Lãnh đạo có cần tới nguyên tắc xử thế?

pdf
Số trang Lãnh đạo có cần tới nguyên tắc xử thế? 4 Cỡ tệp Lãnh đạo có cần tới nguyên tắc xử thế? 178 KB Lượt tải Lãnh đạo có cần tới nguyên tắc xử thế? 0 Lượt đọc Lãnh đạo có cần tới nguyên tắc xử thế? 1
Đánh giá Lãnh đạo có cần tới nguyên tắc xử thế?
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Lãnh đạo có cần tới nguyên tắc xử thế? Người lãnh đạo bản thân họ cần phải là người có đạo đức trong mọi quyết định và hành động của mình nhằm tạo ảnh hưởng tới cách cư xử của nhân viên một cách hợp lý. Không có một tiêu chuẩn chung nào về các giá trị đạo đức đối với người lãnh đạo, một tổ chức chỉ đơn thuần là tập hợp những cá nhân cùng tồn tại trong những ranh giới chung. Một hệ thống giá trị cụ thể, rõ ràng sẽ khiến các thành viên trong tổ chức hiểu được một cách khái quát về những điều cấu thành lên hành vi cư xử đẹp. Sẻ chia giá trị Trong vai trò người lãnh đạo có đạo đức, bạn có trách nhiệm thiết lập tiêu chuẩn cho sự tin tưởng. Chỉ khi bạn là người duy nhất kiểm soát mọi công việc, bạn có thể tạo lập những điểm chuẩn để việc kinh doanh đi theo đúng quỹ đạo của nó. Tuy nhiên lãnh đạo bằng ví dụ cụ thể có thể bản thân nó vẫn là chưa đủ. Bạn cần truyền tải một thông điệp rõ ràng tới những người còn lại trong tổ chức về những tiêu chuẩn họ phải gắn bó, tuân theo. Chia sẻ vốn kiến thức và những giá trị của bạn với tập thể nhân viên vì chính quyền lợi của tổ chức, công ty bạn lãnh đạo. Sự chia sẻ có giá trị trong công ty chính là phương thức hiệu quả để củng cố thông điệp cần truyền tải. Định hướng về mặt chất lượng Nguyên tắc xử thế trong kinh doanh, hay đạo đức kinh doanh là tất cả những gì liên quan đến việc mang lại giá trị cho khách hàng và những cổ đông khác. Đó là lí do tại sao một chính sách hiệu quả phải là một thành phần trong chiến lược phân tích thông tin hàng ngày của công ty. Nhiệm vụ của bạn là tìm ra căn nguyên của vấn đề và điều hành chính sách chất lượng này đối với toàn doanh nghiệp. Những doanh nghiệp lớn đã thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn, chuyên nghiệp của họ bằng việc theo đuổi nội quy đạo đức đặc trưng một cách nghiêm khắc. Cởi mở Một điều hiển nhiên rằng trong các tập đoàn lớn, người lãnh đạo sẽ lệ thuộc nhiều hơn vào nhóm chuyên gia cố vấn nòng cốt trong những quyết định đặc biệt quan trọng. Cách xử thế của lãnh đạo là tất cả những gì liên quan đến sự hợp tác cởi mở hơn giữa các thành viên khác nhau. Một nhóm gây ảnh hưởng thay đổi nhiều hơn và lớn hơn đối với tổ chức tuỳ vào những nhu cầu của tình huống cụ thể, có thể đưa ra những quyết định công minh hơn. Tham gia Mặc dù bạn có quyền lực để đưa ra các quyết định, cho phép nhân viên tham gia vào các tiến trình thì việc hỗ trợ hay hướng dẫn thành viên trong nhóm của bạn là việc làm rất cần thiết. Do đó, các thành viên có thể tận dụng được khả năng của họ một cách triệt để. Áp dụng kỹ năng này trong đạo đức của người lãnh đạo sẽ đặc biệt hiệu quả khi bạn mong muốn tạo ra sự thay đổi hay giảm thiểu rủi ro. Lên kế hoạch kế nhiệm Tất cả những người lãnh đạo, bao gồm cả những chủ doanh nghiệp tư nhân, độc lập đều phải lên kế hoạch để một ngày nào đó “giải phóng sự kìm kẹp” cho ứng cử viên sáng giá và giúp họ trở thành người nối tiếp mình một cách hiệu quả. Điều này không phải là một tiến trình mà chỉ cần một đêm đã có thể làm được. Lên kế hoạch tìm người kế cận là một phần không thể thiếu của người lãnh đạo có tư cách, và phải bắt đầu trong suốt thời kỳ đương nhiệm của người lãnh đạo hiện tại. Những lãnh đạo tiềm năng phải là người được lựa chọn, được hướng dẫn, đào tạo để đảm nhiệm trong tương lai. Liên kết chặt chẽ với điều nói trên chính là câu hỏi: người lãnh đạo phải là người chèo lái các công việc trong bao lâu? Không tính đến tuổi nghỉ hưu bắt buộc, một lãnh đạo có đạo đức phải lựa chọn cách thức lãnh đạo để duy trì thời gian làm việc của mình lâu cho đến khi nào nhân viên, mọi người quanh ông ta vẫn cảm thấy rằng sự lãnh đạo đó là vì những quyền lợi lớn hơn của công ty. Khi cân nhắc vấn đề này, người lãnh đạo đó phải đặt các quyền lợi cho bản thân mình sang một bên Có một quan niệm sai lầm khá phổ biến rằng các đạo đức lãnh đạo thường "dễ thay đổi". Nhưng sự thật vẫn là sự thật. Một nhà lãnh đạo có đạo đức luôn có tầm ảnh hưởng cũng như "quyền lực" hơn bất kỳ ai khác. Điều làm anh ta nổi bật hơn so với những người khác, đó là vì anh ta đã nhìn thấy được những giá trị đã được gìn giữ trong suốt quá trình lãnh đạo của mình.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.