KHU BẢO TỒN BIỂN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN

pdf
Số trang KHU BẢO TỒN BIỂN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN 12 Cỡ tệp KHU BẢO TỒN BIỂN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN 159 KB Lượt tải KHU BẢO TỒN BIỂN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN 0 Lượt đọc KHU BẢO TỒN BIỂN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN 2
Đánh giá KHU BẢO TỒN BIỂN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN
5 ( 22 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 12 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

KHU BẢO TỒN BIỂN MỤC ĐÍCH CỦA VIỆC THIẾT LẬP KHU BẢO TỒN BIỂN Khu bảo tồn biển là vùng đặc biệt được dành để bảo vệ và duy trì tính đa dạng sinh học, các nguồn tài nguyên biển,các đặc điểm lịch sử, văn hóa đi kèm được quản lý, duy trì và bảo vệ theo quy định của pháp luật hoặc các phương thức hữu hiệu khác. Khu bảo tồn biển thường được sử dụng như một thuật ngữ chung mô tả vùng biển hạn chế hoạt động của con người để bảo vệ tài nguyên biển. Ở vùng biển nhiệt đới, khái niệm các khu bảo tồn biển thường gắn với các hệ sinh thái như rạn san hô, rừng ngập mặn, thảm cỏ biển. Đây là những quần cư có tính đa dạng rất cao và đồng thời đóng vai trò quan trọng cho việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và duy trì môi trường vùng biển.(Theo nghĩa hẹp, khu bảo tồn biển còn gọi là khu dự trữ tự nhiên và khu bảo toàn loài sinh cảnh biển). Các khu bảo tồn biển có vai trò quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản, nơi đây phải là nơi sinh sản và ương giống của các loài có giá trị cao. Đây là vùng biển được thành lập nhằm quản lý, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và cho những mục đích khác không gây tác động xấu đến môi trường. Khu bảo tồn biển còn là nơi để bảo vệ, ương dưỡng giống quý, lưu giữ những gen quý. *MỤC ĐÍCH: Việc thiết lập các khu bảo tồn nhằm “duy trì các quá trình sinh thái quan trọng và các hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đảm bảo việc sử dụng lâu bền các loài sinh vật và các hệ sinh thái, và bảo tồn đa dạng sinh học”, “bảo tồn một mô hình điển hình về đa dạng sinh học biển có tầm quan trọng quốc tế và đang bị đe dọa”. Trước tình trạng khai thác quá mức như hiện nay, các khu bảo tồn biển được thiết lập và quản lí tốt giúp cho nhiều loài sinh vật biển trốn tránh sự huỷ diệt sinh thái. Khái niệm này liên quan đến tập tính của nhiều loài sinh vật biển biết tìm quần cư trú ẩn trong những giai đoạn nhạy cảm của vòng đời và nhờ vậy tránh được thảm hoạ bị tiêu diệt. Mặt khác, thủy vực của các khu bảo tồn biển là nơi cuối cùng để các loài quí hiếm hoặc bị đe doạ tìm nơi trú ẩn trước hoạt động khai thác ngày càng gia tăng của con người. Các loài có giá trị cao này sẽ tìm được cơ hội phục hồi khi có những nghiên cứu nhằm phát triển giống loài trong tương lai thông qua các hoạt động như nhân giống, nuôi trồng đại trà. Bảo tồn tính đa dạng cũng giúp duy trì các nguồn gen để sử dụng trong công nghệ sinh học nhằm tạo ra những giống loài sinh vật biển có năng suất và chất lượng cao khi điều kiện cho phép (Võ Sĩ Tuấn, 2003). Việc thiết lập các khu bảo tồn nhằm "duy trì các quá trình sinh thái quan trọng và các hệ thống nuôi dưỡng sự sống, đảm bảo việc sử dụng lâu bền các loài sinh vật và các hệ sinh thái, và bảo tồn đa dạng sinh học". C Mục đích cụ thể: - Nghiên cứu khoa học; - Bảo vệ các vùngbiển; - Bảo vệ sự đa dạng loài và gen; - Duy trì các lợi ích về môi trường từ thiên nhiên, đặc biệt là môi trường biển; - Bảo vệ các cảnh quan đặc biệt về thiên nhiên biển cũng như văn hoá biển; - Sử dụng cho du lịch và giải trí; - Giáo dục; - Sử dụng hợp lí các tài nguyên biển từ các hệ sinh thái tự nhiên; - Khu bảo tồn biển là những khu được bảo vệ nghiêm ngặt, chỉ dành cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, đào tạo và quan trắc môi trường. Các khu bảo tồn biển này cho phép gìn giữ các quần thể của các loài cũng như các quá trình của hệ sinh thái không hoặc ít bị nhiễu loạn. Xây dựng khu bảo tồn biển để phát triển kinh tế Cùng góp sức vào sự đổi mới, trong những năm qua kinh tế biển luôn đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của đất nước, trong đó đặc biệt phải kể đến sự đóng góp của nguồn lợi thuỷ sản. Tuy nhiên, đến nay việc bảo tồn các khu vực biển vẫn chưa được quan tâm đúng mức, hệ thống các khu bảo tồn biển nước ta vẫn chưa được coi là tồn tại chính thức. Vì vậy nhiều vùng biển đã và đang bị xâm hại đến mức báo động. Nguyên nhân của tình trạng trên là do trong nhiều năm liền chúng ta chỉ quan tâm đến khai thác lợi ích kinh tế-xã hội mà các vùng biển này đem lại mà quên đi mất mặt trái của nền kinh tế thị trường tác động đến khu bảo tồn này. Thực trạng các khu bảo tồn biển ở Việt Nam Năm 1962, Khu Bảo tồn Vườn Quốc gia Cúc Phương (tỉnh Ninh Bình) được thiết lập với mục đích bảo tồn tài nguyên rừng và là khu bảo tồn đầu tiên có mặt ở Việt Nam. Tiếp sau đó nhiều khu bảo tồn khác ra đời bao gồm cả trên đất liền, ven biển và các hòn đảo trên thầm lục địa… Nhưng mục tiêu chính của các khu bảo tồn là bảo vệ nguồn tài nguyên và môi trường biển vẫn chưa được chú trọng và quan tâm một cách sâu sắc. Đến năm 1986 Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng) được thành lập với 5.400 ha vùng nước, được coi là khu bảo tồn biển (KBTB) đầu tiên của nước ta. Và đến năm 1993, phân vùng bảo tồn đa dạng sinh học biển mới được đưa vào nằm trong quy hoạch quản lý của Vườn Quốc gia Côn Đảo (tỉnh Rà Rịa - Vũng Tàu). Tuy vậy, việc quản lý các khu bảo tồn vẫn chưa được đặt ngang tầm với những lợi ích của nó đem lại cho sự phát triển kinh tế. Đến nay, sau nhiều động thái tích cực của các cấp, ngành, các khu bảo tồn biển cũng đón nhận được một số tin vui từ sự quan tâm, chú trọng đầu tư, bảo vệ của các tổ chức vào vùng đảo này. Còn đối với các khu vực dự trữ một khối lượng lớn về tài nguyên đa dạng sinh học đang tồn tại trên các đảo như Phú Quốc, Cù Lao Chàm…dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Hiện tại, dọc bờ biển nước ta đang tồn tại nhiều khu dự trữ tài nguyên sinh thái biển lớn với những tính chất khác nhau, phần lớn đều đã được lập dự án đưa vào thành khu bảo tồn. Các khu bảo tồn được thiết lập trên cơ sở đa dạng và phong phú, có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau trong sự phát triển. Tiêu biểu như rừng ngập mặn có vai trò đặc biệt quan trọng đối với bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản. Nhưng một thực tế đặt ra hiện nay là sự phát triển của nguồn lợi thuỷ sản và những tác động của con người trong quá trình khai thác thuỷ sản đã làm ảnh hưởng xấu trực tiếp đến các KBTB này. Trong khi các khu bảo tồn này hoạt động với mục tiêu chính là bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, môi trường biển nhưng lại ít được quan tâm đầu tư đúng mức. Ngoài ra, một số khu bảo tồn ven biển như bắc và nam Hải Vân, Hòn Nưa, v.v…, với mục tiêu bảo vệ là rừng ven biển nhưng vẫn chưa đề cao được vai trò biển trong quy hoạch phát triển. Tại cuộc hội thảo “Quy hoạch hệ thống khu bảo tồn biển Việt Nam đến năm 2010” mới đây, các nhà khoa học cho biết hiện tổng thể diện tích của hệ thống KBTB Việt Nam có khoảng hơn 2 triệu (khoảng 120 KBTB) chiếm gần 6% diện tích lãnh thổ tự nhiên, trong đó có khoảng 7% diện tích này đã được xác lập từ những năm đầu của quá trình đổi mới đất nước và chủ yếu tập trung trên đất liền. Sự có mặt của các KBTB Vườn Quốc gia Cát Bà (Hải Phòng), Côn Đảo, Hòn Mun (Nha Trang, Khánh Hòa) với tổng diện tích phần biển chiếm một tỷ lệ không đáng kể (khoảng 28.400 ha). Nhận thức được vai trò quan trọng của các KBTB đối với phát triển kinh tế xã hội đất nước, trong những năm gần đây nhiều KBTB đã được quan tâm nghiên cứu và thiết lập, đồng thời kêu gọi được sự hợp tác, trợ giúp của các tổ chức quốc tế... Phát triển kinh tế- mặt trái của vấn đề Sự phát triển của kinh tế biển đã góp phần to lớn vào sự tăng trưởng kinh tế đất nước, giải quyết công ăn việc làm cho hàng triệu người lao động và góp phần xoá đói giảm nghèo là điều kiện không thể phủ nhận. Song sự tăng trưởng kinh tế biển lại không đi đôi với việc xây dựng và bảo tồn đã kéo theo sự suy thoái môi trường biển, làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản. Theo ước tính mỗi năm, nước thải từ các con sông ra biển mang theo hàng trăm triệu tấn phù sa cũng nhiều tạp chất khác đã góp phần gây ô nhiễm môi trường biển. Mặt khác tại các vùng đất ven biển thường diễn ra các hoạt động khai hoang, lấn biển để làm nông nghiệp và xây dựng các khu kinh tế mới gây tác động không nhỏ đến môi trường, cảnh quan sinh thái tự nhiên của biển. Mặt khác, quá trình canh tác phát triển nông nghiệp và xây dựng các khu kinh tế mới đã gây tác động không nhỏ đến môi trường, cảnh quan sinh thái tự nhiên, tài nguyên của biển. Ngoài ra, trong quá trình canh tác phát triển kinh tế nông nghiệp, mỗi năm con người gián tiếp thải ra khoảng 20.000 tấn thuốc phòng trừ sâu bệnh còn tồn dư ra biển. Việc phát triển các vùng nuôi trồng thuỷ sản với tốc độ nhanh như hiện nay tại các đầm phá, eo vịnh, các vùng trồng lúa kém hiệu quả và các hình thức nuôi cá lồng bè quây lưới ở mật độ dày, thải ra một lượng không nhỏ thức ăn dư thừa cũng là tác nhân không nhỏ gây ô nhiễm nguồn nước, phát sinh dịch bệnh tràn lan. Không những thế tình trạng khai thác nguồn lợi thuỷ sản bằng đánh mìn, sử dụng hoá chất độc hại đã làm cạn kiệt nhanh chóng nguồn lợi thuỷ sản và gây hậu quả xấu nặng nề đến các vùng sinh thái biển, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng trầm tích đáy biển, môi trường cư trú của nhiều loài thuỷ hải sản. Theo các nhà nghiên cứu, hiện tại ở các vùng xác định là có ảnh hưởng từ những tác động của con người trong các vùng phát triển kinh tế, hàm lượng hoá chất bảo vệ thực vật trong các mẫu sinh vật đáy ở các vùng cửa sông ven biển phía bắc đều cao hơn giới hạn cho phép. Điều này có tác động không nhỏ đến tiến trình phát triển tự nhiên của sinh vật biển cũng như ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản mà biển ban tặng cho con người. Diện tích rừng ngập mặn (RNM) ngày càng bị thu hẹp, môi trường suy thoái và nguồn lợi thuỷ sản ven biển bị cạn kiệt. Do mất RNM, số lượng sinh vật phù du và sinh vật đáy làm thức ăn cho các loài thuỷ sản giảm đi đáng kể, dẫn đến tình trạng giảm sút năng suất tôm nuôi quảng canh. Theo ước tính, trước đây cứ 1 ha RNM có thể khai thác được 700-1000 kg thuỷ sản thì nay chỉ thu được khoảng 1/2 số đó. Mặc dù rừng sinh thái đóng vai trò đặc biệt kỳ quan trọng đối với môi trường biển và được con người ví như “rừng mưa nhiệt đới dưới đáy biển” ở nhiều vùng biển nước ta hệ sinh thái này đang bị khai thác quá mức bằng các phương tiện mang tính huỷ diệt như đánh mìn, sử dụng hoá chất độc để đánh bắt hải sản. Khai thác san hô làm vôi và đồ lưu niệm khiến cho môi trường sinh thái dưới đáy biển bị suy thoái nghiêm trọng. Theo đánh giá của Viện Tài nguyên Thế giới, có đến 80% rừng sinh thái biển Việt Nam nằm trong tình trạng rủi do cao do tác động của con người. Và tình trạng này cũng đang diễn ra tương tự với hệ sinh thái thảm cỏ biển, các thảm cỏ biển ở vùng cửa sông, đầm phá, vùng triều và ven một số đảo bị khai thác bừa bãi làm phân bón hoặc thức ăn cho gia súc. Hơn 10 năm trở lại đây, hoạt động bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản góp phần ngăn chặn những tình trạng trên. Tuy nhiên, việc bảo vệ ở diện rộng không thể đạt hiệu quả cao vì nhiều lý do về kinh tế, xã hội. Việc thiết lập các KBTB là một giải pháp góp phần duy trì bền vững nguồn lợi thuỷ sản nói riêng và bảo vệ môi trường biển nói chung đã được đặt ra và từng bước được quan tâm nhưng chưa phát huy được hiệu quả trong thực tế, cần được thảo luận không chỉ về chủ trương mà cả về thực tiễn. Giải pháp nào cho các KBTB ở Việt Nam Theo các chuyên gia nghiên cứu về KBTB trên thế giới, thành lập KBTB là phương thức hiệu quả và ít tốn kém để duy trì và quản lý nguồn lợi thuỷ sản, bảo vệ đa dạng sinh học và đáp ứng những mục tiêu bảo tồn khác cũng như nhu cầu sinh kế của con người. Việc thiết lập KBTB sẽ làm mật độ sinh vật biển tăng gấp đôi, sinh khối tăng ba lần, kích thước của sinh vật và đa dạng sinh học tăng lên 20-30% so với vùng không nằm trong KBTB. Trong các KBTB, trữ lượng hải sản tăng lên sau một thời gian thiết lập (thường sau năm năm) sẽ cung cấp các ấu trùng hải sản cho các bãi cá bên ngoài nhờ các dòng chảy biển và đại
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.