Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội

docx
Số trang Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội 48 Cỡ tệp Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội 159 KB Lượt tải Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội 0 Lượt đọc Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội 1
Đánh giá Khóa luận tốt nghiệp: Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của Công ty Cổ phần Thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

TÓM LƯỢC Qua nghiên cứu kết hợp các vấn đề thực tiễn phát hiện trong quá trình học tập, tôi đã chọn đề tài: “ Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội”. Về lý thuyết, đề tài tập hợp các lý thuyết cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm, hệ thống chỉ tiêu đánh giá phát triển thương mại làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn cho vấn đề phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Qua nghiên cứu thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội, đề tài đã phát hiện những vấn đề về: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm của công ty, ý nghĩa và nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp…Qua đó đề tài đã đưa ra được những thành tựu và hạn chế của công ty trong hoạt động phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội. Trên cơ sở đó đề tài đã đưa ra những quan điểm, định hướng, đề xuất giải pháp và kiến nghị với nhà nước cho hoạt động phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty cổ phần thương mại Huy Anh. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của các thầy cô trường Đại học Thương Mại. Trước hết, em xin gửi lời cảm ơn đến quý thầy cô đã tận tình dạy bảo em trong suốt quá trình em học tập tại trường Đại học Thương Mại. Em xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến các thầy cô trong bộ môn Kinh tế thương mại, đặc biệt là Tiến sĩ Thân Danh Phúc đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình để em có thể hoàn thành khóa luận tốt nghiệp. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn các bác, các cô, các chú, các anh chị trong Công ty cổ phần thương mại Huy Anh, đặc biệt là các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đã tạo điều kiên thuận lợi, giúp em có được những thông tin cần thiết cho khóa luận tốt nghiệp. Mặc dù đã cố gắng hoàn thiện khóa luận của mình nhưng do hạn chế về kiến thức, kinh nghiệm nên khóa luận tốt nghiệp không thể tránh được những thiếu sót, rất mong nhận được sự nhận xét, góp ý của thầy cô và các bạn. Em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2012 Sinh viên Đỗ Văn Kính DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VỄ Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thương mại Huy Anh Sơ đồ 2: Phân vùng kinh doanh tại thị trường Hà Nội Bảng số 1: Kết quả tổng doanh thu giữa kế hoạch và thực hiện qua 3 năm 2009 2011 Bảng số 2: Kết quả doanh thu bán hàng theo mặt hàng Bảng số 3: Kết quả sản lượng bán hàng theo khu vực thị trường Bảng số 4: Kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính trong 3 năm 2009 – 2011 Biểu đồ 1: Biểu thị doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty từ năm 2009 – 2011 Biểu đồ 2: Cơ cấu tỷ trọng doanh thu của các nhóm hàng kinh doanh trong thời gian 2009 - 2011 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT WTO( World Trade Organization): Tổ chức thương mại thế giới TNHH: Trách nhiệm hữu hạn STĐ: Số tuyệt đối CNH – HĐH: Công nghiệp hóa – hiện đại hóa GTGT: Giá trị gia tăng BTC: Bộ tài chính LỜI MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, đặc biệt là khi nước ta tham gia vào tổ chức thương mại thế giới WTO năm 2007. Nền kinh tế đất nước nói chung và các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh công nghiệp gỗ nói riêng đứng trước nhiều cơ hội nhưng cũng không ít thách thức của việc hội nhập tạo ra. Nước ta đang tích cực thực hiện chủ trương đẩy mạnh trồng rừng và chế biến gỗ rừng trồng, hướng tới đóng cửa rừng tự nhiên. Theo đó nguyên liệu cho nghành công nghiệp chế biến gỗ chủ yếu là gỗ rừng trồng. Do vậy phải phát triển mạnh công nghiệp sản xuất các loại ván nhân tạo cho phù hợp với nguyên liệu và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về gỗ của nền kinh tế và đời sống nhân dân. Khi nguồn gỗ khai thác tự nhiên ngày càng cạn kiệt, việc sản xuất ván gỗ nhân tạo đang trở nên phổ biến. Do những đặc tính cơ lý ưu việt, kiểu dáng màu sắc phong phú, đồ mộc làm từ ván nhân tạo thích hợp với nội thất hiện đại. Sản phẩm ván gỗ nhân tạo sản xuất và sử dụng phổ biến ở Việt Nam hiện nay gồm 3 loại chính: Ván sợi, ván ghép thanh, ván dăm. Vài năm trở lại đây, thị trường sàn gỗ công nghiệp ngày càng phát triển mạnh nhanh chóng. Nếu trước đây, các loại ván gỗ tự nhiên được nhiều người ưu chuộng thì nhiều thương hiệu ván sàn gỗ công nghiệp xuất hiện ngày càng nhiều với giá cả khá mềm làm cho thị trường ngày càng trở nên sôi động. Trước đây, nhu cầu lát sàn gỗ công nghiệp chỉ xuất hiện ở những căn biệt thự hoặc nhà cửa được xây dựng cao cấp thì hiện tại thị trường đang ngày càng mở rộng đối tượng. Đời sống vật chất ngày càng tăng cao, nhu cầu làm đẹp căn nhà cũng được nhiều người chú ý, nhiều người bắt đầu xoay qua sử dụng gỗ lát sàn để tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho căn nhà. Trên thị trường Hà Nội, sàn gỗ công nghiệp được tập trung bán nhiều ở các phố bán vật liệu xây dựng như Cát Linh, Trường Chinh…Theo thống kê của các công ty xây dựng, trên thị trường hiện nay đã có khoảng 15 nhãn hiệu sàn gỗ công nghiệp khác nhau chủ yếu là hàng nhập khẩu từ châu Âu, châu Á. Công ty cổ phần thương mại Huy Anh là một trong những nhà phân phối sàn gỗ công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, công ty rất cần giải pháp phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Trong thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại Huy Anh, em nhận thấy việc phát triển thương mại sản phẩm còn gặp nhiều khó khăn, công ty chưa khai thác hết thị trường tiềm năng của tập khách hàng trên thị trường Hà Nội. Tình trạng khủng hoảng kinh tế dẫn đến lạm phát tăng cao, thị trường biến đổi liên tục gây ra tác động xấu đến sức mua của người tiêu dùng. Thị trường các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp cũng gặp nhiều khó khăn, việc lưu thông hàng hóa, cũng như đảm bảo nguồn hàng cung ứng ra thị trường, yếu tố chất lượng, giá cả, thời gian cung ứng bị ảnh hưởng nhiều vấn đề như lạm phát, khủng hoảng tài chính… Các mặt hàng sàn gỗ công nghiệp được nhập khẩu từ nước ngoài về chịu tác động ảnh hưởng từ chính sánh kinh tế của nhà nước như chính sách thuế, chính sách về xuất nhập khẩu. Ngoài ra trên thị trường Hà Nội đang có nhiều đối thủ cạnh tranh lớn với các sản phẩm cùng loại, trong đó có nhiều đối thủ cạnh tranh trong nước ngày càng lớn mạnh và các công ty từ nước ngoài xâm nhập vào, điều này làm cho tính cạnh tranh trên thị trường Hà Nội trở nên mạnh mẽ hơn gây ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Trước những vấn đề đó yêu cầu đặt ra là làm sao để công ty vừa có thể phát triển sâu rộng thị trường lại vừa đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Một phương hướng đúng đắn và phù hợp để giải quyết vấn đề đặt ra là nâng cao hiệu quả phát triển thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và tạo chỗ đứng vững chắc cho sản phẩm của công ty trên thị trường Hà Nội. Từ những vấn đề đặt ra trên đây, xuất phát từ thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung và một số vấn đề còn tồn tại trong hoạt động phát triển thương mại của công ty. Thiết nghĩ công ty cần thiết lập một hệ thống các chức năng, các nghiệp vụ kinh doanh hoàn thiện nhất. Chính vì vậy mà em lựa chọn tên đề tài: “ Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội ”. 2. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan 1, “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng nội thất của công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tân Phong” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Phan Thị Hương (2010) sinh viên đại học Thương Mại. Đề tài nghiên cứu các vấn đề về phát triển thương mại và cụ thể tập trung đưa ra các giải pháp thị trường nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh đối với mặt hàng nội thất tại công ty cổ phần và thương mại Tân Phong. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian vừa qua, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động phát triển thương mại mặt hàng nội thất của công ty. 2, “ Hoàn thiện công tác quản trị tiêu thụ sàn gỗ tại công ty TNHH Phú Mỹ Hưng” Chuyên đề tốt nghiệp của tác giả Bùi Thanh Hoa (2010) sinh viên đại học Kinh Tế Quốc Dân Đề tài nay tác giả đã phân tích được thực trạng hoạt động tiêu thụ sàn gỗ của công ty TNHH Phú Mỹ Hưng thông qua hệ thống chỉ tiêu đánh giá và đưa ra được giải pháp phát triển sàn gỗ của công ty. Tuy nhiên đề tài chưa đưa ra được cơ sở lý luận cho vấn đề nghiên cứu. 3, “ Đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa tại công ty TNHH thương mại và sản xuất nội thất Ngọc Diệp” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Ngô Thanh Thủy (2011) sinh viên đại học Thương Mại Đề tài tập trung nghiên cứu thị trường nội thất, thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty với từng nhóm hàng nội thất cụ thể, các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tiêu thụ hàng hóa. Từ đó đưa ra các phương pháp đẩy mạnh khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường. 4, “ Giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị phòng cháy chữa cháy trên thị trường nội địa của công ty TNHH thiết bị phòng cháy và chữa cháy Hà Nội” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Đoàn Thanh Hoa (2011) sinh viên trường đại học Thương Mại. Đề tài này tác giả trình bày được cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu và các hệ thống chỉ tiêu đánh giá thực trạng của hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty và từ đó đã đề xuất giải pháp phát triển thương mại sản phẩm thiết bị phòng cháy chữa cháy của công ty trên thị trường nội địa. 5, “ Giải pháp thị trường nhằm phát triển thương mại mặt hàng nội thất( lấy công ty cổ phần đầu tư và thương mại Tân Phong)” Luận văn tốt nghiệp của tác giả Phan Thị Hương (2011) sinh viên trường đại học Thương Mại. Đề tài này tác giả đưa ra được hệ thống cơ sở lý luận liên quan đến việc phát triển thương mại sản phẩm. Đánh giá được thực trạng phát triển thương mại mặt hàng nội thất của công ty trong thời gian qua. Đề tài nêu ra giải pháp phát triển thương mại mặt hàng nội thất trong thời gian tới. Các đề tài trên đều có ưu điểm, hạn chế nhất định tùy thuộc vào thời gian, không gian và phạm vi nghiên cứu.Tuy nhiên chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu và cụ thể đến vấn đề : “ Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh ”. Khắc phục được những hạn chế và kế thừa những điểm mạnh trong các đề tại nghiên cứu trên. Đề tài đưa ra sẽ có cách tiếp cận mới, đó là trên những cơ sở lý luận cơ bản để tập trung phân tích kết quả hoạt động kinh doanh từ các số liệu sẵn có cùng với sự hỗ trợ của các công cụ phân tích để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. 3. Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu Về lý luận: Căn cứ vào tên đề tài đã lựa chọn, khóa luận sẽ hệ thống lại những lý thuyết liên quan đến: - Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp liên quan đến những khái niệm gì? - Hệ thống chỉ tiêu được sử dụng để đánh giá hiệu quả phát triển thương mại sản phẩm? - Những nhân tố nào ảnh hưởng tới quá trình phát triển thương mại, sản phẩm sàn gỗ công nghiệp? Từ đó, lấy chúng làm cơ sở để đi sâu nghiên cứu về phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội Về thực tiễn: Đề tài phải giải quyết những vấn đề đặt ra bao gồm: - Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty những năm lại đây như thế nào? - Cụ thể trong đó thực trạng quy mô sản phẩm như thế nào? Chất lượng ra sao? Hiệu quả đã đạt được đến đâu? - Đâu là thành công, tồn tại trong phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội? Những nguyên nhân nào đưa đến thành tựu và hạn chế ấy? - Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp Từ việc xác lập đề tài về mặt lý thuyết và thực tiễn tôi tiến hành thực hiện đề tài nêu trên. 4. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Các mục tiêu nghiên cứu Thông qua nghiên cứu đề tài giúp tôi trao dồi kiến thức, nâng cao khả năng phân tích, đánh giá. Vận dụng những vấn đề lý thuyết vào hoạt động nghiên cứu. Đề tài đặt ra các mục tiêu sau đây: - Tập hợp, hệ thống lại lý thuyết để làm rõ những vấn đề liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Cụ thể là mô tả sản phẩm, làm rõ về bản chất của sự phát triển thương mại sản phẩm, các vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại như xây dựng hệ thống các tiêu chí, chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp và chỉ ra các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm này. - Đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty. Phát hiện ra những mặt tốt và chưa tốt, các hoạt động công ty đã triển khai, đã có kết quả, hiệu quả kinh doanh. - Chỉ ra thành công, tồn tại và những nguyên nhân của tồn tại đó. - Đề xuất ra các giải pháp thực tế cho phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội. Đồng thời, có những kiến nghị với cơ quan Nhà Nước để phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty. 4.2 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng tập trung nghiên cứu là hoạt động tiêu thụ, các chỉ tiêu đánh giá và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội. 4.3 Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội. Vấn đề mà khóa luận nghiên cứu là những vấn đề lý thuyết liên quan đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp, thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội trên khía cạnh tập trung vào một số chỉ tiêu tăng trưởng sản lượng, doanh thu tiêu thụ. - Giới hạn về không gian: Tập trung vào thị trường Hà Nội. Đơn vị nghiên cứu: Công ty cổ phần thương mại Huy Anh. - Giới hạn về thời gian: Đề tài sử dụng số liệu nghiên cứu về thực trạng hoạt động thương mại của công ty trong vòng 3 năm từ 2009 – 2011. Các giải pháp đưa ra nhằm phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp được áp dụng từ năm 2012 – 2015. 5. Phương pháp nghiên cứu Hệ phương pháp nghiên cứu mô tả hệ thống các cách thức, mục đích, nội dung tiến hành phân tích, thu thập thông tin có liên quan để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu, cụ thể là làm rõ thực trạng pháp triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội, tìm ra những tồn tại, nguyên nhân của thực trạng nghiên cứu. Để có thể làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cần phải sử dụng kết hợp rất nhiều kỹ năng, phương pháp như: Thu thập, xử lý thông tin, kỹ năng tổng hợp…nhưng đề tài tập trung vào ba phương pháp sau: - Phương pháp thống kê Phương pháp này được hiểu là phương pháp phân tích các số liệu thống kê từ nhiều nguồn để rút ra những nhận xét, đánh giá mang tính khái quát cao làm nổi bật những nội dung chính của đề tài. Cách thức tiến hành: Sau khi thu thập số liệu bằng các phương pháp thu thập trên thì đề tài sử dụng phương pháp thống kê để tổng hợp các số liệu đó ở dạng thô, thành những nhóm số liệu phục vụ cho quá trình phân tích được dễ dàng. Mục đích sử dụng phương pháp thống kê nhằm sắp xếp tập hợp và tóm tắt lại các dữ liệu trong một hệ thống biểu thích hợp về các vấn đề có liên quan đến việc nghiên cứu phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội, thống kê lại sự vận động, phát triển trong một số năm trước đó. Và trên cơ sở dữ liệu thông tin đó có thể tìm ra được những xu thế, biến đổi của sự phát triển sàn gỗ công nghiệp trong quá khứ để làm cơ sở nghiên cứu các hướng phát triển trong tương lai. - Phương pháp phân tích so sánh và tổng hợp Sau khi thu thập đầy đủ thông tin liên quan đến nội dung đề tài nghiên cứu, cần phải sử dụng phương pháp phân tích dữ liệu, so sánh và tổng hợp. Dựa vào các thông tin trong và ngoài công ty ta tiến hành phân tích thông tin về tình hình khách hàng, thị trường, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh. Sử dụng kỹ năng tổng hợp số liệu thành một hệ thống logic rồi thực hiện so sánh, thống kê so sánh tuyệt đối, tương đối số liệu các năm để tiến hành phân tích sự tăng trưởng qua các năm, nguyên nhân của sự tăng trưởng đó. Lập nên các bảng biểu, sơ đồ, đồ thị biểu diễn mối quan hệ và sự tăng trưởng của quá trình tiêu thị sản phẩm sàn gỗ công nghiệp qua các năm. Từ các bảng biểu lập được rút ra những đánh giá tổng quát về tình hình nghiên cứu trên mọi mặt, tìm ra những vấn đề chủ chốt và những giải pháp kịp thời . - Phương pháp chỉ số Sử dụng các chỉ số để đánh giá sự tăng giảm về tỷ trọng, thị phần, tốc độ tăng trưởng của phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội. Mục đích đánh giá sự nỗ lực trong gia tăng quy mô, nâng cao hiệu quả phát triển thương mại của công ty trên thị trường Hà Nội. 6. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp Ngoài phần tóm lược, lời cảm ơn, mục lục, danh mục bảng biểu, danh mục sơ đồ, hình vẽ, danh mục từ viết tắt, tài liệu tham khảo và các phụ lục thì khóa luận được kết cấu thành với lời mở đầu và 3 chương. Lời mở đầu Chương I: Cơ sở lý luận cơ bản về phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Chương II: Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội. Chương III: Đề xuất giải pháp và kiến nghị nhằm phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội. CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Một số khái niệm cơ bản và đặc điểm thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp 1.1.1 Khái quát về sàn gỗ công nghiệp Khái niệm: Sàn gỗ công nghiệp là loại vật liệu hiện đại được sản xuất từ gỗ tự nhiên kết hợp công nghệ cao để tạo ra vât liệu gỗ HDF( gỗ công nghiệp) có thể thay thế được sàn gỗ tự nhiên cũng như chống lại các ảnh hưởng của môi trường lên các vật liệu gỗ truyền thống như mối mọt, cong vênh, chống ẩm, chống xước… Sàn gỗ công nghiệp thông thường có 4 lớp - Thứ nhất là lớp vật liệu đặc biệt (Overlay): Trong suốt, có tác dụng ổn định lớp bề mặt, tạo lên lớp bề mặt vững chắc, chống nước, chống xước, chống va đập, chống phai màu, chống sự xâm nhập của các vi khuẩn và mối mọt, chống lại các tác dụng của hoá chất và dễ dàng lau chùi và bảo dưỡng. - Thứ hai là lớp phim tạo vân gỗ tự nhiên ( Decoration Paper): Màu sắc và vân gỗ được lựa chọn từ nhiều loại màu sắc và vân gỗ tự nhiên trong thực tế mang đến cho khách hàng rất nhiều sự lựa chọn về các kiểu vân gỗ khác nhau và màu sắc khác nhau, từ những màu sáng rất tươi trẻ cho đến những màu tối rất sang trọng. Lớp vân gỗ này được lớp thứ nhất bảo vệ nên luôn giữ được màu sắc và vân gỗ không thay đổi trong suốt quá trình sử dụng. - Thứ ba là lớp lõi bằng gỗ HDF (High Density Flywood): Được tạo thành bởi 8085% chất liệu là gỗ tự nhiên, là nguyên liệu gỗ tự nhiên nhiệt đới được nghiền nhỏ và các loại keo đặc biệt chịu được áp lực cao, còn lại là các phụ gia làm tăng độ cứng và kết dính cho gỗ. Hầu hết các loại sàn gỗ công nghiệp đều sử dụng lại lõi HDF đạt tiêu chuẩn E1, đây là tiêu chuẩn đảm bảo lõi gỗ có đủ độ cứng, bền, và có nguồn gốc tự nhiên, không có hại cho sức khoẻ. Lõi gỗ có thể là màu xanh hoặc màu trắng tuỳ thuộc vào nguồn nguyên liệu đầu vào, màu của lõi gỗ không ảnh hưởng gì tới chất lượng của lõi gỗ. - Thứ tư là lớp kháng nước, chống thấm chịu áp lực ( Backing): Là lớp tinh dầu thực vật và hóa chất tổng hợp thẩm thấu vào bên trong các phân tử gỗ hạn chế thâm nhập nước vào bên trong lớp cốt HDF mà không ảnh hưởng tới sức khỏe và môi trường. Lớp này được tráng phía dưới của tấm ván sàn bằng vật liệu tổng hợp đặc biệt có tác dụng ổn định bề mặt dưới, chống mối mọt, cong vênh, chống nước. Các thông số chính của sàn gỗ công nghiệp: - Cường độ chịu mài mòn (Abrasion Resistance): Ký hiệu từ AC1 đến AC5, là thông số quan trọng quyết định sản phẩm đó lát ở đâu, thông số AC càng cao thì khả năng chịu mài mòn càng tốt. - Độ dày sản phẩm (Thickness): Thường từ 8mm đến 12mm là chỉ số liên quan đến tính ổn định của sàn khi được lát liên tục trên một diện tích lớn và sản phẩm càng dày thì tính ổn định càng cao. Độ dày 8; 8,3mm hợp với mọi mục đích sử dụng trong gia đình và 12 mm phù hợp với nơi công cộng. - Khả năng chịu va đập (Shock Resistance): Với ký hiệu từ IC1 đến IC2 là thông số đảm bảo sàn của bạn sẽ không bị biến dạng khi có vật nặng bị rơi xuống sàn. - Mặc dù vật liệu có thể lát thẳng lên bất cứ một mặt phẳng nào mà không dùng hệ thống xương dầm như gỗ tự nhiên, người tiêu dùng cũng nên kiểm tra lại mặt sàn của mình đã tương đối phẳng chưa, chỉ cần đừng chênh lệch quá 4 mm cho mỗi khoảng cách 2 m bất kỳ. Nếu là mặt sàn vừa láng xi măng thì ít phải chờ ít nhất 2 tuần cho khô hẳn trước khi lắp đặt. - Ngoài các tính năng ưu việt trên, sàn gỗ công nghiệp thế hệ mới có dòng sản phẩm vân sần. Hệ vân này được tạo sần với công nghệ cao đưa sản phẩm sàn gỗ trở nên tự nhiên hơn, gần gũi hơn với người sử dụng. - Một điểm đáng quan tâm của người tiêu dùng đến các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp là chất lượng và độ vững chắc của các khóa nối, thông thường trên thị trường phổ biến các loại khóa nối đơn hoặc 2 click. Tuy nhiên hiện nay trên thị trường cũng đã xuất hiện công nghệ khóa nối V hay khóa nối 3 chiều, hiện đang được sử dụng cho hệ sàn gỗ thế hệ mới trên các thị trường châu Âu và Mỹ. - Sàn gỗ công nghiệp thực sự là thành tựu công nghệ vật liệu vượt trội mang đến cho người tiêu dùng sự ẩm áp, thân thiện với tự nhiên của gỗ tự nhiên đồng thời mang độ bền, vững chắc của sàn gạch, đá. Trong trang trí nội thất hiện đại hay cổ điển, sàn gỗ công nghiệp với những màu sắc tuyệt hảo luôn luôn phù hợp với mọi phong cách và là phông nền hữu hảo góp phần làm tăng độ sang trọng của không gian cũng như những đồ nội thất đặt trên nó. - Chống cháy: Khó bắt lửa và có khả năng chống cáy cao ngay cả khi bạn làm rơi điếu thuốc đang cháy xuống sàn. Ưu điểm của sàn gỗ công nghiệp Sử dụng gỗ lát sàn đang dần là sự lựa chọn hàng đầu của nhiều gia đình bởi những tính năng mà gỗ ván lát sàn mang lại như có khả năng điều hòa không khí, mát về mùa hè, ấm về mùa đông…Hơn nữa, sàn gỗ bằng gỗ tăng thêm vẻ sang trọng và khẳng định giá trị cho ngôi nhà đẹp của mỗi gia đình. Ưu điểm nổi trội của sàn gỗ công nghiệp là làm cho căn nhà đẹp hơn bởi các loại gỗ có màu sắc và các loại vân phong phú, đa dạng. Bề mặt gỗ trơn, bóng và mịn giúp căn nhà mang phong cách sang trọng, hiện đại, sạch sẽ, mát mẻ, rất thích hợp nằm ngủ trên sàn, không cần dùng giường. Sàn gỗ không những có độ bền, vững chắc như sàn gạch, sàn đá mà nhiều loại gỗ ván lát sàn có các tính năng đặc biệt như bề mặt không bị đọng nước khi thời tiết nồm, chống trày xước, thấm nước… Nhiều loại ván sàn công nghiệp được cải tiến và chịu được độ ẩm lên đến 80% có thể lau chùi bằng giẻ ẩm thường xuyên. 1.1.2 Khái niệm về thương mại và phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp - Bản chất của thương mại Thương mại là tổng hợp các hiện tượng, các hoạt động và các quan hệ kinh tế gắn và phát sinh cùng với trao đổi hàng hóa và cung ứng dịch vụ nhằm mục đích lợi nhuận. Thương mại, tiếng Anh là “ Commerce”, ngoài ra còn có thuật ngữ khác là Trade, tiếng Pháp là “ Commerce”, tiếng Latinh “ Commercium”,…về cơ bản các từ này đều được hiểu là buôn bán hàng hóa với mục đích sinh lợi. - Bản chất của phát triển thương mại sản phẩm Phát triển kinh tế là một quá trình lớn lên (hay biến đổi) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm sự tăng lên về quy mô sản lượng (tăng trưởng) và sự thay đổi về cơ cấu kinh tế - xã hội. Như vậy, khái niệm phát triển kinh tế bao hàm các vấn đề cơ bản sau: + Mức độ gia tăng của sản lượng quốc gia và sự tăng trưởng của sản xuất trong một thời kỳ. + Mức độ biến đổi cơ cấu kinh tế của quốc gia thể hiện ở tỷ trọng của công nghiệp trong tổng sản phẩm quốc dân. + Sự tiến bộ xã hội thể hiện ở đời sống dân cư, xóa bỏ nghèo đói, tăng công ăn việc làm và công bằng xã hội. Hiện nay chưa có quan niệm chính thống về phát triển thương mại, do đó dựa trên quan điểm trên về phát triển kinh tế có thể hiểu phát triển thương mại là nỗ lực gia tăng hay mở rộng về quy mô và tốc độ thương mại, thay đổi chất lượng thương mại mại theo hướng tối ưu và hiệu quả. Thực chất, phát triển thương mại là giải quyết vấn đề mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng thương mại. - Với quan niệm trên, nội hàm của phát triển thương mại bao gồm: + Sự gia tăng về quy mô: Sự gia tăng quy mô nếu xét theo theo góc độ vi mô được hiểu là sự gia tăng về doanh thu, sản lượng tiêu thụ, số lượng nhà cung ứng. Nếu xét theo góc độ vĩ mô thì nó lại được hiểu là gia tăng về giá trị thương mại, gia tăng tổng mức lưu chuyển hàng hóa trên thị trường...Qua đố để biết được với những lợi thế sẵn có của doanh nghiệp thì sự gia tăng như vậy thì đã hợp lý chưa và có những điều chỉnh thích hơp. Tuỳ thuộc vào tình hình phát triển kinh tế xã hội của nghành mà quy mô thương mại cũng có thể tăng hay giảm. + Sự gia tăng về tốc độ: Thể hiện thông qua việc sản lượng,doanh thu của năm sau so với năm trước như thế nào. Nếu tốc độ tăng trưởng dương tức là doanh thu năm sau cao hơn năm trước và ngược lại, tốc độ tăng trưởng âm nghĩa là doanh thu đang giảm đi. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng chỉ là một trong số nhiều chỉ tiêu dùng để đánh giá tình hình hoạt động của một công ty. Để đánh giá chính xác tình hình của công ty thì nên dùng thêm nhiều chỉ tiêu khác như tình hình hoạt động chung của nghành, biến đổi của nền kinh tế, chính sách vĩ mô… + Phát triển thương mại về mặt chất lượng: Thể hiện thông qua cơ cấu mặt hàng, cơ cấu thị trường tiêu thụ của sản phẩm… Phải đánh giá được chất lượng sản phẩm có ảnh hưởng gì tới số lượng tiêu thụ sản phẩm cũng như doanh thu của công ty như thế nào, xác định vị trí của sản phẩm của công ty trong lòng khách hàng và so với đối thủ cạnh tranh. Phát triển thương mại về mặt chất lượng còn được thể hiện thông qua cách thức sử dụng các nguồn lực thương mại để phát triển thương mại sản phẩm. Số lượng và chất lượng nguồn lực được sử dụng trong thương mại có ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của sản phẩm, của ngành, của doanh nghiệp và của cả nền kinh tế. + Sự phát triển đạt được tính tối ưu và hiệu quả: Hiệu quả phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Một phương án kinh doanh sẽ được coi là tối ưu khi nó đạt được hiệu quả cao nhất, tức là chi phí bỏ ra để đạt kết quả đó là nhỏ nhất. Suy cho cùng, phát triển được coi là tối ưu và hiệu quả khi nó kết hợp hài hoà giữa các mục tiêu phát triển kinh tế - công bằng xã hội - bảo vệ môi trường và hướng tới phát triển bền vững, nghĩa là sự phát triển đáp ứng những nhu cầu của hiện tại mà không gây trở ngại cho việc đáp ứng những nhu cầu của thế hệ tương lai. - Phát triển thương mại có thể đi theo các hướng khác nhau: Phát triển thương mại theo chiều rộng có thể hiểu là gia tăng quy mô của các hoạt động đó, là dung lượng thị trường, số lượng khách hàng, thị phần chiếm lĩnh trên thị trường, số lượng hàng hoá. Phát triển thương mại về chiều rộng là những nỗ lực nhằm tăn doang số bán, tăng số lượng sản phẩm, mở rộng đối tượng khách hàng, chiếm lĩnh thị trường nhiều hơn. Phát triển thương mại theo chiều sâu có thể hiểu là chất lượng của phát triển thương mại. Chiều sâu của phát triển thương mại thể hiện qua 2 tiêu chí đánh giá đó là tốc độ phát triển và sự chuyển dịch cơ cấu của sản phẩm, từ những sản phẩm thô sang những sản phẩm tinh, từ những sản phẩm chứa nhiều lao động sang những sản phẩm chứa hàm lượng công nghệ cao, tốn nhiều chất xám, những sản phẩm đắt tiền, có giá trị lớn. Phát triển thương mại về chiều sâu là khiến cho tốc độ phát triển nhanh, ổn định hơn, cơ cấu sản phẩm chuyển dịch theo hướng hợp lý hơn, hiệu quả hơn và hướng tới phát triển bền vững.. - Giải quyết vấn đề phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp chúng ta có thể đứng trên góc độ sau: + Phát triển thị trường: Thị trường là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng chi phối việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Phát triển thị trường sàn gỗ công nghiệp là mở rộng đối tượng tiêu dùng sản phẩm, tìm kiếm thêm thị trường mới từ đó gia tăng lượng hàng hóa bán ra, thỏa mãn nhu cầu thị trường. Khi xem xét kỹ thị trường giúp các nhà quản trị ra quyết định gia tăng qui mô, thay đổi chất lượng sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu và những biến đổi của thị trường đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi mà thu nhập của con người ngày càng tăng, nhu cầu về sản phẩm sàn gỗ ngày càng tăng trong ngôi nhà hiện đại. + Phát triển sản phẩm: Sản phẩm là nhân tố có ảnh hưởng quyết định, chi phối việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Phát triển sản phẩm là đa dạng hóa chủng loại, mẫu mã. Đối với sàn gỗ công nghiệp yếu tố quan trọng nhất đó là màu sắc , vân gỗ, độ dày, khả năng chịu nước, độ trày xước của sản phẩm quyết định đến mức tiêu thụ. Từ đó đưa vào thị trường những sản phẩm đúng sở thích và yêu cầu của khách hàng. + Phát triển dịch vụ chăm sóc khách hàng: Là một dịch vụ khá quan trọng không kém gì đối với hoạt động bán hàng. Dịch vụ sau bán hàng là mục tiêu hoạt động lâu dài và hiệu quả, do đó dịch vụ chăm sóc khách hàng là một nhiệm vụ tiên quyết đối với việc kinh doanh sàn gỗ công nghiệp. Dịch vụ này nhằm tạo ra thương hiệu, uy tín đối với khách hàng, có ý nghĩa nhất định trong việc tiêu thụ sản phẩm. + Phát triển nguồn hàng: Nguồn cung sản phẩm sàn gỗ công nghiệp là yếu tố quan trọng để phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn cung sản phẩm sàn gỗ từ trong nước cũng như nước ngoài, với nhiều kiểu dáng, mẫu mã mang phong cách châu Âu, châu Á. Qua đó, công ty cũng cần xác định rõ nguồn cung với chất lượng, mẫu mã để phát triển và giữ vững thương hiệu cho công ty. + Tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động thương mại: Thông qua hệ thống luật pháp, các chính sách vĩ mô của nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi hơn cho hoạt động thương mại được dễ dàng hơn. Sự ổn định về chính trị và kinh tế vĩ mô; mức độ đầy đủ, đồng bộ và thống nhất của hệ thống pháp luật; sự ổn định, nhất quán và minh bạch của các chính sách; mức độ cải thiện các thủ tục hành chính; hiệu quả của các bộ máy tổ chức và hiệu suất làm việc của đội ngũ công chức; độ mở, tính năng động và sức cạnh tranh của nền kinh tế trong nước. Các nhân tố về cơ sở hạ tầng nói chung và cơ sở vật chất kĩ thuật thương mại: đó là hệ thống vận chuyển, kho tàng, bến bãi, hệ thống thông tin liên lạc… Hệ thống này đảm bảo việc lưu thông nhanh chóng kịp thời, đảm bảo cung cấp nguồn hàng một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian và chi phí lưu thông. Các nhân tố về kĩ thuật, công nghệ sản xuất và tiêu thụ đặc biệt quan trọng trong khả năng tiếp cận và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Hệ thống chế biến với công nghệ dây chuyền hiện đại sẽ góp phần tăng chất lượng và giá trị của sản phẩm. 1.1.3 Đặc điểm chung của thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp Nhu cầu về sử dụng sàn gỗ tại Việt Nam cho các công trình kiến trúc ngày càng nhiều và đòi hỏi thẩm mỹ cao, mà thực tế nguồn gỗ ở Việt Nam ngày càng cạn kiệt dần, trong khi hầu hết các nước trên thế giới đã đều sử dụng sàn gỗ công nghiệp trong đời sống rất nhiều. Hơn thế hầu như sàn gỗ để dùng trong xây dựng hầu như là gỗ quý, sử dụng trong thị trường Việt Nam hay bị ẩm mốc, co ngót mối mọt, chủng loại không phong phú. Trong khi đó gỗ công nghiệp đã qua xử lý rất thuận lợi cho môi trường Việt Nam, mẫu mã gỗ phong phú được thiết kế dựa trên các vân gỗ thật của tất cả các loại gỗ trên thế giới trước nhu cầu sử dụng gỗ ván lán sàn ngày càng lớn trong các căn hộ hiện đại và các khu văn phòng lớn thì sàn gỗ công nghiệp được lựa chọn là một phương án hữu hiệu và tiết kiệm chi phí. Sàn gỗ công nghiệp là một loại vật liệu mới với nhiều tính năng ưu việt hơn các loại vật liệu thông dụng dùng để lát sàn như thảm, gỗ tự nhiên, đá, gạch men, gạch bông. Với những tính năng ưu việt như bền, mẫu mã đa dạng, chống xước, chống bạc mầu, không bám bẩn, chống mối mọt và giá cả hợp lý, sàn gỗ công nghiệp đã trở thành loại vật liệu rất phổ biến dùng để lát sàn tại các nước phát triển như Mỹ và Châu Âu. Tiếp đến là các nước Châu Á và các nước trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia. Ưu điểm lớn nhất của sàn gỗ công nghiệp là giá khá rẻ, một m2 sàn gỗ công nghiệp bao gồm cả công vận chuyển, lắp đặt và phụ kiện khoảng 200 – 500 ngàn đồng. Gỗ công nghiệp được xử lý tốt về chống mối mọt, cong vênh, đảm bảo độ bóng và sự đồng đều về sản phẩm nên thuận lợi khi thi công với số lượng lớn. Ngoài ra gỗ công nghiệp còn có lợi thế độ bóng cao, nhiều màu sắc và vân đẹp để chọn lựa, sàn rất dễ sử dụng. 1.2 Nội dung và các nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của doanh nghiệp 1.2.1 Nội dung các chỉ tiêu phản ánh phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của doanh nghiệp - Chỉ tiêu về quy mô + Sản lượng(doanh số) sản phẩm trên thị trường(Q): “Sản lượng là tổng lượng hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp bán được trên thị trường”. Sản lượng tiêu thụ của sản phẩm trên thị trường tăng lên nghĩa là sản phẩm ngày càng thâm nhập sâu vào thị trường, sản phẩm đang đi nhanh vào quá trình lưu thông và tiêu dùng, đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên thị trường. + Chỉ tiêu mức khối lượng sản phẩm bán ra tuyệt đối tăng, giảm liên hoàn:  q qi  qi  1 qi-1: Khối lượng sản phẩm TBGD bán ra trong thời kỳ nghiên cứu. qi-1: Khối lượng sản phẩm bán ra của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu. + Doanh thu: Doanh thu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trên thị trường. Doanh thu của doanh nghiệp là toàn bộ số tiền sẽ thu được do tiêu thụ sản phẩm, cung cấp dịch vụ, hoạt động tài chính và các hoạt động khác của doanh nghiệp. Trong kinh tế học, doanh thu thường được xác định bằng giá bán nhân với sản lượng. Doanh thu : M = P Q Trong đó: M: doanh thu P : giá một đơn vị sản phẩm Q: sản lượng tiêu thụ + Chỉ tiêu mức doanh thu tuyệt đối tăng, giảm liên hoàn:  m M i  M i  1 Mi: Doanh thu tiêu tiêu thụ sản phẩm thời kỳ nghiên cứu. Mi-1: Doanh thu tiêu thụ của kỳ đứng trước liền kề với kỳ nghiên cứu. Các chỉ tiêu này phản ánh mức độ chênh lệch về khối lượng sản phẩm bán ra và doanh thu tiêu thụ tuyệt đối giữa các năm, để thấy được sự tăng lên hay giảm đi của quy mô thương mại sàn gỗ công nghiệp. Độ chênh lệch càng lớn thì quy mô càng tăng lên và ngược lại. - Chỉ tiêu về chất lượng + Tỷ trọng khối lượng bán ra: qn % qn  *100 q qn: Khối lượng bán ra của sản phẩm n ∑q: tổng khối lượng sản phẩm bán ra trong kỳ nghiên cứu. + Tỷ trọng doanh thu của từng sản phẩm: %M n  Mn *100 M Mn: Doanh thu tiêu thụ của sản phẩm n M: Tổng doanh thu tiêu thụ trong kỳ nghiên cứu Các chỉ tiêu trên phản ánh sự tăng lên hay giảm đi về tỷ trọng của khối lượng sản phẩm tiêu thụ, của doanh thu từng nhóm hàng trong tổng khối lượng sản phẩm và tổng doanh thu. Tỷ trọng của nhóm sản phẩm nào càng lớn thì chứng tỏ quy mô của sản phẩm đó trong tổng sản phẩm càng lớn và ngược lại. So sánh quy mô, tỷ trọng trong nhóm để thấy được sự chuyển dịch này là phù hợp hay chưa. + Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng về mặt khối lượng sản phẩm bán ra: gq  qi  qi  1 100 qi  1 gq: Tốc độ tăng trưởng về khối lượng sản phẩm bán ra + Chỉ tiêu tốc độ tăng, giảm định gốc: gm  M i  M i 1 100 M i 1 gm: tốc độ tăng trưởng của doanh thu tiêu thụ Các chỉ tiêu mức độ tăng trưởng của khối lượng sản phẩm và doanh thu giữa hai thời kỳ nghiên cứu. Các chỉ tiêu này càng cao thì càng chứng tở sự gia tăng về quy mô của doanh nghiệp càng lớn và ngược lại Qua đây chúng ta có thể tính tốc độ tăng trưởng bình quân qua các năm để thấy được sự tăng trưởng đó có ổn định, liên tục không. Đồng thời cũng thấy được sự dịch chuyển của cơ cấu sản phẩm, cơ cấu thị trường. - Chỉ tiêu hiệu quả Về phía các doanh nghiệp, để xem xét hiệu quả thương mại ta nghiên cứu lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận, lao động… + Chỉ tiêu lợi nhuận: LN = M - CP LN: Lợi nhuận M: Doanh thu CP: Chi phí + Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận: HQen  LN 100 M HQen: Tỷ suất lợi nhuận LN: Tổng lợi nhuận đạt được trong kỳ (lợi nhuận trước thuế) M: Doanh thu thuần đạt được trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh trong một thời kỳ nhất định doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận trên một đồng doanh thu bán hàng thuần. Chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng cao. Chỉ tiêu này được sử dụng để phân tích hiệu quả thương mại của các công ty. Lợi nhuận là chỉ tiêu hiệu quả, là nguồn kích thích vật chất của bất cứ hoạt động thương mại nào. Tuy nhiên, lợi nhuận không phải là tất cả, hiệu quả thương mại không chỉ có ý nghĩa là mức lợi nhuận nhiều hay ít, mặc dù trong thực tế các doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển trên cơ sở của lợi nhuận, mà còn là hiệu quả sử dụng các nguồn lực thương mại như lao động, vốn… + Hiệu quả sử dụng lao động: W M NV W: Năng suất lao động của một nhân viên kinh doanh thương mại NV : Số nhân viên kinh doanh thương mại bình quân trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh năng lực sản xuất kinh doanh của một lao động, nó được biểu hiện băng doanh thu bình quân của một lao động đạt được trong kỳ. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng lao động càng cao. 1.2.2 Các nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của doanh nghiệp - Dựa vào các quyết định chính sách, pháp luật của nhà nước Công nghiệp chế biến gỗ và thương mại lâm sản là một nghành sản xuất trong nền kinh tế quốc dân, các hoạt động của nghành vừa chịu sự điều chỉnh của luật pháp và chính sách vĩ mô, đồng thời các chính sách chuyên nghành. Những luật pháp chính sách có liên quan đến nghành chế biến và thương mại gỗ có nhiều văn bản các loại về tầm vĩ mô, vi mô. Nguyên tắc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp luôn dựa trên cơ sở pháp luật của nhà nước. Đảm bảo hoạt động kinh doanh theo đúng chính sách ban hành, không buôn bán, gian lận thương mại. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế với nhà nước cũng như các chế độ chính sách lương, lao động với công nhân viên trong doanh nghiệp. Với xuất nhập khẩu, chính phủ ban hành Nghị định số 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998, Quyết định 65/1998/QĐ-TTg ngày 24/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư 122/1999/TT-BNN PTNT ngày 27/3/1998 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm quản lý việc xuất khẩu đồ gỗ sản xuất từ rừng tự nhiên trong nước, đồng thời khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho việc nhập khẩu gỗ nguyên liệu cũng như xuất khẩu sản phẩm gỗ từ rừng trồng, gỗ nhập khẩu. Biểu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đã xây dựng các mức thuế suất cụ thể, có phân biệt đối với các sản phẩm xuất khẩu được làm từ gỗ rừng tự nhiên chịu thuế suất cao hơn sản phẩm làm từ gỗ rừng trồng. Gỗ rừng tự nhiên có mức thuế suất bình quân là 5-10%, sản phẩm từ gỗ rừng trồng thuế suất 0%. Ngoài ra, các chính sách tín dụng hỗ trợ xuất khẩu thông qua Quỹ hỗ trợ phát triển, chính sách thưởng xuất khẩu cũng là động lực thúc đẩy xuất khẩu các mặt hàng gỗ của Việt Nam. - Dựa trên các nguyên tắc của thị trường Cung cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau trên thị trường. Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa, hàng hóa nào có cầu thì mới được cung ứng sản xuất, hàng hóa tiêu thụ được nhiều(cầu lớn) thì sẽ được cung ứng nhiều và ngược lại. Đối với cung thì cũng tác động kích thích cầu, những hàng hóa được sản xuất phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng sẽ được yêu thích, bán chạy hơn, sẽ làm cho cầu của chúng tăng lên. Cung lớn hơn cầu sẽ làm cho giá giảm và ngược lại. Cung cầu cân bằng sẽ làm giá cả sản phẩm ổn định. Như vậy nếu nắm bắt được quan hệ cung-cầu về sản phẩm sẽ làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp có hiệu quả hơn. Thực tế cho thấy hiện nay cầu về sản phẩm sàn gỗ công nghiệp ngày càng tăng cao, nguyên nhân do nhiều công trình được xây dựng phục vụ cho sự nghiệp CNH – HĐH của đất nước. Hơn nữa nhu cầu về nhu cầu về gỗ ngày càng tăng trong ngôi nhà hiện đại do thu nhập, thị hiếu ngày càng cao của con người. Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữa cá thể có chung một môi trường sống đối với điều kiện nào đó mà cá thể cùng quan tâm. Trong hoạt động kinh tế, đó là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế( nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất cho mình. Cạnh tranh trong kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu. Nói cách khác, sở hữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra. Thực tế sự canh tranh luôn diễn ra trên thị trường sàn gỗ công nghiệp giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước về mẫu mã, chất lượng, giá cả cũng như dịch vụ chăm sóc khách hàng. Doanh nghiệp mà có tính cạnh tranh cao sẽ chiếm được thị phần lớn trên thị trường, thúc đẩy hoạt động mua bán sản phẩm, tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp. Cạnh tranh giữa những người bán trong trường hợp cung lớn hơn cầu sẽ dẫn đến giảm giá. Cạnh tranh giữa những người mua trong trường hợp cung nhỏ hơn cầu sẽ dẫn đến giá tăng sản phẩm tăng lên. Cạnh tranh giữa người mua và người bán trong trường hợp cung cân bằng với cầu sẽ dẫn đến giá cả ổn định. - Quan hệ lợi ích của doanh nghiệp với nhà cung ứng và khách hàng Trên thị trường Hà Nội có rất nhiều nhà phân phối sàn gỗ công nghiệp. Cung ứng nhiều chủng loại, mẫu mã của nhiều các quốc gia khác nhau trên thế giới. Nguồn cung ứng phụ thuộc các đối tác nước ngoài nên nó ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Vì thế nếu nguồn cung ứng đa dạng, kịp thời thì hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ được đảm bảo, hiệu quả hơn. Nhà cung ứng là các nhà sản xuất, các đại lý trong và ngoài nước. Lợi ích của họ là kết quả và hiệu quả thương mại. Nếu lợi ích của nhà cung ứng được đảm bảo thì họ sẽ sẵn sàng cung cấp những gì mà thị trường có nhu cầu. Ngoài ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp luôn dựa trên năng lực của mình như số vốn, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ công nhân viên để có những chiến lược kinh doanh hợp lý giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả và phát triển bền vững. Khách hàng là người tiêu dùng sản phẩm, là người mang lại doanh thu cho doanh nghiệp, đem lại nguồn thu để chi trả các khoản chi phí và nhằm đạt được một khoản lợi nhuận. Do vậy sự phát triển của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào người tiêu dùng, phụ thuộc vào thị hiếu và khả năng thanh toán của họ. Vì vậy mục tiêu lớn nhất mà doanh nghiệp hướng tới là thỏa mãn tối ưu lợi ích của khách hàng. Việc phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp luôn dựa trên thị hiếu của người tiêu dùng. Qua đó doanh nghiệp biết được khách hàng đang mong muốn gì về sản phẩm từ chất lượng cũng như mẫu mã để có những đáp ứng kịp thời, đồng thời có những chính sách giá, chính sách sản phẩm phù hợp khả năng thanh toán của khách hàng. Đáp ứng được lợi ích của khách hàng cũng chính là lợi ích của doanh nghiệp. 1.3 Ý nghĩa phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của doanh nghiệp - Đối với doanh nghiệp tham gia kinh doanh Phát triển thương mại sản phẩm giúp doanh nghiệp thu hồi được vốn nhanh, từ đó mới có cơ hội đầu tư cho quá trình tái sản xuất nhanh hơn, hiệu quả cao hơn, sẽ làm cho mối quan hệ giữa doanh nghiệp với khách hàng truyền thống ngày càng được củng cố và mật thiết hơn. Mặt khác, uy tín về sản phẩm của doanh nghiệp ngày càng được tăng lên, sẽ hấp dẫn, thu hút đối tượng khách hàng mới, góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mang lại lợi nhuận cao, mở rộng sản xuất, nâng cao đời sống cho cán bộ công nhân viên. - Đối với nền kinh tế - xã hội Đối với sự tăng trưởng kinh tế: Sản phẩm sàn gỗ công nghiệp không phải là một sản phẩm phổ biến hiện nay. Quá trình CNH – HĐH của đất nước hiện nay là một quá trình mà sản phẩm nhân tạo sẽ chiếm ưu thế dần so với những sản phẩm truyển thống vốn có. Từ đó, sàn gỗ công nghiệp sẽ xuất hiện nhiều hơn trong các công trình xây dựng và những ngôi nhà hiện đại. Vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này ngày càng nhiều, có vị trí trong thị trường, hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn, dẫn đến đóng góp vào ngân sách nhà nước ngày càng tăng. Từ đó, kích thích tăng trưởng kinh tế. Hiện nay đời sống nhân dân ngày càng nâng cao, nhiều công trình xây dựng. Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn cho khách hàng về những sản phẩm phù hợp và hiệu quả nhất cho công trình của mình. Ngoài ra đáp ứng thị hiếu ngày càng cao về sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của người tiêu dùng. Phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp thúc đẩy việc tăng trưởng khối lượng hàng hóa tiêu thụ, phát triển công nghiệp trồng rừng và quy hoạch khai thác lâm nghiệp. Khi nhu cầu ngày càng tăng, lượng hàng hóa tiêu thụ ngày càng lớn và nhanh chóng đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm sàn gỗ công nghiệp phải đáp ứng kịp thời nhu cầu đó. Để đáp ứng nhu cầu đó thì doanh nghiệp cần có một đội ngũ công nhân viên để thực hiện những khối lượng công việc. Từ đó doanh nghiệp đã giải quyết việc làm cho số lượng lớn lao động tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HUY ANH TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 2.1 Đánh giá tổng quan tình hình phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội 2.1.1 Khái quát về công ty cổ phần thương mại Huy Anh Tên Công ty: Công ty cổ phần thương mại Huy Anh Tên tiếng anh: Huy Anh trading joint stock company Trụ sở chính: Số 07b, nhà C2 liên đoàn địa chất Xạ Hiếm, xã Xuân Đỉnh, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội Mã số thuế: 0102700868 Giấy phép kinh doanh: 0103023315 Đơn vị cấp: Sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội Vốn điều lệ: 11 tỷ đồng Năm thành lập: 2008 Công ty Huy Anh thuộc loại hình công ty cổ phần kinh doanh chủ yếu trong các lĩnh vực: - Mua bán, sản xuất gỗ và các sản phẩm từ gỗ - Thi công, xây dựng và hoàn thiện các công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông thủy lợi, sản xuất và mua bán vật liệu xây dựng - Mua bán máy, thiết bị văn phòng, thiết bị nội, ngoại thất, bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng máy công nghiệp, xây dựng - Khai thác, sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng - Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh - Sản xuất, mua bán gỗ dán, gỗ lạng, ván ép và đồ gỗ xây dựng - Dịch vụ trang trí nội ngoại thất công trình: Lót ván sàn và các loại phủ sàn, tường, trần bằng gỗ Công ty có trên 20 cán bộ kỹ thuật và hơn 50 công nhân lành nghề có thâm niên trên 10 năm trong công tác thi công lắp đặt sản phẩm sàn gỗ và phào công nghiệp. Nhà máy sản xuất của công ty tại đường K1D thị trấn Cầu Diễn- Từ Liêm- Hà Nội trên diện tích 1000m3 thuộc khu công nghiệp Cầu Diễn được đầu tư đồng bộ về hạ tầng cơ sở là nơi trực tiếp sản xuất chế biến sàn gỗ, phào công nghiệp. Công ty gồm nhiều thiết bị cơ giới thi công chuyên nghành.Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, nhà máy với công suất chế biến 100m3 gỗ xẻ nguyên liệu/1ca. Sản xuất cung ứng đủ số phôi nguyên liệu cần thiết đảm bảo yêu cầu chất lượng và số lượng của đơn hàng cho nhà máy hoạt động hoàn thiện sản phẩm đáp ứng. Các sản phẩm sàn gỗ mà công ty kinh doanh bao gồm nhiều sản phẩm đến từ các nước khác nhau. Mỗi sản phẩm có nhiều kích thước, mẫu mã khác nhau. Công ty tập trung nhập khẩu và phân phối sản phẩm sàn gỗ: Kronopol, Jami, Kahn, Alpha, newsky. Thuận lợi và khó khăn của công ty trong việc kinh doanh sàn gỗ công nghiệp - Thuận lợi: + Với quan điểm xây dựng một thương hiệu sản phẩm phục vụ khách hàng uy tín nhất, tạo niềm tin cho khách hàng vào sản phẩm của công ty, và đó là cách mà bạn có thể có được doanh thu nhiều tốt nhất và lợi nhuận bền nhất. + Công việc được phân định rõ ràng trong từng công đoạn tạo cho công việc được thực hiện một cách tiến triển. + Đội ngũ nhân viên kỹ thuật tại công ty khá chuyên nghiệp, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các phòng trong công ty tạo cho doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Nhân viên văn phòng tích cực làm việc, lịch sự, hoà nhã. Không khí làm việc tại công ty rất thoải mái và ý kiến của mọi người luôn được tôn trọng. + Ban lãnh đạo công ty luôn có những chủ trương thúc đẩy nhân viên hoàn thành tốt nhiệm vụ của nhân viên, có những quan tâm tận tình tới tình hình nhân viên, tạo cho nhân viên cảm giác thân thiện. + Thương hiệu, uy tín của công ty ngày càng nâng cao trên thị trường. - Khó khăn: + Thị trường của công ty vẫn chưa được rộng và đi sâu vào các tỉnh thành khác, trên thị trường Hà Nội vẫn tập trung tiêu thụ vào quận, huyện truyền thống. + Phần nguồn vốn của doanh nghiệp được sử dụng đến 90% là vốn tự có, doanh nghiệp nên thu hút thêm các nguồn vốn khác để mở rộng quy mô kinh doanh. Khi đó hoạt động kinh doanh sẽ hiệu quả hơn đạt được lợi tức cao hơn. Sơ đồ 1: Tổ chức bộ máy của công ty cổ phần thương mại Huy Anh: Giám Đốc Giám Đốc kinh doanh Phòng kinh doanh Phòng kinh doanh cửa nhựa Phòng thương mại Đại lý trên toàn quốc Bộ phận sản xuất và lắp đặt Sưởng sản xuất Bộ phận lắp đặt Phòng tài chính kế toán Kho hàng Bộ phận quảng bá và tìm kiếm thông tin Bộ phận tư vấn thiết kế và giám sát thi công Cửa hàng giới thiệu 107 Trần Duy Hưng 228 Lê Trọng Tấn Phòng xuất nhập khẩu 84 Đường Láng 1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty cổ phần thương mại Huy Anh trên thị trường Hà Nội - Các nhân tố thuộc về thị trường Nhu cầu thị trường về sản phẩm sàn gỗ công nghiệp rất phong phú tại các vùng quận, huyện trên địa bàn Hà Nội. Đặc biệt từ năm 2008 khi mà Hà Nội được quy hoạch mở rộng thì nhu cầu sản phẩm này tiếp tục được phát triển ra các địa bàn lân cận. Những khu chung cư, đô thị, khách sạn… ngày càng xây dựng nhiều kèm theo đó nhu cầu về sàn gỗ cũng tăng theo. Đây là nhân tố có ảnh hưởng lớn nhất đến phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp. Trên thị trường hiện đã có khoảng trên 15 nhãn hiệu sàn gỗ công nghiệp khác nhau chủ yếu là hàng nhập khẩu từ châu Âu và châu Á với những tên tuổi đã trở nên quen thuộc như VOHRINGER, CLASSEN, WITEX, KRONOTEX (CHLB Đức), PERGO (Thụy Điển, Malaysia), ALSAPAN (Pháp) LASSI (Trung Quốc), GAGO (Hàn Quốc)...Trong số các loại sản phẩm thì hàng nhập khẩu trực tiếp từ CHLB Đức và Thụy Điển đang chiến thị phần lớn nhất, được người tiêu dùng ưu tích nhờ có chất lượng cao và màu sắc cũng như chủng loại phong phú. Sự cạnh tranh giữa các công ty kinh doanh sàn gỗ trên thị trường ngày càng mạnh về nguồn lực, thị trường và các dịch vụ chăm sóc khách hàng để từ đó hình thành nên giá cả của thị trường. - Các nhân tố thuộc về năng lực của nghành Ngành chế biến gỗ Việt Nam đang phát triển với tốc độ rất nhanh trong những năm gần đây, vươn lên là một trong 7 mặt hàng đem lại kim ngạch xuất khẩu hàng gỗ chế biến lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á. Hiện cả nước có khoảng 2.000 doanh nghiệp chế biến gỗ với năng lực chế biến 2,2 – 2,5 triệu mét khối gỗ tròng mỗi năm, trong đó có 450 công ty chuyên sản xuất xuất khẩu (120 công ty chuyên sản xuất hàng ngoài trời và 330 công ty sản xuất hàng nội thất). Các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ ở Việt Nam bao gồm các công ty nhà nước (374 doanh nghiệp), các công ty trách nhiệm hữu hạn và do chính sách đầu tư nước ngoài từ Singapore, Đài Loan, Malayxia, Na Uy, Trung Quốc, Thụy Điển… đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tại Việt Nam, với tổng số vốn đăng ký lên đến 105 triệu USD. Đa số các công ty sản xuất và chế biến các sản phẩm gỗ tập trung chủ yếu ở các tỉnh miền Nam (T.P Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai…), các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (Bình Định, Gia Lai, Đắc Lắc…), một số công ty, thường là các công ty sản xuất và xuất khẩu đồ gỗ mỹ nghệ, tập trung ở các tỉnh phía Bắc và khu vực đồng bằng sông Hồng như Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Tây, Vĩnh Phúc… Nhìn chung quy mô của các xí nghiệp sản xuất đồ gỗ xuất khẩu là các xí nghiệp vừa và nhỏ, sản xuất kết hợp giữa thủ công và cơ khí. Các doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng đồ gỗ công nghiệp thường có sự đầu tư mới về các trang thiết bị và công nghệ tiên tiến phục vụ sản xuất, trong khi đó đại bộ phận các doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ mỹ nghệ có hệ thống thiết bị khá lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu của các đơn hàng lớn hay các thị trường yêu cầu chất lượng cao. Khách hàng chủ đạo đối với các sản phẩm gỗ Việt Nam được xác định là nhà nhập khẩu và các nhà phân phối. Thực tế năng lực tài chính tiếp thị, nghiên cứu thị trường và phát triển sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu, nên nếu trực tiếp thiết lập các kênh phân phối, mạng lưới tiêu thụ và nghiên cứu nhu cầu phát triển của thị trường sẽ thực sự rất khó khăn đối với mỗi doanh nghiệp. Việc sử dụng những kênh phân phối hiện có và khả năng phát triển thị trường của các nhà phân phối và nhập khẩu tại các thị trường lớn và giải pháp hữu hiệu nhất để tăng sản lượng thâm nhập thị trường đồng thời tiết kiệm chi phí cho công tác tiếp thị. - Nhân tố về điều kiện tự nhiên Nhân tố biến đổi tự nhiên đang ngày càng được nhân loại quan tâm và nó ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động sản xuất kinh doanh nghành gỗ nói chung và sản phẩm sàn gỗ nói riêng. Những quốc gia có tài nguyên rừng đa dạng, phong phú sẽ là cơ hội phát triển nghành công nghiệp gỗ trong nước và là nguồn cung ứng nguyên liệu cho thị trường trong và ngoài nước. Đặc thù kinh doanh sàn gỗ công nghiệp gắn liền với thị trường xây dựng, vì vậy khi mà thời tiết không thuận lợi cho việc xây dựng công trình thì kéo theo nhu cầu về sàn gỗ cũng giảm sút. Ngược lại khi mà điều kiện tự nhiên thuận lợi thì thị trường xây dựng, bất động sản không bị ngưng trệ thì nhu cầu sàn gỗ lớn. - Nhân tố luật pháp và các chính sách vĩ mô của nhà nước Bất cứ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên thị trường đều phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp, cụ thể là các luật như Luật Thương mại, Luật doanh nghiệp, Luật đấu thầu...Riêng về kinh doanh mặt hàng đồ gỗ nói chung và sàn gỗ nói riêng thì nhà nước cũng có rất nhiều văn bản pháp luật quy định, cũng như hướng dẫn sản xuất kinh doanh. Ngày 20/4/2009 BTC ban hành Thông tư 79/TT- BTC thay cho Thông tư 59, đối với nguyên liệu nhập khẩu dùng sản xuất hàng xuất khẩu thì doanh nghiệp cứ nộp thuế GTGT, sau đó nộp đủ các loại giấy tờ cần thiết chứng minh việc nhập khẩu, việc xuất khẩu... để được hoàn lại số tiền thuế đã nộp. Chỉ riêng trong năm 2009, BTC đã thay đổi tới 4 lần về chính sách thuế xuất khẩu sản phẩm gỗ, nguyên nhân có thể do không thể xác định chính xác nguồn gốc nguyên liệu sản xuất. Cũng theo ý kiến của các doanh nghiệp, việc đánh thuế phải dựa trên cơ sở khuyến khích sản xuất, hạn chế việc xâm hại khai thác tài nguyên quốc gia. Cụ thể là cứ đánh thuế xuất khẩu đối với sản phẩm làm bằng gỗ rừng tự nhiên nhưng ngành chức năng phải có trách nhiệm xác định chính xác nguồn gốc nguyên liệu của các sản phẩm gỗ xuất khẩu. Vấn đề ở đây là nguồn gốc gỗ nguyên liệu trên thị trường Việt Nam hiện nay chưa thực sự minh bạch, dẫn đến sự khó khăn cho các cơ quan chức năng trong việc đánh giá và áp thuế đối với các mặt hàng khác nhau. Tuy nhiên, vẫn phải cần đến một sự linh hoạt trong cách ra quyết định, công văn của BTC bởi điều đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp. Khi một văn bản pháp luật liên tục bị thay đổi thì sẽ gây ra tâm lý không an toàn cho nhà đầu tư, thể hiện sự vướng mắc, không ổn định của các cơ quan ban hành pháp luật. Những năm trở lại đây, chính sách thuế của Nhà nước có sự thay đổi lớn như vậy bởi một mặt là do sự phát triển của công nghiệp gỗ Việt Nam, trở thành một trong năm mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước nhà, mặt khác, sự không minh bạch trong việc công khai nguồn gốc gỗ xuất khẩu và nhập khẩu làm cho các cơ quan chức năng khó có thể xác định được nguồn gốc chính xác của nguyên liệu gỗ. Ngoài các nhân tố về luật pháp thì các chính sách vĩ mô của nhà nước cũng ảnh hưởng tới hoạt động phát triển thương mại của các doanh nghiệp. Các chính sách vĩ mô tác động đến hoạt động thương mại mặt hàng sàn gỗ công nghiệp đó là các chính sách liên quan đến cung bao gồm chính sách thuế, chính sách thị trường, chính sách quy hoạch… các chính sách của Chính phủ trong việc hỗ trợ vốn, công nghệ và mặt bằng kinh doanh cho các doanh nghiệp ảnh hưởng lớn đến phát triển thương mại sản phẩm của doanh nghiệp. Cụ thể, có thể đưa ra ví dụ năm 2009: Thủ tướng chính phủ đã đưa ra quyết định các tổ chức, cá nhân vay vốn trung hay dài hạn ngân hàng bằng đồng Việt Nam để thực hiện đầu tư mới phát triển kinh doanh, kết cấu hạ tầng sẽ được Nhà nước hỗ trợ 4% lãi suất. 2.2 Phân tích thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội 2.2.1 Thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội trong thời gian 2009 - 2011 Bảng số 1: Kết quả tổng doanh thu giữa kế hoạch và thực hiện qua 3 năm 2009 -2011 Đơn vị tính 1.000.000 đồng Chỉ tiêu Tổng doanh Tổng doanh So sánh thực hiện/ kế hoạch STĐ Tỷ lệ % Năm thu(kế hoạch) thu( thực hiện) Năm 2009 23.000 20.456 - 2.544 - 11% Năm 2010 26.000 28.252 2.252 8,6% Năm 2011 30.000 28.867 - 1.133 - 3,8% ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán của công ty) Qua bảng kết quả tổng doanh thu giữa kế hoạch và thực hiện trên, ta thấy tổng doanh thu kế hoạch và thực hiện đều tăng qua các năm. Tổng doanh thu qua các năm đều bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh tế vĩ mô và chiến lược kinh doanh của công ty. Năm 2009 thực tiễn giảm so với kế hoạch 11% tương ứng 2.544 triệu đồng. Năm 2010 thực hiện vượt so với kế hoạch là 8,6% tương ứng 2.252 triệu đồng. Sang năm 2011 tổng doanh thu thực hiện giảm so với kế hoạch là 3,8% tương ứng 1.133 triệu đồng. - Kết quả bán hàng theo nhóm mặt hàng kinh doanh của công ty Mặt hàng sàn gỗ công nghiệp công ty kinh doanh được chia theo nhóm mặt hàng bao gồm: + Nhóm hàng KRONOPOL, nhóm hàng JAMI, nhóm hàng KAHN, nhóm hàng ALPHA, nhóm hàng NEWSKY. Bảng số 2: Kết quả doanh thu bán hàng theo mặt hàng Đơn vị tính: 1.000.000 đồng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Chênh lệch Tỷ lệ % 330 7,8% Nhóm hàng Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % Doanh thu Tỷ trọng % Chênh lệch KRONOPO L 3.056 15% 4.230 15% 4.560 15,8% 1.174 JAMI 5.210 25,5% 6.581 23,3% 5.762 20% 1.371 26,31% - 819 -12,5% KAHN 6.351 31% 5.112 18,1% 7.381 25,57% - 1.239 - 19,51% 2.269 44,4% ALPHA 3.260 16% 5.721 20,25 % 4.890 17% 2.461 75,5% - 831 -14,5% NEWSKY 2.579 12,5% 6.608 23,5% 6.274 21,63% 4.029 156% -334 -5,1% TỔNG 20.456 100% 28.252 100% 28.867 100% 7.796 38,11% 615 2,1% Tỷ lệ % 38,42% ( Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty) Biểu đồ 2: Cơ cấu tỷ trọng doanh thu của các nhóm hàng kinh doanh trong thời gian 2009 - 2011 100 90 12.50 23.50 21.63 20.25 17.00 18.10 25.57 25.50 23.30 20.00 15.50 15.00 15.80 16.00 80 70 60 31.00 50 40 30 20 10 0 NEWSKY Năm 2009 ALPHA KAHN Năm 2010 JAMI KRONOPOL Năm 2011 Qua bảng phân tích doanh thu theo nhóm hàng nhận thấy năm 2009 nhóm hàng Kahn chiếm tỷ trọng cao nhất với 31%, năm 2010 nhóm hàng Newsky chiếm tỷ trọng cao nhất với 23,5% và đến năm 2011 thì nhóm hàng Kahn chiếm tỷ trọng cao nhất với 25,57%. Năm 2010 thì doanh thu các nhóm hàng đều tăng so với năm trước, Pronopol tăng 38,42%, Jami tăng 26,31%, Alpha 75,5%, đặc biệt là nhóm hàng Newsky được công ty đưa ra thị trường vào năm 2009 thu hút được nhiều người tiêu dùng bởi kiểu dáng, mẫu mã của nó và sang năm 2010 thì doanh thu từ mặt hàng này là khá lớn tăng so với năm 2009 tăng 156%, ngoại trừ có nhóm hàng Kaln giảm 19,51%. Năm 2011 ta thấy doanh thu nhóm Alpha bị giảm mạnh nhất 14,5% so với năm 2010 và cùng với nó nhóm hàng Jami và Newsky cũng giảm tương ứng với 12,5% và 5,1% so với năm trước đó. Còn các nhóm hàng sàn gỗ khác vẫn tiếp tục tăng cụ thể Kronopol tăng 7,8%, Kaln năm 2010 sụt giảm thì đến năm 2011 tăng với 44,4%. Như vậy thị hiếu tiêu dùng theo nhóm hàng sàn gỗ công nghiệp của khách hàng qua các năm là khác nhau, nguyên dân là do sản phẩm của công ty trong các năm có sự thay đổi cả về số lượng các kiểu dáng mặt hàng cũng như chất lượng của từng mặt hàng. Ngoài việc đưa thêm nhiều mặt hàng mới ra thị trường, công ty cũng chú trọng việc nâng cao tính năng của mỗi sản phẩm nhằm tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất. Do nhu cầu về sản phẩm tiêu dùng của từng đối tượng khách hàng và khu vực thị trường nên sản phẩm sàn gỗ cho mỗi đối tượng khách hàng và thị trường này là đặc thù, nên tình hình tiêu thụ theo nhóm mặt hàng của công ty qua các năm tương đối đồng đều, không có nhóm mặt hàng nào mang tính chủ lực. - Kết quả sản lượng bán hàng theo khu vực thị trường của công ty trong 3 năm 2009- 2011 Thị trường chính tiêu thụ sàn gỗ công nghiệp của công ty là Hà Nội được chia làm nhiều tuyến làm việc trực tiếp với các đại lý. Sơ đồ 2: Phân vùng kinh doanh tại thị trường Hà Nội Phòng kinh doanh tổng hợp Tuyến1 Thanh Xuân Tuyến2 Hoàn kiếm Tuyến3 Hai Bà Trưng Tuyến4 Ba Đình Tuyến5 Hoàng Mai Tuyến6 Cầu giấy ( Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty) Bảng số 3: Kết quả sản lượng bán hàng theo khu vực thị trường Đơn vị tính: m2 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh 2010/2009 So sánh 2011/2010 Thị trường Sản lượng Tỷ trọng % Sản lượng Tỷ trọng % Sản lượng Tỷ trọng % Chênh lệch Tỷ lệ % Chênh lệch Tỷ lệ % 11.348 19,4% 18.476 22,9% 17.954 21,76% 7.128 62,8% -522 -2,82% 2. Quận Ba Đình 8.542 14,6% 11.674 14,5% 9.732 11,8% 3.132 36,67% -1.942 -16,63% 3. Quận Hai Bà Trưng 5.946 10,2% 6.750 8,36% 8.975 10,88% 804 13,52% 2.225 33% 4. Quận Cầu Giấy 7.564 13% 10.218 12,7% 10.659 14,1% 2.654 35,1% 441 4,3% 5. Quận Hoàng Mai 6.426 11% 7.567 9,4% 8.825 10,7% 1.141 17,75% 1.258 16,62% 6. Quận Thanh Xuân 9.568 16,4% 11.498 14,2% 10.967 15,7% 1.930 20,2% - 531 - 4,6% 7. Huyện Đông Anh 6.782 11,6% 7.385 9,1% 6.974 9,7% 603 8,0% - 411 - 5,6% 8. Huyện Từ Liêm 2.270 3,8% 7.152 8,84% 8.417 5,36% 4.882 215% 1265 17,7% Tổng 58446 100% 80720 100% 82.503 100% 22.274 38,11% 1.783 2,2% 1. Quận Hoàn Kiếm (Nguồn: Phòng kinh doanh của công ty) Thông qua bảng kết quả sản lượng theo khu vực thị trường ta thấy: Quận Hoàn Kiếm và quận Thanh Xuân có chiếm có sản lượng tiêu thụ cao nhất. Nguyên nhân do hai khu vực này dân cư có thu nhập khá cao và nhu cầu sử dụng sàn gỗ công nghiệp lớn. Tình hình tiêu thụ mặt hàng sàn gỗ năm 2010 so với năm 2009 có sự tăng trưởng mạnh mẽ cụ thể tại các quận huyện là: Quận Hoàn Kiếm tăng 62,8%, quận Ba Đình tăng 36,67%, quận Hai Bà Trưng tăng 13,52%, quận Cầu Giấy tăng 31,1%, quận Hoàng Mai tăng 17,75%, quận Thanh Xuân 20,2%, đặc biệt huyện Từ Liêm có mức tăng 215% so với năm trước. Nguyên nhân do công ty có những điều chỉnh phù hợp, bên cạnh đó là thị trường có nhiều biến động. Qua bảng phân tích ta thấy sản lượng tiêu thụ từ huyện Từ Liêm tăng vượt so với các quận huyện còn lại là do đây là khu vực có nhiều công trình xây dựng chung cư nhà ở nhất, đặc biệt là khu đô thị Mỹ Đình nên nhu cầu sử dụng sàn gỗ lớn. Các quận huyện còn lại có mức tăng trưởng sản lượng tương đối đồng đều do các cửa hàng của công ty ở khu vực thị trường này được đầu tư khá tốt về cơ sở hạ tầng, mở rộng thêm nhiều mẫu mã, đặc biệt tại các khu vực này kinh tế đang phát triển nên nhu cầu sàn gỗ trong các công trình xây dựng lớn. Tình hình tiêu thụ sản lượng sàn gỗ của công ty năm 2011 so với năm 2010 có sự sụt giảm của nhiều khu vực thị trường trung tâm cụ thể tại các quận huyện là: Quận Hoàn Kiếm giảm 2,82%, quận Ba Đình giảm 16,63%, quận Thanh Xuân giảm 4,6%, huyện Đông Anh giảm 5,6%. Nguyên nhân do nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, sức mua của người tiêu dùng bị giảm sút, ngoài ra trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh từ các công ty nước ngoài và sự lớn mạnh của các công ty trong nước. Bảng số 4: Kết quả hoạt động kinh doanh và tài chính trong 3 năm 2009 – 2011 Đơn vị tính 1.000.000 đồng So sánh năm So sánh năm Năm Năm Năm Năm 2010/2009 2011/2010 Tỷ lệ 2009 2010 2011 STĐ Tỷ lệ % STĐ Chỉ tiêu % 1.Tổng doanh 20.456 28.252 28.867 7.796 38,11% 615 2,1% thu 2.Tổng chi phí 15.467 20.188 21.062 4.721 30,52% 874 4,3% 4.989 8.064 7.805 3.075 61,64% - 259 - 3,2% 1,3225 1,3994 1,3705 0,0769 5,81% - 0,0289 - 2,0% 5.Tổng lợi nhuận / chi phí 0,3225 0,3994 0,3705 0,0769 23,84% - 0,0289 7,25% 6.Tổng lợi nhuận / doanh thu 0,2438 0,2854 0,2703 0,0416 17,06% - 0,0151 - 5,3% 3.Tổng lợi nhuận 4.Tổng doanh thu / chi phí ( Nguồn: Phòng tài chính kế toán trong công ty) Biểu đồ 1: Biểu thị doanh thu, chi phí và lợi nhuận của công ty từ năm 2009 – 2011 ( đơn vị: triệu đồng ) 28252000000 28867000000 30000000000 25000000000 20456000000 20188000000 21062000000 20000000000 15467000000 15000000000 8064000000 10000000000 7805000000 4989000000 5000000000 0 Tổng doanh thu Năm 2009 Tổng chi phí Tổng lợi nhuận Năm 2010 Năm 2011 - Doanh thu từ hoạt động kinh doanh của công ty được thông qua các năm là tổng số tiền thu về trong đó bao gồm cả chi phí mà công ty phải bỏ ra để kinh doanh và lợi nhuận mà công ty được hưởng. Thông qua bảng phân tích kết quả tình hình hoạt động của công ty cổ phần thương mại Huy Anh ta thấy các năm doanh thu đều tăng. Đặc biệt năm 2010 tăng so hơn năm 2009 là 38,11% tương ứng 7.796 triệu đồng còn năm 2011 tăng không đáng kể so với năm 2010 chỉ tăng có 2,1% tương ứng 615 triệu đồng. Do tình hình kinh tế 2010 có biến động nhưng chưa lớn, không ảnh hưởng nhiều đến thu nhập và nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng nên hoạt động kinh doanh các mặt hàng của công ty vẫn chưa gặp nhiều khó khăn. Các sản phẩm của công ty vẫn đảm bảo cung cấp cho các đại lý, khách hàng tại các tỉnh, thành phố trên cả nước. Sàn gỗ công nghiệp bán khá chạy cho khách hàng tư nhân bình dân. Một gia đình xây nhà trên diện tích 40m2 đất trở lên đều tính đến chuyên lát sàn bằng gỗ công nghiệp và cần dùng ít nhất khoảng 100m2, ngoài ra các một nguồn tiêu thụ mạnh nữa là các công trình xây dựng, cải tạo văn phòng làm việc, xây dựng chung cư hiện đại. Sang năm 2011 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều khó khăn như lạm phát tăng cao, ngân hàng siết chặt tín dụng, thị trường bất động sản trầm lắng đã làm cho lòng tin của người tiêu dùng suy giảm, từ đó tạo nên một bầu không khí tràn ngập sự bấp bênh, mất lòng tin và thờ ơ với hoạt động đầu tư dẫn đến ảnh hưởng nhiều đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nên doanh thu năm 2011 có mức tăng thấp hơn 2010. Ngoài ra trên thị trường xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh nên cung hàng hóa tăng còn cầu hàng hóa giảm dẫn đến hoạt động công ty gặp nhiều khó khăn. - Chi phí hoạt động kinh doanh là thể hiện bằng tổng số tiền mà công ty bỏ ra phục vụ cho quá trình sản xuất và hoạt động kinh doanh sản phẩm trên thị trường. Qua bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, ta thấy chi phí hoạt động kinh doanh của các năm đều tăng so với các năm trước. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 30,52% tương ứng 4.721 triệu đồng, năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4,3% tương ứng 874 triệu đồng. Năm 2010 tình hình hoạt động kinh doanh gặp nhiều điều kiện thuận lợi nên các mặt hàng tiêu thụ được nhiều dẫn đến vốn bán hàng tăng cùng với đó chi phí xúc tiến quảng cáo, chi phí thuê địa điểm, chi phí điện nước và giá đầu vào sản phẩm cũng tăng cao nên chi phí cao hơn so với năm 2009. Sang năm 2011 thị trường nhà đất gặp nhiều khó khăn nên khối lượng tiêu thụ giảm nên chi phí năm 2011 có mức tăng thấp hơn so với năm 2010. Nhu cầu giảm là do sự sụt giảm ở một số thị trường lớn truyền thống, cụ thể là do các doanh nghiệp xây dựng ngừng các đơn đặt hàng. Ngoài ra, ngành hàng này còn phải đối mặt với rất nhiều thách thức khác như: áp lực cạnh tranh từ các thị trường có chi phí thấp, chi phí nhiên liệu tăng, mối lo ngại về nguồn nguyên vật liệu thô và giá cả, chính sách hạn chế và thắt chặt cho vay của ngân hàng. - Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh được thể hiện bằng số tiền công ty thu được sau khi đã trừ đi toàn bộ chi phí phục vụ cho quá trình kinh doanh. Từ bảng kết quả kinh doanh, ta thấy lợi nhuận năm 2010 cao nhất, so với năm 2009 tăng 61,64% tương ứng 3.075 triệu đồng. Năm 2011 lợi nhuận bị giảm so với năm 2010 là 3,2% tương ứng 259 triệu đồng. Năm 2010 thị trường tiêu thụ sản phẩm tương đối ổn định, mặt khác công ty có các chính sách đầu tư mặt hàng hợp lý nên đáp ứng nhu cầu của khách hàng nên ký được nhiều hợp đồng công trình xây dựng có nhu cầu về gỗ. Còn sang năm 2011 lợi nhuận giảm so với năm 2010 do nên kinh tế bị lạm phát cao, thị trường bất động sàn đóng băng dẫn đến nhu cầu về gỗ giảm theo. - Đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các chỉ tiêu sau: + Tổng doanh thu trên chi phí thể hiện là với một đồng vốn mà công ty bỏ ra kinh doanh thì doanh thu sẽ thu lại được bao nhiêu. Với chỉ tiêu này năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5,81% còn năm 2011 giảm so với năm 2010 là 2%. + Tổng lợi nhuận trên chi phí thể hiện mức lợi nhuận thu được khi công ty bỏ ra một đồng vốn kinh doanh. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 23,84%, còn năm 2011 giảm so với năm 2010 là 7,2%. + Tổng lợi nhuận trên doanh thu là biểu hiện tỷ lệ mức lợi nhuận mà công ty thu từ hoạt động kinh doanh. Năm 2010 tăng so với năm 2009 là 17,06%, năm 2011 giảm so với năm 2010 là 5,3%. 2.3 Các kết luận và phát hiện về thực trạng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội 2.3.1 Những thành tựu trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội Từ khi thành lập đến nay, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp qua các năm đều không ngừng tăng lên, những khoản nộp ngân sách nhà nước và đời sống nhân viên không ngừng tăng lên. Lượng sàn gỗ nhập khẩu trực tiếp tăng cùng với khối lượng tiêu thụ trong thị trường trong nước đã chứng tỏ năng lực, uy tín và vị thế của doanh nghiệp trong thị trường tiêu thụ sàn gỗ hiện nay. Có được kết quả trên là sự cố gắng và phấn đấu không ngừng của toàn thể nhân viên trong doanh nghiệp. - Về qui mô: Công ty không ngừng bổ sung vốn kinh doanh, đào tạo cán bộ quản lý và công nhân viên giàu kinh nghiệm, cải tiến khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh. Thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp tại công ty luôn đạt được kết quả khả quan qua các năm, có xu hướng tăng mạnh mẽ về qui mô cũng như tốc độ tăng trưởng. Doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty nhìn chung là tăng so với các năm trước. Từ năm 2009 – 2011 doanh thu của công ty tăng gần 1,5 lần từ 20.456 triệu đồng đến 28.867 triệu đồng. Doanh thu năm 2010 tăng so với năm 2009 là 38,11% và doanh thu năm 2011 tăng so với năm 2010 là 2,1%. Hệ thống phân phối theo “chuỗi ” bắt đầu được hình thành và có xu hướng phát triển như một tất yếu khách quan của lý thuyết “quy mô kinh tế” trong lĩnh vực phân phối. Công ty có một văn phòng đại diện, nhiều showroon trưng bày sản phẩm sàn gỗ công nghiệp ở nhiều quận huyện trên thị trường Hà Nội. - Về chất lượng: Công ty đặc biệt quan tâm đến chính sách phát triển nguồn hàng như đa dạng hóa sản phẩm, chính sách tăng cường liên kết với các nhà cung ứng, phân phối sản phẩm góp phần giảm chi phí kinh doanh và hạ giá thành sản phẩm. Các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp không chỉ đa dạng hóa về chủng loại mà còn đa dạng về kiểu dáng, mẫu mã tăng thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Ngoài ra công ty rất chú trọng nâng cao dịch vụ lắp đặt sản phẩm để tạo dựng niềm tin, uy tín với khách hàng tiêu dùng sản phẩm của công ty. - Về hiệu quả thương mại: Trong những năm gần đây công ty hoạt động có hiệu quả góp nhiều vào ngân sách nhà nước, thu hút lượng lớn lao động góp phần giải quyết việc làm cho xã hội. Việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ làm nhu cầu về những sản phẩm nhân tạo về gỗ tăng lên hạn chế sản phẩm gỗ tự nhiên góp phần bảo vệ nguồn tài nguyên rừng, môi trường sinh thái. Ngoài ra công ty rất quan tâm đến vấn đề bảo hiểm lao động cho nhân viên toàn công ty, đáp ứng các yêu cầu về luật lao động cho nhân viên. 2.3.2 Những hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp của công ty trên thị trường Hà Nội a, Hạn chế - Do các sản phẩm sàn gỗ công nghiệp chủ yếu nhập khẩu từ các nhà sản xuất khác nhau từ nước ngoài nên chi phí là rất lớn. Giá cả của sản phẩm này phụ thuộc vào tình hình kinh tế thế giới và quốc gia của các nước sản xuất. Sự biến động về tỷ giá hối đoái cũng ảnh hưởng tới công ty. - Thị trường sản phẩm sàn gỗ vẫn chưa được phát triển rộng rãi. Hơn nữa hoạt động maketing của công ty còn kém, khách hàng mới, khu vực thị trường mới gia tăng hàng năm là chưa cao, khách hàng quen thuộc vẫn chiếm tỷ trọng lớn. - Hệ thống phân phối sản phẩm của công ty còn chưa được tốt. Công ty đã sử dụng được kênh phân phối trực tiếp và gián tiếp nhưng chưa hiệu quả. Do bán hàng qua trung gian vẫn chiếm tỷ lệ nhiều nên lợi nhuận chưa cao. - Công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về các hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng. Điều này sẽ làm ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và điều phối các hoạt động cung ứng sản phẩm cho khách hàng của công ty một cách có hiệu quả. - Trên thị trường xuất hiện nhiều sản phẩm sàn gỗ giả, nhái nhãn mác của những thương hiệu sàn gỗ uy tín, hàng nhập lậu trốn thuế… vấn chưa được ngăn chặn triệt để, không kiểm tra được gây khó khăn cho công ty. b, Nguyên nhân - Chưa chú trọng nhiều đến maketing, quảng bá sản phẩm. - Công tác nghiên cứu, phân tích dự báo tình hình biến động của thị trường hàng hóa dịch vụ để có biện pháp đối phó, thích ứng còn yếu và chưa được quan tâm. - Công ty thiếu vốn kinh doanh nên việc đầu tư cho sản xuất và mở rông thị trường còn hạn chế. Việc đầu tư vào vốn chưa thực sự được chú trọng nên hiệu quả thương mại chưa cao, chất lượng nguồn nhân lực chưa cao, kết quả sử dụng các yếu tố nguồn lực chưa hiệu quả. - Việc đầu tư vào trang thiết bị máy móc phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh và lắp đặt sản phẩm hàng năm của công ty còn thiếu và chưa hiệu quả. Đội ngũ công nhân viên thiết kế và lắp đặt sản phẩm kinh nghiệm còn hạn chế. CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI SẢN PHẨM SÀN GỖ CÔNG NGHIỆP CỦA CÔNG TY TRÊN THỊ TRƯỜNG HÀ NỘI 3.1 Quan điểm và định hướng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty giai đoạn 2012 – 2015 3.1.1 Quan điểm phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty giai đoạn 2012 – 2015 Theo chiến lược phát triển thị trường sàn gỗ, giai đoạn 2012 – 2015 là giai đoạn sẽ có nhiều công ty kinh doanh nội thất trong đó có mặt hàng sàn gỗ trong nước được thành lập. Ngoài ra cũng có nhiều công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, trong đó thị trường Hà Nội là cái đích lớn nhất để các công ty hướng tới. Cụ thể như sau: Giai đoạn 2012 – 2013: Là giai đoạn phần lớn các công ty nhỏ lẻ trong nước có thể sát nhập với nhau thành lập tổng công ty, hoặc cùng hợp tác kinh doanh, có nhiều công ty nước ngoài lớn mạnh về nguồn vốn và công nghệ kỹ thuật hiện đại sẽ thâm nhập vào thị trường trong nước nên các công ty nhỏ lẻ khó có thể đứng vững trên thị trường đã liên kết với nhau để cùng kinh doanh cùng cạnh tranh với các công ty nước ngoài. Nhu cầu sử dụng sàn gỗ trong giai đoạn này ở mức cao hơn so với trước đó. Giai đoạn 2013 – 2015: Giai đoạn này thị trường sàn gỗ sẽ mở cửa toàn bộ và chứng kiến sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các công ty với nhau. Sự tăng trưởng về sàn gỗ có thể tăng cao. Theo các chuyên gia kinh tế, dự kiến giai đoạn 2012 – 2015 nhu cầu về sàn gỗ ở thị trường Hà Nội tăng bình quân 16,4%. Các chuyên gia kinh tế cũng đưa ra nhận định về nghành hàng và thị trường: Đây là mặt hàng có thị trường lớn, khả năng cạnh trạnh và chất lượng sản phẩm đáp ứng được yêu cầu của người tiêu dùng song khó khăn cơ bản vẫn là nguồn nguyên liệu nhập khẩu và khả năng đáp ứng những đơn hàng lớn còn hạn chế. Do vậy để có thể khắc phục những hạn chế này, mặt hàng gỗ sẽ còn có thể gia tăng qui mô sản xuất cạnh trạnh trong thời gian tới. Như vậy trong tương lai, nguồn cung và nguồn cầu về sàn gỗ công nghiệp đều tăng nhanh hơn, khả năng sảy ra tính cạnh tranh mạnh mẽ giữa công ty trong nước và công ty nước ngoài. Khi đó có thể dẫn đến việc giá bán các sản phẩm sàn gỗ rẻ hơn, nhu cầu tiêu dùng lại tăng cao. Các dự án mới của công ty đi vào hoạt động, sản lượng sàn gỗ tối đa công ty có thể sản xuất và cung ứng ra thị trường là tăng trung bình qua các năm là 17,3%/năm. Do đó công ty cần phải đưa ra những chiến lược đúng đắn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa tránh tình trạng mặt hàng sàn gỗ của công ty không tiêu thụ gây nên tình trạng tồn đọng. Thị trường Hà Nội là thị trường có nhu cầu về mặt hàng sàn gỗ lớn nhất khu vực Miền Bắc, do vậy đây là thị trường rất tiềm năng của các công ty sản xuất và kinh doanh sàn gỗ. Đối với công ty cổ phần thương mại Huy Anh mặc dù thị trường này là thị trường quen thuộc có sản lượng tiêu thụ lớn nhất, tuy nhiên với mục tiêu cho tương lai với sản lượng tiêu thụ tăng lên 17,3%/ năm đòi hỏi công ty cần phải có những chính sách phù hợp để nâng cao tính cạnh tranh, giữ vững và đẩy mạnh tiêu thụ trên thị trường này. 3.1.2 Định hướng phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty giai đoạn 2012 – 2015 Cơ cấu lại nghành nghề kinh doanh cho phù hợp với chiến lược phát triển về dài hạn. Đa dạng hóa sản phẩm kinh doanh tận dụng và khai thác triệt để thế mạnh, qui mô, mạng lưới và thương hiệu. Trên cơ sở hoạt động đề ra tiếp tục tái cấu trúc lại toàn bộ hoạt động, tái cấu trúc lại công ty và khai thác nguồn vốn vay để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh. Duy trì ổn định và phát triển sản xuất kinh doanh, phấn đấu đưa doanh nghiệp đạt mục tiêu tiêu lợi nhuận tối ưu. Đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ là doanh nghiệp uy tín chất lượng, có dịch vụ khách hàng tốt nhất để đáp ứng nhu cầu thị trường tiêu dùng trong nước. Phấn đấu đem lại nhiều hơn cho khách hàng những những giá trị gia tăng sau bán hàng. Nền kinh tế Việt Nam đang phát triển sôi động trong tất cả nghành nghề và lĩnh vực. Trong xu thế phát triển đó công ty cổ phần thương mại Huy Anh cũng không nằm ngoài, tiếp tục phát triển những thành công đạt được. Mở rộng thị trường tiêu thụ và đa dạng hóa mặt hàng kinh doanh. Tiếp tục khẳng định vị trí của mình trên thị trường, phấn đấu trở thành công ty phát triển thương mại mạnh. Phấn đấu làm ăn có lãi, tăng tích lũy, bảo toàn và sử dụng hiệu quả vốn vay, sử dụng tốt lực lượng lao động. Đầu tư cải tiến trang thiết bị làm việc, thiết bị văn phòng nhằm tạo ra môi trường làm việc tốt nhất cho nhân viên. Tổ chức tốt thị trường trên từng địa bàn và xây dựng phương thức kinh doanh phù hợp trên cơ sở khai thác tiềm năng và thế mạnh sẵc có của mình. Cập nhập thông tin phản hồi của khách hàng và giải quyết nhanh chóng những phàn nàn của khách hàng Duy trì hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001 – 2000 nhằm phát triển những sản phẩm có chất lượng cao, vị thế của công ty trên thị trường. 3.2 Đề xuất nhằm phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp trên thị trường Hà Nội của công ty - Tăng cường đầu tư cho công tác thị trường và phát triển sản phẩm Nghiên cứu thị trường là khâu đầu tiên trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải tiến hành bởi đơn giản kinh doanh luôn gắn liền với thị trường và thị trường càng lớn thì khả năng tiêu thụ càng được mở rộng. Mục tiêu mà công ty hướng tới là phủ đầy, phủ dầy thị trường Hà Nội. Ngoài những thị trường truyền thống, trọng điểm thì công ty cần tập trung khai thác những thị trường mới. Nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp có thể dự báo được khả năng sản xuất và khả năng tiêu thụ một loại mặt hàng hoặc một nhóm hàng nào đó trên thị trường nhất định. Công tác nghiên cứu và dự báo cầu của sản phẩm sàn gỗ công nghiệp tuy đã được công ty quan tâm nhưng chưa tiến hành thường xuyên và chưa có hệ thống, số lượng và trình độ của cán bộ thị trường chưa cao nên kết quả tiêu thị sản phẩm tại thị trường Hà Nội chưa cao, phát triển thương mại sản phẩm này còn gặp những khó khăn. Nghiên cứu khách hàng và đối thủ cạnh tranh giúp doanh nghiệp xác định được xu hướng tiêu dùng đối với từng mặt hàng, yêu cầu chất lượng mẫu mã sản phẩm giá cả trong tương lai. Từ đó xây dựng chiến lược sản xuất kinh doanh dài hạn. Mỗi đối tượng khách hàng có nhu cầu, thị hiếu và sở thích rất khác nhau. Vậy nên doanh nghiệp cần phân loại thị trường theo thu nhập để có chính sách cung ứng sản phẩm một các hợp lý, phù hợp với từng đối tượng. - Xây dựng và quản lý hiệu quả kênh phân phối Kênh phân phối tại công ty hiện tại đang phân làm hai hệ chính là hệ thống bán buôn và hệ thống bán lẻ. Hai hệ thống này tại công ty đang hoạt động rất tốt, tuy nhiên công ty vẫn chưa chú trọng đến một phương thức tiêu thụ hàng hoá mà hiện tại đang khá phát triển đối với thị trường tiêu thụ sàn gỗ hiện nay là thực hiện các dự án. Mạng lưới phân phối trên thị trường này tuy rộng nhưng chưa sâu và phân bố không đồng đều. Hệ thống giới thiệu và bán sản phẩm chủ yếu tập trung tại các quận huyện truyền thống. Sản phẩm tới tay tiêu dùng chủ yếu qua trung gian nên giá sản phẩm sàn gỗ thương cao hơn ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Công ty cần mở rộng kênh phân phối các cấp đại lý mà thông qua các đại lý là chủ yếu để công ty có thể kiểm soát được giá cả hàng cung cấp cho khách hàng một cách phù hợp. - Nâng cao năng lực tài chính của doanh nghiệp Bất kỳ một doanh nghiệp nào muốn duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, cần không ngừng nâng cao năng lực tài chính. Đó chính là nguồn lực tài chính, nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật. Đối với công ty hoạt động kinh doanh sàn gỗ công nghiệp cũng vậy, muốn nâng cao kết quả, hiệu quả thương mại, doanh nghiệp cần chú trọng việc đầu tư vào vốn, trình độ lao động và cơ sở vật chất cho doanh nghiệp của mình. Công ty đầu tư vốn chủ yếu vào việc mua máy móc thiết bị, nguyên liệu phục vụ cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của công ty. Để nâng cao năng lực tài chính công ty cần: + Mở rộng nguồn vốn bằng cách mở rộng đa dạng hóa các kênh, các hình thức huy động vốn trong công ty. Các kênh thu hút vốn có thể là doanh nghiệp và đặc biệt từ các ngân hàng thương mại. + Minh bạch hóa các báo cáo tài chính, đảm bảo tính chân thực, chính xác các báo cáo tài chính để tạo niềm tin với các nhà đầu tư. + Xúc tiến các biện pháp thu hồi công nợ nhằm tăng vòng quay của vốn. Tập trung nguồn lực để thực hiện các dự án trọng điểm. - Chú trọng hướng tới các dịch vụ lắp đặt và dịch vụ sau bán hàng Sản phẩm sàn gỗ công nghiệp có đặc thù riêng biệt đối với các sản phẩm khác, đó là khi cung cấp sản phẩm công ty cung cấp kèm theo các dịch vụ lắp đặt và bảo hành. Muốn thu hút được nhiều khách hàng thì công ty phải không những cung cấp những thiết bị có chất lượng mà cần chủ động tạo ra những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng của mình. Dịch vụ sau bán hàng có vai trò quan trọng trong việc duy trì mối quan hệ với khách hàng của công ty. Và khi có ý kiến phản hồi từ khách hàng về chất lượng, dịch vụ lắp đặt công ty cần cử nhân viên có kỹ thuật chuyên môn cao để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. - Nâng cao chất lượng nguồn lao động Nguồn nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất đối với bất kỳ công ty nào. Chất lượng nguồn nhân sự làm công tác nghiên cứu dự đoán nhu cầu thị trường và nhân viên kinh doanh tiếp xúc trực tiếp thị trường của công ty hiện nay vẫn chưa đáp ứng tốt nhu cầu. Chính vì vậy mà công ty cần lập nên kế hoạch tuyển dụng và đào tạo nhân sự thật trình tự để mang lại hiệu quả cao nhất. Đặc biệt là đối với công tác quản lý và hoạt động kinh doanh của nhân viên tại một số cửa hàng, công ty cần lựa chọn đội ngũ nhà quản lý có năng lực tốt, có kinh nghiệm trong công tác quản lý và chịu được thách thức trước khó khăn Việc xác định nhu cầu tuyển chọn cán bộ công nhân viên dựa trên cơ sở kế hoạch nguồn nhân lực để thực hiện mục tiêu chiến lược của công ty. Việc xác định nhu cầu tuyển chọn nhân sự do kế hoạch mà ban giám đốc đề ra và việc tuyển chọn nhân sự được thông qua kiểm tra về trình độ, năng lực và khả năng đáp ứng nhu cầu công việc dưới hình thức thử việc. Đặc biết đối với nhân viên trong phòng kinh doanh, các văn phòng đại diện của công ty, phòng tư vấn thiết kế, phòng quảng bá hình ảnh và tìm kiếm thông tin, đây là lực lượng quan trọng góp phần đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm song để giải quyết tình hình thực tại công ty cần thực hiện: + Có những chính sách đãi ngộ như khen thưởng, tuyên dương đối với những lao động có thành tích, khiển trách xử phạt đối với những người lao động có hành vi xấu làm ảnh hưởng lợi ích của công ty. + Không chỉ quan tâm phát triển tri thức, khả năng, công ty cần quan tâm đến đời sống tinh thần của công nhân viên bằng cách tạo môi trường làm việc bình đẳng, tổ chức các hoạt động du lịch, thể thao, văn nghệ cho lao động nhằm thúc đẩy tinh thần làm việc, sự hiểu biết lẫn nhau của nhân viên trong công ty. + Không ngại tiếp nhận những lao động trẻ tuổi đồng thời tạo cơ hội thực tập, phát triển cho các lao động có năng lực, nâng cao khả năng, trình độ. Như vậy công ty sẽ đảm bảo cũng như phát triển nguồn lực lao động lâu dài. - Nâng cao hiệu quả của hoạt động xúc tiến thương mại Hiệu quả xúc tiến thương mại của công ty vẫn còn chưa có hiệu quả tại một số thị trường. Công ty cần có những biện pháp cụ thể để nâng cao hoạt động này như sau: + Xây dựng tốt mối quan hệ với khách hàng để nâng cao uy tín, quảng bá hình ảnh của công ty. Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng một cách rộng rãi. Công ty cần tham gia nhiều các hội chợ triển lãm hàng công nghiệp Việt Nam để quảng bá hình ảnh của công ty trên thị trường. Nên tập trung vào các điều kiện ưu đãi mà công ty mà công ty dành cho khách hàng khi ký kết hợp đồng. Làm tốt dịch vụ trong và sau bán hàng cũng là một trong những phương thức quảng cáo hữu hiệu nhất + Tăng cường khuyến mại để thúc đẩy sản lượng tiêu thụ. Để nâng cao chất lượng trong hoạt động khuyến mại sàn gỗ, công ty cần đưa ra những chính sách khuyến mại cụ thể. Ví dụ đối với những khách hàng mua hàng với những khối lượng hàng lớn thì công ty nên có mức giá triết khấu cụ thể, những mặt hàng có giá trị cao thì có mức giảm giá lớn hơn, mỗi một loại mặt hàng khác nhau, mỗi một thị trường khác nhau thì việc đưa ra khuyến mại sẽ đòi hỏi tương ứng khác nhau. + Công ty có thể sử dụng đối tượng trung gian là các công tác viên bán hàng và các trung tâm tư vấn gỗ nội thất để quảng cáo, giới thiệu cho sản phẩm của công ty và tìm kiếm thêm khách hàng mới cho mình. + Công ty nên tổ chức nhiều sự kiện tiếp xúc trực tiếp để quảng bá hình ảnh của công ty như tài trợ, xây dựng các sự kiện mang tính chất xã hội, tổ chức các diễn đàn và các công việc từ thiện. - Hoàn thiện các chính sách khai thác và tổ chức nguồn hàng Giảm áp lực cạnh tranh bằng cách tự chủ trong nguồn hàng mua, giảm thiểu mọi chi phí để chủ động định giá cho phù hợp hay cạnh tranh trên thị trường không phụ thuộc vào các đối thủ. Nâng cao chất lượng hoạt động cung ứng hàng hóa tạo uy tín và chỗ đứng trên thị trường và thu hút được lượng khách trung thành đảm bảo vị thế của công ty so với các đối thủ khác Hơn nữa nguồn hàng của công ty nhập khẩu là chủ yếu, vì vậy cần có những chính sách hợp lý để ổn định nguồn hàng, đáp ứng được nhu cầu của mọi khách hàng. Để đáp ứng được nhu cầu đó công ty cần ổn định đầu vào của mình, nên dự trữ hàng để có thể cung cấp cho khách hàng một cách tốt nhất trong mọi điều kiện. Đẩy mạnh hoạt động dự trữ nguồn hàng, công ty tính toán lượng dự trữ cho phù hợp vì lượng dự trữ kém theo đó là một khoản chi phí chứ không phải lợi nhuận. Muốn vậy công ty phải thống nhất giữa các bộ phận mua hàng, vận chuyển và kho bãi. Tất cả các bộ phận này cần phối hợp để đưa ra mức dự trữ an toàn, đảm bảo không thiếu trong cung ứng với khách hàng. Công ty cũng có đưa các nhân viên phụ trách hoạt động cung ứng sản phẩm tham gia khóa đào tạo ngắn hạn về quản lý và kiểm soát dự trữ cung cấp cho nhân viên những kỹ năng và kiến thức cần thiết. Công ty nên chủ động tìm nguồn hàng mua trong nước có thể thay thế được những nguồn hàng nước ngoài. Việc này vừa giảm được chi phí, thời gian và giảm những biến động bất lợi từ thị trường hàng hóa nhập khẩu. - Tăng cường các biện pháp cạnh tranh về giá về khoa học công nghệ của công ty đề ra + Chính sách giá: Nguyên tắc luôn tạo ra mức giá hấp dẫn để đáp ứng mong đợi của tất cả khách hàng và phù hợp cho tất cả mọi người. Hiện nay nguồn hàng sàn gỗ công nghiệp chủ yếu là nhập khẩu vì vậy công ty luôn tìm tòi sáng tạo trong nghiên cứu, cố gắng tìm đầu vào thật tốt thì đầu ra là những sản phẩm mang chất lượng quốc tế, sẽ giảm được chi phí và tăng lợi nhuận. Công ty cũng xác định khâu phân phối sản phẩm, vận chuyển là khâu đem lại giá trị lợi nhuận thặng dư lớn, phần giá trị gia tăng cao nên cần chú trọng hơn nữa + Chính sách về khoa học công nghệ: Đầu tư trang thiết bị sản xuất và lắp đặt hiện đại. Công ty tuân thủ nguyên tắc liên tục cải tiến khoa học công nghệ, nhóm nghiên cứu và phát triển của công ty không ngừng đổi mới để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng và tạo ra sản phẩm của tương lai. Công ty cần nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường, trên cơ sở nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới phù hợp. 3.3 Các kiến nghị với cơ quan nhà nước Phát triển thương mại sàn gỗ sẽ góp phần đáng kể vào thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển bền vững. Vì vậy khóa luận đưa ra một số kiến nghị với nhà nước nhằm phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ công nghiệp: - Công tác xây dựng cơ chế cơ chế, chính sách, tạo môi trường pháp lý, môi trường cạnh tranh lành mạnh Các cơ quan nhà nước hoàn thiện môi trường pháp lý nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, tạo sự cạnh tranh bình đẳng cho các công ty. Cơ quan nhà nước cần ra soát hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo điều kiện cho các công ty hoạt động. Đồng thời nhà nước có những quy định, cụ thể, rõ ràng chính xác để các doanh nghiệp có thể nắm bắt và thực hiện được. Nhà nước cần tăng cường các biện pháp kiểm soát các cơ sở sản xuất cũng như nguồn cung từ bên ngoài vào thị trường Việt Nam, có quy định về chất lượng sản phẩm, nghĩa vụ nộp thuế, hình thức nhập khẩu, tránh được hàng giả, hàng kém chất lượng không đúng nhu cầu của người tiêu dùng và xã hội. Các cơ quan quản lý nghiên cứu điều chỉnh cơ chế chính sách ưu đãi, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chiến lược nghiên cứu thị trường, mở rộng quy mô, hỗ trợ công ty trong việc hiện đại hóa khoa học công nghệ nâng cao năng lực kinh doanh, cải thiện được mọi mặt của công ty phát triển hệ thống kinh doanh, giúp công ty từng bước xây dựng thương hiệu sản phẩm - Hỗ trợ về vốn cho công ty nhằm tăng cường nguồn tài chính để phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ Vồn là nguồn lực rất cần thiết để duy trì hoạt động kinh doanh của bất kỳ công ty nào. Hiện nay các công ty sản phẩm sàn gỗ công nghiệp đang thiếu vốn đầu tư để mở rộng quy mô, nâng cao hình thức kinh doanh, nghiên cứu thị trường, chưa có nhiều hình thức khuyến mại, xúc tiến thương mại để tiếp cận gần hơn với khách hàng. Nhà nước cần tạo điều kiện thuận lợi cho công ty tiếp cận được nguồn vay dài hạn cho đầu tư phát triển, đồng thời có biện pháp giảm thuế, giãn nợ cho công ty. Nhà nước cần xúc tiến thương mại, kêu gọi đầu tư thông qua các hội thảo, hội chợ triển lãm tạo điều kiện thuận lợi cho công ty hoạt động. - Chính sách hỗ trợ về công tác khoa học công nghệ Khuyến khích cho các công ty xây dựng thương hiệu hoàn thiện và phát triển hệ thống tiêu thụ, xem xét chất lượng sản phẩm khi nhập hàng. Khuyến khích sự dụng khoa học vào quá trình kinh doanh, nhằm mở rông thị trường và nâng cao được hiệu quả kinh doanh. Công ty ngày càng tiến gần đến khoa học công nghệ hiện đại để dễ dàng quản lý hơn, đồng bộ từ trên xuống dưới, đảm bảo được tiến trình công việc triển khai thực hiện một số biện pháp cụ thể nhằm phát triển thị trường khoa học công nghệ. - Chính sách về tổ chức quản lý phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ trên thị trường Hà Nội Các cơ quan nhà nước thống nhất quản lý nghành về chất lượng sản phẩm sàn gỗ, thống nhất ban hành tiêu chuẩn để thuận lợi cho việc quản lý các cơ sở quan lý kinh doanh, cũng như kinh doanh sản phẩm này. Công ty cần phải nắm rõ tiêu chuẩn sản phẩm để sản xuất hay nhập về những sản phẩm tốt đảm bảo được nhu cầu của người tiêu dùng. Nhà nước nên có kế hoạch xây dựng và cải tạo cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho hoạt động cung ứng hàng hóa vốn đã xuống cấp và còn nhiều yếu kém như: đường xá, cầu cống, bến cảng… để tạo cơ sở tiền đề kích thích hoạt động cung ứng hàng sản phẩm sàn gỗ rất nhiều tiềm năng phát triển trong nước. Từ đó kích thích sự tăng trưởng của các hoạt động kinh tế, thương mại, xuất nhập khẩu trong nước phát triển. 3.4 Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu - Trên đây do sự giới hạn về số liệu và thời gian nghiên cứu nên đề tài chỉ tập trung nghiên cứu việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ trên thị trường Hà Nội. Vậy trong tương lai chúng ta cần nghiên cứu việc phát triển thương mại sản phẩm sàn gỗ trên thị trường rộng lớn đó là tỉnh, thành phố lớn có tiềm năng phát triển mặt hàng sàn gỗ này. Cần tiếp tục nghiên cứu những nhóm giải pháp đa dạng, thiết thực hơn nữa để có thể vận dụng phát triển thương mại mặt hàng này. - Cần tiếp tục nghiên cứu áp dụng thành tựu khoa học công nghệ trong sản xuất, vận chuyển nhằm giảm chi phí, giá thành sản phẩm. - Cần tiếp tục nghiên cứu phát triển sản phẩm sàn gỗ đa dạng hơn nữa về chủng loại cũng như mẫu mã. Phát triển đa dạng hình thức kênh phân phối gắn liền với từng thị trường. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TS. Ngô Xuân Bình, TS. Thân Danh Phúc, PGS.TS. Hà Văn Sự - 2002- Đề cương bài giảng kinh tế thương mại đại cương - Đại học Thương Mại. 2. GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS Hoàng Đức Thân – 2003 – Giáo trình kinh tế thương mại – NXB Thống kê. 3. PGS.TS. Phạm Công Đoàn, TS. Nguyễn Cảnh Lịch -2004 – Giáo trình kinh tế doanh nghiệp thương mại –NXB Thống Kê. 4. TS. Thân Danh Phúc, PGS.TS. Hà Văn Sự - 2006 - Bài giảng quản lý Nhà nước về thương mại – Đại học Thương mại. 5. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần thương mại Huy Anh năm 2009, năm 2010, năm 2011. 6. Tạp chí thương mại 7. Một số website: - www.chogo.vn - www.ebook.edu.vn - www.goviet.com.vn - www.noithatdogo.net - www.sangohuyanh.com.vn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.