Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp

pdf
Số trang Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp 8 Cỡ tệp Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp 269 KB Lượt tải Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp 0 Lượt đọc Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp 75
Đánh giá Kỹ năng thực hành của sinh viên ngành Công tác xã hội, trường Đại học Đồng Tháp
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 69-76 KỸ NĂNG THỰC HÀNH CỦA SINH VIÊN NGÀNH CÔNG TÁC XÃ HỘI, TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP Kiều Văn Tu Khoa Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Văn Lang Tác giả liên hệ: tu.kv@vlu.edu.vn Lịch sử bài báo Ngày nhận: 07/7/2020; Ngày nhận chỉnh sửa: 07/7/2020; Ngày duyệt đăng: 29/8/2020 Tóm tắt Kỹ năng thực hành công tác xã hội là một thành phần quan trọng góp phần hình thành năng lực thực hành công tác xã hội tổng quát. Bài viết làm sáng tỏ thực trạng những kỹ năng công tác xã hội của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp đã đạt được trong thời gian qua và những kỹ năng mong đợi đạt được. Đồng thời, bài viết làm rõ một số kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng công tác xã hội cho sinh viên góp phần đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội. Từ khóa: Công tác xã hội, kỹ năng, thực hành, kỹ năng thực hành, công tác xã hội. ---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------- SOCIAL-WORK MAJORED STUDENTS’ PRACTICE SKILLS, DONG THAP UNIVERSITY Kieu Văn Tu Faculty of Social Science and Humanities, Van Lang University Corresponding author: tu.kv@vlu.edu.vn Article history Received: 06/5/2020; Received in revised form: 07/7/2020; Accepted: 29/8/2020 Abstract Social work practice is an important component of generalized social work skills. This article clarifies students’ social work skills acquired over the past years and the expected ones at Dong Thap University. Morever, it discusses some experiences in improving these skills for students, contributing to training high-quality human force to meet social demands. Keywords: Practice, practical skills, social work, skills. 69 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn 1. Đặt vấn đề Công tác xã hội (CTXH) là một nghề chuyên nghiệp, một khoa học ứng dụng góp phần giải quyết những vấn đề xã hội, đảm bảo an sinh và quyền bình đẳng cho con người. CTXH được hình thành và phát triển với xuất phát điểm là những hoạt động mang tính tự phát cùng với những hoạt động của tổ chức tôn giáo, các hoạt động CTXH cũng dần có những thay đổi và mang tính tổ chức cao hơn. Những thay đổi này, CTXH đã tập hợp được nhiều lực lượng trong xã hội tham gia vào việc tổ chức hoạt động mang tính chuyên nghiệp và có tổ chức (Vũ Mộng Đóa, 2018, tr. 122). Trải qua những giai đoạn lịch sử khác nhau, song CTXH luôn thực hiện tốt vai trò của mình là kết nối các nguồn lực trong xã hội cùng chung tay giải quyết các vấn đề trong xã hội. CTXH là một nghề chuyên môn thông qua các dịch vụ xã hội nhằm giúp đỡ cá nhân, nhóm (gia đình), cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội. Trong đó, kỹ năng là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm đã có để thực hiện có hiệu quả; kỹ năng thực hành CTXH là sự vận dụng kiến thức, kinh nghiệm vào các hoạt động trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng phục hồi hay tăng cường chức năng xã hội của họ một cách có hiệu quả góp phần đảm bảo nền an sinh xã hội (Barry R. Cournoyer, 2013, tr. 45). Trong đào tạo CTXH, kỹ năng thực hành đóng vai trò quyết định trong hình thành ý thức nghề nghiệp cũng như phương pháp, kỹ năng làm việc của sinh viên (Hoàng Thị Thu Hoài và cs, 2018, tr. 94). Đào tạo CTXH luôn xem thực hành là hoạt động quan trọng làm cho sinh viên có khả năng liên hệ giữa lý thuyết và thực tế, nhắm đến trang bị cho sinh viên những kiến thức nền tảng, kỹ năng thực hành tổng quát và là cơ hội để các em trải nghiệm các giá trị và hình thành nên các kỹ năng nghề nghiệp của mình (Hoàng Thị Thu Hoài và cs, 2018, tr. 91). Đáp ứng được nhu cầu này rất cần sự hỗ 70 trợ, hợp tác của các cơ sở xã hội với nhà trường trong suốt quá trình đào tạo. Cơ sở xã hội là nơi thuận lợi để cho sinh viên áp dụng được những khối kiến thức đã học vào từng đối tượng cụ thể (Nguyễn Hữu Tân, 2018, tr. 79). Trong quá trình thực hành, sinh viên được học, được giáo dục nhân cách thông qua chính tấm gương của các nhân viên xã hội, những đồng nghiệp đi trước, là sự kết nối của quá trình giáo dục trong nhà trường bằng các hoạt động thực tế và những việc làm cụ thể thông qua các thân chủ thực tế tại các cơ sở thực hành. Đây là giáo cụ trực quan sinh động và khó phai mờ trong mỗi sinh viên, vì giúp cho sinh viên ứng dụng kiến thức đã học vào từng ca cụ thể, hiểu rõ hơn về nghề nghiệp và hình thành nên kỹ năng CTXH của mình (Kiều Văn Tu, 2015, tr. 55). Bài viết sẽ làm rõ thực trạng những kỹ năng CTXH của sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp đã đạt được trong khoảng thời gian từ 2009 đến 2019 và những kỹ năng mong đợi đạt được của sinh viên CTXH. Bài viết cũng chỉ ra một số kinh nghiệm trong việc nâng cao kỹ năng CTXH cho sinh viên góp phần đào tạo nguồn nhân lực CTXH có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu xã hội. 2. Phương pháp nghiên cứu và khách thể nghiên cứu Bài viết sử dụng các phương pháp phân tích tài liệu, phương pháp điều tra chính được sử dụng là phương pháp bằng bảng câu hỏi cho sinh viên chuẩn bị tốt nghiệp, cựu sinh viên, số lượng khảo sát là 150 sinh viên và cựu sinh viên (trong tổng số 342 sinh viên và cựu sinh viên). Phương pháp định tính, phỏng vấn sâu 10 sinh viên; 10 cựu sinh viên; 5 cán bộ quản lý, lãnh đạo tại các cơ quan có cựu sinh viên CTXH đang làm việc. Khách thể nghiên cứu là những sinh viên năm thứ 3, thứ 4 và cựu sinh viên. Phương pháp chọn mẫu là chọn mẫu thuận tiện. Tác giả đã có thông tin sinh viên đang theo học tại trường và sinh viên đã tốt nghiệp. Tác giả gửi, nhận phiếu khảo sát trực tiếp và qua thư điện tử. Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 69-76 3. Kết quả nghiên cứu 3.1. Các kỹ năng CTXH được đào tạo tại Trường Đại học Đồng Tháp Trong chương trình đào tạo cử nhân CTXH, chúng tôi đã vận dụng những kỹ năng dựa theo hệ thống các năng lực CTXH cốt lõi đã được đưa ra bởi Hội đồng Giáo dục CTXH Hoa Kỳ (CSWE). Thể hiện hành vi mang tính đạo đức và chuyên nghiệp (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 1;2;3;4;5 trong Bảng 1): Sử dụng các tiêu chí trong Quy điều đạo đức nghề CTXH, các luật và quy định có liên quan, các mô hình đưa ra quyết định đạo đức và các quy điều đạo đức bổ sung phù hợp với hoàn cảnh khi đưa ra các quyết định nghề nghiệp liên quan đến đạo đức. Điều khiển, rút kinh nghiệm và tự điều chỉnh nhằm kiểm soát các giá trị cá nhân và duy trì tính chuyên nghiệp trong các tình huống thực hành. “Bản thân em khi can thiệp tình huống CTXH cụ thể, em luôn tôn trọng thân chủ, đã biết tự điều khiển, rút kinh nghiệm, tự điều chỉnh hành vi của mình phù hợp với hoàn cảnh và luôn tôn trọng giá trị của thân chủ” (phỏng vấn sâu-PVS, cựu sinh viên). Sử dụng thành thạo công nghệ một cách có đạo đức và phù hợp nhằm thúc đẩy việc thực hành mang lại kết quả tốt. Tích hợp kiểm huấn và tư vấn để định hướng hành vi và đánh giá chuyên môn. “Các em hoàn toàn tự tin có thể trở thành kiểm huấn viên để kiểm huấn cho sinh viên CTXH và chia sẻ lại những kinh nghiệm thực tế của bản thân (PVS, cán bộ quản lý). Ứng xử hiệu quả đối với sự đa dạng và khác biệt trong thực hành (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 8;9;10 trong Bảng 1): Trình diễn sự hiểu biết của mình về tầm quan trọng của sự đa dạng và khác biệt trong việc hình thành kinh nghiệm sống của con người và áp dụng những hiểu biết này vào thực hành nghề. “Sinh viên khi thực tập đã áp dụng được những hiểu biết của mình vào thực hành nghề và đã trao đổi những hiểu biết này cùng thân chủ” (PVS, cán bộ quản lý). Thể hiện - thực hiện được bản thân là người có tinh thần học hỏi và gắn bó với thân chủ, thân chủ là chuyên gia về những trải nghiệm của họ. Phối hợp sự tự nhận thức và sự tự điều chỉnh nhằm kiểm soát sự ảnh hưởng của những định kiến và giá trị cá nhân trong quá trình làm việc với các thân chủ khác nhau. “Khi can thiệp, một yếu tố quan trọng của nhân viên xã hội là phải biết kiểm soát những ảnh hưởng từ định kiến và các giá trị cá nhân của các thân chủ khác nhau mà mình đang giúp đỡ” (PVS, cựu sinh viên). Tham gia thực hành dựa trên nghiên cứu và nghiên cứu dựa trên thực hành (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 6;7;14;21;28;29;30;31 trong Bảng 1): Lựa chọn kỹ năng thực hành làm cơ sở cho các nghiên cứu và điều tra khoa học. Phối hợp các phương pháp nghiên cứu định tính, định lượng và tổng hợp các kết quả nghiên cứu. Phát triển các kết quả nghiên cứu làm cơ sở cho thực hành cũng như cải tiến thực hành, chính sách và cung cấp dịch vụ. “Khi sinh viên đi thực hành là cơ hội tốt để hiểu rõ tầm quan trọng của các kết quả nghiên cứu và điều tra, từ đó em có thể hiểu được các bước đi trong nghiên cứu và điều tra khoa học, lý giải được các nội dung khoa học đã được học tại trường” (PVS, sinh viên năm cuối). Thu hút sự tham gia của các cá nhân, gia đình, nhóm, các tổ chức và các cộng đồng nhằm nâng cao hiệu quả thực hành (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 11;12;13;22;23;24;25;26;27 trong Bảng 1): Phối hợp kiến thức hành vi con người và môi trường xã hội, bối cảnh thực hành để tương tác với thân chủ. Quản lý được các kỹ năng thấu cảm, tự điều chỉnh và giao tiếp liên cá nhân để thu hút sự tham gia của các thân chủ. “Kỹ năng giao tiếp có vai 71 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn trò rất quan trọng trong việc thu hút sự tham gia của các cá nhân, gia đình, nhóm và các tổ chức trong cộng đồng, nếu giao tiếp tự tin sẽ có nhiều thuận lợi và ngược lại” (PVS, cựu sinh viên). Lượng định cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 15;16;17;18;19;20;32;33;34 trong Bảng 1): Thực hiện thu thập, tổ chức, phân tích một cách khoa học và giải thích những thông tin từ thân chủ rõ ràng. Tổng hợp các kiến thức về hành vi con người và môi trường xã hội, con người trong môi trường, các khung lý thuyết liên ngành khác vào việc đánh giá những thông tin từ thân chủ. “Khi thực hành CTXH với cá nhân em đã xây dựng các mục tiêu can thiệp dựa trên những đánh giá khoa học về các điểm mạnh, nhu cầu và thách thức của thân chủ. Vấn đề chỉ có thể giải quyết khi đáp ứng đúng nhu cầu của thân chủ và dựa trên những căn cứ đã được đánh giá” (PVS, cựu sinh viên). Lựa chọn các chiến lược can thiệp phù hợp dựa trên kết quả phân tích định lượng, định tính, các giá trị và sự ưu tiên của các thân chủ. Can thiệp với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 35;36;37;38;39;40;41;42;43;44;45 trong Bảng 1): Thiết kế các can thiệp nhằm đạt được các mục đích thực hành và nâng cao khả năng của thân chủ. Tích hợp các kiến thức về hành vi con người và môi trường xã hội, con người trong môi trường, các khung lý thuyết liên ngành khác vào các can thiệp với thân chủ. Phối hợp liên ngành khi cần thiết để đạt được những kết quả thực hành tốt nhất. Điều chỉnh thương lượng và biện hộ thân chủ. “Em thích kĩ năng biện hộ cho thân chủ vì em có thể kết hợp nhiều kiến thức đã học và nhìn thấy được sự thay đổi của thân chủ trong một khoảng thời gian phù hợp” (PVS, sinh viên năm cuối). 72 Phát triển thúc đẩy sự chuyển giao và kết thúc hiệu quả nhằm nâng cao các mục đích kế hoạch can thiệp đã đề ra. Lượng giá việc thực hành với cá nhân, gia đình, nhóm, tổ chức và cộng đồng (bao gồm các kỹ năng cụ thể:41;42;43;44;45; 46;47;48;49; trong Bảng 1): Điều chỉnh giám sát và lượng giá một cách khoa học đối với tiến trình can thiệp và kết quả. Lựa chọn các phương pháp lượng giá khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả thực hành. “Việc lượng giá là rất quan trọng, khi lượng giá cần kết hợp nhiều cách thức, phương pháp lượng giá khác nhau như thời điểm lượng giá (bắt đầu, giữa giai đoạn, kết thúc can thiệp); thân chủ tự lượng giá, lượng giá của gia đình, người thân; lượng giá cá nhân; lượng giá nhóm… và lượng giá của nhân viên xã hội” (PVS, cựu sinh viên). Nâng cao quyền con người, công bằng kinh tế và công bằng xã hội (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 1;5;6;7;10 trong Bảng 1): Tích hợp những hiểu biết về công bằng kinh tế và công bằng xã hội để biện hộ cho các quyền con người. Phát triển thực hành thúc đẩy công bằng kinh tế và công bằng xã hội. “Khi em thực hành với thân chủ là trẻ em khuyết tật thì việc hiểu biết rõ về các văn bản pháp qui liên quan đến quyền trẻ em là rất quan trọng, từ đó có thể biện hộ và nâng cao quyền con người và công bằng cho thân chủ” (PVS, sinh viên năm cuối). Tham gia vào thực hành chính sách (bao gồm các kỹ năng cụ thể: 8;9;10;11;12;13;14 trong Bảng 1): Xây dựng các đánh giá tác động của các chính sách phúc lợi xã hội và kinh tế đến việc cung cấp và tiếp cận các dịch vụ xã hội. Sắp xếp một cách khoa học và thúc đẩy các chính sách nhằm tăng cường quyền con người, công bằng kinh tế và công bằng xã hội. “Khi tham gia các hoạt động hội nghị, tọa đàm, hội thảo… thì tôi đưa ra các ý kiến của mình nhằm biện hộ và bảo vệ những thân chủ dễ bị Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 69-76 tổn thương bằng những căn cứ khoa học. Đó là cách mà tôi đã làm” (PVS, sinh viên năm cuối). 3.2. Các kỹ năng CTXH cụ thể và mức độ đạt được của sinh viên đại học ngành CTXH, tại Trường Đại học Đồng Tháp Barry R. Cournoyer (2013, tr. 312) đã trình bày 65 kỹ năng CTXH. Chúng tôi lựa chọn, phân tích những kỹ năng này dựa vào đững điều kiện đặc thù của sinh viên CTXH tại Trường Đại học Đồng Tháp. Bảng 1. Mức độ đạt được của sinh viên về các kỹ năng CTXH Nhóm Nhóm kỹ năng liên quan đến tính chuyên nghiệp của CTXH Nhóm kỹ năng liên quan đến việc ra quyết định Nhóm kỹ năng nói và lắng nghe Kỹ năng CTXH 1. Thể hiện được là một nhân viên xã hội 4,1 2. Áp dụng kiến thức chuyên môn và thể hiện được tính hiệu quả 3,5 3. Tự nhận thức bản thân mình và duy trì được sự tự kiểm soát trong mọi tình huống 3,5 4. Cung cấp và tiếp nhận các hỗ trợ xã hội cần thiết 3,3 5. Đảm bảo sự công bằng xã họi cho mọi thân chủ 33 6. Làm rõ được các giá trị đạo đức của nghề CTXH 3,9 7. Thành thạo các vai trò và nhiệm vụ của nhân viên CTXH 3,3 8. Phân biệt được những vấn đề nhạy cảm liên quan đến đạo đức và luật pháp 3,5 9. Xác định được những tình huống khó xử liên quan đến đạo đức nghề 3,0 10. Nhận diện được sự đa dạng trong quá trình truyền thông và nhạy cảm về văn hóa 3,3 11. Giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ 4,0 12. Lắng nghe, quan sát và ghi chép hiệu quả 3,3 13. Tương tác hiệu quả trong giao tiếp và tăng hiệu quả giao tiếp 3,5 14. Nhóm kỹ năng liên quan đến giai đoạn chuẩn bị Nhóm kỹ năng liên quan đến giai đoạn bắt đầu Điểm TB Rà soát lại những thông tin về thân chủ phục vụ cho công việc và cơ quan 3,3 15. Khảo sát trước khi làm việc với thân chủ 2,8 16. Tham khảo ý kiến trước khi làm việc với thân chủ 2,8 17. Chuẩn bị tốt cho cuộc gặp gỡ đầu tiên 3,0 18. Chuẩn bị sự thấu cảm với các vấn đề của thân chủ 3,0 19. Chuẩn bị sự tự khám phá của bản thân trước khi làm việc với thân chủ 3,2 20. Lập kế hoạch chi tiết và ghi chép sơ bộ trước khi làm việc với thân chủ 3,0 21. Giới thiệu bản thân nhân viên xã hội hiệu quả 4,0 22. Khuyến khích thân chủ giới thiệu về bản thân 3,8 23. Mô tả rõ mục tiêu chung của những buổi làm việc ban đầu 4,0 24. Định hướng vai trò và tâm quan trọng của thân chủ trong quá trình can thiệp 3,3 25. Thảo luận về chính sách và những vấn đề liên quan đến đạo đức 3,4 26. Khuyến khích thân chủ phản hồi về những vấn đề đã trao đổi 3,2 27. Giúp thân chủ hiểu rõ về vai trò của nhân viên xã hội 4,0 73 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Nhóm kỹ năng liên quan đến giai đoạn khám phá Nhóm kỹ năng liên quan đến giai đoạn đánh giá 28. Đặt các câu hỏi tìm hiểu thông tin và các vấn đề của thân chủ 3,5 29. Làm rõ những thông tin mà hai bên cảm thấy mơ hồ 3,4 30. Phản ánh lại những nội dung, sự hiểu biết của nhân viên xã hội đảm bảo nhân viên xã hội hiểu đúng thông tin được cung cấp 3,3 31. Xếp hạng các vấn đề ưu tiên cùng thân chủ 4,0 32. Làm rõ các ý nghĩa của các vấn đề, thông tin thân chủ cung cấp 3,1 33. Tổ chức, lưu giữ, sắp xếp những thông tin thu thập được theo hệ thống hợp lý mà nhân viên xã hội và cơ quan có thể dễ dàng theo dõi 2,9 34. Đánh giá vấn đề của thân chủ dựa trên các bằng chứng thu thập, vận dụng các lý thuyết, có sự tham gia tích cực của thân chủ 3,0 35. Làm rõ vấn đề mà nhân viên xã hội và thân chủ cùng thỏa thuận làm việc cùng nhau để ưu tiên giải quyết 3,2 36. Thiết lập các mục tiêu can thiệp có sự tham gia tích cực của thân chủ Nhóm kỹ năng liên 37. Xây dựng kế hoạch can thiệp nhằm đạt mục tiêu can thiệp quan đến giai đoạn 38. Xác định các hoạt động cụ thể để can thiệp và các nguồn lực cần thiết làm hợp đồng Lập kế hoạch đánh giá sự tiến bộ của thân chủ hướng đến mục tiêu 39. và cách giải quyết vấn đề của thân chủ 3,3 3,3 3,3 2,9 40. Tổng kết hợp đồng với thân chủ và cơ quan 2,9 41. Lượng giá sự tiến bộ của thân chủ 3,0 42. Tư vấn nhằm cung cấp thông tin, đề nghị, dặn dò đối với thân chủ nếu xét thấy cần thiết Nhóm kỹ năng liên Đại diện cho thân chủ trong việc theo đuổi các mục tiêu đã cùng quan đến giai đoạn 43. nhau thiết lập can thiệp và lượng giá Chỉ ra được những việc cần thiết trước khi kết thúc. Khi đó mối quan 44. hệ nghề nghiệp kết thúc. 3,5 3,0 3,2 45. Ghi chép toàn bộ các quá trình can thiệp theo qui định của tổ chức 3,6 46. Đánh giá lại quá trình can thiệp với thân chủ 2,9 Nhóm kỹ năng liên 47. Lượng giá tổng kết với sự tham gia của thân chủ quan đến giai đoạn 48. Chia sẻ cảm xúc khi kết thúc và nói lời chào thân chủ kết thúc 49. Ghi chép tổng kết, kết thúc 2,8 2,9 2,8 Ghi chú: Thang điểm gồm các mức độ: Hoàn toàn không vận dụng = 1,0; Không vận dụng = 2,0; Vận dụng được = 3,0; Vận dụng tốt 4,0; Vận dụng rất tốt = 5,0. Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2019 Kết quả khảo sát trong Bảng 1 cho thấy, kỹ năng thực hành của sinh viên CTXH đã vận dụng nhiều kiến thức chuyên ngành và liên ngành, trong đó bao gồm các ngành như tâm lý học, xã 74 hội học và nhân học. Các kỹ năng sinh viên vận dụng thành thạo tốt là những kỹ năng thể hiện được là một nhân viên xã hội; Giúp thân chủ hiểu rõ về vai trò của nhân viên xã hội; Các kỹ Tạp chí Khoa học Đại học Đồng Tháp, Tập 10, Số 2, 2021, 69-76 năng giao tiếp… thường có điểm trung bình từ 4,0 trở lên. Để có được kết quả này là do kết quả của quá trình thực hành các môn học của sinh viên trong 4 năm đào tạo. Sinh viên có nhiều cơ hội làm việc và tiếp xúc với các nhóm đối tượng thân chủ khác nhau. Theo kết quả thu thập như trên, chúng tôi cho rằng các kỹ năng mà sinh viên đạt được trong quá trình đào tạo đáp ứng khá tốt các yêu cầu của nhân viên xã hội trong bối cảnh hiện nay. 3.3. Những kỹ năng thực hành mong đợi của sinh viên CTXH Thông quan thực hành và kinh nghiệm thực tế của sinh viên CTXH, sinh viên CTXH nhận thấy cần đào tạo thêm các nhóm kỹ năng để góp phần hoàn thiện nhân cách, bản lĩnh chuyên nghiệp của một nhân viên xã hội, các kỹ năng bao gồm: Bảng 2. Các kỹ năng thực hành mong đợi của sinh viên CTXH tại Trường Đại học Đồng Tháp Các kỹ năng thực hành mong đợi Tỷ lệ % sinh viên mong đợi Kỹ năng giao tiếp 25,33 Kỹ năng làm việc nhóm 16,67 Kỹ năng lập kế hoạch 14,00 Kỹ năng xử lý mâu thuẫn 12,00 Kỹ năng lãnh đạo, quản lý 10,00 Kỹ năng tổ chức các cuộc họp, sự kiện 8,67 Kỹ năng quản lý thời gian 8,00 Các kỹ năng khác 5,33 Tổng 100 Nguồn: Kết quả khảo sát tháng 9 năm 2019. Trong những kỹ năng mà sinh viên mong đợi được học thêm, chúng tôi nhận thấy rằng đa số sinh viên đã tốt nghiệp có đề nghị học kỹ năng giao tiếp. Các kỹ khác như: kỹ năng quản trò, kỹ năng dẫn chương trình - MC cũng được nhóm cựu sinh viên đề nghị được học thêm. Trên đây là nhóm những kỹ năng mà sinh viên CTXH mong được đào tạo thêm để phục vụ cho công việc. Mặc dù đã được đào tạo các kỹ năng này trong một số môn học liên quan nhưng cần phải đào tạo thêm, bổ sung thêm môn học, khối lượng học tập phù hợp để nâng cao những kỹ năng này cho sinh viên. 4. Kết luận CTXH là một khoa học mang tính ứng dụng cao đòi hỏi cần có những hoạt động thực hành nghề mang tính chuyên nghiệp cao giúp người học có những kiến thức, kỹ năng tổng quát và kỹ năng chuyên sâu theo mục tiêu đào tạo đề ra. Kết quả khảo sát cho thấy, trong quá trình thực hành nghề sinh viên đã vận dụng các nhóm kỹ năng ở mức khá. Sinh viên hoàn toàn có thể áp dụng vào công việc và từng đối tượng cụ thể để xác định vấn đề và lập kế hoạch can thiệp. Bên cạnh đó, sinh viên cũng đề xuất thêm một số kỹ năng cần đào tạo với khối lượng, thời lượng nhiều hơn để thành thạo hơn nữa trong thực tế và đáp ứng tốt các yêu cầu của công việc và nhà tuyển dụng. Trong quá trình đào tạo trình độ cử nhân CTXH, chúng tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó khăn như sau: Thuận lợi: Trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều cơ sở bảo trợ xã hội, trung tâm CTXH đang hoạt động hiệu quả, nhiều sinh viên CTXH đã ra trường làm việc tại những cơ quan, đơn vị này. Đây là nguồn kiểm huấn viên quan trọng hỗ trợ trong việc đào tạo kỹ năng nghề cho sinh viên CTXH. Chương trình đào tạo đã thiết kế nhiều môn học nhằm phát triển kỹ năng nghề nghiệp ở các cấp độ khác nhau: quan sát, đóng vai - thực hành tại lớp học, làm thử, thực hành, thực tập. Điều này giúp sinh viên dễ dàng tiếp thu và hình thành kỹ năng nghề nghiệp. Khó khăn: Cán bộ là kiểm huấn viên tại các cơ sở thực hành, thực tập thường không ổn định. Nhiều kiểm huấn viên mới chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa được tập huấn về công tác kiểm huấn, điều này có thể ảnh hưởng đến việc hoàn thiện kỹ năng thực hành nghề của sinh viên thực tập, thực hành. 75 Chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn Với khó khăn như trên, chúng tôi kiến nghị các giải pháp như sau: Khoa và bộ môn cần đề xuất lên Nhà trường xây dựng chương trình đào tạo, tập huấn hàng năm cho những cán bộ thường xuyên hỗ trợ kiểm huấn sinh viên thực hành, thực tập nghề CTXH. Để thiết lập mối quan hệ chuyên nghiệp với kiểm huấn viên cần có những hoạt động cam kết, hợp đồng trong đào tạo thực hành. Cần xây dựng và hoàn thiện qui trình mô hình thực tập, thực hành để thực hiện giảng dạy các học phần thực hành, thực tập tốt hơn. Thực hành, thực tập ở các cơ sở sử dụng chuyên môn CTXH ở nước ngoài cũng cần được xem xét và thực hiện. Giảng viên cần nâng cao kiến thức, năng lực nghiên cứu về CTXH, thiết kế và giảng dạy các học phần theo chuẩn đầu ra, tăng cường hoạt động dạy, học trực tuyến để có nhiều thời gian hướng dẫn thực hành. Linh hoạt trong giảng dạy, áp dụng các phương pháp giảng dạy dựa vào tình huống, mô hình lớp học đảo ngược, đóng vai, thảo luận nhóm./. 76 Tài liệu tham khảo Barry R. Cournoyer. (2013). The social work skills workbook (7th) U.S.A: Brooks Cole. Hoàng Thị Thu Hoài và cs. (2018). Thực trạng kỹ năng thực hành nghề của sinh viên ngành CTXH tại Trường Đại học Lao động - Xã hội (cơ sở 2) (5). Thành phố Hồ Chí Minh: Phân viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Kiều Văn Tu. (2015). Giáo dục CTXH theo chuẩn đầu ra, Tạp chí khoa học Đại học Đồng Tháp, 12, 55-61. Nguyễn Hữu Tân. (2018). Khái quát hệ thống kỹ năng CTXH hướng đến sự hình thành khả năng thực hành CTXH tổng quát và đề xuất biện pháp hỗ trợ sinh viên phát triển kỹ năng (3). Thành phố Hồ Chí Minh: Phân viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam. Vũ Mộng Đóa. (2018). Kỹ năng CTXH của sinh viên Khoa CTXH Trường Đại học Đà Lạt (7). Thành phố Hồ Chí Minh: Phân viện Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.