Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

pdf
Số trang Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 21 Cỡ tệp Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 317 KB Lượt tải Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 0 Lượt đọc Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam 4
Đánh giá Khởi kiện khách hàng vi phạm hợp đồng tín dụng: Thực tiễn tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 21 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 21. KHỞI KIỆN KHÁCH HÀNG VI PHẠM HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG: THỰC TIỄN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM Nghiêm Xuân Vượng(*) Tóm tắt Tranh chấp hợp đồng tín dụng là một dạng đặc biệt trong tranh chấp dân sự và trở nên phổ biến trong 5 năm trở lại đây. Sau đợt khủng hoảng kinh tế giai đoạn 2011-2013 kéo theo sự sụp đổ của thị trường bất động sản làm cho tính thanh khoản và giá trị bất động sản suy giảm nghiêm trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn trả nợ và là nguyên nhân cơ bản dẫn đến nợ xấu tăng mạnh nhất kể từ trước tới nay. Khi nợ xấu phát sinh; giá trị tài sản bảo đảm suy giảm dẫn đến thỏa thuận xử lý nợ giữa các TCTD và người vay khó đạt được mục đích chung; tất yếu dẫn đến con đường giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng và thường bằng con đường Tòa án. Tuy nhiên trong thực tế xử lý nợ tại Vietinbank đã chứng mính; xử lý nợ bằng con đường Tòa án không phải là con đường duy nhất để thu hồi được khoản nợ xấu. Quá trình xử lý nợ xấu cần phải tùy thuộc vào bản chất khoản nợ xấu để lựa chọn con đường thích hợp nhất, phương pháp hợp lý nhất nhằm đạt được mục đích cuối cùng là thu hồi khoản nợ xấu. Thực tế cho thấy nhiều khoản nợ xấu dài ngày đã được Vietinbank gửi hồ sơ ra Tòa án khởi kiện đã phải rút về để thực hiện theo phương án khác. Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam - Chi nhánh Đống Đa Email: vuongnx@vietinbank.vn (*) 239 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Trong thời gian qua, xử lý nợ xấu, nợ tồn đọng nhằm thu hồi vốn cho các NHTM là nhiệm vụ trọng tâm mà Quốc hội bàn thảo và thể hiện quyết tâm thực hiện; cụ thể xuất phát từ thực tiễn, Quốc hội đã ban hànhNghị quyết số: 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 về việc thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng; Tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Quốc hội, NHNN với vai trò là tư lệnh ngành cũng ban hành Thông tư số 09/2017/TT-NHNN ngày 14/08/2017 v/v sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2013/TT-NHNN ngày 06 tháng 9 năm 2013 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc mua, bán và xử lý nợ xấu của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam. Trọng tâm thay đổi của 2 văn bản trên là giao quyền chủ động cho Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam được quyền chủ động quyết định mua bán khoản nợ xấu của các TCTD theo nguyên tắc được quy định chi tiết tại điểm b và c Điều số 23 Thông tư 09 nêu trên, cụ thể: “Điều 23. Điều kiện các khoản nợ xấu được Công ty Quản lý tài sản mua theo giá trị thị trường: b) Được Công ty Quản lý tài sản đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ số tiền mua nợ; c) Tài sản bảo đảm của khoản nợ xấu có khả năng phát mại hoặc khách hàng vay có triển vọng phục hồi khả năng trả nợ.” Đồng thời theo Nghị quyết 42 nêu trên, pháp luật có ưu tiên giao quyền thu giữ tài sản cho các TCTD trong một số trường hợp đặc biệt để ưu tiên phát mại xử lý nợ nợ. Tuy nhiên thực tế sau 1 năm triển khai nghị quyết 42 của Quốc hội và thông tư 09/2017 của NHNN, kết quả đã không đạt như kỳ vọng của Quốc hội và nhất là ngành ngân hàng; nhiều ý kiến của các chuyên gia xử lý nợ của các NHTM cho rằng Nghị quyết 42 của Quốc hội và thông tư 09 nêu trên của NHNN chỉ thay đổi vỏ còn thực tế nội dung cơ bản là chưa có gì thay đổi so với các quy định trước đây, do đó không đủ sức mạnh hỗ trợ đối với các TCTD trong việc xử lý nợ xấu; thực tế yêu cầu không chỉ Nghị quyết 42 của Quốc hội cần phải thay đổi mà các luật có liên quan như Luật Tòa án; Luật thi hành án dân sự cần phải thay đổi tích cực hơn nữa mới có thể hỗ trợ tốt cho các TCTD trong công cuộc xử lý nợ xấu. Từ thực tiễn trên, tác giả cho rằng vẫn còn một khoảng trống trong việc xử lý nợ; xử lý giải quyết tranh chấp HDTD tại các NHTM mà chưa được các nhà làm luật quan tâm làm rõ. Từ khóa: Hợp đồng tín dụng; giải quyết tranh chấp; Bộ luật Dân sự 2015; Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015. 240 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 1. KHÁI NIỆM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG Trước hết, khái niệm “tín dụng” được hiểu là một phạm trù kinh tế và cũng là một sản phẩm của nền sản xuất hàng hóa. Nó tồn tại song song và phát triển cùng với nền kinh tế hàng hóavà là động lực quan trọng thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển lên những giai đoạn cao hơn. Tồn tại và phát triển qua nhiều hình thái kinh tế-xã hội, đã có nhiều khái niệm khác nhau về tín dụng được đưa ra. Song khái quát lại có thể hiểu “tín dụng phản ánh mối quan hệ giao dịch giữa hai chủ thể, trong đó một bên chuyển giao một lượng giá trị sang cho bên kia được sử dụng trong một thời gian nhất định, đồng thời bên nhận được phải cam kết hoàn trả theo thời hạn đã thoả thuận”. Trong khoa học pháp lý, quan hệ tín dụng được xuất phát từ quan hệ cho vay dân sự với một bên đặc thù là các tổ chức tín dụng với phương thức vay đặc thù. Mối quan hệ tín dụng thể hiện các nội dung sau: - Bên cho vay chuyển giao cho bên vay một lượng giá trị nhất định. Giá trị này có thể dưới hình thái tiền tệ hoặc dưới hình thái hiện vật như: hàng hoá, máy móc, thiết bị, bất động sản. Và bên vay chỉ được sử dụng tạm thời trong một thời gian nhất định, sau khi hết thời hạn sử dụng theo thoả thuận, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay. - Giá trị hoàn trả thông thường lớn hơn giá trị lúc cho vay ban đầu hay nói cách khác bên vay phải trả thêm phần lợi tức (lãi vay). Như vậy, quan hệ tín dụng là phạm trù kinh tế phản ánh mối quan hệ sử dụng vốn lẫn nhau giữa các chủ thể trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả cả vốn lẫn lãi. Hợp đồng tín dụng về bản chất là hợp đồng cho vay, theo đó ngân hàng (bên cho vay) giao cho bên vay một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời hạn nhất định, theo thỏathuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Hợp đồng tín dụng có đặc điểm: một bên chủ thể của hợp đồng tín dụng luôn là tổ chức tín dụng; hợp đồng tín dụng phải được ký kết dưới hình thức văn bản; Đối tượng của hợp đồng tín dụng là tiền; hợp đồng tín dụng phải được tuân thủ chặt chẽ về các nội dung bắt buộc, năng lực chủ thể của các bên tham gia quan hệ tín dụng, mục đích sử dụng vốn vay, giới hạn vốn vay, lãi suất vay và bảo đảm thực hiện hợp đồng; hợp đồng tín dụng luôn nhằm mục đích sinh lợi. Trong quan hệ hợp đồng tín dụng này, tổ chức tín dụng là khái niệm pháp lý dùng để chỉ doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng (Khoản 1 Điều 4 Luật Tổ chức tín dụng 2010). Căn cứ theo quy định của Luật Tổ 241 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP chức tín dụng 2010 thì tổ chức tín dụng được phân thành 4 loại hình gồm: Ngân hàng, Tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Tổ chức tài chính vi mô và Quỹ tín dụng nhân dân. Trong đó, ngân hàng được xem là tổ chức tín dụng có nhiều “quyền năng” nhất khi nó có thể thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng bao gồm: nhận tiền gửi; cấp tín dụng; cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Các tổ chức còn lại chỉ được thực hiện một số hoạt động ngân hàng nhất định. Tranh chấp hợp đồng tín dụng có thể coi là một trong những rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng. Rủi ro tín dụng là sự xuất hiện những biến cố không bình thường do chủ quan hay khách quan khiến cho khách hàng không hoàn trả được nợ cho ngân hàng cả gốc và lãi khi đến hạn. Thuật ngữ “tranh chấp” nói chung được hiểu là sự bất đồng, mâu thuẫn về quyền lợi và nghĩa vụ phát sinh giữa các bên liên quan. Những bất đồng, mâu thuẫn này có thể phát sinh từ những quan hệ xã hội do nhiều ngành luật điều chỉnh nên chúng được gọi theo ngành luật đó. Tranh chấp hợp đồng là một loại tranh chấp dân sự. Theo đó, Bộ luật Dân sự hiện hành ghi nhận “tranh chấp dân sự là những mâu thuẫn, xung đột giữa các chủ thể trong quan hệ dân sự, cụ thể là quan hệ nhân thân hoặc quan hệ về tài sản”. Từ đó, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản đã được quy định trong Bộ luật Dân sự năm 2015. Hợp đồng ghi nhận thỏa thuận của hai hay nhiều bên làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên. Tuy nhiên, chỉ gọi là tranh chấp hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng, trong đó chủ yếu là các ngân hàng. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn phát sinh từ việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay (tổ chức tín dụng) và bên vay (khách hàng). Đó là những tranh chấp về lãi suất, nợ gốc, nợ lãi, việc giải ngân, xử lý tài sản bảo đảm... Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi bên vay vốn là hộ gia đình, cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợi nhuận. Tranh chấp hợp đồng tín dụng là tranh chấp kinh doanh, thương mại khi bên vay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận. Có nhiều dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng như tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng; tranh chấp về việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản; tranh chấp về chủ thể xác 242 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP lập, thực hiện hợp đồng; tranh chấp về định giá, xử lý tài sản bảo đảm đối với những hợp đồng tín dụng có bảo đảm bằng tài sản và tranh chấp về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng. Tuy nhiên, dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng phổ biến, chiếm tỷ lệ lớn nhất là dạng tranh chấp về hành vi vi phạm nghĩa vụ của một hoặc các bên trong hợp đồng. Hành vi vi phạm nghĩa vụ này, có thể là hành vi của bên cho vay (các ngân hàng và các định chế tài chính khác). Theo quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam, hợp đồng tín dụng là một dạng của hợp đồng ưng thuận có hình thức bắt buộc bằng văn bản (văn bản viết hoặc văn bản điện tử). Tại khoản 4 Điều 400 Bộ luật Dân sự 2015: “Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hay bằng hình thức chấp nhận khác được thể hiện trên văn bản”. Vì thế, sau khi hợp đồng tín dụng có hiệu lực, việc giải ngân khoản tín dụng mà hai bên đã thỏa thuận là nghĩa vụ của bên cho vay. Tuy nhiên, trên thực tế có nhiều trường hợp sau khi ký kết hợp đồng tín dụng với khách hàng bên cho vay đã không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân. Điều này, làm ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay như bên vay không tiến hành kế hoạch kinh doanh như dự kiến, không có vốn đầu tư vào dự án đầu tư, đấu thầu đã được đăng ký. Hậu quả là bên cho vay bị tổn thất rất lớn về hiệu quả kinh tế cũng như uy tín, danh dự, thậm chí thương hiệu của bên vay. Tranh chấp hợp đồng tín dụng còn có thể xuất phát từ việc vi phạm nghĩa vụ trả lãi và thậm chí cả gốc và lãi. Trên thực tế, có trường hợp hai bên không thỏathuận rõ ràng về lãi suất đối với cả thời hạn vay hoặc ban đầu do cần tiền để thực hiện kế hoạch của mình nên khách hàng chấp nhận mức lãi suất đó nhưng sau một thời gian thực hiện hợp đồng phía khách hàng nhận thấy lãi suất đó cao quá nên không đồng ý. Tuy nhiên, đa phần là dạng tranh chấp về vi phạm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng khi đáo hạn. 2. GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 2.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp Hợp đồng tín dụng Hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự chỉ là một nội dung trong định hướng hoàn thiện pháp luật luật dân sự trước yêu cầu của tình hình mới. Nghị quyết 48-NQ/TW về hoàn thiện pháp luật đã định hướng “Xây dựng và hoàn thiện 243 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị phù hợp với yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân”; “Xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo đảm quyền con người, quyền tự do, dân chủ của công dân”. Những định hướng này đảm bảo các cơ sở pháp lý cho hoạt động sửa đổi, bổ sung các quy định liên quan tới hoạt động giải quyết tranh chấp tín dụng của hệ thống ngân hàng. Bên cạnh đó, việc tiếp tục nâng cao năng lực các cơ quan giải quyết tranh chấp bao gồm: hòa giải; trọng tài và tòa án cũng đang được quan tâm. Đối với đội ngũ trọng tài, Đề án “Nâng cao năng lực đội ngũ trọng tài viên, Trung tâm trọng tài và định hướng một hoặc một số Trung tâm trọng tài điểm có khả năng cạnh tranh quốc tế giai đoạn 2018 -2023” do Thủ tướng Chính phủ chủ trì đã cho thấy xu hướng giải quyết tranh chấp dân sự nói chung và tranh chấp hợp đồng tín dụng nói riêng đang theo hướng khuyến khích giải quyết các tranh chấp thông qua các biện pháp giải quyết tranh chấp ngoài Tòa án theo tinh thần của Nghị quyết 49-NQ/ TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Đề án cũng đặt ra mục tiêu tổng quát là “rút ngắn thời gian giải quyết tranh chấp thương mại, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh theo tinh thần Nghị quyết số 19/2017/NQ-CP ngày 6/2/2017 của Chính phủ về tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2017, định hướng đến năm 2020”. Đặc biệt đề ra mục tiêu xây dựng văn bản hướng dẫn Tòa án nhân dân các cấp về việc Tòa án thực hiện các biện pháp hỗ trợ trọng tài theo quy định của Luật Trọng tài thương mại (ví dụ: chỉ định, thay đổi trọng tài viên đối với trọng tài vụ việc; xem xét thỏa thuận trọng tài, thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Hội đồng trọng tài; triệu tập người làm chứng, thu thập chứng cứ; áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời; giải quyết yêu cầu hủy phán quyết của trọng tài, đăng ký trọng tài vụ việc). Đối với hoạt động hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng, việc ban hành Nghị định 22/2017/NĐ-CP về hòa giải thương mại đã cho thấy xu hướng giải quyết tranh chấp ngoài tòa đang phát triển. Phương thức giải quyết tranh chấp thương mại thông qua hòa giải nhiều năm qua được đề cập tại nhiều văn bản quy phạm pháp luật như Bộ luật Hàng hải, Luật Thương mại, Luật Đầu tư...và các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia. Tuy nhiên, quy định pháp luật hiện hành mới chỉ ghi nhận các nguyên tắc chung về việc các bên có thể thỏa thuận giải quyết tranh chấp bằng hòa 244 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP giải mà chưa có quy định cụ thể, hướng dẫn về trình tự, thủ tục hòa giải, điều kiện thực hiện hoạt động hòa giải, tổ chức hòa giải chuyên nghiệp (hoạt động hòa giải thương mại mới bắt đầu được manh nha thông qua việc Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) ban hành Bộ quy tắc hòa giải và bắt đầu cung cấp dịch vụ này vào năm 2007). Thực tế các tranh chấp hợp đồng tín dụng đa phần sẽ được giải quyết đầu tiên và ưu tiên bằng phương thức này bởi lẽ tính đặc thù và nhạy cảm của hệ thống các tổ chức tín dụng. Đối với hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng thông qua Tòa án, Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015 được ban hành tiếp tục thể chế hóa các chủ trương, đường lối của Đảng về cải cách tư pháp, đặc biệt là Nghị quyết số 48-NQ/TW; Nghị quyết số 49-NQ/TW; Kết luận số 79-KL/TW; Kết luận số 92-KL/TW của Bộ Chính trị và Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XI; trong đó, xác định yêu cầu đổi mới tổ chức phiên tòa xét xử, xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, trách nhiệm của người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng; đẩy mạnh và coi việc nâng cao chất lượng tranh tụng tại phiên tòa là khâu đột phá của hoạt động xét xử; tạo điều kiện cho các đương sự chủ động thu thập chứng cứ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoàn thiện thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm; xây dựng cơ chế xét xử theo thủ tục rút gọn đối với những vụ án có đủ một số điều kiện nhất định; khuyến khích việc giải quyết một số tranh chấp thông qua thương lượng, hòa giải, trọng tài, Tòa án hỗ trợ bằng quyết định công nhận việc giải quyết đó. Với những chủ trương và định hướng kể trên, giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của hệ thống ngân hàng trở nên thuận lợi và hiệu quả đáng kể. Ngoài ra, việc Quốc hội ban hành Nghị quyết số 42/2017/NQ-QH14 cùng với Quyết định số 1058/ QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 2.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng 2.2.1. Hoàn thiện pháp luật về hòa giải Thứ nhất, nguyên nhân xuất phát từ những lỗ hổng, bất cập trong quy định về hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng. Cần thiết xây dựng và ban hành Pháp lệnh về các hình thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng và hòa giải. Hiện nay, có Bộ Luật Tố tụng Dân sự và Luật Trọng tài thương mại để áp dụng cho hai phương thức giải quyết tranh chấp thương mại Tòa án và Trọng tài. Tuy nhiên, hình thức thương lượng và hòa giải thiếu 245 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP vắng. Do đó, cần tạo hành lang pháp lý an toàn chứa đựng các quy định mang tính nguyên tắc cho việc vận dụng vào thực tế giải quyết tranh chấp thương mại, là cơ sở cho việc ra đời các tổ chức, hiệp hội nghề nghiệp. Và một trong những nội dung của nó là việc ghi nhận phương thức giải quyết tranh chấp thương mại bằng thương lượng, với những quy định chi tiết về phương thức này. Thứ hai, cần quy định rõ hòa giải có bắt buộc không, thời gian hòa giải có tính vào thời hiệu khởi kiện không, điều kiện thành lập trung tâm hòa giải. Hiện nay, Nghị định 22/2017/NĐ-CP đã quy định về hình thức của văn bản hòa giải. Tuy nhiên, quy định này còn chung chung nên để đảm bảo cho thực tiễn áp dụng cần hướng dẫn rõ hơn. Khác với tố tụng Trọng tài, thời gian từ ngày nguyên đơn khởi kiện tại Trọng tài đến ngày Tòa án ra quyết định thụ lý giải quyết vụ tranh chấp không tính vào thời hiệu khởi kiện”. Quy định pháp luật đối với thời hiệu khởi kiện liên quan đến hoạt động hòa giải ngoài tố tụng Trọng tài hay Tòa án chưa thực sự rõ ràng, thống nhất, bao gồm cả thời hiệu theo tố tụng Trọng tài và tố tụng Tòa án. Theo quy định theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 thì “trừ trường hợp luật chuyên ngành có quy định khác, thời hiệu khởi kiện theo thủ tục Trọng tài là 02 năm, kể từ thời điểm quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm”. Quy định này phù hợp với quy định tại Luật Thương mại 2005 về thời hiệu khởi kiện. Nhưng Luật Trọng tài thương mại 2010 không xác định thời gian giải quyết tranh chấp bằng hòa giải bên ngoài thủ tục Trọng tài có được loại trừ khỏi thời hiệu khởi kiện hay không. Đây là một vấn đề mà Nghị định 22 cần sớm quy định để đảm bảo thực thi. Tương tự như vậy đối với tố tụng tại Tòa án, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định cho phép bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện vụ án dân sự nếu “các bên đã tự hòa giải với nhau”. Tuy nhiên, cũng có những ý kiến băn khoăn quy định “đã tự hòa giải” có nghĩa là các bên tự hòa giải thành nhưng sau đó lại có một bên vi phạm và khởi kiện ra Tòa án thì Tòa án sẽ xem xét cho phép bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện. Quan điểm này cho rằng thỏa thuận hòa giải thành được coi như là một hợp đồng dân sự mới nên sẽ có thời hiệu mới. Nhưng nếu việc hòa giải không thành thì toàn bộ thời gian hòa giải vẫn thuộc về khuôn khổ của thời hiệu theo hợp đồng bị tranh chấp mà không được trừ đi. Cũng có ý kiến cho rằng Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 chỉ cho phép bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện khi các bên tiến hành hòa giải tại Tòa án. Vấn đề thời hiệu có thể là một thách thức lớn để người dân, doanh nghiệp lựa chọn phương thức hòa giải ngoài Tòa án. Khả năng Tòa án có thể xem xét lại nội dung của thỏa thuận hòa giải thành Bộ 246 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP luật Tố tụng Dân sự 2015 đã quy định hẳn một chương với bốn điều về thủ tục công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án. Bộ luật đưa ra các điều kiện để kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án được công nhận, bao gồm: “1. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Các bên tham gia thỏa thuận hòa giải là người có quyền, nghĩa vụ đối với nội dung thỏa thuận hòa giải. Trường hợp nội dung thỏa thuận hòa giải thành liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người thứ ba thì phải được người thứ ba đồng ý. Một hoặc cả hai bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận. Nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc người thứ ba”. Như vậy, Tòa án sẽ phải kiểm tra lại việc hòa giải của các bên có đáp ứng được các điều kiện hay không? Đặc biệt là điều kiện thứ tư nêu trên. Việc chứng minh “nội dung thỏa thuận hòa giải thành của các bên là hoàn toàn tự nguyện” trong khi toàn bộ quá trình hòa giải phải được tiến hành theo thể thức bảo đảm bí mật vụ việc sẽ là một thách thức lớn. Suy luận logic cho thấy trong trường hợp một bên có đơn yêu cầu Tòa án công nhận kết quả hòa giải thành thường xảy ra khi bên kia không tuân thủ thỏa thuận hòa giải thành đó. Việc bên còn lại có thể nại bất kỳ một lý do nào của điều kiện thứ tư để yêu cầu Tòa án xem lại toàn bộ nội dung của thoả thuận hòa giải hoặc tiến trình hòa giải. Việc này dẫn đến kéo dài quá trình công nhận thoả thuận hòa giải thành hoặc không công nhận thoả thuận đó. Thứ ba, cần có những quy định để đảm bảo Tòa án trở thành điểm tựa cho hòa giải thương mại. Hòa giải được coi là một hoạt động hỗ trợ cho hoạt động giải quyết tranh chấp bằng tố tụng. Hòa giải không chỉ đơn thuần giúp cho việc giảm tải khối lượng giải quyết tranh chấp tại Tòa án mà còn giúp cho các bên tranh chấp đánh giá được ưu điểm và nhược điểm khi giải quyết vụ tranh chấp tại Tòa án. Việc này giúp cho việc định hướng, thái độ của các bên khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án. Thực tiễn giải quyết tranh chấp dân sự tại Tòa án ở Việt Nam cho thấy các thẩm phán thường tạo điều kiện cho các bên tranh chấp hòa giải ngay trong giai đoạn đầu tố tụng. Để hoạt động công nhận thỏathuận hòa giải thành của Tòa án giúp cho hoạt động hòa giải trở nên đúng đắn về pháp lý và đạo đức và có chất lượng chuyên môn hơn, 247 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Tòa án cần phổ biến, tuyên truyền về hoạt động hòa giải ngoài Tòa án để mọi người nói chung và đội ngũ thẩm phán, cán bộ Tòa án hiểu và hỗ trợ để những ưu điểm của hoạt động này được phát huy. Ngành Tòa án cần có hướng dẫn bằng văn bản đối với việc dụng quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 về bắt đầu lại thời hiệu khởi kiện và Điều 417 về điều kiện công nhận kết quả hòa giải thành ngoài Tòa án để có thể hạn chế được những thách thức đối với hoạt động hòa giải. Để thúc đẩy được về thời gian thực hiện thủ tục công nhận thỏa thuận hòa giải thành do thực hiện theo thủ tục giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án cần khuyến khích; tăng cường áp dụng việc gửi, nhận đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ và cấp, tống đạt, thông báo văn bản tố tụng bằng phương tiện điện tử. Ở một số quốc gia như Singapore, Hàn Quốc, Malaysia… những hoạt động mang tính thủ tục tại Tòa án, như tiếp nhận đơn, tống đạt, nộp án phí, trình bày quan điểm, giao nộp chứng cứ… bằng các phương tiện điện tử đã giúp cho hoạt động Tòa án được gần với dân, cải thiện được đáng kể môi trường kinh doanh và pháp lý của quốc gia mình. Thứ tư, vấn đề cung cấp thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu trong hoạt động hòa giải. Các bên tranh chấp có nghĩa vụ cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp. Mặt khác, hòa giải viên cũng cần bảo vệ bí mật thông tin về vụ tranh chấp, trừ khi các bên có thỏa thuận bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật. Từ những quy định này, có thể nảy sinh hai điểm bất cập trong thực tiễn áp dụng pháp luật như sau: Một là, nếu các bên tranh chấp không cung cấp thông tin, tài liệu để hòa giải viên có thể giải quyết thì hậu quả pháp lý đặt ra là gì? Lúc này, hòa giải viên có thể vẫn phải giải quyết tranh chấp nhưng nếu không đạt được hiệu quả thì trách nhiệm của hòa giải viên có được đặt ra hay không? Trong khi đó, Nghị định 22 không có quy định về quyền được yêu cầu các bên cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ tranh chấp của hòa giải viên. Hai là, Nghị định 22 chưa được quy định một cách thấu đáo trách nhiệm bảo mật thông tin về vụ tranh chấp. Các quy định mới chủ yếu xác định trách nhiệm bảo mật của hòa giải viên[24]. Về vấn đề này, Việt Nam cần có sự tham khảo pháp luật của một số quốc gia phát triển về hòa giải như Đức để có những quy định chi tiết hơn. Theo 248
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.