Lãi suất giảm: Doanh nghiệp sốt ruột với nợ cũ

pdf
Số trang Lãi suất giảm: Doanh nghiệp sốt ruột với nợ cũ 3 Cỡ tệp Lãi suất giảm: Doanh nghiệp sốt ruột với nợ cũ 117 KB Lượt tải Lãi suất giảm: Doanh nghiệp sốt ruột với nợ cũ 0 Lượt đọc Lãi suất giảm: Doanh nghiệp sốt ruột với nợ cũ 0
Đánh giá Lãi suất giảm: Doanh nghiệp sốt ruột với nợ cũ
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Lãi suất giảm: Doanh nghiệp sốt ruột với nợ cũ Các DN nóng lòng muốn tiếp cận với nguồn vốn chi phí thấp, nhưng để có vốn giá rẻ vào thời điểm này không hề dễ dàng, đặc biệt là đối với DN đang vướng những khoản nợ ngân hàng cũ. Vướng nợ cũ Ôm những khoản nợ vay với lãi suất lên tới 17-18%, thậm chí tới 20%, nhiều DN đang ngồi trên đứng ngồi không yên khi thấy lãi suất ngân hàng đang giảm mạnh, về 13-14%. Chỉ cần huy động tiền trong vài ba ngày rồi chuyển sang món nợ mới, DN sẽ tiết kiệm được chi phí vay rất nhiều. Tuy nhiên, điều này dường như không hề đơn giản đối với nhiều đơn vị trong những tháng ngày này. "Xoay tiền thời điểm này khó quá. Lãi suất ngân hàng giảm mạnh mà không dễ tiếp cận được. Có tài sản đảm bảo nhưng buộc phải trả nợ cũ thì mới vay được khoản mới giá rẻ. Chênh lệch có khi lên tới 4 -5%/năm do vậy DN phải tìm mọi cách để tất toán món nợ cũ" Kém may mắn hơn, những người bạn của ông Hùng không thể đáo nợ ngân hàng do khoản vay lớn hơn và khả năng huy động vốn nóng thấp. Chia sẻ trong Chương trình Café doanh nhân mới đây, ông Nguyên Tiến Đức, giám đốc 2 công ty trách nhiệm hữu hạn và 1 công ty cổ phần tại Hà Nội cho biết, DN của ông quản trị rủi ro khá tốt và hiện đang được vay với suất khá thấp là 13%. Hiện tại doanh nghiệp ông đang vay Agribank và ANZ. Tuy nhiên, mức lãi suất quá cao trong gần 2 năm vừa qua đã đẩy nhiều doanh nghiệp đến bước đường cùng. DN sắp chết, lấy gì ra để đảo nợ Trên thực tế, những DN có thể vay được mức lãi suất thấp 13% hay như 13,5% như của ông Mai Hữu Tín, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đầu tư U&I là rất ít. Đây là những DN lớn, có khả năng trả nợ cũ và vay được khoản vốn mới. Trong khi đó, thực tế đa phần các DN nhỏ và vừa chưa tiếp cận được với các khoản vay giá rẻ gần đây. Giám đốc 1 ngân hàng thương mại cổ phần cho biết, dù lãi suất đã hạ, các ngân hàng đang dư nguồn cho vay nhưng rất ít DN được vay. Đặc biệt các DN yếu tài chính lại khó vay hơn và có nguy cơ phải phá sản. Nguyên nhân chủ yếu là các DN trước đó đã vay và nợ cũ vẫn chưa được giải quyết. Lãi suất đi xuống, ai cũng sốt ruột muốn tiếp cận lãi suất vay giảm. Tuy nhiên, ngân hàng cũng phải căn cứ trên hợp đồng tín dụng đã ký với khách hàng là điều chỉnh lãi suất 1 tháng, 3 tháng Do vậy, vẫn còn nhiều DN chịu lãi suất cao. Ông Hiếu cũng bật mí cho biết, hiện tại nhiều hợp đồng tín dụng không đưa ra thời gian điều chỉnh lãi suất như trước, mà sẽ điều chỉnh theo thông báo. Vì vậy, lãi suất dù đã hạ sát đáy, DN rất nóng ruột để tiếp cận các khoản vay nhưng vẫn vẫn vướng phải "hàng rào" nợ cũ. Trên thực tế, cả ngân hàng lẫn DN đều đang "vướng" vào nhau trong vòng luẩn quẩn: thị trường yếu kém, hàng tồn kho gia tăng, DN không thể trả được nợ để vay tiếp. Còn ngân hàng dù muốn giải ngân nhưng lại e ngại khoản nợ cũ và thực lực doanh nghiệp yếu kém. Hơn thế, rất nhiều DN đang trong vòng xoáy thua lỗ. Nhiều doanh nghiệp thậm chí còn không trả được lãi vay, không trả được lương nhân viên, thậm chí đang đứng trên bờ vực phá sản. Do vậy, việc chuyển sang khoản vay mới gần như là không thể. Việc DN không trả được nợ cũ một phần rất lớn là do phát triển quá nhanh. DN đã vay nợ vượt quá xa so với sức khỏe của mình. Nhiều DN thậm chí còn dùng tiền đầu tư vào bất động sản. Với khoản nợ quá tầm so với năng lực tài chính của mình thì khi mà kinh tế nói chung gặp khó khăn thì việc trả nợ rõ ràng gặp khó khăn.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.