Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Chuyên đề: Xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường nông thôn

pdf
Số trang Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Chuyên đề: Xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường nông thôn 150 Cỡ tệp Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Chuyên đề: Xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường nông thôn 6 MB Lượt tải Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Chuyên đề: Xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường nông thôn 1 Lượt đọc Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Chuyên đề: Xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường nông thôn 3
Đánh giá Kỷ yếu Hội thảo lý luận và thực tiễn trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam - Chuyên đề: Xây dựng và giữ gìn cảnh quan, môi trường nông thôn
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 150 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHƢƠNG TRÌNH KHCN PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016-2020 KỶ YẾU HỘI THẢO LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở VIỆT NAM CHUYÊN ĐỀ XÂY DỰNG VÀ GIỮ GÌN CẢNH QUAN, MÔI TRƢỜNG NÔNG THÔN NAM ĐỊNH, 7/2019 2 MỤC LỤC Cảnh quan và môi trường: hệ quả và động lực trong xây dựng nông thôn mới.............. 5 Một số nghiên cứu về lĩnh vực bảo vệ môi trường nông thôn trong những năm qua, kết quả và giải pháp mang tính định hướng trong thời gian tới ............................ 15 Bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế vùng nông thôn .............................................. 25 Môi trường và phát triển kinh tế .................................................................................... 31 Quy hoạch cảnh quan trong xây dựng nông thôn mới .................................................. 45 Bản sắc cảnh quan nông thôn trong xây dựng nông thôn mới ...................................... 53 Bê tông hóa nông thôn và sự suy giảm dịch vụ sinh thái .............................................. 67 Xây dựng ntm chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu và gắn với quản lý rủi ro thiên tai: thực trạng, định hướng và giải pháp ............................................................... 73 Xây dựng ntm khu vực ven đô vùng Đông Nam Bộ: thực trạng, định hướng và giải pháp ........................................................................................................................ 87 Quản l nguồn nước phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt ở nông thôn ................. 101 Quản lý chất thải, rác thải trong xây dựng ntm: Tiếp cận từ cộng đồng cơ sở ........... 117 Quản l chất thải nông nghiệp trong xây dựng nông thôn mới ................................... 123 quản l chất thải chăn nuôi trong xây dựng nông thôn mới ........................................ 133 Lọc sinh học nhỏ giọt cấp khí tự nhiên – Giải pháp xử l nước thải chi phí thấp, tiềm năng ứng dụng cho việc xử l nước thải sinh hoạt nông thôn ............................ 147 3 4 CẢNH QUAN VÀ MÔI TRƢỜNG: HỆ QUẢ VÀ ĐỘNG LỰC TRONG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GS.TS. Trần Đức Viên1 và Trần Bình Đà2 1. Đặt vấn đề Xây dựng nông thôn mới tổng thể, toàn diện và đầy đủ về cả lượng và chất là mục tiêu lâu dài trong chương trình MTQG nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống, giảm khoảng cách về điều kiện sống của người dân nông thôn trên toàn quốc. Xây dựng nông thôn mới thực chất là thực thi chủ trương phát triển "nông nghiệp, nông dân và nông thôn" mà Nghị quyết số 26 NQ/TW ngày 5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X đã nêu rõ. Đảng và Chính phủ đã ban hành rất nhiều chủ trương, chính sách để thực thi nghị quyết này. Trong đó, trực tiếp với vấn đề môi trường nông nghiệp, nông thôn có 75 văn bản quy phạm pháp luật gồm các bộ luật; nghị định, quyết định, thông tư (WB, 20173). Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới được ban hành và thực hiện trên toàn quốc từ năm 2010 đến nay trong bối cảnh thuận lợi về chủ trương, chính sách và sự tăng trưởng kinh tế chung của cả nước; song cũng có nhiều thách thức, bất ổn do BĐKH, các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh, thị trường diễn ra bất thường. Chương trình xây dựng nông thôn mới sau thời gian triển khai đã huy động tổng lực sự tham gia của các cấp chính quyền, đoàn thể, và nhân dân. Trên toàn quốc có gần 700 huyện, gần 9.000 xã của 63 tỉnh thành tham gia và đến nay, cả nước đã có 4.144 xã (46,84%) được công nhận đạt chuẩn NTM. Trong đó, cả nước có 3 địa phương đạt 100% số xã đạt chuẩn NTM là tỉnh Đồng Nai, tỉnh Nam Định và TP Đà Nẵng. Riêng tỉnh Đồng Nai, trong 133/133 xã (100% số xã đạt chuẩn NTM) có 26 xã đạt chuẩn NTM nâng cao. Dù Việt Nam đã đạt được những thành công, nhưng xây dựng NTM cũng còn phải tiếp tục lâu dài để luôn nâng cao chất lượng cuộc sống thực của người dân ở nông thôn Việt Nam. Một trong những thách thức rất lớn đối với xây dựng NTM là "Tiêu chí 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm". Thực tế cho thấy, cảnh quan và môi trường nông thôn là nơi ở, nơi sản xuất và là nơi lưu trữ văn hóa bản sắc dân tộc và truyền cảm hứng, động lực phát triển nông thôn. Tuy nhiên, cảnh quan và môi trường nông thôn đang trở nên rất mong manh trước các áp lực của mọi mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Mặc dù ai cũng biết rằng, gốc rễ sự sống của con người chỉ có ba thứ, gồm: ôxy (thiếu ôxy trong không khí con người chỉ sống được 3 phút); nước uống (thiếu nước uống con người sống được 3 ngày); và thức ăn (thiếu thức ăn con người có thể cầm cự tới 30 ngày). Ba thứ này gắn bó rất mật thiết với "cảnh quan và môi trường nông thôn" – nếu duy trì tốt tạo nguồn sinh kế, đảm bảo sức khỏe tốt – đó mới chính là "chất lượng thực" về cuộc sống. Các điều kiện vật chất khác như điện, đường, trường, trạm, nhà ở… là các điều kiện bổ trợ, giúp tăng thêm các yếu tố về "lượng" đối với cuộc sống của con người. 1 Chủ tịch Hội đồng Học viện Nông nghiệp Việt Nam Khoa Nông học, Học viện Nông nghiệp Việt Nam 3 An Overview of Agricultural Pollution in Vietnam: Summary Report. The World Bank‟s Agriculture and Environment and Natural Resources Global Practices. World Bank Regional Agricultural Pollution Study. World Bank Group, 2017. 2 5 Với rất nhiều lý do khách quan và chủ quan trong tiến trình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, cảnh quan, tài nguyên và môi trường tự nhiên đã bị suy giảm nghiêm trọng – là một trong những yếu tố ảnh hưởng mạnh tới xây dựng nông thôn mới để nâng cao và đảm bảo chất lượng cuộc sống thực của người dân. Sự phá hủy hoặc làm suy giảm cảnh quan, môi trường như: mất rừng, thoái hóa đất và nước; phá vỡ cảnh quan tự nhiên/ bản địa/ truyền thống; tăng quy mô sản suất nông nghiệp hàng hóa thiếu quy hoạch;… đã làm giảm các cơ hội cho phát triển các nguồn sinh kế ổn định lâu dài của người dân nông thôn; làm mất cân bằng sinh thái, suy giảm đa dạng sinh học dẫn tới sự gia tăng các rủi ro về thiên tai, dịch bệnh và thị trường; đồng thời làm gia tăng các loại bệnh lan y, làm suy giảm sức khỏe cộng đồng và các thế hệ tương lai. Cái giá phải trả khi bỏ qua việc duy trì và đảm bảo cảnh quan, môi trường tốt là rất lớn, không chỉ trong ngắn hạn với các thế hệ hiện tại mà còn kéo dài nhiều năm sau và ảnh hưởng nặng nề đến nhiều thế hệ tương lai. Tính riêng ô nhiễm không khí từ số liệu của 41 quốc gia (gồm 06 quốc gia có nền kinh tế mới nổi là Brazil, Nga, Ấn Độ, Indonesia, Trung Quốc và Nam Phi; và 35 quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế - OECD) trong giai đoạn 2000 – 2015 cho thấy, cái giá phải trả là 3,2 triệu người chết và tốn kém 5,1 nghìn tỷ USD4. Ngoài ra, một số kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, giá trị sinh thái (phi thị trường) của các hệ sinh thái cảnh quan nông nghiệp đóng góp từ 48% đến 81% tổng giá trị kinh tế của hệ sinh thái đó5. Do vậy, cảnh quan và môi trường trong xây dựng NTM mới là vấn đề cốt lõi cần được quan tâm hơn nữa, vì nó là yếu tố điều khiển chất lượng thật sự của cuộc con người nói chung, người dân nông thôn nói riêng. 2. Thực trạng cảnh quan, môi trƣờng trong xây dựng NTM (2010 – 2019) Cảnh quan, môi trường trong xây dựng nông thôn mới được đánh giá thông qua 08 chỉ tiêu thuộc "tiêu chí số 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm6". Trong 10 năm, chương trình xây dựng nông mới đã đạt được những kết quả nhất định đồng thời cũng đang đối mặt với những thách thức lớn đối với vấn đề cảnh quan và môi trường nông thôn. - Nước sạch: chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới đã thực hiện lồng ghép với các chương trình khác, đặc biệt là chương trình 135, do vậy đã đạt được những kết quả nổi bật trong vấn đề nước sạch sinh hoạt ở các vùng nông thôn, cụ thể là tỉ lệ hộ có nguồn nước hợp vệ sinh ở nông thôn trên toàn quốc đạt 90,8%; trong đó 4 Roy, R. and N. Braathen (2017), "The Rising Cost of Ambient Air Pollution thus far in the 21st Century: Results from the BRIICS and the OECD Countries", OECD Environment Working Papers, No. 124, OECD Publishing, Paris, https://doi.org/10.1787/d1b2b844-en. 5 Porter, J., R. Costanza, et al. (2009). "The Value of Producing Food, Energy, and Ecosystem Services within an AgroEcosystem." A Journal of the Human Environment 38(4): 186-193. 6 Quyết định 1980/QĐ-TTg ban hành Bộ Tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Tiêu chí 17 - Môi trường và an toàn thực phẩm, gồm 08 chỉ tiêu: (17.1) Tỷ lệ hộ được sử dụng nước hợp vệ sinh và nước sạch theo quy định; (17.2) Tỷ lệ cơ sở sản xuất - kinh doanh, nuôi trồng thủy sản, làng nghề đảm bảo quy định về bảo vệ môi trường; (17.3) Xây dựng cảnh quan, môi trường xanh - sạch - đẹp, an toàn; (17.4) Mai táng phù hợp với quy định và theo quy hoạch; (17.5) Chất thải rắn trên địa bàn và nước thải khu dân cư tập trung, cơ sở sản xuất - kinh doanh được thu gom, xử l theo quy định; (17.6) Tỷ lệ hộ có nhà tiêu, nhà tắm, bể chứa nước sinh hoạt hợp vệ sinh và đảm bảo 3 sạch; (17.7) Tỷ lệ hộ chăn nuôi có chuồng trại chăn nuôi đảm bảo vệ sinh môi trường; (17.8) Tỷ lệ hộ gia đình và cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm tuân thủ các quy định về đảm bảo an toàn thực phẩm. 6 có 2 vùng đạt dưới 90% là vùng Trung du và miền núi phía bắc (đạt 81,3%) và Tây Nguyên (đạt 87,5%) (Tổng cục thống kê, 20177) (xem hình dưới). Tỉ lệ hộ có nguồn nƣớc hợp vệ sinh (%) 91.5 99.4 Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc 81.3 98.9 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ 87.5 - 93.1 Đồng bằng sông Cửu Long Nhà bếp, nhà vệ sinh sạch: các địa phương đã huy động sự tham gia của các đoàn thể xã hội trong phong trào "5 không, 3 sạch" để xây dựng nếp sống gia đình văn hóa đã góp phần tích cực trong giữ gìn vệ sinh nhà cửa, đường làng, ngõ xóm. Đặc biệt, vấn đề nhà xí hợp vệ sinh đã được cải thiện đáng kể so với năm 2010. Trên cả nước, đã có 77% số hộ có nhà xí hợp vệ sinh (so với năm 2010 là 67,1%); trong đó 03 vùng vẫn có tỉ lệ chưa cao, gồm: Trung du và miền núi phí Bắc (67,6%), ĐBSCL (67,3%) và Tây Nguyên (63,3%). Tỉ lệ hộ có hố xí hợp vệ sinh (%) 67.3 97.8 Đồng bằng sông Hồng Trung du và miền núi phía Bắc 97.1 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 67.6 Tây Nguyên 63.3 Đông Nam Bộ 84.0 Đồng bằng sông Cửu Long Ngoài ra, đường làng, ngõ xóm ở nhiều địa phương như Nam Định, Hà Tĩnh, Lâm Đồng, Đồng Nai đã được trồng hoa, tạo cảnh quan đẹp. Bên cạnh các kết quả đạt được đối với tiêu chí 17 mà đặc biệt là hơn 4 nghìn xã đã đạt chuẩn NTM, thì cảnh quan và môi trường nông thôn đang nổi cộm rất nhiều vấn đề. Tiêu chí 17 cũng là tiêu chí thách thức đối với rất nhiều địa phương trên toàn quốc (Ví dụ như vùng Tây Nguyên). Các vấn đề nổi cộm về môi trường nông thôn như: rác thải sinh hoạt; nước thải sinh hoạt và chăn nuôi; bao bì hóa chất BVTV; các loại ô nhiễm từ làng nghề, các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và cụm công nghiệp tại các vùng nông thôn,… cần được xử lý, giải quyết mới có thể nâng cao chất lượng cuộc sống thực sự ở nông thôn. 3. Yếu tố ảnh hƣởng đến cảnh quan, môi trƣờng nông thôn Vấn đề cảnh quan và môi trường nông thôn bị điều khiển và chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố, như: cơ chế - chính sách; tăng dân số; nhận thức của người dân, chính quyền địa phương và các thiết chế làng/ xã; phát triển sản xuất nông nghiệp, 7 Tổng cục thống kê (2017). Niên giám thống kê 2016. Nhà xuất bản Thống kê. 7 làng nghề, tiểu thủ công nghiệp nóng; công nghiệp hóa; quy hoạch thiếu đồng bộ hoặc hạn chế về tầm nhìn, … - Dân số và mật độ dân cư gia tăng liên tục trong nhiều năm mà các cơ sở hạ tầng về xử lý các vấn đề môi trường cơ bản ở nông thôn không thay đổi, hoặc thay đổi không kịp, hoặc thiếu quy hoạch, hoặc thiếu kiểm soát một cách đồng bộ trong quy hoạch dẫn tới sự gia tăng rác thải và nước thải sinh hoạt. Trong khi đó, các địa phương gần như không có biện pháp xử lý triệt để ngay từ sớm. Hiện trạng nổi cộm hiện nay về rác và nước thải sinh hoạt là: o Biện pháp xử lý rác thải sinh hoạt chủ yếu hiện nay ở hầu hết các vùng nông thôn là chôn lấp và đốt tự do, tuy nhiên các khu dân cư sống xen kẽ nên các khu chôn lấp thường có quy mô nhỏ hẹp, đã và đang quá tải so với lượng thải. o Nước thải sinh hoạt cũng gia tăng và hầu như không được xử l trước khi thải ra mương, rãnh, ao, hồ tại các vùng nông thôn. Số liệu minh chứng rõ ràng là: trên toàn quốc, xã có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung đạt 34,75%, và xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt đạt 62,42%. Trong đó, ĐBSH, ĐNB và ĐBSCL tổ chức tốt công tác thu gom nước thải và rác thải sinh hoạt (Tổng cục thống kê, 20178) (xem hình dưới). Tỉ lệ xã có hệ thống thoát nƣớc Xã có tổ chức thu gom rác thải sinh hoạt và thu gom rác thải sinh hoạt chung (%) Xã có hệ thống thoát nước thải sinh hoạt chung 71.77 Đồng bằng sông Cửu Long 43.70 82.80 Đông Nam Bộ 36.34 46.00 Tây Nguyên 10.67 65.80 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 21.43 26.68 16.60 Trung du và miền núi phía Bắc 94.84 Đồng bằng sông Hồng Tỉ lệ % 74.75 0 20 40 60 80 100 Như vậy, vấn đề này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân tại mỗi địa phương, mà còn ảnh hưởng đến đất và sản xuất an toàn của các vùng trồng trọt theo các tiêu chuẩn GAPs và hữu cơ. - Nhận thức và ý thức của người dân và chính quyền địa phương trong sản xuất nông nghiệp tập trung, quy mô hàng hóa và làng nghề về vấn đề môi trường còn nhiều hạn chế. Các thiết chế làng/ xã không phát triển và điều chỉnh kịp thời với tốc độ "chóng mặt". Cụ thể như: o 8 Nhiều hộ gia đình vẫn tổ chức chăn nuôi ngay trong khu vực dân cư (trong đó có cả khu chăn nuôi tập trung), xả chung nước thải chăn nuôi theo hệ thống nước thải sinh hoạt mà không được xử l . Nơi chứa nguồn nước thải chăn nuôi chủ yếu cũng là các mương, rãnh, ao, hồ, sông quanh khu vực dân cư. Sức chứa/ sưc chịu tải của các hệ thống mương, rãnh, ao hồ, sông hiện có đều đã vượt ngưỡng, góp phần phá vỡ tính cân bằng của các hệ sinh thái tự nhiên, tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh dịch tồn lưu, bùng phát và phát tán nhanh chóng mà khó khoanh vùng. Dịch tả lợn Châu Phi hiện nay là một ví dụ: khi dịch tả Tổng cục thống kê, 2017. Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên toàn quốc năm 2016. 8 lợn Châu Phi xảy ra, do ý thức của người chăn nuôi hạn chế, do đất đai manh mún, chật chội nên việc xử lý, chôn lấp ngay tại trang trại, tại vườn nhà cũng quá ngưỡng, dẫn tới người ta vứt bỏ xác lợn chết xuống các dòng chảy. Nước thải từ các trang trại, HGĐ có lợn bị dịch cũng chảy ra các dòng chảy, do đó dịch phát tán khó kiểm soát (xem ảnh). Ảnh: Lê Văn Phan (Học viện Nông nghiệp Việt Nam) o Ô nhiễm môi trường cũng thể hiện rõ ràng trong trồng trọt theo hướng hàng hóa, tập trung. Nông dân Việt Nam có mức sử dụng phân hóa học và thuốc hóa học BVTV rất cao so với khu vực (với phân hóa học là 361 kg/ha và hóa chất BVTV là 8,3 kg/ha – so với ASEAN là 2,1 kg/ha9). Kết quả tổng điều tra năm 2016 cho thấy, số xã có điểm thu gom riêng bao bì hóa chất BVTV trung bình chung trên toàn quốc là 18,7%; trong đó: ĐBSH là 26,72%;Trung du và miền núi phía Bắc là 11,39%; Bắc Trung bộ và DHMT là 21,92%; Tây Nguyên là 6,33%; ĐNB là 26,88%; và ĐBSCL là 16,55% (xem hình dưới)10. Tỉ lệ xã có điểm riêng thu gom chai lọ, bao bì thuốc BVTV (%) 16.55 Đồng bằng sông Hồng 26.72 Trung du và miền núi phía Bắc 26.88 11.39 6.33 21.92 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam Bộ Đồng bằng sông Cửu Long Ảnh: Thùy Linh – Báo Nhân đạo 9 Nguyen, TTN., Roehrig, F., Grosjean, G., Tran, DN., Vu, TM. 2017. Climate Smart Agriculture in Vietnam. CSA Country Profiles for Asia Series. International Center for Tropical Agriculture (CIAT); The Food and Agriculture Organization. Hanoi, Vietnam. 28 p. 10 Tổng cục thống kê, 2017. Kết quả tổng điều tra nông nghiệp, nông thôn và thủy sản trên toàn quốc năm 2016. 9 o Chất thải, đặc biệt là nước thải từ các làng nghề cũng tồn tại các vấn đề tương tự mặc dù có làng nghề đã phát triển qua hàng trăm năm, nhưng đến nay do quy mô sản xuất gia tăng, trong khi đó hạ tầng về xử lý chất thải vẫn cơ bản như hàng mấy chục năm trước với sức chứa có hạn (xem ảnh nước thải từ làng nghề dệt). Ảnh: Vietnamplus - Đô thị hóa, công nghiệp hóa gắn với việc quy hoạch phát triển kinh tế xã hội thiếu đồng bộ, thiếu tổng thể đã góp phần phá vỡ các cảnh quan tự nhiên, các cảnh quan bản địa/truyền thống; làm suy giảm các chức năng sinh thái của vùng nông thôn; gia tăng ô nhiễm không khí, tiếng ồn và nước thải công nghiệp tại chỗ ở các vùng nông thôn; vận chuyển các loại ô nhiễm mỗi trường từ các khu công nghiệp lớn, các đô thị lớn về các vùng nông thôn qua các dòng chảy tự nhiên, qua hệ thống thủy lợi. o Đô thị hóa, công nghiệp hóa đã phá vỡ cảnh quan, mất cân bằng sinh thái làm suy giảm các chức năng sinh thái vùng nông thôn. o Đô thị hóa, công nghiệp hóa đã và đang phá vỡ các cảnh quan tự nhiên/ truyền thống có giá trị: cắt đất, xẻ đồi – xẻ núi, xâm lấn hoặc san lấp các hồ tự nhiên để phân lô xây các khu đô thị, các khu dân cư phá vỡ các cảnh quan tự nhiên. Đô thị hóa, dịch vụ hóa nhanh chóng thiếu kiểm soát đã góp phần phá vỡ các cảnh quan bản địa, truyền thống ở các vùng nông thôn. o Phát triển các cụm công nghiệp xen kẽ các vùng nông thôn kết hợp với những hạn chế trong quản lý, kiểm soát đã làm gia tăng ô nhiễm không khí (bụi, mùi), tiếng ồn, nước thải công nghiệp trực tiếp cho các vùng nông thôn liền kề và vào hệ thống thủy lợi tưới tiêu cho trồng trọt. 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.