Lãi suất và sự nhạy cảm trong điều hành

doc
Số trang Lãi suất và sự nhạy cảm trong điều hành 4 Cỡ tệp Lãi suất và sự nhạy cảm trong điều hành 103 KB Lượt tải Lãi suất và sự nhạy cảm trong điều hành 0 Lượt đọc Lãi suất và sự nhạy cảm trong điều hành 0
Đánh giá Lãi suất và sự nhạy cảm trong điều hành
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Lãi suất và sự nhạy cảm trong điều hành Tác giả: Lê Khắc Bài đã được xuất bản.: 12/11/2010 01:56 GMT+7 http://vef.vn/2010-11-12-lai-suat-va-su-nhay-cam-trong-dieu-hanh (VEF) - Sau vài ngày đồng thuận, các ngân hàng đã chính thức phá rào, đẩy lãi suất lên một trạng thái mới đầy lo ngại. Đây chính là thời điểm đòi hỏi những sự nhạy cảm trong điều hành. Tuy nhiên, nhìn lại chính sách lãi suất và tiền tệ một năm qua, thì điều đó dường như chưa được thể hiện đúng lúc. Đồng thuận hay thị trường Ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước họp với 16 ngân hàng thương mại lớn, mức lãi suất 12% đã được chính các ngân hàng thương mại đồng thuận dưới lời kêu gọi của Hiệp hội và sự khuyến khích từ Ngân hàng Nhà nước. Sau đó, các ngân hàng đã lập tức nâng lãi suất lên mức 12%. Đây là lãi suất cao ngang ngửa với thời kỳ lạm phát 2008. Điều này được cho là bình thường khi thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát, hơn nữa nó được thực hiện bằng sự đồng thuận của chính các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, chỉ ngay sau khi lãi suất đồng thuận được áp dụng, thị trường đã xuất hiện những dấu hiệu bất cập. Đầu tiên là, dù tăng lãi suất nhưng các ngân hàng vẫn rầm rộ khuyến mãi. Các hình thức khuyến mãi tài sản lớn, khuyến mãi tặng quà hay lãi suất trực tiếp ghi gửi tiền đã khiến cho lãi suất thực tăng lên trên mức đồng thuận. Điều đáng ngạc nhiên là, trước những khuyến mãi rầm rộ như vậy, nhưng không thấy có bất cứ động thái nhắc nhở nào từ phía hiệp hội hay cảnh báo cứng rắn như mọi khi của Ngân hàng Nhà nước. Không chỉ có thế, các ngân hàng đã đồng loạt áp dụng lãi suất 12%'cho tất cả các kỳ hạn huy động. Bảng lãi suất của ngân hàng bị căng cứng khi đường cong lãi suất biến thành một đường thẳng ngang 12%. Không chỉ dừng lại đó, đến cuối ngày 11/11, những diễn biến mới cho thấy, lãi suất đang bị dồn nén buộc các ngân hàng phải tìm lối ra bằng cách thực hiện cú tăng nốt lên 12% ở những kỳ hạn cực ngắn. Tại Eximbank đã áp dụng hình thức huy động VND với các kỳ hạn 1, 2 và 3 tuần với lãi suất đến 11,9%/năm gần mức đồng thuận. Trong khi đó, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) cũng có biểu lãi suất mới, trong đó các kỳ hạn 1 và 2 tuần đã ở mức 11,9%/năm, riêng kỳ hạn 3 tuần là 12%/năm. Thậm chí, "ông lớn" Vietinbank cũng đã đưa lãi suất tối đa cho loại tiền gửi VND dưới 1 tháng là 12%/năm. Huy động vốn với thời hạn cực ngắn với lãi suất cao từng xuất hiện trong những thời điểm khó khăn của kinh tế và ngân hàng khó khăn huy động vốn, thanh khoản ngắn hạn. Sau đó Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội ngân hàng đã phải rất vất vả mới loại bỏ dần các kỳ hạn ngắn dưới 1 tháng này. Sự trở lại lần này đã làm dấy lên những lo ngại về khó khăn thanh khoản và những bất ổn mới trong hoạt động của các ngân hàng. Chưa dừng lại đó, sau tất cả những biện pháp mang tính chất giảm nén không hiệu quả, cuối cùng, mức đồng thuận cũng đã chính thức bị phá bỏ. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đông Nam Á (SeABank) trong lần điều chỉnh lãi suất huy động VND đã chính thức có mốc lãi suất 13%/năm trên bảng niêm yết, áp cho hai kỳ hạn 12 và 13 tháng. Tuy nhiên, trên thực tế, việc của Seabank vượt rào lãi suất cũng chỉ là việc hợp thức một chuyện đã rồi. Để cạnh tranh thu hút khách, dù không công bố, nhưng nhiều ngân hàng đang áp dụng đủ cách, kể cả việc bỏ lãi suất trần để thỏa thuận với các khách hàng gửi tiền lớn. Lãi suất 13% đã là lãi suất thực phố biến trên thị trường. Thậm chí, lãi suất huy động có thể lên đến 13 - 15%. Cụ thể, đối với những món tiền gửi trên 10 tỷ, các ngân hàng sẵn sàng đàm phán và chấp nhận lãi suất cao lên đến 14 15%. Tất cả những biểu hiện trên đây rất giống với quy luật của những lần bất ổn trên thị trường tiền tệ trước đây. Lãi suất bị dồn nén, buộc các ngân hàng phải tìm cách để tháo gỡ, rồi phá rào lãi suất. Như vậy, những bất cập này cho thấy sự đồng thuận đang không được các ngân hàng hưởng ứng và một khi yếu tố thị trường chưa được đáp ứng thì thị trường sẽ lặp lại những méo mó, bất ổn. Sự nhạy cảm của chính sách? Việt Nam đã phải thắt chặt tiền tệ, chấp nhận lãi suất tăng trở lại để chống lạm phát tăng cao. Tuy nhiên, với những diễn biến trên đây, dường như đã có một vết trượt đi sang một thái cực khác. Theo ông Cao Sỹ Kiêm, mục tiêu thắt chặt tiền tệ ban đầu để kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô. Tuy nhiên thực tế đã đi quá xa, Ngân hàng Nhà nước cần có động thái can thiệp ngay. Điều này là một cảnh báo thực tế, trao đổi với nhiều ngân hàng thương mại trong những ngày qua cho thấy, họ đang gặp rất nhiều khó khăn trong huy động vốn, lượng tiền gửi có dấu hiệu giảm. Trong khi đó, Ngân hàng Nhà nước dường như đang thể hiện một thái độ mạnh mẽ với lạm phát khi đưa lãi suất trên thị trường liên ngân hàng lên đến 13,4%, khiến cho các ngân hàng rất khó xoay xở vốn. Thậm chí đã có những ngân hàng nhỏ tính toán tới việc hạn chế cho vay để đảm bảo thanh khoản và đáp ứng các chỉ tiêu an toàn do huy động vón khó Lãi suất lên cao, hạn chế tiền ra thị trường là cách hữu hiệu để chống lạm phát. Tuy nhiên, các chuyên gia Viện Ngiên cứu quản lý kinh tế trung ương cho rằng, chúng ta thắt chặt nhưng không thể đến mức bóp ngẹt thị trường để gây ảnh hưởng đến phát triển kinh tế. Hoàn cảnh hiện nay đã xuất hiện nhưng tình thế khó khăn mới, điều này buộc chính sách điều hành phải có sự nhạy cảm và chủ động hơn. Tuy nhiên, nhìn lại chính sách điều hành lãi suất trong một năm qua thì có rất nhiều yếu tố cho thấy, chính sách tiền tệ chưa thể hiện được điều đó. Trong giai đoạn từ tháng 4 - 9/2010, lạm phát ở mức thấp, Chính phủ đã nhiều lần nhắc nhở về giảm lãi suất, nhưng việc giảm cũng rất khó khăn. Theo các ngân hàng, những quy định mới như: hạn chế sử dụng vốn vay liên ngân hàng dưới 20% tổng vốn huy động để cho vay, và đỉnh điểm là việc áp dụng thông tư 13 với những quy định thắt chặt về nguồn vốn khả dụng khiến các ngân hàng phản đối mạnh mẽ buộc cơ quan quản lý phải thay đổi chính sách ngay trước giờ thông tư có hiệu lực. Nhìn nhận về các quy định này, các chuyên gia nhận định đây là những quy định chở những chủ trương đúng nhưng lại thiếu tính phù hợp với thực tiến ngắn hạn nên đã phản tác dụng, gây méo mó thị trường. Tất nhiên, rồi lãi suất cũng giảm nhưng để làm được điều đó, phải áp dụng rất nhiều biện pháp "đồng bộ" để tạo sự "đồng thuận" mới có thể giảm như hồi tháng 7/2010. Đến cuối tháng 9, khi lạm phát đã có xu hướng lên cao thì chủ trương giảm lãi suất vẫn được thực hiện. Dù đã xuất hiện nhiều khó khăn nhưng đến giữa tháng 10/2010, lãi suất đã được ép xuống 11%, hạ khoảng 0,2%. Tại thời điểm đó, đã có quan điểm cho rằng, GDP đã đủ khả năng đạt mục tiêu đề ra, nhưng lạm phát lại có xu hướng tăng lên thì liệu có cần phải tiếp tục giảm lãi suất. Thậm chí, có chuyên gia đã nhắc lại rằng, tăng trưởng không có nghĩa cứ đổ tiền ra là được. Nhưng đối với các cơ quan quản lý, bước hạ lãi suất dù nhỏ tại thời điểm đó vẫn được xem là một thành công. Nhưng chỉ nửa tháng sau, khi lạm phát lên cao, chính sách lãi suất đã buộc phải đảo chiều. Việc giảm lãi suất đã thay bằng việc chấp nhận lãi suất thị trường theo hướng tăng lên. Những điều chỉnh chính sách và kinh tế - kỹ thuật đã được áp dụng nhưng dường như đã quá muộn khi mục tiêu lạm phát 8% đã tuột khỏi tầm kiểm soát. Sự chủ động và nhạy bén trong chính sách tiền tệ dường như chưa thể hiện được nhiều trong một năm có nhiều biến động kinh tế vĩ mô. Bây giờ, một lần nữa, lại xuất hiện những bất ổn mới, khi thi trường đang có những phản ứng thái quá trước những thông điệp thắt chặt tiền tệ, có thể gây tác hại lên sản xuất kinh doanh và tăng trưởng. Thời điểm này, thị trường lại hy vọng về sự chủ động và nhạy cảm trong điều hành chính sách dù điều đó không được thể hiện nhiều trong một năm đầy biến động vừa qua.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.