Kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lí

pdf
Số trang Kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lí 3 Cỡ tệp Kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lí 124 KB Lượt tải Kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lí 0 Lượt đọc Kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lí 1
Đánh giá Kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lí
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Kĩ năng làm việc với các hình vẽ, tranh ảnh địa lí Kĩ năng quan sát tranh ảnh, hình vẽ địa lí để rút ra các nhận xét cũng không kém phần quan trọng trong học tập địa lí. Bản thân các hình vẽ, tranh ảnh địa lí là một nguồn tri thức địa lí quan trọng. Khám phá từ đó các tri thức địa lí là việc làm không đơn giản, đặc biệt đối với các yêu cầu nhận xét các sự vật, hiện tượng địa lí từ tranh ảnh (hay hình vẽ). Chính vì vậy, trong các đề thi HS giỏi quốc gia, một số năm có câu hỏi yêu cầu làm việc với tranh ảnh theo kiểu ngược (từ hình nêu hiện tượng địa lí và giải thích). Ví dụ, đề thi năm 1999, bảng A, cho các biểu đồ khí hậu, yêu cầu HS dựa vào các biểu đồ, cho biết tên và đặc điểm của những kiểu khí hậu được thể hiện ở các biểu đồ ; hay, đề thi HS giỏi quốc gia năm 2000, bảng B, yêu cầu HS quan sát lược đồ, nêu tên của lược đồ, nói rõ lược đồ biểu hiện những nội dung gì, giải thích sự hình thành và hoạt động của các nội dung đó. Những dạng yêu cầu này, nhìn chung khá khó đối với HS giỏi, đòi hỏi phải nắm rất vững kiến thức địa lí được thể hiện trên hình, đồng thời phải có kĩ năng quan sát, phân tích để rút ra các nhận xét theo yêu cầu của câu hỏi. Để trả lời được những câu hỏi này, trong quá trình học tập, HS giỏi nên thường xuyên kết hợp học kiến thức với phân tích chúng trên hình (lược đồ, bản đồ, biểu đồ, sơ đồ, tranh ảnh...) ; đồng thời đối với nhiều kiến thức nên tìm cách thể hiện chúng bằng kênh hình một cách trực quan (ví dụ : khi học về sự khác nhau giữa frông nóng và frông lạnh, nên dùng hình vẽ thể hiện hình dạng, cấu trúc, hướng di chuyển của các loại frông này, cũng như thời tiết của khu vực có frông... ; hay khi học về sự phân bố lượng mưa tại một địa điểm nào đó, nên sử dụng bản đồ câm, dùng nét kẻ vạch thể hiện các địa điểm mưa nhiều, mưa ít, các dòng biển, frông, hướng gió theo mùa... kết hợp với giải thích các nguyên nhân dẫn tới lượng mưa khác nhau giữa các địa điểm trên... Học bài địa lí gắn với kênh hình sẽ làm cho các kiến thức địa lí được vững chắc hơn, sâu hơn, hiểu được một cách trực quan các mối liên hệ địa lí, đặc biệt là các mối liên hệ nhân quả ; đồng thời, góp phần phát triển tư duy hình tượng, loại tư duy cần rèn luyện trong học tập môn địa lí. h) Kĩ năng vận dụng các kiến thức của môn học khác vào giải thích các hiện tượng địa lí và kĩ năng liên hệ thực tế - Do bản chất tổng hợp của khoa học địa lí, nên kiến thức địa lí trong nhà trường có mối quan hệ mật thiết với kiến thức của nhiều môn học (hay khoa học) khác. Sử dụng hợp lí một số kiến thức liên quan ở các bộ môn khác vào giải thích các sự vật, hiện tượng địa lí được xem là một kĩ năng cần thiết và không thể thiếu đối với HS giỏi quốc gia môn Địa lí. Nhiều kiến thức địa lí sẽ trở nên rất dễ hiểu nhờ vào việc giải thích dựa trên cơ sở tri thức của các bộ môn Sinh học, Hoá học, Vật lí,... Ví dụ : + Dùng kiến thức hóa học để giải thích sự tạo thành ôdôn (trong lớp ôdôn ở đỉnh tầng đối lưu) : Các tia tử ngoại và các điện tích tách phân tử ôxi thành các nguyên tử ôxi, các nguyên tử này lại kết hợp với các phân tử ôxi khác, tạo thành ôdôn (O2 = O + O ; O2 + O = O3). + Dùng kiến thức hoá học để giải thích sự phong hoá đá vôi tạo thành địa hình cacxtơ : Nước mưa khí quyển có chứa CO2 sẽ hoà tan rất mạnh các khoáng vật thuộc nhóm cacbonat, sunphat, chuyển thành canxi cacbonat Ca(HCO3)2 CO2 + H2O  H2CO3 ; CaCO3 + H2CO3  Ca(HCO3)2. Do không ổn định về mặt hoá học, nên canxi cacbonat dễ bị phân tích thành axit cacbonic và canxi cacbonat thừa này tách ra khỏi dung dịch tạo thành túp vôi và các dạng kết tủa trong hang động. + Để giải thích sự giảm nhiệt độ của không khí khi lên cao, dùng kiến thức vật lí : khi khối khí bốc lên mạnh, nội năng của khối khí chuyển thành công năng, công năng chuyển thành động năng. Do nội năng tỉ lệ với nhiệt độ tuyệt đối của khối khí, nên nhiệt độ biến đổi. Khi khối khí bốc lên, giãn nở, vì phải sản sinh công, nên tiêu hao nhiệt năng, do đó nhiệt độ giảm. Không khí giáng xuống, ngược lại, bị nén, năng lượng được giải phóng, nên nhiệt độ tăng lên. Không khí bão hoà hơi nước, khi lên cao 100 m, lạnh đi 0,6oC, vì ngưng kết làm tỏa nhiệt, nên đã được bù một phần nhiệt đáng lẽ phải dùng để chi cho giãn nở không khí. Không khí bão hoà, khi hạ xuống, nóng lên chưa đến 1oC, vì nhiệt phải chi cho bốc hơi. Không khí chưa bão hoà, khi hạ xuống, cứ 100 m tăng lên 1oC.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.