Kinh nghiệm nuôi nhím

pdf
Số trang Kinh nghiệm nuôi nhím 52 Cỡ tệp Kinh nghiệm nuôi nhím 1 MB Lượt tải Kinh nghiệm nuôi nhím 0 Lượt đọc Kinh nghiệm nuôi nhím 3
Đánh giá Kinh nghiệm nuôi nhím
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 52 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRUNG TÂM KHUYẾN NÔNG QUỐC GIA NGUYỄN LÂN HÙNG HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT NUÔI NHÍM NHÀ XUẤT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘ I 2009 1 2 1. NGHỀ NUÔI NHÍM Nuôi nhím là một nghề rất mới, mới hơn cả nghề nuôi ba ba, nuôi ếch... Khi nghề nuôi nhím bắt đầu được giới thiệu qua các phương tiện thông tin đại chúng như các báo, đài phát thanh, đài truyền hình thì hàng trăm người đã đổ xô vào nuôi. Tới nay, số người nuôi đã lên tới cả nghìn và càng ngày càng lan mạnh. Ở thị xã Sơn La, người ta còn thành lập một hội nuôi nhím với một ban chấp hành, chủ tịch, phó chủ tịch, có con dấu và văn phòng làm việc đàng hoàng. Hội nuôi nhím này hoạt động sôi nổi và luôn kết nạp thêm hội viên mới. Trong cuốn “Danh mục các loài thú (Mammalia) Việt Nam” của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh học (Viện Khoa học và công nghệ Việt Nam) có cho biết, nhím chỉ phân bố từ các tỉnh phía Bắc vào tới Khánh Hoà! (?) Nhưng thực tế, chúng tôi bắt gặp nhím ở cả các tỉnh Đắc Lắc, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước... và nhiều nơi khác ở phía Nam. Điều đó giúp 3 chúng ta khẳng định, ở Việt Nam, chỗ nào cũng có thể tổ chức nuôi nhím. Hiện nay, rất nhiều tỉnh đã phát triển các hộ nuôi nhím. Để kịp thời phục vụ cho bà con, chúng tôi đã giới thiệu phần “Kỹ thuật nuôi nhím” (trong cuốn “Kỹ thuật nuôi nhím, cừu và bò thịt”) được Nhà xuất bản Nông nghiệp ấn hành năm 2005. Đây là tài liệu đầu tiên hướng dẫn cách nuôi nhím được xuất bản. Tới nay, việc thu thập tài liệu và kinh nghiệm của bà con về nuôi nhím đã phong phú hơn nhiều. Vì vậy, cần thiết phải có một tài liệu hướng dẫn kỹ hơn để giúp cho những người nuôi nhím có đầy đủ thông tin. Khi có tài liệu hướng dẫn nuôi và tham khảo kinh nghiệm của rất nhiều người nuôi nhím thành công thì việc nuôi nhím sẽ trở nên đơn giản hơn nhiều. Vì vậy, ở đâu có điều kiện và thị trường có nhu cầu thì bà con mình phải bắt tay ngay vào việc nuôi nhím. Cơ sở nuôi nhím có quy mô lớn đầu tiên ở Việt Nam là trại nhím tại Trung tâm nghiên cứu khoa học và sản xuất lâm nghiệp vùng Tây Bắc (thuộc Viện Khoa học kỹ thuật lâm nghiệp Việt Nam) đóng ở cây số 6 thị xã Sơn La. Giám đốc Trung tâm là kỹ sư Nguyễn 4 Trung Vệ. Ông là con người đầy nhiệt huyết và rất say sưa với công việc, trong đó có việc nuôi các loài động vật quý hiếm. Chúng tôi đã phối hợp chặt chẽ với ông để đưa việc nuôi nhím thành một nghề ngay từ những năm 90 của thế kỷ trước. Rất tiếc khi mơ ước của chúng tôi đã thành sự thật thì ông đã vĩnh viễn ra đi. Chúng ta không quên công lao to lớn của ông trong việc đưa ra một nghề mới - nghề nuôi nhím. Hiện tại, riêng ở Sơn La cũng đã có cả trăm gia đình nuôi nhím. Chúng tôi đã tới thăm nhiều nhà. Có nhà chỉ nuôi chúng trong một diện tích rất hẹp của chỗ nuôi gà cũ. Ấy vậy mà mấy mét vuông ấy cũng có thể nuôi được 5-6 con nhím. Thậm chí có gia đình xếp các lồng nhím chồng lên nhau trên diện tích chỉ khoảng 2m2, nhưng nhím vẫn sống và sinh sôi thoải mái. Cũng có nhiều nhà nuôi với quy mô lớn, chuồng trại rộng rãi. Tuy nhiên, đầu tư để làm chuồng cũng không lớn vì chủ yếu là các ô được ngăn bằng lưới thép, nền xi măng và có mái che. Tôi tới thăm một gia đình chuyên bán hoa quả. Chị chủ cho biết: “Khi nhập hàng về, bọn em thường phải loại bỏ các quả bị giập nát. Ngày trước thì vứt đi, nay em kết hợp nuôi nhím nên 5 số hoa quả phế phẩm đó cho nhím ăn rất tốt. Chúng dễ nuôi, cái gì cũng ăn. Quên cho chúng ăn mấy ngày cũng không thấy chúng quấy phá”. Một trong những trại nhím có quy mô lớn có lẽ phải kể tới trại nuôi của gia đình ông bà Tuân - Hoà ở Củ Chi (Tp. Hồ Chí Minh). Họ đều là những cựu chiến binh và còn mang cả thương tích trong người. Hai ông bà rất mê nuôi nhím. Ở trong thành phố, vị trí quá chật chội, ông bà quyết định ra Củ Chi mua đất và lập trại nuôi nhím. Lúc đầu, trại chỉ nuôi hơn một chục con. Dần dần số nhím tăng lên. Tới nay, trại nhím của họ đã có hơn 200 con. Khi trại mới có 80 con, ông đã khoe với tôi: “... Trung bình mỗi tháng, tôi xuất được 4 đôi nhím. Mỗi đôi giá hai triệu rưỡi. Vị chi mỗi tháng tôi thu được 10 triệu...”. Nhưng nay, trại của ông đã có tới hơn 200 con và giá nhím đã lên tới 5-6 triệu/đôi. Vì vậy, số tiền ông thu được hàng tháng sẽ tới vài chục triệu. Đây đâu còn là một bài toán viển vông. Đó là sự thật, một sự thật đáng để chúng ta quan tâm. Rõ ràng, nghề nuôi nhím không những giúp cho bà con ta vượt qua đói nghèo mà còn có thể vươn lên giàu có. 6 Hiện ở Củ Chi đã có hàng chục gia đình nuôi nhím. Việc nuôi nhím còn lan ra nhiều tỉnh thành khác. Từ một loài hoang dã, nhím đã dần dần trở thành vật nuôi trong gia đình. Chắc rằng, nuôi nhím sẽ là một nghề bền vững trong các hộ gia đình. Trại nuôi nhím của ông Phạm Ngọc Tuân ở Củ Chi - Tp. Hồ Chí Minh (người mặc áo xanh là tác giả Nguyễn Lân Hùng) Đối với những nhà ở vùng đồi, nuôi nhím càng dễ. Nhím ăn lá cây, rễ cây, các loại củ, quả, măng rừng, v.v... Vì vậy, ở miền núi mà không nghĩ đến việc nuôi nhím thì thật là uổng phí. Tất nhiên, nuôi con nào 7 cũng vậy, ngoài các điều kiện thuận lợi ra, ta phải có quyết tâm và chăm chỉ thì mới thành công. Thế nhưng, dễ như nuôi nhím mà còn không làm được thì... ta cũng phải xem lại ta. Có khi các nguyên nhân dẫn đến nghèo đói lại chính vì bà con mình chưa dám mạnh dạn đi vào những nghề mới. Nuôi nhím cần trở thành một nghề được đưa vào danh mục chăn nuôi của dân mình ở khắp mọi nơi. 2. GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA CON NHÍM Hiện nay, nhím được xếp vào số các loại thú quý hiếm. Nó hiếm vì bị săn bắt ráo riết. Thịt nhím được ưa chuộng và bán với giá rất cao. Thịt nó nạc, ngọt thịt và được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn. Khách sành ăn rất thích thịt nhím. Ngoài ra, các bộ phận khác của nhím cũng được sử dụng vào nhiều việc. Người ta cho biết, mật nhím được dùng để chữa đau mắt và xoa bóp cho các vết thương. Nó cũng có thể dùng để chữa đau lưng. Thịt, ruột già, gan và cả phân của nhím cũng được sử dụng để chữa bệnh phong nhiệt. Đặc biệt, dạ dày của nhím lại là vị thuốc rất độc đáo để chữa cho chính dạ dày của người. Vì vậy, người ta săn bắt nhím nhiều cũng 8 là bởi muốn lấy được cái dạ dày của chúng. Người Trung Quốc rất mê vị thuốc này. Nó có hiệu quả tốt. Không biết tới lúc nào mới đủ nhím cho những người đau dạ dày? (!). Theo GS.TS. Đỗ Tất Lợi, dạ dày của nhím có thể chữa được nhiều bệnh. Trong công trình “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” (tái bản lần thứ 10 NXB Y học, Hà Nội - 2001) của ông, có nói tới việc sử dụng dạ dày nhím. Người ta gọi dạ dày nhím là thích vị bì. Ta không dùng cả cái dạ dày mà chỉ bóc lấy lớp màng bao phủ dạ dày. Sau đó, đem sấy khô để dùng dần. Khi dùng, sao chúng bằng cát nóng, màng sẽ nở phồng lên. Sắc thuốc hoặc tán thành bột để uống. Dạ dày nhím có vị đắng, ngọt, tính bình. Nó tác động vào kinh vị và đại tràng và có tác dụng lương huyết (mát máu), giải độc, giảm đau, trị lậu ra huyết. Có thể dùng nó để chữa những trường hợp trĩ lòi dom chảy máu, di mộng tinh, nôn mửa, lỵ ra máu. Người ta vẫn thường dùng với liều lượng từ 6-16g dưới dạng thuốc bột hay sắc uống. Một số đơn thuốc có sử dụng dạ dày nhím mà GS. Đỗ Tất Lợi đã nêu ra như sau: 1. Chữa lòi dom chảy máu 9 Dạ dày nhím sao phồng (với hoạt thạch rồi bỏ hoạt thạch). Dùng 10g hoa hoè sắc kỹ với 100ml nước. Sau đó, dùng 3-6g dạ dày nhím đã sao và tán thành bột hoà với nước hoa hoè đã sắc, chia làm 3 lần uống trong ngày. 2. Chữa thuỷ thũng, cổ trướng, hoàng đan Đốt tồn tính dạ dày nhím và tán mịn. Mỗi lần lấy 8g hoà với rượu và uống, bệnh sẽ thuyên giảm. Theo cuốn “Những động vật cho vị thuốc quý chữa bệnh” thì tác giả Nguyễn Hữu Đảng còn liệt kê một loạt bài thuốc có dùng đến nhím, gồm: 1. Thuốc chữa đau dạ dày a) Dạ dày nhím: 1 cái Dùng than củi sấy khô dạ dày nhím, sau đó rang cùng với cát tới khi từ vàng ngả sang màu đen là được. Đem tán bột, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8g với nước nghệ loãng. Sau khi uống hết 1 đợt thuốc, cần nghỉ 2-3 ngày. Sau đó lại uống tiếp. b) - Dạ dày nhím 12g - Củ mài 30g 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.