Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái

pdf
Số trang Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 71 Cỡ tệp Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 2 MB Lượt tải Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 2 Lượt đọc Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái 62
Đánh giá Khóa luận tốt nghiệp: Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái
4.9 ( 21 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 71 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- SIN VĂN HƯNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC LUỒNG THU NHẬP, CHI TIÊU VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Thái Nguyên – 2019 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- SIN VĂN HƯNG Tên đề tài: PHÂN TÍCH CÁC LUỒNG THU NHẬP, CHI TIÊU VÀ XÁC ĐỊNH NHU CẦU VỐN VAY CỦA CÁC HỘ TRỒNG QUẾ TẠI HUYỆN VĂN YÊN, TỈNH YÊN BÁI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Nghiên cứu Chuyên ngành : Kinh tế nông nghiệp Lớp : K46 – KTNN – N02 Khoa : Kinh tế & PTNT Khóa học : 2014 – 2018 Giảng viên hướng dẫn : TS. Đỗ Xuân Luận Thái Nguyên - 2019 i LỜI CẢM ƠN Được sự đồng ý của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khóa Kinh tế phát triển nông nghiệp, cô giáo hướng dẫn và sự nhất trí của UBND huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái, em thực hiện nghiên cứu đề tài " Trong quá trình thực hiện đề tài, em đã nhận được sự quan tâm của nhà trường, Khoa Kinh tế nông nghiệp, cô giáo hướng dẫn, UBND Huyện Văn Yên, bà con nhân dân trong huyện nhất là đối với những gia đình trồng Quế, bạn bè và gia đình. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Quỹ phát triển khoa học và công nghệ Quốc gia (NAFOSTED) trong đề tài mã số 502.01-2016.12” Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban giám hiệu nhà trường, Khoa Kinh tế nông nghiệp đã tạo điều kiện thuận lợi giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Đỗ Xuân Luận cùng với UBND huyện Văn Yên đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, giúp đỡ em trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể lớp K46 Kinh tế nông nghiệp đã quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập, rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. Một lần nữa, em xin kính chúc toàn thể thầy, cô giáo khoa Kinh tế nông nghiệp sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt. Chúc toàn thể cán bộ trong huyện Văn Yên công tác tốt, chúc các bạn sinh viên mạnh khỏe học tập tốt và thành công trong cuộc sống ! Thái Nguyên, ngày thán Sinh viên Sin Văn Hưng năm 2018 ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 4.1. Diện tích trồng quế Huyện Văn Yên giai 2015 - 2017................... 34 Bảng 4.2. Tình hình đầu tư chi phí cho sản xuất Quế trong các hộ điều tra ....... 36 Bảng 4.3. Thu tỉa lần 1 (1 ha).......................................................................... 38 Bảng 4.4. Thu tỉa lần 2 (1 ha).......................................................................... 38 Bảng 4.5. Thu tỉa lần 3 (1 ha).......................................................................... 39 Bảng 4.6. Thu tỉa lần 3 (1 ha).......................................................................... 40 Bảng 4.7. Các khoản thu nhập của các hộ trồng quế trong năm 2018............ 40 Bảng 4.8. Các khoản chi tiêu của các hộ trồng quế (được tính bình quân trên tổng số nhân khẩu của 30 hộ điều tra) ............................................................ 42 Bảng 4.9 Thông tin chung của các hộ điều tra. ............................................... 44 Bảng .4.10. Mục đích vay vốn của các hộ khảo sát ....................................... 45 Bảng 4.11. Mức vay của các hộ khảo sát tại huyện Văn Yên......................... 46 Bảng 4.12. Nguồn vay vốn.............................................................................. 47 Bảng: 4. 13. Biện pháp ứng phó của hộ dân khi mất cân đối chi tiêu ............ 48 iii MỤC LỤC PHẦN I. MỞ ĐẦU ........................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết.............................................................................................. 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu................................................................................... 2 1.3. Ý nghĩa của đề tà ........................................................................................ 3 1.4. Chức năng của sinh viên tại cơ sở thực tập................................................ 3 1.4.1. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập .............................................. 3 PHẦN II. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ................................................................. 4 2.1. Cơ sở lý luận .............................................................................................. 4 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập. ................................. 4 2.1.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế của sản xuất quế .............. 8 2.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 10 2.2.1. Tổng quan về cây Quế........................................................................... 10 2.2.2. Thu nhập và các luồng thu nhập của nông hộ từ trồng quế tại huyện Văn Yên - tỉnh Yên Bái. .................................................................................. 13 2.2.3. Cách thức tiếp cận nguồn vốn vay ( hay còn gọi là tín dụng) .............. 19 PHẦN III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 23 3.1. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu.................................................... 23 3.1.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................... 23 3.1.2. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 23 3.2. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu ..................................................... 23 3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu ...................................................... 23 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 23 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 28 4.1. Khái quát về địa bàn thực tập ................................................................... 28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội ......................................................... 28 4.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu. ............................................................ 25 3.3.1. Các chỉ tiêu kinh tế................................................................................ 25 4.3.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất quế. ..................................... 26 iv 4.3.3. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả sử dụng vốn vay ................................ 27 4.4. Tình hình chung về sản xuất quế tại Văn Yên ......................................... 33 4.5. Chi phí sản xuất Quế trên địa bàn Huyện Văn Yên ................................. 35 4.6. Các khoảnthu nhậpcủa các hộ trồng quế................................................. 37 4.7. Tổng chi phí và nguồn thu từ cây Quế ..................................................... 39 4.5. Thu nhập và chi tiêu của các hộ trồng quế trong một năm (tính trung bình 30 hộ trồng quế) .............................................................................................. 40 4.7.1. Nhu cầu và mục đích vay vốn của các hộ trồng quế............................ 44 4.7.2. Nguồn vay vốn, lãi xuất và kỳ hạn........................................................ 47 4.7.3. Rào cản của ngân hàng tín dụng với hộtrồng quế . .................................. 49 4.8.Giải pháp phát triển trồng Quế tại huyện Văn Yên tỉnh Yên Bái ............. 49 4.8.1. Giải pháp tăng cường tiếp cận các nguồn vốn và sử dụng hiệu quả nguồn vốn góp phần phát triển cây Quế nói riêng và phát triển kinh tế nông hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái. ................................................... 49 4.8.2. Mở rộng quy hoạch vùng trồng nguyên liệu ......................................... 51 4.8.3. Tăng cường khả năng ứng dụng khoa học công nghệ .......................... 52 4.8.4. Về công tác khuyến nông ...................................................................... 52 4.8.5. Tăng cường khối liên kết ngành tại địa phương .................................. 55 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................ 56 5.1. Kết luận .................................................................................................... 56 5.2. Kiến nghị .................................................................................................. 57 5.2.1. Đối với ngân hàng ................................................................................. 57 5.2.2. Đối với chính quyền địa phương........................................................... 57 5.2.3. Đối với các nông hộ .............................................................................. 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61 1 PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết Trong những năm gần đây, Việt Nam được biết đến rộng rãi trên thế giới nhờ sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng đặc trưng của miền nhiệt đới nóng ẩm. Một trong số những mặt hàng đặc trưng ấy phải kể đến mặt hàng quế. Từ xa xưa, cây quế đã được xem là một lễ quý giá được mang đi tiến cống và dâng lên các bậc vua chúa phong kiến. Trong dân gian, quế được coi là một trong bốn "tứ đại thuốc quý" là "sâm - nhung - quế - phụ". Cho đến ngày nay, quế vẫn giữ nguyên được giá trị đa công dụng của nó, nhu cầu mặt hàng này trên thế giới ngày càng tăng. Từ đó, quế đã trở thành một mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao hơn hẳn so với một số sản phẩm nông - lâm nghiệp khác. Quế là một loại cây đặc biệt bởi nó chỉ có thể sinh trưởng và phát triển trong một điều kiện thổ nhưỡng và khí hậu nhất định. Không phải đất nước nào, vùng đấy nào có nhu cầu là có thể trồng loại cây này. Vậy nên, những đất nước có điều kiện tự nhiên phù hợp với sự sinh trưởng của cây quế có thể nói là có lợi thể tuyệt đối về sản phẩm này so với các nước khác. Do đó giá cả mặt hàng quế rất cao và hiệu quả của ngành sản xuất chế biến quế cao hơn rất nhiều so với các sản phẩm khác cùng ngành. Cây quế Việt Nam được trồng tập trung ở các vùng như Văn Yên (Yên Bái), Trà My - Trà Bông (Quảng Nam), Thường Xuân (Thanh Hóa), Quảng Lâm (Quảng Ninh) với số lượng chủ yếu thuộc về vùng Văn Yên của tỉnh Yên Bái. Từ rất lâu huyện Văn Yên đã nổi tiếng với các sản phẩm từ cây quế vỏ trên thị trường trong và ngoài nước, thu nhập từ trồng và khai thác cây quế đã trở thành một nhân tố quan trọng giúp thay đổi cuộc sống của những người dân nơi đây, đặc biệt là đồng bào dân tộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa của địa phương. Tuy nhiên, trên thực tế quy mô sản xuất quế còn manh mún nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm thấp, chưa phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa 2 phương, điều kiên sản xuất gặp nhiều khó khăn, thiếu vốn đầu tư, trình độ sản xuất và nhận thức còn thấp nên việc tiếp cận các chính sách cho vay vốn để mở rộng diện tích sản xuất cũng như áp dụng khoa học kỹ thuật (KHKT) vào sản xuất còn hạn chế. Trên địa bàn huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái hoạt động của các tín dụng đã và đang phát triển như tổ chức tín dụng như Ngân hàng nông nghiệp, Ngân hàng Chính sách xã hội, Ngân hàng thương mại và một số tín dụng khác. Nhưng để tiếp cận được vốn tín dụng là một vấn đề khó khăn và được người nông dân quan tâm nhiều nhất trong thời gian qua. Nguyên nhân vì đâu người dân chưa thể tiếp cận được với các hoạt động của tổ chức tín dụng này đang là một câu hỏi lớn đặt ra. Do đó, phải đề ra được các biện pháp để giải quyết được vấn đề nhằm giúp người dân tiếp cận các khoản vốn vay, áp dụng KHKT nâng cao hiệu quả sản xuất, mở rộng diện tích cây trồng, từng bước cải thiện đời sống người dân. Nhưng vấn đề đặt ra là họ hoạt động như thế nào? Vai trò, nhiệm vụ, chức năng của họ như thế nào? Kết quả thực hiện nhiệm vụ vai trò chức năng của họ trong hỗ trợ các hộ trồng quế tiếp cận các khoản vốn vay đạt được chưa?. Xuất phát từ thực tế trên, em lựa chọn tên đề tài: “Phân tích các luồng thu nhập, chi tiêu và xác định nhu cầu vốn vay của các hộ trồng quế tại huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái” làm đề tài nghiên cứu khóa luận của mình. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu - Xác định các luồng thu nhập và chi tiêu của hộ trồng quế - Xác định nhu cầu vốn, khả năng hoàn trả vốn và rào cản khi vay vốn của các hộ trồng quế. - Đề xuất các can thiệp chính sách nhằm tăng cường tiếp cận vốn vay và tăng cường khả năng ứng phó với vấn đề mất cân đối thu chi của hộ. 3 1.3. Ý nghĩa của đề tà - Đánh giá được luồng thu nhập, chi tiêu và cách ứng phó khi của người trồng quế mất cân đối chi tiêu. - Đánh giá được nhu cầu vốn, khả năng hoàn trả vốn và rào cản khi người dân tiếp tín dụng. - Đưa ra được các giải pháp để người dân tiếp cận được vốn vay để tăng khả năng đầu tư sản xuất. 1.4. Chức năng của sinh viên tại cơ sở thực tập 1.4.1. Nhiệm vụ của sinh viên tại cơ sở thực tập - Thực hiện tốt quy chế nội quy giờ giấc làm việc tại cơ sở thực tập. - Làm việc, tham gia, quan sát hoạt động công tác của cán bộ chuyên môn. - Làm việc như một cán bộ thực thụ, đúng giờ giấc, nghiêm chỉnh, hoàn thành tốt công việc được giao. - Tham gia hoạt động xã hội, lao động công ích, tình nguyện. - Chủ động tiếp cận công việc và sẵn sàng hỗ trợ người hướng dẫn thực tập để có thể hoàn thành các công việc chung, tự khẳng định năng lực của bản thân. 4 PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở lý luận 2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến nội dung thực tập. * Khái niệm nông dân: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, trong đó tư liệu sản xuất chính là đất đai [4]. * Khái niệm hộ nông dân: Hộ nông dân là những hộ gia đình chủ yếu hoạt động trong nông nghiệp và một số nghề phi nông nghiệp ở nông thôn nhưng khó phân biệt với các hoạt động liên quan đến nông nghiệp và không liên quân đến công nghiệp, chủ yếu sử dụng lao động gia đình [4]. * Khái niệm vốn: Vốn là nguồn lực hạn chế đối với các ngành kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng. Vốn sản xuất vận động không ngừng từ phạm vi sản xuất sang phạm vi lưu thông và trở về sản xuất. Hình thức của vốn sản xuất cũng thay đổi từ hình thức tiền tệ sang hình thức tư liệu sản xuất và tiền lương cho nhân công đến sản phẩm hàng hoá và trở lại hình thức tiền tệ v.v. Như vậy vốn sản xuất trong nông nghiệp là biểu hiện bằng tiền của tư liệu lao động và đối tượng lao động được sử dụng vào sản xuất nông nghiệp [12] * Khái niệm về thu nhập: Thu nhập là khoản của cải thường được tính thành tiền mà một cá nhân, doanh nghiệp hoặc một nền kinh tế nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập có thể gồm các khoản như tiền lương, tiền công, tiền cho thuê tài sản, lợi nhuận kinh doanh.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.