Khóa luận tốt nghiệp: Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM

pdf
Số trang Khóa luận tốt nghiệp: Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM 98 Cỡ tệp Khóa luận tốt nghiệp: Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM 662 KB Lượt tải Khóa luận tốt nghiệp: Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM 7 Lượt đọc Khóa luận tốt nghiệp: Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM 18
Đánh giá Khóa luận tốt nghiệp: Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 98 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP Hồ Chí Minh, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÂM LÝ HỌC NGUYỄN THỊ TUYẾT NHUNG TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. KIỀU THỊ THANH TRÀ TP. Hồ Chí Minh, 2018 LỜI CAM ĐOAN Người nghiên cứu xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng người nghiên cứu. Các số liệu sử dụng phân tích trong đề tài có nguồn gốc rõ ràng, đã công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong đề tài do người nghiên cứu tự tìm hiểu, phân tích khách quan. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ đề tài nghiên cứu nào khác. Tác giả MỤC LỤC Trang phụ bìa Mục lục Danh mục các kí hiệu, chữ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 2 4. Giả thuyết nghiên cứu 2 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 3 6. Giới hạn đề tài 3 7. Phương pháp nghiên cứu 3 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN 4 1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu về tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên 4 1.2. Một số khái niệm cơ bản 16 1.3. Một số đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh viên 36 1.4. Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của thanh niên sinh viên 43 Tiểu kết chương 1 48 Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG TƯƠNG TÁC TÂM LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 49 2.1 Thể thức nghiên cứu 49 2.2. Kết quả nghiên cứu sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM 58 Tiểu kết chương 2 78 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 79 Kết luận 79 Kiến nghị 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO 82 PHỤ LỤC 85 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung 1 ĐLC Độ lệch chuẩn 2 ĐTB Điểm trung bình 3 TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ STT Tên bảng Số trang 1 Bảng 1.1. Đối chiếu khác biệt giữa Học và Hoạt động học (tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm) 33 2 Bảng 2.1. Đặc điểm khách thể nghiên cứu 49 3 Bảng 2.2. Phân tích hệ số tin cậy 51 4 Bảng 2.3. Mức độ biểu hiện sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh trường đại học Sư phạm TP. HCM 57 5 Bảng 2.4. Mức độ biểu hiện sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh trường đại học Sư phạm TP. HCM 58 6 Bảng 2.5. Biểu hiện nổi bật ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 60 7 Bảng 2.6. Mức độ biểu hiện ở mặt nhu cầu ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 62 8 Bảng 2.7. Biểu hiện nổi bật ở mặt nhu cầu trong hoạt động học tập của sinh viên với sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 63 9 Bảng 2.8. Mức độ biểu hiện ở mặt tương hợp và ảnh hưởng tâm lý ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 64 10 Bảng 2.9. Biểu hiện nổi bật ở mặt tương hợp và ảnh hưởng tâm lý ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 65 11 Bảng 2.10. Mức độ biểu hiện ở mặt tần số tương tác ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 67 12 Bảng 2.11. Biểu hiện nổi bật ở mặt tần số tương tác ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 68 13 Bảng 2.12. Mức độ biểu hiện ở sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 70 14 2.13. Biểu hiện nổi bật ở sự thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi ở sự tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên với sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 71 15 Bảng 2.14. Mức độ tương tác tâm lý trên lớp học giữa sinh viên và sinh viên qua các biểu hiện tương tác 71 16 Bảng 2.15. Tương quan giữa các biểu hiện tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường đại học Sư phạm TP. HCM 73 17 Bảng 2.16. So sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên theo năm học 75 18 Bảng 2.17. So sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên theo giới tính 76 19 Bảng 2.18. So sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên theo khối ngành 76 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài K. Marx từng nói: “Con người là tổng hòa các mối quan hệ”. Con người sống trong xã hội luôn có sự tương tác với cá nhân, với nhóm, hình thành các mối quan hệ xã hội, mối quan hệ liên nhân cách thông qua sự tương tác lẫn nhau. Thật vậy, con người sống trong xã hội không thể thiếu đi sự tương tác với người khác. Sự tương tác xã hội là điều kiện không thể thiếu để một nhân cách hình thành và phát triển. Ở bất cứ nơi đâu, con người đều cần sự tương tác với người khác. Trường học cũng không ngoại lệ. Sự tương tác trong phạm vi trường học có những tính chất đặc thù nhất định. Nhờ vào sự tương tác mà hoạt động dạy và hoạt động học mới được diễn ra và đạt được mục đích. Hiện nay ở hầu hết các trường đại học, việc học tập theo học chế tín chỉ được nhân rộng, đây là phương pháp học tập tiên tiến với những ưu điểm nổi trội như tính mềm dẻo, tính chủ động cao của người học, đáp ứng nhu cầu học tập của người học. Tuy nhiên cũng phát sinh nhiều vấn đề như quản lý mục tiêu đào tạo, quản lý hoạt động của giảng viên, hoạt động học tập của sinh viên,... Đối với vấn đề về quản lý hoạt động học tập của sinh viên, việc phải theo dõi và có những cách thức hỗ trợ sinh viên giúp cho việc tương tác tốt hơn nhằm đạt hiệu quả đào tạo là một vấn đề cấp thiết. Ngày nay, giáo dục đào tạo được chú trọng không phải về số lượng mà về chất lượng. Trong khi đó, thời gian học tập của sinh viên không nhiều. Việc học theo học chế tín chỉ khiến cho sinh viên tiếp xúc với nhiều cá nhân, nhiều nhóm khác nhau, một mặt giúp sinh viên có thể giao lưu với nhiều nhóm bạn nhưng chính điều này lại hạn chế sự tương tác của sinh viên đối với nhau và đối với nhóm bạn cũ. Việc hình thành nên sự tương tác khi phải thay đổi quá nhiều nhóm bạn có thể gây cản trở nhất định đến sự hình thành các mối quan hệ bạn bè, đặc biệt là đối với những cá nhân hạn chế về khả năng thích nghi, giao tiếp,... Cùng với yêu cầu và mục đích của việc học tập theo học chế tín chỉ khi đòi hỏi tính chủ động cao của người học, việc tương tác tâm lý càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Khi việc tương tác trong hoạt đọng học 1 tập của sinh viên được nghiên cứu để biết rõ thực trạng cũng như có những cách thức tác động cải thiện nó phù hợp thì mới góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo. Hiện nay, đã có những nghiên cứu liên quan đến vấn đề tương tác của sinh viên. Tuy nhiên, sự tương tác mới chỉ dừng lại trong hoạt động dạy là chủ yếu, việc nghiên cứu về vấn đề tương tác giữa sinh viên với sinh viên vẫn là một mảng đề tài bị bỏ ngỏ, hiện nay có rất ít công trình nghiên cứu về vấn đề này. Vì thế, người nghiên cứu chọn đề tài “Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM” nhằm nghiên cứu sự tương tác tâm lý giữa sinh viên và sinh viên trong môi trường đại học. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 3.2. Khách thể nghiên cứu Sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM ở mức trung bình trở lên; - Tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP.HCM biểu hiện ở tần số tương tác là cao nhất; - Không có sự khác biệt ý nghĩa khi so sánh tương tác tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Sư phạm TP. HCM theo các tham số nghiên cứu. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 2
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.