Làm gì khi bé sợ bóng tối?

pdf
Số trang Làm gì khi bé sợ bóng tối? 5 Cỡ tệp Làm gì khi bé sợ bóng tối? 166 KB Lượt tải Làm gì khi bé sợ bóng tối? 0 Lượt đọc Làm gì khi bé sợ bóng tối? 12
Đánh giá Làm gì khi bé sợ bóng tối?
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Làm gì khi bé sợ bóng tối? Con gái tôi năm nay 2 tuổi, tự nhiên cháu sợ bóng tối. Mỗi đêm chúng tôi thường bật đèn trong phòng ngủ của cháu nhưng cháu thức dậy rất sớm vào buổi sáng, khóc và mắt cháu cứ mở trừng trừng. Tôi vô cùng lo lắng và không biết phải làm gì? Trả lời Nỗi sợ là một vấn đề rất tự nhiên của các bé nhất là bé đang chập chững biết đi. Không phải tất cả bé và các bậc cha mẹ đều gặp tình trạng này. Nghĩ theo hướng tích cực thì đây chính là dấu hiệu cho thấy bé đang nhận biết về thế giới xung quanh. Bé quá nhỏ để hiểu hết những gì tồn tại xung quanh mình nếu bé không được nhìn thấy chúng. Mặt khác, bé chưa đủ cảm nhận để sợ bóng tối. Bé chỉ biết rằng, có cái gì đó che phủ khắp nơi và bé không nhìn thấy mọi vật xung quanh nữa. Có lẽ vì thế mà bé sợ. Trong bóng tối, bé rất dễ tưởng tượng ra có một con quỷ biển hoặc một con chó lớn tấn công. Khi nhìn thấy bóng một cái gì đó hoặc tiếng động bé đều cảm thấy sợ hãi. Thậm chí, những con thú nhồi bông yêu quý ban ngày của bé cũng trở thành một con vật đáng sợ với hình thù gớm ghiếc. Đó là một phần phát triển tất yếu về mặt ý thức của trẻ. Bạn đừng nên lo lắng thái quá mà hãy tham khảo 5 cách dưới đây có thể giúp bé giảm nỗi sợ bóng đêm: 1. Lắng nghe. Hãy khuyến khích bé nói về nỗi sợ. Thỉnh thoảng, chúng ta chống lại việc nói chuyện với bé về nỗi sợ hãi vì chúng ta nghĩ, nó sẽ làm cho bé càng cảm thấy sợ hãi hơn. Tuy nhiên, để bé khám phá nỗi sợ của chúng và nói về nỗi sợ ấy một cách thường xuyên là một cách hiệu quả để bé hiểu và vượt qua chúng. Dù việc nói chuyện cởi mở về nỗi sợ của bé không có hiệu quả, nhưng bạn cũng dạy cho bé biết cách bày tỏ cảm xúc của mình trước một sự vật, hiện tượng. Bé nhà bạn có thể không nói hết được nỗi sợ và lo lắng của bé cho bạn nhưng hãy lắng nghe một cách thành tâm. 2. Chấp nhận nỗi sợ hãi của bé. Người lớn thường suy nghĩ theo cách của mình nên không thể hiểu được những gì đang xảy ra với bé. Khi bé sợ hãi, bạn có thể coi đó là một chuyện nực cười: “Làm gì có ma? Không có một con quỷ nào hết! Đó chỉ là một con mèo thôi mà”… và chế giễu bé. Như vậy, chỉ làm cho bé cảm thấy cô đơn và nỗi sợ càng tăng thêm. Hãy nói với bé cảm giác của bạn khi nghe chúng bày tỏ: “Mẹ biết con đang cảm thấy sợ bóng tối như thế nào” kèm theo một cái ôm thật ấm áp “Nhưng mẹ biết rằng, sẽ không có ai làm đau con cả”. Bạn và bé có thể đi quanh phòng và chỉ vào các đồ vật: “Đây là cái áo của con, kia là con thú bông, đôi dép, bác gấu trên kệ tủ…” 3. Chăm sóc bé. Khi bé sợ hãi, bạn nên ngủ cùng phòng với bé hoặc nói chuyện, ôm bé vào lòng và kể một vài câu chuyện để bé có thể chìm vào giấc ngủ một cách ngon lành. Trong giai đoạn này, bé thường phát triển có thiên hướng độc lập với bạn cho nên, bạn cần gần gũi bé hơn. 4. Cho phép bé sợ hãi. Phần lớn các bé thường tự vượt qua nỗi sợ này. Chúng thường hỏi bạn những câu hỏi như “Có ma không hả mẹ?” “Có phải tối nay con quỷ sẽ đến không?... Các câu hỏi thường lặp đi lặp lại. Bé cũng có thể đòi mẹ kể những câu chuyện về ma cà rồng, về các con quỷ biển… Một vài cha mẹ thường trở nên lo lắng khi thấy con mình có trí tưởng tượng quá phong phú và nỗi sợ thì vô biên. Mỗi lần nhìn thấy các vật trong bóng tối, chúng thường khóc ré lên. Tuy nhiên, bạn phải hiểu rằng, nỗi sợ này chỉ chiếm một vài tuần hoặc một, hai tháng. Nếu từ 2 tháng trở nên, bạn nên đưa bé đi gặp bác sỹ tâm lý. 5. Giúp bé phát triển các kỹ năng. Nỗi sợ cũng là một phần trong nhận thức của bé. Sự trải nghiệm đó cho bé cơ hội để rèn luyện kỹ năng phục vụ cho cuộc sống sau này. Bạn có thể dạy bé về nỗi sợ, khám phá nó, đối mặt với nó và phát triển những cảm xúc an toàn. Tập cho bé khám phá căn phòng của mình khi trời sáng và ban đêm xem có sự thay đổi như thế nào, điều gì khiến bé sợ hãi đến thế!? Giúp bé quen với nỗi sợ bóng tối bằng cách chơi trò trốn tìm cùng với chiếc chăn. Bạn có thể tăng cảm giác an toàn cho bé bằng cách thắp đèn ngủ trong phòng hoặc đặt gần bé chú gấu bông nhẹ để bé ôm
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.