KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học lớp 9, HUYỆN EASÚP

doc
Số trang KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học lớp 9, HUYỆN EASÚP 5 Cỡ tệp KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học lớp 9, HUYỆN EASÚP 79 KB Lượt tải KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học lớp 9, HUYỆN EASÚP 0 Lượt đọc KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học lớp 9, HUYỆN EASÚP 0
Đánh giá KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học lớp 9, HUYỆN EASÚP
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

UBND HUYỆN EASÚP PHÒNG GD & ĐT KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP HUYỆN NĂM HỌC: 2009 – 2010 Môn thi: Sinh học lớp 9. Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian phát đề). Câu 1: Tính đặc trưng và ổn định của DNA ở mỗi loài sinh vật được thể hiện như thế nào? Tại sao sự ổn định của DNA chỉ mang tính chất tương đối(2điểm) Câu2: Kiểu bộ NST giới tính XO có ở những dạng cơ thể nào? Cơ chế hình thành các dạng cơ thể đó?(2điểm) Câu 3: Phân biệt thường biến và mức phản ứng? Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình để phân tính vai trò của giống và biện pháp kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất?(3điểm) Câu 4: Khi nghiên cứu 4 cặp gen nằm trên 4 cặp NST khác nhau ở loài đậu Hà Lan, người ta nhận thấy: Cây làm cha có 3 cặp gen dị hợp và một cặp gen đồng hợp, câylàm mẹ có 3 cặp gen đồng hợp và một cặp gen di hợp. a, Cho biết số kiểu tổ hợp giữa các loại giao tử đực và các loại giao tử cái.(1điểm) b, Nếu 3 cặp gen dị hợp của cây làm cha quy định hạt trơn, màu vàn, thân cao và 3 tính trạng tương ứng ở cây làm mẹ là hạt nhăn, màu lục, thân thấp thì ở F1 kiểu gen và kiểu hình như thế nào?(2điểm) Câu 5: (5điểm) Một đoạn phân tử AND dài 35700Ao và có tỉ lệ A/G = 3/2. Do đột biến đoạn phân tử AND nói trên bị mất đi một đoạn và bị giảm đi 2340 liên kết hyđrô. Đoạn mất đi có tỉ lệ A/G = 2/3. a. Tính tỷ lệ phần trăm và số lượng từng loại nu clêôtít của đoạn phân tử DNA trước và sau khi đột biến? b. Đoạn phân tử AND còn lại tự nhân đôi liên tiếp 4 lần thì số lượng từng loại nuclêôtít môi trường cung cấp sẽ giảm đi bao nhiêu lần so với trước khi nó bị đột biến? Câu 6:(5 điểm) Mẹ da trắng, sinh con trai da đen, con gái da trắng. Con trai lấy vợ da trắng sinh cháu trai da đen, cháu gái da trắng. Con gái lấy chồng da đen, sinh năm cháu trai và bốn cháu gái đều da đen. Em hãy xác định kiểu gen của cha, mẹ, các con, dâu, rể và các cháu nội, ngoại. Vẽ sơ đồ phổ hệ về màu sắc da. ------------------------------------------ Đáp án Câu 1:  Tính đặc trưng của AND(0.75 điểm) - Số lượng, thành phầnvà trình tự sắp xếp của các nuclêôtít trên mạch đơn. - Hàm lượmg AND trong nhân của tế bào. - Tỷ lệ giữa các bazơ nitric: (A+T)/ (G+X)  Ổn định của DNA (0.75điểm) - AND ổ định qua các thế hệ nhờ các cơ chế: Tái sinh, phân ly, tổ hợp, của AND cùng với NST trong các quá trình phân bào. Trong đó: + Các cơ chế của nguyên phân đảm bảo sự ổn định của AND qua thế hệ tế bào. + Các cơ chế của giảm phân giúp AND ổn định qua các thế hệ cơ thể.  Tại sao sự ổn định của DNA chỉ mang tính chất tương đối(1điểm) - Trong giảm phân ở kì trước I có thể xảy ra sự trao đổi chéo giữa 2 NST đơn khác nguồn trong cặp NST đồng dạng. Kết quả dẫn đến sự đổi chỗ cho nhau giữa các đoạn NST tương ứng trong cựp đồng dạng, làm cho phân tử AND trên mỗi NST cũng bị biến đổi về cấu trúc.(0.5điểm) - Do ảnh hưởng của các tác nhân gây đột biến như tia phóng xạ, hóa chất…gây ra đột biến NST và đột biến gen làm thay đổi cấu trúc của các AND.(0.5điểm) Câu2:  Kiểu bộ NST giới tính XO có ở những dạng cơ thể nào?(0.5điểm) - Có ở các loài sâu bọ cánh cứng và cánh thẳng, con đực chỉ có một NST X (dạng XO) và ở một số cơ thể do dối loạn phân bào giảm phân như dạng XO ở người  Cơ chế hình thành các dạng cơ thể đó? - Ở sâu bọ cánh cứng và cánh thẳng(0.5điểm) P: XX x XO G: X X,O F 1XX : 1XO - Ở người phát sinh XO do dối loạn phân ly NST giới tính trong giảm phân. + Trường hợp 1(0.5điểm) P: XX XY G: XX,O X,Y F: XXX: XXY: OY: XO(hội chứng tớcnơ) + Trường hợp 2(0.5điểm) P: XX XY G: X XY, O F: XXY: XO(hội chứng tớcnơ) Câu 3:  Phân biệt thường biến và mức phản ứng? - Thường biến: Là những biến đổi về kiểu hình phát sinh trong quá trình phát triển cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của điều kiện môi trường.(0.25điểm) + Thường biến không di truyền được.(0.25điểm) + Thường biến xuất hiện có tính chất đồng loạt theo một hướng xác định. (0.25điểm) + Thường biến có ý nghĩa thích nghi, giúp sinh vật thay đổi phù hợp với điều kiện sống của môi trường.(0.25điểm) - Mức phản ứng của tính trạng: Là giới hạn thường biến của một gen, một kiểu gen.(0.25điểm) + Mức phản ứng do kiểu gen quy định nên di truyền được.(0.25điểm) + Mức phản ứng thay đổi tùy theo từng tính trạng( các tính trạng số lượng thường dễ thay đổi, các tính trạng chất lượng ít thay đổi).(0.25điểm) + Mức độ phản ứng càng rộng sinh vật càng dễ thích nghi với mổi trường sống. (0.25điểm)  Vận dụng mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình để phân tính vai trò của giống và biện pháp kỹ thuật trong thực tiễn sản xuất. Kiểu gen Môi trường Kiểu hình Giống biện pháp kỹ thuật Năng xuất (0.25điểm) + Giống được xem như kiểu gen + Biện pháp kỹ thuật là điều kiện môi trường + Năng xuất là kiểu hình. - Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và điêu kiệnmôi trường(0.25điểm) - Cùng một kiểu gen nhưng điều kiện môi trường khác nhau sẽ biểu hiện thành những kiểu hình khác nhau. Cùng một giống chăm sóc khác nhau sẽ cho năng xuất khác nhau(0.25điểm) + Giống biện pháp kỹ thuật tốt Năng xuất cao + Giống biện pháp kỹ thuật không tốt Năng xuất giảm + Giống xấu biện pháp kỹ thuật tốt Năng xuất tăng (nhưng trong giới hạn nhất định) - Muốn nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cần phải(0.25điểm) + Không ngừng đảy mạnh cuộc cách mạng về giống. + Hoàn thiện kỹ thuật để phát huy tối đa tiềm năng của giống Câu 4: a) Số kiểu tổ hợp. - Số loại giao tử đực: 23 = 8 (loại giao tử) - Số loại giao tử cái là: 21 = 2 (loại giao tử) - Số kiểu tổ hoạp giao tử: 8.2 = 16 (tổ hợp) b) Theo đề ra ta quy ước gen: + A là gen quy định hạt trơn, a là gen quy định hạt nhăn. + B là gen quy định màu vàng, b gen quy định màu lục. + D là gen quy định thân cao, d quy định thân thấp P: AaBbDd x aabbdd G: ABD, ABd, AbD, Abd abd ABD ABd AbD aBD aBd abD abd Câu 5: AaBbDd AaBbdd AabbDd aaBbDd aaBbdd aabbDd (t-v-c) (t-v-t) (t-l- c) (n-v-c) (n-v-t) (n-l-c) aBD, aBd, abD, ab F: Tỷ lệ phân ly kiểu gen tương ứng với kiểu hình là: Abd abd Aabbdd (t-l-n) aabbdd (n-l-t) a) Tỷ lệ phần % và số lượng của AND trước và sau khi đột biến: - Trước khi đột biến + N= 2.L/3,4 = 35700.2/3,4 = 21000 (nu) (0.25điểm) + Theo đề ra ta có: A/G = 3/2 => A = 3G/2 (1)(0.25điểm) + Theo nguyên tắc bổ sung ta có: A + G = 50% (2) (0.25điểm) + Thế (1) vào (2) ta có: 3G/2 + G = 50% => G = 20%(0.25điểm) + Vì G = X = 20% N = 20%. 21000 = 4200 (nu)(0.25điểm) + A = T = 50% - % G = 50% - 20% = 30%.N = 30%. 21000 = 6300(nu)(0.25điểm) - Sau khi đột biến: + Xét đoạn mất: A/G =2/3 => A =2G/3 (3)(0.25điểm) Mà 2A + 3G = 2340 (4)(0.25điểm) Thế (3) vào (4) ta được: 2.2G/3 + 3G = 2340  13G/3 = 2340  G = 540 (nu)(0.25điểm)  A = 2G/3 .540 = 360 (nu).(0.25điểm)  Đoạn phân tử AND còn lại là: 21000 – ( 360+ 540).2 = 19200 (nu)(0.25điểm)  A= T = 6300 – 360 = 5940 (nu) => A = T = 30,9375%(0.25điểm)  G = X = 4200 – 540 = 3660 (nu) => G = X = 19,0625%(0.25điểm) b) Số nuclêôtít do môi trường nội bào cung cấp giảm đi khi đoạn phân tử AND còn lại tự nhân đôi 4 lần là: - Khi đoạn phân tử AND tự nhân đôi một lần thì số lượng từng loại nu cung cấp sẽ bị giảm bằng chính số lượng nu đoạn bị mất.(0.75điểm) A = T = (24 - 1).360 = 5400(nu)(0.5điểm) G = X = (24 - 1).540 = 8100(nu)(0.5điểm) Câu 6: - Tính trạng màu da đen do gen trội nằm trên NST thường quy định, nhu vậy da trắng là do gen lặn quy định(0.25điểm) - Ta quy ước gen:(0.25điểm) + Gọi A la gen quy định da đen. + a là gen quy định da trắng. - Theo đề ra ta có: + Mẹ da trắng có KG: aa(0.25điểm) + Để sinh ra con gái có da trắng => bố phải cho 1 alen a. + Để sinh ra con trai da đen bố phải cho 1 alen A => KG bố: Aa da đen.(0.5điểm)  Con gái da trắng KG aa(0.25điểm) Con trai da đen KG Aa (0.25điểm) => Con dâu: aa (da trắng)(0.25điểm)  KG cháu nội: Aa(trai); aa(gái)(0.25điểm)  Con dể KG: AA hoặc Aa (0.5điểm)  KG cháu ngoại: (Aa) da đen.(0.25điểm) Sơ đồ phả hệ của gia đình trên đựoc mô tả như sau: (2điểm) P: Nam da đen Nam da trắng Nữ da đen Nữ da trắng aa Aa Thế hệ 1 AA (Aa) Thế hệ 2 Đều có kiểu gen Aa aa Aa aa
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.