua Thuận Tông cùng triều đình phải bỏ chạy lên Bắc Giang. Phạm Sư Ôn giữ kinh sư 3 ngày rồi rút về Quốc Oai. Về sau Sư Ôn bị một tướng của triều đình là Hoàng Phùng Thế đánh, bắt được. Năm Kỷ Tị (1389) Chế Bồng Nga lại đem quân tiến đánh Đại Việt. Vua sai Hồ Quý Ly đem quân cự chiến. Nhưng Quý Ly thua trận phải rút chạy Cuối năm ấy Chế Bồng Nga lại tiến vào sông Hoàng Giang để đánh chiếm Thăng Long. Thượng hoàng sai đồ tướng là Trần Khát Chân đem binh đi chặn giặc. Trần Khát Chân khóc và lạy rồi ra đi. Thượng hoàng cũng khóc. Xem thế đủ thấy vua tôi nhà Trần đă khiếp nhược đến cùng cực. Trần Khát Chân đem binh đóng Hải Triều (vùng Hưng Nhân, Thái B́nh và Tiên Lữ, Hải Dương). Tháng Giêng năm Canh Ngọ (1390), Chế Bồng Nga đi thị sát trận địa của Trần Khát Chân. Bấy giờ có hàng binh Chiêm Thành cho Khát Chân hay dấu hiệu đặc biệt chiến thuyền chở Chế Bồng Nga trong số cả trăm chiến thuyền đang tiến vào trận địa. Khát Chân hạ lệnh tập trung mọi loại vũ khí bắn vào thuyền ấy. Chế Bồng Nga trúng tên chết. Quan quân được thể đổ ra đánh, quân Chiêm đại bại. Khát Chân lấy đầu Chế Bồng Nga đem dâng triều đình. Tướng Chiêm Thành là La Khải đem tàn quân về nước chiếm lấy ngôi vua Chiêm. Hai người con Chế Bồng Nga chạy sang hàng Đại Việt, được Trần trọng dụng. Trừ xong giặc Chiêm Thành, Hồ Quý Ly càng thao túng triều đình. Những người không ăn cánh với mình, trừ con cái Trần Nguyên Đán, Quý Ly đều xui Thượng hoàng giết đi. Nhiều hoàng tử, thân vương bị sát hại. Sĩ phu có người dâng sớ tâu với Thượng hoàng rằng Hồ Quý Ly có ý muốn dòm ngó cơ nghiệp nhà Trần, Thượng hoàng lại đưa sớ cho Quý Ly xem. Bởi vậy, các trung thần không ai dám tâu bày gì nữa. Nhưng rồi Thượng hoàng cũng nhận ra sự lộng quyền của Quý Ly. Một hôm Thượng hoàng gọi Quý Ly vào trong điện bảo rằng: - Nhà ngươi là thân tộc, cho nên bao nhiêu việc nước trẫm đều uỷ thác cho cả. Nay quốc thể suy nhược, trẫm thì già rồi, ngày sau con trẫm có nên thì giúp, không thì nhà ngươi tự làm lấy. Quý Ly cởi mũ, khấu đầu khóc thề rằng: - Nếu hạ thần không hết lòng hết sức giúp nhà vua thì trời tru đất diệt. Vả ngày trước Linh Đức vương (Phế Đế) có lòng làm hại nếu không có uy linh của bệ hạ, thì nay thần đă ngậm cười dưới đất, c̣n đâu ngày nay nữa mà mài thân nghiền cốt để báo đền vạn nhất. Vậy hạ thần đâu có ý gì khác, xin bệ hạ tỏ lòng ấy cho và đừng lo gì. Tháng Chạp năm Giáp Tuất (1394) Thượng hoàng Nghệ Tông mất, trị vì được 3 năm, làm Thái thượng hoàng 27 năm, thọ 74 tuổi. Người đương thời cho Nghệ Tông là ông vua "chí khí đă không có, trí tuệ cũng hèn kém, để cho gian thần lừa đảo, giết hại cả con cháu họ hàng, xa bỏ những trung thần nghĩa sĩ, cứ tin dùng một Quý Ly cho được quyền thế đến nỗi làm xiêu đổ cơ nghiệp nhà Trần". Nghệ Tông mất rôi, Quý Ly lên làm Phụ chính thái sư, dịch sách để dạy vua, thâu tón trọn quyền binh trong triều ngoài lộ. Để dễ đường thoán đoạt, Quý Ly quyết định dời đô vào Thanh Hoá, xây thành Tây Đô (xă Yên Tôn, Vĩnh Lộc). Năm 1397, Quý Ly bắt vua Thuận Tông phải dời kinh về Tây Đô. Tháng ba năm sau, Quý Ly ép vua nhường ngôi để đi tu. Thuận Tông buộc phải nhường ngôi cho con rồi đi tu ở cung Bảo Thanh tại núi Đại Lại (Thanh Hoá). TRẦN THIẾU ĐẾ (1398-1400) Hồ Quý Ly bắt vua Thuận Tông nhường ngôi cho Thái tử Án lúc đó mới có 3 tuổi lên kế nghiệp tức là vua Thiếu Đế. Hồ Quý Ly tự xưng là Khâm Đức Hưng Liệt đại vương rồi sai người giết Thuận Tông, con rể mình. Triều Trần lúc đó có Thái Bảo Trần Nguyên Hăng, Thượng tướng quân Trần Khát Chân lập hội tế mưu trừ Quý Ly. Việc bại lộ Hồ Quý Ly cho giết tất cả 370 người. Sau đấy, Hồ Quý Ly lại xưng là Quốc Tế Thượng Hoàng ở cùng Nhân Thọ, ra vào vùng nghi vệ Thiên tử. Đến tháng Hai năm Canh Thìn (1400) Hồ Quý Ly bỏ Thiếu Đế rồi tự xưng làm vua, lật đổ nhà Trần lập nên nhà Hồ. Như vậy, triều Trần kể từ Thái Tông Trần Cảnh đến Trần Thiếu Đế, là 12 ông vua, trị vì được 175 năm. Cơ nghiệp nhà Trần bắt đầu suy vị từ vua Dụ Tông và Nghệ Tông. Dụ Tông thì hoang chơi, không lo đến chính sự, làm loạn cả kỷ cương phép nước làm dân nghèo nước yếu. Nghệ Tông thì bạc nhược không phân biệt được hiền gian để kẻ quyền thần được thể làm loạn, tự mình nối giáo cho giặc. Các đời vua Trần (1225-1400): 1. Trần Thái Tông 2. Trần Thánh Tông 3. Trần Nhân Tông 4. Trần Anh Tông 5. Trần Minh Tông 6. Trần Hiến Tông 7. Trần Dụ Tông 8. Trần Nghệ Tông 9. Trần Duệ Tông 10. Trần Phế Đế 11. Trần Thuận Tông 12. Trần Thiếu Đế (1225-1258) (1258-1278) (1279-1293) (1293-1314) (1314-1329) (1329-1341) (1341-1369) (1370-1372) (1372-1377) (1377-1388) (1388-1398) (1398-1400)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.