Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận

pdf
Số trang Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận 3 Cỡ tệp Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận 98 KB Lượt tải Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận 5 Lượt đọc Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận 130
Đánh giá Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận
4.8 ( 10 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Kinh nghiệm xử lý những bài thi tự luận 1. Phân bổ thời gian làm bài Ví dụ: Nếu bạn phải trả lời 6 câu hỏi trong 45 phút, chỉ cho phép bản thân dành 5 phút cho mỗi câu. Khi đã hết thời gian dành cho một câu, dừng viết và chuyển sang trả lời câu tiếp theo. Như vậy, sau khi trả lời câu cuối cùng bạn sẽ vẫn còn 15 phút. Đây là lúc để bạn hoàn thành những câu trả lời còn dang dở trước đó. Sáu câu trả lời dù chưa trọn vẹn cũng sẽ ghi điểm nhiều hơn 3 câu trả lời trọn vẹn. Dĩ nhiên, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho câu hỏi nhiều điểm hơn các câu khác. 2. Đọc qua câu hỏi một lần Có những câu hỏi mà khi đọc qua, câu trả lời đã xuất hiện ngay lập tức trong đầu bạn. Hãy nhanh chóng ghi lại những từ khoá quan trọng khi chúng vẫn còn rõ ràng. Nếu không, những ý tưởng ấy sẽ “chu du” đâu đó khi đến lúc bạn phải chuyển sang trả lời những câu hỏi tiếp theo và khiến bạn hoảng hốt, lo lắng – nguyên nhân chính khiến bạn khó ghi điểm trong các bài thi. 3. Trước khi viết câu trả lời, hãy đọc kỹ những từ chỉ dẫn Những câu hỏi có thể chứa những từ/cụm từ hướng dẫn bạn cách viết câu trả lời. Nếu đề bài yêu cầu bạn đánh giá một thuyết nào đó trong triết học, bạn sẽ không thể ghi điểm tối đa nếu bạn chỉ nêu thuyết đó. Hãy chắc chắn rằng mình hiểu rõ câu hỏi yêu cầu điều gí trước khi đặt bút viết câu trả lời. 4. Lập dàn ý trước khi viết câu trả lời Dù có nhận ra hay không, các giám khảo đều bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự cô đọng và rõ ràng của một câu trả lời chặt chẽ. Đặt bút viết với hy vọng câu trả lời sẽ “hiện ra” đâu đó trong đoạn văn chỉ tốn thời gian mà lại không hữu hiệu. Một người biết không nhiều nhưng iết cách thể hiện những gì mình biết vẫn có khả năng “ghi điểm” cao hơn những người biết nhiều nhưng lại không biết thể hiện những gì mình biết. Việc lập dàn ý sẽ giúp bạn có một câu trả lời lô-gic và chặt chẽ. 5. Dành thời gian viết phần mở và kết cho câu trả lời Phần mở (giới thiệu) sẽ là phần dẫn dắt và nêu vắn tắt những ý chính trong câu trả lời. Phần kết sẽ là phần tóm tắt lại những điểm đã được nêu ra và giải quyết trong phần thân. Việc này không chỉ giúp người đọc dễ theo dõi câu trả lời mà còn giúp bạn đảm bảo rằng mình đang đi đúng hướng và đang trả lời thẳng vào vấn đề. 6. Dành thời gian cuối giờ để xem lại bài Việc này là hết sức cần thiết bởi khi viết với tốc độ nhanh vì bị hạn chế về thời gian, chúng ta thường viết sai chính tả, bỏ sót từ/cụm từ, bỏ sót phần nào đó của câu hỏi khi trả lời, ghi nhầm số (ví dụ: ghi nhầm 1395 thành 1953; $0.60 thành $60 .v.v…) 7. Cân nhắc câu trả lời khi không chắc chắn Khi bạn không thể nhớ chính xác là năm 1884 hay 1894 thì tốt nhất hãy ghi trong câu trả lời là “vào khoảng cuối thế kỷ 19”. Một khoảng thời gian đúng vẫn được coi là chính xác nhưng một mốc thời gian sai thì vẫn là một câu trả lời không chính xác. Nếu có thể, hãy tránh đưa ra những tuyên bố hay những câu khẳng định quá chắc chắn. Một câu trả lời khôn ngoan của một người được học hành phải thể hiện được thì độ bình tĩnh và tư duy triết học. Có câu tục ngữ “Học đi đôi với hành” và việc chuyẩn bị làm một bài thi tự luận cũng như vậy, bạn nên thực hành những bước trên thật nhuần nhuyễn để tạo cho mình sự tự tin khi làm bài thi
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.