Khóa luận tốt nghiệp: Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh

pdf
Số trang Khóa luận tốt nghiệp: Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 93 Cỡ tệp Khóa luận tốt nghiệp: Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 2 MB Lượt tải Khóa luận tốt nghiệp: Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 0 Lượt đọc Khóa luận tốt nghiệp: Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh 19
Đánh giá Khóa luận tốt nghiệp: Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 93 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của Th.S Đinh Thảo Quyên - Giảng viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh. Các dữ liệu và kết quả trình bày trong khóa luận là trung thực và chưa từng công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả khóa luận Lê Thị Toàn 1 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời tri ân chân thành tới Th.S Đinh Thảo Quyên – người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu, đặc biệt là sự đóng góp những ý kiến giúp tôi có thể hoàn thành khóa luận một cách trọn vẹn nhất. Cùng với đó, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các Thầy, Cô Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện khóa luận. Qua đây tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tập thể các bạn sinh viên Khoa Tâm lý học đã luôn sẵn lòng và tích cực hỗ trợ tôi trong quá trình tiến hành nghiên cứu thực tiễn giúp tôi thu thập được những số liệu định lượng và định tính quan trọng để có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người cô, người bạn và gia đình đã luôn hiện diện và ủng hộ tôi thời gian qua để tôi vững vàng hơn trong việc hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. Trong giới hạn về khả năng và phạm vi nghiên cứu của đề tài, tôi vẫn còn nhiều thiếu sót nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô để tôi có thể hoàn thiện và phát triển đề tài về sau. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn! Sinh viên Lê Thị Toàn 2 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Nội dung viết tắt 1 ĐLC Độ lệch chuẩn 2 ĐTB Điểm trung bình 3 ĐRL Điểm rèn luyện 4 ĐHSP TP.HCM Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh 3 DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Phân bố mẫu nghiên cứu ................................................................. 44 Bảng 2.2. Phân chia mức độ tự chấp nhận dựa trên giá trị trung bình ............. 47 Bảng 2.3. Hệ số tin cậy của thang đo ............................................................... 47 Bảng 2.4. Mức độ tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ................................................................... 48 Bảng 2.5. Một số khía cạnh nổi bật trong tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ............................... 50 Bảng 2.6. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các giới tính ..................... 53 Bảng 2.7. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các năm học ........................ 54 Bảng 2.8. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các học lực.......................... 54 Bảng 2.9. Điểm trung bình về tự chấp nhận giữa các kết quả rèn luyện ......... 55 Bảng 2.10. Các chủ đề sinh viên tự chấp nhận cao .......................................... 56 Bảng 2.11. Các chủ đề sinh viên tự chấp nhận thấp ........................................ 57 Bảng 2.12. Các yếu tố tác động đến tự chấp nhận ........................................... 59 4 DANH MỤC BIỂU ĐỒ Bảng 2.1. Phân bố mức độ tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM ................................................................................................ 49 Biểu đồ 2.2. Phân bố lựa chọn cho mệnh đề “Khi quyết định đặt mục tiêu cho chính mình thì việc cố gắng để đạt được hạnh phúc quan trọng hơn là cố gắng để chứng tỏ bản thân” ....................................................................................... 51 Biểu đồ 2.3. Phân bố lựa chọn cho mệnh đề “Tôi nghĩ rằng ai thành công trong những việc họ làm là người có giá trị đặc biệt” ............................................... 52 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Những thay đổi nhanh chóng trong sự biến động của văn hóa – xã hội tác động không nhỏ đến những cảm nhận của đời sống con người. Con người dễ rơi vào bế tắc, khủng hoảng và gặp những rối nhiễu tâm lý hơn khi tự mình họ không chấp nhận được thực tại. Với những khó khăn gặp phải, những thất vọng, những oán trách,... mỗi người có thể mơ tưởng một thực tế khá hơn thực tại này, mong muốn bản thân khác đi, luôn muốn được sống thật với những gì mình là. Tuy nhiên, con người lại chịu tác động từ những định kiến và lề luật cứng nhắc, từ những trải nghiệm cá nhân trong việc bị bắt lỗi, bị xét đoán, bị từ chối đã khiến họ hành xử khác đi. Có thể nói, một trong những nhu cầu sâu xa nhất trong trái tim con người là được tôn trọng, được đón nhận. Điều quan trọng là việc cá nhân tin rằng mình đáng quý và thật sự có giá trị bất kể những lỗi lầm hay thất bại, bởi khi là chính mình thì họ mới không cần phải đóng giả một ai đó khác, họ can đảm và tự do hơn trong việc thể hiện những gì rất thật của bản thân. Điểm khởi đầu để có một cuộc sống khỏe mạnh về tinh thần đó là việc chấp nhận thực tại, chấp nhận chính mình như những gì mình là. Chỉ khi chấp nhận chính mình với một cái tôi cá vị về mặt tâm lý và hiện tại, cá nhân mới có thể cảm nhận hạnh phúc trong sự tồn tại của đời sống con người. Vậy việc một cá nhân ý thức sự tự chấp nhận, hòa giải với chính mình, đón nhận mọi sự như chính nó được thể hiện như thế nào? Theo quan đểm của Albert Ellis, tự chấp nhận vô điều kiện được xem là một thành tố thay thế cho lòng tự trọng, phát triển trong liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT - Rational Emotive Behavior Therapy), ông nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc “cá nhân chấp nhận những sự kiện bên trong, hướng đến sự tồn tại như một tiến trình (ongoing process) – một cá nhân có quá khứ, hiện tại và tương lai; bất kì một sự đánh giá nào về bản thân đều chỉ áp dụng cho một thời điểm nhất định và không có tính liên tục”. Với sự quan trọng của mình, tự chấp nhận vô điều kiện được rất nhiều sự quan tâm, chú ý của các nhà tâm lý học trên thế giới. Nhiều công trình nghiên cứu về mối liên hệ giữa tự chấp nhận vô điều kiện và các thành tố trong đời sống tâm lý của con người như tự chấp nhận vô điều kiện và các yếu tố sức khỏe tâm lý (Unconditional 6 Self-Acceptance and Psychological Health) (Chamberlain & Haaga, 2001), nghiên cứu của Thompson và Waltz về mối liên hệ giữa chánh niệm, lòng tự trọng và tự chấp nhận vô điều kiện (Mindfulness, Self-Esteem and Unconditional Self-Acceptance) (Thompson & Waltz, 2007) hay nghiên cứu về niềm tin phi lý và tự chấp nhận vô điều kiện (Irrational Beliefs and Unconditional Self-Acceptance) (Davies, 2008). Bên cạnh đó, kết quả của những nghiên cứu khác đều cho thấy vai trò quan trọng của tự chấp nhận vô điều kiện, trong đó ý nghĩa sâu xa là việc cá nhân từng bước tìm cách thấu hiểu chính mình và cuộc sống chứ không phải kiểm soát, đề từ đó dần xây dựng lòng tin nhằm tìm ra hướng giải quyết thích hợp cho mình và cho người khác. Hiện nay, tại Việt Nam chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào xem xét về tự chấp nhận, cụ thể là ở thanh niên sinh viên. Trong khi đó, sinh viên là lứa tuổi đang trong giai đoạn với những biến động rất riêng của đời người, đối diện với rất nhiều những khó khăn, những tác động từ gia đình, xã hội và từ chính những trải nghiệm cá nhân. Tâm lý học - một khoa học đặc thù nhằm phục vụ và hướng đến sự phát triển đời sống con người, các bạn sinh viên đang chọn theo học Tâm lý học hướng đến việc có cái nhìn bao quát và toàn diện hơn về đời sống tâm lý con người, trên mọi phương diện và ở các mức độ khác nhau. Giá trị cuối cùng, có thể là cao nhất nơi những người theo học là giúp chính bản thân người học hiểu được về chính mình, tự rèn luyện, tự điều chỉnh mình theo hướng tích cực nhất (Huỳnh Văn Sơn, 2016). Liệu rằng các sinh viên đang theo học ngành Tâm lý học có sự tự chấp nhận ở mức độ nào, đâu là những yếu tố nào tác động đến việc sinh viên tự chấp nhận bản thân? Nhằm cung cấp thêm một phần lý thuyết cũng như góc nhìn khoa học, rõ ràng hơn về tự chấp nhận của lứa tuổi thanh niên sinh viên nói chung, sinh viên theo học Tâm lý học nói riêng, đề tài “Tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh” được xác lập. 2. Mục đích nghiên cứu Tìm hiểu thực trạng tự chấp nhận của sinh viên ngành Tâm lý học Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. Bên cạnh đó tìm hiểu sâu hơn một số yếu tố liên quan đến tự chấp nhận và đề xuất một số giải pháp giúp sinh viên nâng cao tự chấp nhận. 7 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Sinh viên từ năm 1 đến năm 4 đang theo học ngành Tâm lý học (hệ chính quy) tại Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh năm học 20182019. 3.2. Đối tượng nghiên cứu Tự chấp nhận của sinh viên ngành Tâm lý học Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 4. Giả thuyết nghiên cứu - Mức độ tự chấp nhận của đa số sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức trung bình. - Có sự khác biệt ý nghĩa về sự tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường ĐHSP TP.HCM dựa trên các tham số năm học, thành tích học tập. - Trong các yếu tố tác động, tự chấp nhận có mối liên hệ nhiều với các yếu tố thuộc về giá trị bản thân của sinh viên. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hóa tổng quan về đề tài và cơ sở lý luận liên quan, bao gồm: lòng tự trọng, tự chấp nhận, tự chấp nhận vô điều kiện, đặc điểm tâm lý của thanh niên sinh. - Thực hiện tìm hiểu thực trạng tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh qua khảo sát và phỏng vấn. 6. Giới hạn nghiên cứu 6.1. Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về tự chấp nhận (self-acceptance) trong bảng hỏi Tự chấp nhận vô điều kiện (USAQ - The Unconditional Self-Acceptance Questionaire) của Chamberlain & Haaga xây dựng năm 2001 được phát triển dưới tiếp cận của Albert Ellis. 6.2. Về khách thể: Đề tài tiến hành khảo sát trên 274 sinh viên, phỏng vấn 8 sinh viên từ năm 1 đến năm 4 đang theo học chuyên ngành Tâm lý học, hệ chính quy tại Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 8 7. Phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu Với mục đích xây dựng hệ thống cơ sở lý luận về tự chấp nhận của sinh viên Khoa Tâm lý học Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp nghiên cứu tài liệu được tiến hành bằng cách tập hợp các tài liệu có liên quan, phân tích thành từng đơn vị kiến thức và khái quát thành hệ thống kiến thức riêng biệt phù hợp cho đề tài. 7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi Phương pháp này được tiến hành bằng việc phát bảng hỏi tự chấp nhận vô điều kiện đến sinh viên nhằm khảo sát về mức độ tự chấp nhận của sinh viên và sự khác biệt trong các tham số. 7.2.2. Phương pháp thống kê toán học Phương pháp thống kê toán học được sử dụng để xử lý và phân tích các số liệu thu thập từ bảng hỏi thông qua chương trình SPSS 20. 7.2.3. Phương pháp phỏng vấn bán cấu trúc Phương pháp này được tiến hành bằng việc xây dựng hệ thống một số câu hỏi mở liên quan đến đề tài nhằm tìm hiểu thông tin, góc nhìn của người trong cuộc về tự chấp nhận. 7.2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu theo chủ đề (thematic analysis) Phương pháp phân tích dữ liệu theo chủ đề được tiến hành bằng việc mã hóa nội dung phỏng vấn, phân tích thông tin theo các chủ đề nhất định nhằm xác định được các nội dung liên quan đến tự chấp nhận theo quan điểm của sinh viên. 9 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ CHẤP NHẬN CỦA SINH VIÊN 1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu về tự chấp nhận của sinh viên 1.1.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài 1.1.1.1. Nghiên cứu về tự chấp nhận nói chung Khái niệm về cái tôi và những khía cạnh của nó được các nhà tâm lý học quan tâm từ rất sớm. Tự chấp nhận đã được quan tâm trong tâm lý học về lý thuyết, nghiên cứu và đo lường nổi trội lên từ những năm đầu thế kỉ 20. Tâm lý học nhân văn là lý thuyết tâm lý đầu tiên nhấn mạnh, cân nhắc một cách rất nghiêm túc đối với giá trị và ý nghĩa của tự chấp nhận trong tâm lý học. Các nhà tâm lý học nhân văn tiêu biểu như Carl Roger, Abraham Maslow, Rollo May. Những bằng chứng đầu tiên trong nghiên cứu của Ryff (1989) “Thái độ tích cực đối với bản thân” được xem xét như một phần để định nghĩa tự chấp nhận và đo lường lòng tự trọng. Những năm cuối thập niên 1940, các nghiên cứu về tự chấp nhận đa số chịu ảnh hưởng dưới góc độ nhân văn đều cho thấy mức độ tự chấp nhận cao có mối liên hệ tích cực với cảm xúc tích cực, làm hài lòng những mối quan hệ xã hội, thành tích và điều chỉnh những sự kiện tiêu cực trong đời sống (Williams & Lynn, 2010). Theo thời gian, tự chấp nhận tiếp tục được nhấn mạnh trong một số hình thức của Liệu pháp nhận thức - hành vi (CBT - Cognitive Behavior Therapy), đặc biệt trong Liệu pháp hành vi cảm xúc hợp lý (REBT - Rational Emotion Behavior Therapy). Năm 1962, Albert Ellis đã đề xuất nhấn mạnh đến sự tự chấp nhận vô điều kiện và xem đó là một khái niệm cốt lõi, một phần không thể thiếu trong liệu pháp nhận thức hành vi. Sau đó tự chấp nhận được đẩy mạnh lên làm nền tảng của Liệu pháp hành vi biện chứng (DBT - Dialectical Behavior Therapy) và Liệu pháp chấp nhận và chú tâm (ACT - Acceptance and Commitment Therapy) (Szentagotai & David, 2013). Những nghiên cứu đầu tiên phản hồi về mối liên hệ giữa tự chấp nhận vô điều kiện và chấp nhận người khác vô điều kiện trong một dân số ngẫu nhiên từ những sinh viên khỏe mạnh và người lớn cho đến những bệnh nhân hay những tù nhân. Trong khi các nghiên cứu về sau cố gắng nhấn mạnh đến mối liên hệ của tự chấp nhận 10
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.