Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội

docx
Số trang Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội 104 Cỡ tệp Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội 97 KB Lượt tải Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội 0 Lượt đọc Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội 1
Đánh giá Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN tại PGD Lò Đúc- chi nhánh Ngân hàng Việt Nam thương tín Vietbank tại Hà Nội
4.1 ( 14 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) là một loại hình doanh nghiệp không những thích hợp đối với nền kinh tế của những nước công nghiệp phát triển mà còn đặc biệt thích hợp với nền kinh tế của những nước đang phát triển. Ở nước ta trước đây, việc phát triển các DNVVN cũng đã được quan tâm, song chỉ từ khi có đường lối đổi mới kinh tế do Đảng cộng sản Việt Nam khởi xướng thì các doanh nghiệp này mới thực sự phát triển nhanh cả về số và chất lượng. Trong điều kiện của những bước đi ban đầu thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, có thể khẳng định việc đẩy mạnh phát triển DNVVN là bước đi hợp quy luật đối với nước ta. DNVVN là công cụ góp phần khai thác toàn diện mọi nguồn lực kinh tế đặc biệt là những nguồn tiềm tàng sẵn có ở mỗi người, mỗi miền đất nước. Các DNVVN ngày càng khẳng định vai trò to lớn của mình trong việc giải quyết các mối quan hệ mà quốc gia nào cũng phải quan tâm chú ý đến đó là: Tăng trưởng kinh tế - giải quyết việc làm. Nhưng để thúc đẩy phát triển DNVVN ở nước ta đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các khó khăn mà các doanh nghiệp này đang gặp phải liên quan đến nhiều vấn đề. Trong đó khó khăn lớn nhất, cơ bản nhất, phổ biến nhất đó là thiếu vốn sản xuất và đổi mới công nghệ. Vậy DNVVN phải tìm vốn ở đâu trong điều kiện thị trường vốn ở Việt Nam chưa phát triển và bản thân các doanh nghiệp này khó đáp ứng đủ điều kiện tham gia, chúng ta cũng chưa có chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp này một các hợp lý. Vì vậy phải giải quyết khó khăn về vốn cho các DNVVN đã và đang là một vấn đề cấp bách mà Đảng, Nhà nước, bản thân các doanh nghiệp và các tổ chức tín dụng cùng phải quan tâm giải quyết. Thực tế hiện nay cho thấy nguồn vốn tín dụng ngân hàng đầu tư cho phát triển DNVVN còn rất hạn chế vì các DNVVN khó đáp ứng đầy đủ điều kiện vay vốn ngân hàng và khi tiếp cận nguồn vốn tín dụng thì các doanh nghiệp lại 1 sử dụng vốn chưa hợp lý và hiệu quả. Vì thế việc tìm ra giải pháp nhằm mở rộng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN đang là một vấn đề bức xúc hiện nay của các NHTM. Xuất phát từ quan điểm đó và thực trạng hoạt động của các DNVVN hiện nay, sau một thời gian thực tập tại Chi nhánh NHCT Đông Anh em đã chọn đề tài : “GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI PGD LÒ ĐÚC- CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK) TẠI HÀ NỘI” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu những vấn đề cơ bản về DNVVN và hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNVVN để hiểu rõ những điểm mạnh, điểm yếu, vai trò, vị trí của DNVVN trong nền kinh tế; vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển DNVVN. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cụ thể mối quan hệ tín dụng giữa Chi nhánh NHCT Đông Anh với các DNVVN, thấy được thực trạng của hoạt động này, từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần mở rộng tín dụng cho các DNVVN của PGD Lò Đúc . 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thực trạng hoạt động tín dụng đối với các DNVVN tại PGD Lò Đúc trong 3 quý đầu năm 2010. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, khóa luận đã sử dụng kết hợp một số phương pháp nghiên cứu khoa học để phân tích lý luận và thực tiễn như: Phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, phương pháp phân tích hoạt động kinh tế, phương pháp tổng hợp thống kê… 5. Kết cấu của đề tài Khóa luận gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung và phần kết luận. Trong đó, phần nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Lý luận chung về doanh nghiệp vừa và nhỏ và tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. 2 Chương 2: Thực trạng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lò Đúc - Chi nhánh Hà Nội , Ngân hàng Việt Nam Thuơng Tín. Chương 3: Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng hoạt động tín dụng đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại PGD Lò Đúc - Chi nhánh Hà Nội , Ngân hàng Việt Nam Thuơng Tín. 3 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ VÀ TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.1.1. Khái niệm a. Khái niệm doanh nghiệp Theo khoản 1 điều 4 của Luật Doanh nghiệp năm 2005 quy định thì: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. b. Khái niệm DNVVN Ở Việt Nam, do chưa có tiêu chí xác định cụ thể đâu là doanh nghiệp nhỏ đâu là doanh nghiệp vừa nên một số cơ quan Nhà nước, một số tổ chức hỗ trợ đã chủ động đưa ra các tiêu chí quy định DNVVN để phục vụ cho công tác của mình như: - NHCT Việt Nam quy định: là doanh nghiệp có dưới 500 lao động, vốn cố định < 10 tỷ, vốn lưu động < 8 tỷ, doanh thu tháng < 20 tỷ đồng. - Liên Bộ Lao động và Tài chính: Lao động thường xuyên < 100 người, doanh thu năm < 10 tỷ, vốn pháp định < 1 tỷ đồng. - Dự án VIE/US/95/004 Hỗ trợ DNVVN ở Việt Nam: Lao động < 200 người, vốn đăng kí < 0.4 triệu USD (5 tỷ VND). Ngày 23/11/2001, Chính phủ đã ban hành nghị định số 90/2001/NĐ - CP về trợ giúp phát triển DNVVN. Theo nghị định này: doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở sản xuất, kinh doanh độc lập, đã đăng kí kinh doanh theo pháp luật hiện hành, có vốn đăng ký không quá 10 tỷ đồng hoặc số lao động trung bình hàng năm không quá 300 người. Căn cứ vào tình hình kinh tế – xã hội cụ thể của ngành, địa phương, trong quá trình thực hiện các biện pháp, chương trình 4 trợ giúp có thể linh hoạt áp dụng đồng thời cả hai tiêu chí vốn và lao động hoặc một trong hai tiêu chí nói trên. Đây là văn bản pháp luật đầu tiên chính thức quy định về DNVVN. Ý nghĩa nổi bật nhất của nghị định này là đã tạo nên khung pháp lý cho việc trợ giúp phát triển DNVVN ở nước ta. Theo nghị định 56/2009/NĐ-CP thì doanh nghiệp nhỏ và vừa là cơ sở kinh doanh đã đăng ký kinh doanh theo quy định pháp luật, được chia thành ba cấp: siêu nhỏ, nhỏ, vừa theo quy mô tổng nguồn vốn (tổng nguồn vốn tương đương tổng tài sản được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp) hoặc số lao động bình quân năm (tổng nguồn vốn là tiêu chí ưu tiên), cụ thể như sau: Quy mô Doanh nghiệp siêu nhỏ Số lao động Khu vực Doanh nghiệp nhỏ Tổng nguồn vốn Số lao động Doanh nghiệp vừa Tổng nguồn vốn Số lao động I. Nông, lâm nghiệp và thủy sản 10 người trở xuống 20 tỷ đồng từ trên 10 trở xuống người đến 200 người từ trên 20 tỷ từ trên 200 đồng đến người đến 100 tỷ đồng 300 người II. Công nghiệp và xây dựng 10 người trở xuống 20 tỷ đồng từ trên 10 trở xuống người đến 200 người từ trên 20 tỷ từ trên 200 đồng đến người đến 100 tỷ đồng 300 người III. Thương mại và dịch vụ 10 người trở xuống 10 tỷ đồng từ trên 10 trở xuống người đến 50 người từ trên 10 tỷ từ trên 50 đồng đến 50 người đến tỷ đồng 100 người Ngoài ra, DNVVN là một loại hình doanh nghiệp nên nó mang đầy đủ đặc điểm của một doanh nghiệp. Ngoài ra DNVVN còn có một số đặc điểm riêng. 5 a. Đặc điểm tạo nên những ưu thế cho DNVVN - DNVVN có thể hoạt động mà không cần phải đòi hỏi một lượng vốn lớn. Thêm vào đó lĩnh vực sản xuất kinh doanh thường hướng tới phục vụ trực tiếp đời sống xã hội, chủ yếu nhằm vào những sản phẩm có sức mua cao, nên có thể huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còn tiềm ẩn trong dân do đó các DNVVN có khả năng đầu tư rất đa dạng và linh hoạt. Hơn nữa chu kì sản xuất kinh doanh ngắn, diễn biến theo mùa nên tốc độ quay vòng vốn nhanh, từ đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. - Cơ chế tổ chức - quản lý của DNVVN hoạt động tương đối hiệu quả so với các loại hình doanh nghiệp còn lại. Trong DNVVN, cơ cấu tổ chức thường nhỏ gọn, ít cấp bậc, thường không bị chồng chéo. Cũng chính vì cơ cấu tổ chức đơn giản và gọn nhẹ của các DNVVN được đi cùng với cơ chế quản lý, điều hành hết sức linh hoạt đã đem lại hiệu quả tích cực trong quản trị doanh nghiệp. Chi phí quản lý của các DNVVN tương đối thấp. Thời gian đưa ra quyết định của các DNVVN ngắn, do đó có thể đưa ra quyết định nhanh chóng và hiệu quả đối với những vấn đề liên quan đến sản xuất kinh doanh khiến cho kế hoạch kinh doanh có thể được xây dựng và điều chỉnh sát với các biến động thực tế trên thị trường cũng như các nguồn lực nội tại của doanh nghiệp như vốn, nhân sự, trình độ kỹ thuật… - Các DNVVN rất năng động và có tính linh hoạt cao. DNVVN có thể sử dụng linh hoạt các loại máy móc, thiết bị nội địa, dễ dàng thay đổi công nghệ sao cho phù hợp với yêu cầu của thị trường, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí; có thể kết hợp cả những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuất ra những sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi. Hơn thế, do nhạy cảm với những biến động của thị trường và khả năng phản ứng lại thị trường cũng rất linh động, các DNVVN có thể chuyển đổi nhanh mặt hàng sao cho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng; tận dụng được các nguồn nguyên vật liệu, nhân lực tại chỗ. - DNVVN tồn tại và phát triển ở mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và hoạt động trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội. Với quy mô 6 khiêm tốn của mình, các DNVVN có thể hoạt động trong cả những lĩnh vực mà những doanh nghiệp lớn không muốn tham gia hoặc không thể vươn tới, do đó nó có thể tạo ra một lượng cung hàng hóa đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhất mọi nhu cầu tiêu dùng, dù là nhỏ nhất của tất cả các tầng lớp xã hội. Các DNVVN có số lượng lớn, phân bố rộng khắp trên cả nước, hoạt động trên tất cả các lĩnh vực của nền kinh tế và hoạt động dưới nhiều hình thức như DNNN, doanh nghiệp tư nhân, CTCP, CT TNHH, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các cơ sở kinh tế cá thể khác. b. Đặc điểm tạo nên những bất lợi cho DNVVN - Đa phần các DNVVN có quy mô sản xuất kinh doanh nhỏ và luôn trong tình trạng thiếu vốn, “khát vốn” cho mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới. Theo kết quả khảo sát điều tra hơn 63 ngàn doanh nghiệp tại 30 tỉnh thành phía Bắc cho thấy số vốn của các DNVVN còn rất thấp: khoảng 50% doanh nghiệp có vốn dưới 1 tỷ đồng, gần 75% doanh nghiệp có vốn dưới 2 tỷ đồng và có tới 90% doanh nghiệp có vốn dưới 5 tỷ đồng (nguồn: Cục Phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa – Bộ Kế hoạch và Đầu tư). - Thông tin của các DNVVN thường không minh bạch do hạn chế kiến thức về kế toán, về thông tin tài chính… nên việc lập kế hoạch tài chính cũng như lập các báo cáo tài chính thiếu chính xác, không trung thực. Do chính sách ưu đãi thuế thu nhập đối với DNVVN, một số doanh nghiệp đã cố tình “chế biến” số liệu, giấu lãi để hưởng chính sách ưu đãi thuế. - Chủ yếu các DNVVN không có tài sản đảm bảo để vay vốn. Mặt khác việc chuyển giao quyền sở hữu về vốn góp bằng tài sản chưa rõ ràng minh bạch gây khó khăn cho ngân hàng trong quá trình thẩm định tài chính, thẩm định tài sản đảm bảo. - Năng lực quản trị điều hành của chủ DNVVN kém, còn thói quen điều hành quản trị theo kiểu gia đình. Việc lập kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh thiếu tính chuyên nghiệp. Chưa biết thu thập và xử lý tốt các thông tin, khả năng tự điều chỉnh trong nền kinh tế thị trường đầy biến động còn hạn chế. 7 - Trình độ của người lao động còn hạn chế. Các chủ DNVVN không đủ khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp lớn trong việc thuê những người lao động có tay nghề cao do hạn chế về tài chính. Người lao động ít được đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn do kinh phí hạn hẹp vì vậy kỹ năng tay nghề của người lao động không cao. Ngoài ra, sự không ổn định khi làm việc cho các DNVVN, cơ hội để phát triển thấp tại các doanh nghiệp này cũng tác động làm cho nhiều người lao động có kỹ năng tay nghề cao không muốn làm việc cho khu vực này. - Hạ tầng cơ sở phục vụ cho sản xuất kinh doanh còn nhiều hạn chế, máy móc thiết bị lạc hậu, chi phí đầu vào cho sản xuất lớn. Hiện nay phần lớn công nghệ mà các DNVVN đang sử dụng đã lạc hậu hàng chục năm, có khi vài chục năm, như trong ngành điện tử là khoảng 15 - 20 năm, ngành cơ khí là 20 năm, 70% công nghệ ngành dệt may đã sử dụng được 20 năm. Tỷ lệ đổi mới trang thiết bị trung bình hàng năm chỉ ở mức 5 - 7% so với mức 20% của thế giới. Kỹ thuật, công nghệ lạc hậu đã kéo theo hiệu quả sử dụng vốn thấp, đồng thời làm chi phí đầu vào tăng. - DNVVN thường gặp khó khăn về tiếp cận những nguồn thông tin, công nghệ tiên tiến. Đó là một trở ngại lớn khó vượt qua do công nghệ mới thường rất đắt nên các DNVVN thường không đủ nguồn vốn để đầu tư ngay vào lĩnh vực này. - Chưa có khả năng liên kết, hợp tác giữa các DNVVN với nhau, với các hiệp hội, với phòng thương mại, với ngân hàng… Tính thực thi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ còn hạn chế. Dẫn đến năng lực cạnh tranh của các DNVVN kém. 1.1.3. Vai trò của DNVVN đối với sự phát triển kinh tế ở Việt Nam Kể từ khi Luật Doanh nghiệp có hiệu lực vào ngày 01/01/2000, khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là các DNVVN trở thành khu vực kinh tế năng động nhất. Với xuất phát điểm là một nền kinh tế kém phát triển, sản xuất nhỏ lẻ phổ biến, nên các DNVVN chiếm một tỷ trọng đáng kể trong các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Các DNVVN đã và đang trở thành một lực lượng kinh tế 8 quan trọng, góp phần vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế và đóng góp vào nguồn thu đáng kể cho Ngân sách Nhà nước. Từ năm 2000 đến năm 2006, Việt Nam có 207.034 doanh nghiệp dân doanh (chủ yếu là các DNVVN) đăng ký kinh doanh thành lập mới với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 466 nghìn tỷ đồng (tương đương gần 3 tỷ USD). Trong thời gian qua, các doanh nghiệp dân doanh đã sử dụng gần 3 triệu lao động, đóng góp hơn 40% GDP và 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, đóng góp khoảng 14,8% tổng thu Ngân sách Nhà nước. Việc phát triển DNVVN sẽ góp phần đa dạng hóa các thành phần kinh tế, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng GDP của đất nước, đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cho nền kinh tế. Vai trò của các DNVVN không chỉ thể hiện ở giá trị kinh tế mà nó tạo ra, mà quan trọng hơn nó có ý nghĩa then chốt trong việc tạo ra công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển đồng đều giữa các vùng, khu vực trong cả nước. DNVVN còn có vai trò quan trọng trong quá trình sản xuất lưu thông hàng hóa, cung ứng dịch vụ. Hệ thống cửa hàng sản xuất kinh doanh, thương mại dịch vụ vừa và nhỏ đặt ở khắp các đường phố, khu công nghiệp, các tụ điểm dân cư, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách nhanh chóng, thuận tiện. Với tính năng động cao, các DNVVN còn là trường học khởi nghiệp cho các doanh nhân và là môi trường tạo mối liên kết, tích tụ vốn để từng bước hình thành các doanh nghiệp lớn. Thực tế cho thấy, các doanh nghiệp lớn đều hình thành từ các DNVVN cách đây vài chục năm và mọi người khi làm quen với môi trường kinh doanh thường bắt đầu với những DNVVN. Từ những DNVVN các nhà kinh doanh sẽ được làm quen với sự cạnh tranh, tiếp cận các kỹ năng quản lý cơ bản, tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Họ sẽ là người lãnh đạo các doanh nghiệp này phát triển thành các doanh nghiệp lớn hoặc tự tìm kiếm các doanh nghiệp lớn để phát triển hơn nữa năng lực của mình. Nguồn nhân lực về quản lý vì thế được nâng cao cả về chất lượng cũng như số lượng. DNVVN có vai trò tích cực đối với sự phát triển kinh tế địa phương, khai thác tiềm năng thế mạnh của từng vùng, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 9 Các DNVVN có thể hoạt động ở khắp mọi nơi thậm chí cả những nơi cơ sở hạ tầng chưa phát triển như vùng núi, hải đảo, nông thôn. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể khai thác rộng khắp các tài nguyên của từng vùng. Việc nhiều doanh nghiệp, chủ yếu là các DNVVN được thành lập tại các vùng nông thôn, vùng núi, vùng sâu vùng xa sẽ góp phần trong việc chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế theo hướng giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và dịch vụ. Các DNVVN góp phần làm tăng hiệu quả và năng lực cạnh tranh của nền kinh tế. Sự ra đời của các DNVVN đã làm tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế. Với sự tồn tại của nhiều doanh nghiệp hoạt động trong cùng một ngành, cùng một lĩnh vực sẽ làm giảm tính độc quyền và buộc các doanh nghiệp phải chấp nhận cạnh tranh, phải liên tục đổi mới, làm ăn có hiệu quả để có thể tồn tại và phát triển. DNVVN đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của xã hội ngày càng phong phú, đa dạng mà các doanh nghiệp lớn không thể làm được. Hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN đã phát triển hầu khắp các lĩnh vực, rất đa dạng và phong phú như: nông nghiệp, công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Nếu trong những năm trước đây, vốn đầu tư của khu vực tư nhân và số lượng doanh nghiệp tư nhân thành lập mới hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực thương mại thì trong thời gian gần đây có xu hướng tăng lên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, du lịch, xây dựng, giao thông… 1.1.4. Các nguồn huy động vốn của DNVVN a. Nguồn tài chính phi chính thức - Vay từ người quen, người thân nhưng lượng vốn huy động không nhiều và không có sẵn khi cần thiết. - Vay từ người cho vay nặng lãi, mặc dù không cần tài sản thế chấp và có thể đáp ứng đủ, kịp thời nhu cầu vay nhưng hình thức này lại có chi phí rất cao. - Vay thông qua hình thức trả chậm, chiếm dụng vốn lẫn nhau giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các doanh nghiệp với nhà cung cấp các yếu tố đầu vào. 1 0 Trong việc tài trợ cho các DNVVN, các nguồn tài chính phi chính thức này có một số lợi thế nhất định là khá linh hoạt, chi phí giao dịch thường thấp hơn, hơn nữa giao dịch chủ yếu dựa trên cơ sở lòng tinh giữa những người đi vay và người cho vay nên thường không có tài sản thế chấp. Tuy nhiên, nguồn tài chính này cũng bộc lộ nhiều hạn chế như: quy mô cho vay nhỏ, ngắn hạn với chi phí phát sinh cao, chỉ đủ để tài trợ cho những hoạt động mua sắm tài sản cố định có quy mô nhỏ và đầu tư nhiều lần. Như vậy, các nguồn vốn này khó có thể đáp ứng được yêu cầu phát triển DNVVN. Do đó, việc tiếp cận với các nguồn tài chính chính thức được xem là cần thiết cho quá trình tăng trưởng và phát triển của các DNVVN. b. Nguồn tài chính chính thức - Nguồn tín dụng ưu đãi của Nhà nước thực hiện chủ yếu thông qua hoạt động của Quỹ hỗ trợ phát triển và Ngân hàng chính sách xã hội. - Nguồn tín dụng từ các TCTD hiện hành bao gồm các NHTM quốc doanh, NHTM cổ phần, ngân hàng liên doanh và chi nhánh ngân hàng nước ngoài, các quỹ tín dụng nhân dân và các công ty cho thuê tài chính. Để mở rộng sản xuất và phát triển hoạt động kinh doanh, các DNVVN chủ yếu tiếp cận nguồn vốn tín dụng ngân hàng. Nhưng việc tiếp cận nguồn vốn này cũng không phải dễ dàng. Theo điều tra về thực trạng DNVVN của Cục phát triển Doanh nghiệp nhỏ và vừa - Bộ Kế hoạch và Đầu tư chỉ có 32.28% các DNVVN có khả năng tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng, còn lại các DNVVN rất khó hoặc không thể tiếp cận được. - Các chương trình tín dụng của các tổ chức và chính phủ nước ngoài như: Quỹ phát triển DNVVN của cộng đồng châu Âu (SMEDF), tín dụng hỗ trợ của ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản (JBIC), dự án phát triển khu vực Mêkông (MPFD), hỗ trợ của công ty tài chính quốc tế IFC tại Việt Nam… - Nguồn vốn huy động trên thị trường chứng khoán thông qua việc niêm yết và phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Tuy nhiên, hình thức huy động vốn này đối với DNVVN rất khó khăn, bởi những điều kiện niêm yết, phát hành hết sức chặt chẽ mà các DNVVN khó có thể đáp ứng được. 1 1 1.2. TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.2.1. Khái niệm, đặc trưng, phân loại tín dụng ngân hàng a. Khái niệm tín dụng ngân hàng Danh từ tín dụng xuất phát từ gốc La tinh Creditum có nghĩa là một sự tin tưởng tín nhiệm lẫn nhau, hay nói cách khác đó là lòng tin. Theo ngôn ngữ dân gian Việt Nam thì tín dụng là quan hệ vay mượn lẫn nhau trên cơ sở có hoàn trả cả gốc và lãi. Theo K.Mác, tín dụng là sự chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị từ người sở hữu sang người sử dụng, sau một thời gian nhất định lại quay về với một lượng giá trị lớn hơn lượng giá trị ban đầu. Theo quan điểm này phạm trù tín dụng có 3 nội dung chủ yếu đó là: tính chuyển nhượng tạm thời một lượng giá trị, tính thời hạn và tính hoàn trả. Như vậy, tín dụng là mối quan hệ kinh tế giữa người cho vay và người đi vay thông qua sự vận động của giá trị, vốn tín dụng được biểu hiện dưới hình thức tiền tệ hoặc hàng hóa. Quá trình đó được thể hiện qua 3 giai đoạn sau: - Thứ nhất: phân phối tín dụng dưới hình thức cho vay. Ở giai đoạn này, giá trị vốn tín dụng được chuyển sang người đi vay, ở đây chỉ có một bên nhận được giá trị và cũng chỉ một bên nhượng đi giá trị. - Thứ hai: sử dụng vốn trong quá trình tái sản xuất. Người đi vay sau khi nhận được giá trị vốn tín dụng, họ được quyền sử dụng giá trị đó để thỏa mãn nhu cầu sản xuất hoặc tiêu dùng của mình. Tuy nhiên, người đi vay chỉ được quyền sử dụng trong một khoảng thời gian nhất định mà không được quyền sở hữu về giá trị đó. - Thứ ba: đây là giai đoạn kết thúc một vòng tuần hoàn của tín dụng. Sau khi vốn tín dụng đã hoàn thành một chu kì sản xuất để trở về hình thái tiền tệ thì vốn tín dụng được người đi vay hoàn trả lại cho người cho vay. Việc các ngân hàng thương mại tập trung vốn dưới hình thức huy động và phân phối vốn dưới hình thức cho vay được gọi là tín dụng ngân hàng. b. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng 1 2 * Tín dụng ngân hàng được thiết lập trên cơ sở lòng tin. Lòng tin là cơ sở đầu tiên để có quan hệ tín dụng. Vì quan hệ tín dụng chỉ xảy ra khi người cho vay tin tưởng người đi vay sẽ hoàn trả tiền vay, sẽ sử dụng vốn vay có hiệu quả. Tuy nhiên, lòng tin thể hiện ở uy tín, tài sản bảo đảm của khách hàng hay sự bảo lãnh của bên thứ ba. Điều này rất quan trọng vì nó tạo nên sự an toàn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng. * Tín dụng ngân hàng là quan hệ vay mượn có thời hạn. Nếu không có thời hạn thì không thể gọi là quan hệ tín dụng hoàn chỉnh. Thời hạn trong quan hệ tín dụng phụ thuộc vào thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Để xác định thời hạn vay ngân hàng căn cứ tính hợp lý giữa thời hạn đi vay và thời hạn cho vay vốn để giảm thiểu rủi ro thanh khoản. Còn khách hàng xác định dựa trên cơ sở chu kì sản xuất kinh doanh, thời điểm hình thành nguồn thu của mình. * Tín dụng ngân hàng mang tính hoàn trả cả gốc và lãi. Hoàn trả là thuộc tính vốn có của tín dụng. Vì vốn cho vay của ngân hàng là vốn huy động của những người tạm thời thừa nên sau một thời gian nhất định ngân hàng phải trả lại cho người ký thác. Mặt khác, ngân hàng cần phải có nguồn để bù đắp chi phí hoạt động như: khấu hao tài sản cố định, trả lương cán bộ công nhân viên, chi phí văn phòng phẩm… nên người vay vốn ngoài việc trả nợ gốc còn phải trả cho ngân hàng một khoản lãi. Ngoài ra, trong nền kinh tế thị trường tín dụng còn mang các đặc trưng sau: - Hoạt động tín dụng luôn bị chi phối bởi các quy luật kinh tế khách quan của thị trường: Quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh, quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ. - Hoạt động tín dụng luôn chứa đựng khả năng xảy ra rủi ro. Đó là những khoản lỗ tiềm năng mà ngân hàng phải gánh chịu khi đến hạn khách hàng không thực hiện hoặc không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ của mình. c. Phân loại tín dụng ngân hàng 1 3 Hoạt động tín dụng rất đa dạng và phong phú với nhiều hình thức khác nhau. Để sử dụng và quản lý tín dụng có hiệu quả thì phải tiến hành phân loại tín dụng. Mặt khác, để đảm bảo an toàn vốn trong kinh doanh thì việc cấp tín dụng phải gắn liền với đối tượng vay, để tạo điều kiện cho sự vận động của vốn phù hợp với sự vận động của vật tư hàng hóa thì phải tiến hành phân loại tín dụng. * Căn cứ vào thời hạn tín dụng - Tín dụng ngắn hạn: là loại tín dụng có thời hạn dưới 1 năm (một số nước quy định dưới 2 năm). Tín dụng ngắn hạn được dùng để bổ sung sự thiếu hụt tạm thời về vốn lưu động của các doanh nghiệp và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của các cá nhân. - Tín dụng trung hạn: là loại tín dụng có thời hạn từ 1 đến 5 năm. Loại tín dụng này được cấp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kĩ thuật, mở rộng sản xuất và xây dựng các công trình nhỏ, có thời hạn thu hồi vốn nhanh. - Tín dụng dài hạn: là loại tín dụng có thời hạn trên 5 năm, được sử dụng để cấp vốn cho xây dựng cơ bản, đầu tư xây dựng các xí nghiệp mới, các công trình thuộc cơ sở hạ tầng (đường xá, bến cảng, sân bay…), cải tiến và mở rộng sản xuất với quy mô lớn. * Căn cứ vào đối tượng tín dụng. - Tín dụng vốn lưu động: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành vốn lưu động của các tổ chức kinh tế, có nghĩa là cho vay bù đắp vốn lưu động thiếu hụt tạm thời. Tín dụng vốn lưu động bao gồm: cho vay dự trữ hàng hóa, cho vay chi phí sản xuất, cho vay để thanh toán các khoản nợ dưới hình thức chiết khấu kỳ phiếu. - Tín dụng vốn cố định: là loại tín dụng được sử dụng để hình thành tài sản cố định, có nghĩa là đầu tư để mua sắm tài sản cố định, cải tiến và đổi mới kỹ thuật, mở rộng sản xuất, xây dựng các xí nghiệp và công trình mới. * Căn cứ vào mục đích sử dụng vốn. 1 4 - Tín dụng sản xuất và lưu thông hàng hóa: là loại tín dụng cấp cho các nhà doanh nghiệp, các chủ thể kinh doanh để tiến hành sản xuất và lưu thông hàng hóa. - Tín dụng tiêu dùng: là loại tín dụng cấp cho các cá nhân để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng như: mua sắm nhà cửa, xe cộ, các loại hàng hóa bền chắc như tủ lạnh, điều hòa, máy giặt… * Căn cứ vào xuất xứ của tín dụng. - Tín dụng gián tiếp: là hình thức cấp tín dụng thông qua một trung gian tài chính như NHTM hoặc tổ chức tín dụng khác. - Tín dụng trực tiếp: là hình thức cấp tín dụng giữa người có tiền (hoặc hàng hóa) với người cần sử dụng tiền (hoặc hàng hóa) đó, không cần phải thông qua một trung gian tài chính nào cả. * Căn cứ vào mức độ đảm bảo. - Tín dụng có đảm bảo: là hình thức cấp tín dụng có tài sản hoặc người bảo lãnh đứng ra làm đảm bảo cho khoản nợ vay. - Tín dụng không có đảm bảo: là hình thức tín dụng không có tài sản hoặc người bảo lãnh đảm bảo cho khoản nợ vay. 1.2.2. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với sự phát triển của DNVVN * Tín dụng ngân hàng góp phần hình thành cơ cấu vốn tối ưu cho doanh nghiệp. Hiện nay để thực hiện các quyết định đầu tư, doanh nghiệp có thể sử dụng hai nhóm nguồn vốn là vốn tự có và vốn đi vay. Tuy nhiên nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp không được đáp ứng tối đa mà quy mô của khoản vay còn tùy thuộc vào các điều kiện, các quy định vay vốn của ngân hàng, của pháp luật… Mặt khác, nếu quy mô vốn vay quá lớn sẽ làm tăng chi phí trả lãi dẫn đến tăng giá sản phẩm, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Do vậy buộc doanh nghiệp phải xây dựng cơ cấu vốn tối ưu. Cơ cấu vốn tối ưu là sự kết hợp hợp lý nhất các nguồn tài trợ cho hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nhằm mục đích tối đa hóa giá trị thị trường của doanh nghiệp tại mức giá vốn bình quân rẻ nhất. 1 5 * Tín dụng ngân hàng hỗ trợ cho sự ra đời và phát triển của các DNVVN; tạo điều kiện cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thường xuyên, liên tục và mở rộng sản xuất kinh doanh. Ngân hàng không những hỗ trợ cho DNVVN trong quá trình hoạt động và phát triển mà còn hỗ trợ cho doanh nghiệp ngay từ khi mới hình thành và đi vào hoạt động ban đầu. Nếu như không có sự hỗ trợ của ngân hàng thì các DNVVN sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thậm chí không thành lập được. Nhiều doanh nghiệp ra đời, song do hạn chế về vốn nên không có khả năng sử dụng công nghệ, thiết bị hiện đại dẫn đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh không cao, thiếu sức cạnh tranh và khó đứng vững trên thương trường. Để có thể hoạt động thường xuyên liên tục các DNVVN phải có đủ vốn để đáp ứng các nhu cầu cho sản xuất kinh doanh, tuy nhiên nguồn vốn tự có của doanh nghiệp lại không thể đáp ứng được nhu cầu cần thiết. Vì vậy vốn tín dụng ngân hàng là một giải pháp hữu hiệu. Tín dụng ngân hàng còn giúp các DNVVN tái sản xuất mở rộng, phát triển các ngành nghề mũi nhọn. * Tín dụng ngân hàng giúp các DNVVN tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả từ đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của DNVVN trên thị trường. Đặc trưng của tín dụng ngân hàng không chỉ là tài trợ vốn mà còn phải đảm bảo hoàn trả gốc và lãi đúng hạn. Do vậy khi sử dụng vốn vay các doanh nghiệp không phải chỉ thu hồi vốn đủ mà còn phải tìm mọi biện pháp sử dụng vốn sao cho có hiệu quả nhất. Mặt khác, các ngân hàng chỉ cho vay khi đã thẩm định đầy đủ, kỹ càng mọi yếu tố liên quan đến doanh nghiệp, trong đó đặc biệt là tính hiệu quả và khả thi của phương án, dự án kinh doanh cần tài trợ vốn. Vì vậy, ngay từ khi thiết lập phương án sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp đã phải nghiên cứu và phân tích kỹ về phương án của mình để có thể tăng tính khả thi của phương án, tăng cường sự tin tưởng của ngân hàng khi quyết định tài trợ. Ngoài ra trong quá trình cấp tín dụng ngân hàng còn tư vấn giúp cho các doanh nghiệp có các quyết định đầu tư tốt nhất, đem lại lợi nhuận cao nhất cho 1 6 doanh nghiệp. Đồng thời công tác kiểm tra định kỳ của các ngân hàng đã buộc các doanh nghiệp phải làm ăn đứng đắn, minh bạch, tuân thủ pháp luật. Trên cơ sở đó năng lực cạnh tranh của DNVVN sẽ ngày càng được nâng cao trên thị trường. * Tín dụng ngân hàng góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hoá các DNVVN thuộc loại hình doanh nghiệp Nhà nước. Trong thời gian qua Nhà nước ta đã và đang tập trung tiến hành cổ phần hóa các DNNN. Cụ thể, các doanh nghiệp sau khi có quyết định cổ phần hóa sẽ tự phát hành cổ phiếu, trái phiếu hay các hình thức huy động vốn khác để có vốn hoạt động. Trước tình hình đó các ngân hàng cũng tập trung phát triển các dịch vụ trên thị trường chứng khoán nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp huy động vốn như dịch vụ lưu ký chứng khoán, mua bán cổ phiếu, trái phiếu, bảo lãnh phát hành, tư vấn tài chính… Hơn nữa các doanh nghiệp cũng có thể sử dụng các cổ phiếu, trái phiếu làm tài sản đảm bảo vay vốn tại ngân hàng. Với hình thức cấp tín dụng này các doanh nghiệp có thể yên tâm hơn khi tham gia vào quá trình cổ phần hóa và đó chính là động lực thúc đẩy quá trình cổ phần hóa hiện nay. * Tín dụng ngân hàng tạo điều kiện cho các DNVVN tiếp cận nguồn vốn nước ngoài. Nếu chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng tốt, các sản phẩm dịch vụ cung cấp với chất lượng cao, sẽ góp phần tạo ra một cơ sở hạ tầng tài chính của nền kinh tế vững mạnh, từ đó sẽ tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài trực tiếp, gián tiếp cũng như các nguồn vốn hỗ trợ phát triển của các tổ chức nước ngoài. Và như vậy, nguồn vốn để các DNVVN có thể tiếp cận sẽ ngày càng được mở rộng. * Tín dụng ngân hàng là công cụ để Nhà nước điều tiết vĩ mô nền kinh tế, góp phần chống lạm phát, ổn định tiền tệ và giá cả, từ đó tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho DNVVN. Thông qua tín dụng ngân hàng, có thể kiểm soát được khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện yêu cầu của quy luật lưu thông tiền tệ. Với 1 7 việc cung ứng tín dụng cho các chủ thể trong nền kinh tế, ngân hàng đã góp phần mở rộng khối lượng tiền cung ứng trong lưu thông, thực hiện việc dẫn dắt các luồng tiền, tập hợp và phân chia vốn của thị trường, điều khiển chúng một cách hiệu quả, thực thi vai trò điều tiết gián tiếp vĩ mô, góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi cho hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và DNVVN nói riêng. Như vậy, DNVVN có thể ra đời, tồn tại và phát triển thì rất cần sự hỗ trợ từ phía ngân hàng thông qua hoạt động tín dụng là chủ yếu. Qua đó có thể thấy, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN là thực sự quan trọng, cần thiết và đúng đắn, phù hợp với chủ trương, định hướng chính sách tăng cường hỗ trợ phát triển DNVVN của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới. 1.2.3. Các phương thức cho vay áp dụng đối với DNVVN a. Cho vay ngắn hạn Tín dụng ngắn hạn của ngân hàng dành cho doanh nghiệp là loại cho vay có thời hạn dưới một năm, thường được dùng để bổ sung vốn lưu động thiếu hụt tạm thời, phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. * Cho vay ứng trước: là phương thức tài trợ trực tiếp cho người đi vay để đáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn. Bao gồm: - Cho vay từng lần: là phương thứ cho vay dựa trên cơ sở nhu cầu tín dụng của từng đối tượng vay cụ thể, như cho vay để mua nguyên vật liệu đối với các doanh nghiệp sản xuất, cho vay dự trữ hàng hóa để bán đối với các doanh nghiệp thương mại… Đây là loại cho vay có kì hạn nợ cụ thể gắn liền với chu kì ngân quỹ của doanh nghiệp. Thông thường, việc xét duyệt cho vay dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, các hóa đơn bán hàng, bản kê bán thành phẩm hoặc thành phẩm, hoặc có thể dựa trên dự toán ngân sách cho từng loại tài sản lưu động cụ thể. Loại hình cho vay này thường áp dụng đối với các doanh nghiệp có trình độ quản trị tài chính yếu, và có nhiều rủi ro hoặc không có quan hệ tín dụng thường xuyên với ngân hàng. Trên thực tế, các doanh nghiệp mới thành lập, các doanh nghiệp nhỏ thường áp dụng kỹ thuật cho vay này. 1 8 - Cho vay theo hạn mức tín dụng: là phương pháp cho vay để đáp ứng toàn bộ nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động theo hạn mức tín dụng đã cam kết. Hạn mức tín dụng là giới hạn tối đa số tiền cho vay mà ngân hàng có thể cung cấp cho một khách hàng trong một thời hạn nhất định. Ngân hàng xác định hạn mức tín dụng trên cơ sở phân tích toàn diện các mặt hoạt động của doanh nghiệp và doanh nghiệp được sử dụng một cách chủ động tiền vay trong hạn mức thỏa thuận đó. Thông thường, ngân hàng định kỳ hạn trả nợ cuối cùng cho toàn bộ các khoản vay, không định kỳ hạn trả nợ cho từng lần giải ngân. Các doanh nghiệp có quan hệ tín dụng thường xuyên, trình độ quản trị tài chính tương đối tốt và doanh nghiệp được xếp hạng tín dụng cao là những doanh nghiệp thường được áp dụng loại hình cho vay này. * Chiết khấu: là một nghiệp vụ tín dụng ngắn hạn, trong đó khách hàng chuyển nhượng các giấy tờ có giá chưa đến hạn thanh toán cho ngân hàng để nhận lấy một khoản tiền bằng mệnh giá trừ đi lợi tức chiết khấu và hoa hồng phí (nếu có). Chiết khấu là một nghiệp vụ tín dụng ít rủi ro, khả năng thu hồi nợ là khá chắc chắn. Tuy nhiên có thể phát sinh các giấy tờ có giá giả mạo, vì vậy các ngân hàng phải có các biện pháp để hạn chế loại rủi ro này. b. Cho vay trung, dài hạn Nguồn vốn vay trung và dài hạn ngân hàng là nguồn vốn quan trọng, đáp ứng các nhu cầu sau đây của doanh nghiệp: - Nhu cầu về tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên; - Trả các khoản nợ hiện hữu; - Thành lập doanh nghiệp mới hoặc mua lại doanh nghiệp đang hoạt động. Trong đó tài trợ cho nhu cầu về tài sản cố định và tài sản lưu động thường xuyên là chủ yếu nhất. Bao gồm: * Cho vay theo dự án đầu tư: Đây là khoản tín dụng tài trợ cho việc đầu tư mua sắm tài sản cố định hay xây dựng các công trình được dự tính sẽ mang lại thu nhập trong tương lai. Thông thường các doanh nghiệp yêu cầu được vay một khoản trọn gói dựa trên chi phí dự tính của dự án đã đề xuất và cam kết thanh toán khoản vay làm nhiều lần. 1 9 * Cho vay hợp vốn: là hình thức cho vay trong đó một nhóm các tổ chức tài chính cùng liên kết lại để tập hợp vốn cho một khách hàng vay. Hình thức cho vay này là cần thiết khi nhu cầu vay vốn của khách hàng vượt quá khả năng cho vay của một tổ chức tài chính, khi người cho vay muốn phân tán tiền vay để hạn chế rủi ro; đặc biệt đối với các tổ chức tài chính nhỏ, có trình độ nghiệp vụ chưa cao muốn thông qua nghiệp vụ này để có thể tiếp cận, học hỏi kinh nghiệm, kỹ thuật cho vay của các tổ chức tài chính lớn. Hơn nữa, đối với doanh nghiệp đi vay thì hình thức cho vay này có thể đáp ứng ngay một lần nhu cầu vốn lớn, hạn chế chi phí về thời gian và tiền bạc khi phải vay nhiều lần ở nhiều tổ chức tài chính. 1.3. MỞ RỘNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ 1.3.1. Sự cần thiết mở rộng hoạt động tín dụng ngân hàng đối với DNVVN a. Đối với ngân hàng Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế trước áp lực cạnh tranh ngày càng gay gắt đặc biệt là với các đối thủ ngân hàng nước ngoài. Yêu cầu cấp bách đặt ra cho các NHTM Việt Nam phải tiến hành ngay công cuộc đổi mới một cách toàn diện, một trong những nội dung quan trọng là hoạt động tín dụng - một hoạt động cơ bản, chiếm tỷ trọng lớn (70% - 80%) trên tổng tài sản có sinh lời và là hoạt động mang lại nguồn thu nhập chính cho các ngân hàng Việt Nam. Hiện nay, chất lượng tín dụng của các NHTM Việt Nam còn kém, tỷ trọng nợ quá hạn, nợ xấu khá cao. Đặc biệt là các NHTM Nhà nước trong cơ cấu các khoản mục cho vay, tỷ trọng cho vay các doanh nghiệp Nhà nước là chủ yếu một thành phần kinh tế hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, bước vào hội nhập kinh tế quốc tế, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu tiếp tục gia tăng từ khu vực này là điều khó tránh khỏi. Đòi hỏi các NHTM cần phải chuyển đổi cơ cấu danh mục đầu tư cho vay, mở rộng cho vay các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (mà chủ yếu là các DNVVN và kinh tế tư nhân) nhằm phân tán rủi ro giúp các ngân hàng vừa mở rộng vừa nâng cao chất lượng tín dụng. 2 0 Mặt khác, thị trường tài chính Việt Nam đang phát triển tương đối thuận lợi, riêng thị trường chứng khoán tuy trong thời gian vừa qua trong quá trình xây dựng phát triển nhưng vẫn được đánh giá là có tiềm năng phát triển tốt, điều đó dư báo trong tương lai gần các doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tốt khi cần huy động vốn sẽ không lựa chọn kênh tín dụng ngân hàng, mà cách gọi vốn hiệu quả hơn nhiều là từ thị trường chứng khoán, chi phí thấp hơn, nguồn vốn ổn định hơn, thủ tục lại đơn giản hơn… Do đó ngân hàng không chỉ phải đối mặt với việc nguồn vốn huy động bị “chảy” sang thị trường chứng khoán mà nguy cơ hoạt động tín dụng bị thu hẹp cũng đang đến gần. Điều đó thúc đẩy các NHTM phải tìm kiếm thị trường ngách mà thị trường đầy tiềm năng đó là DNVVN và khu vực kinh tế tư nhân. Hơn nữa, theo xu hướng phát triển, các DNVVN đang ngày càng có vai trò quan trọng và trở thành động lực tăng trưởng kinh tế của nền kinh tế. Đặc biệt là Việt Nam bước vào hội nhập từ một nền kinh tế chưa phát triển, DNVVN đóng vai trò quan trọng trong việc huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, giải quyết công ăn việc làm tạo thu nhập cho dân cư, tăng GDP. Theo chỉ đạo của Chính phủ đến năm 2011, cả nước sẽ có 500.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, tạo việc làm cho khoảng 20 triệu người. Tất cả những điều đó cho thấy việc mở rộng cho vay các DNVVN là giải pháp phù hợp với xu thế phát triển của nền kinh tế, phù hợp với chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước giúp cho các ngân hàng chuyển dịch cơ cấu hợp lý, tăng trưởng tín dụng, đa dạng hóa các danh mục đầu tư cho vay, phân tán rủi ro, tăng thu nhập nâng cao vị thế cạnh tranh cho các ngân hàng. b. Đối với DNVVN Đa phần các DNVVN luôn trong tình trạng thiếu vốn, “khát vốn” cho mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, đầu tư cải tiến máy móc, trang thiết bị mới. Mở rộng tín dụng ngân hàng sẽ giúp các doanh nghiệp có thêm nhiều cơ hội để tiếp cận với nguồn vốn tín dụng của ngân hàng hơn, vì hiện tại khả năng tiếp cận vốn ngân hàng của DNVVN còn rất nhiều hạn chế, trở ngại và khó khăn. Được cấp vốn tín dụng ngân hàng sẽ là một động lực quan trọng giúp DNVVN 2 1 nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng tính cạnh tranh - yếu tố quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Đồng thời những năng lực, thế mạnh của từng DNVVN sẽ không ngừng được bộc lộ và phát huy. c. Đối với nền kinh tế Việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN góp phần làm cho nguồn vốn được luân chuyển hiệu quả, đến những nơi đang thực sự khát vốn trong nền kinh tế. Một mặt nó thúc đẩy sự phát triển của chính các doanh nghiệp, mặt khác là cách thức để tăng thu cho Ngân sách Nhà nước thông qua việc nộp thuế và các nghĩa vụ khác của DNVVN đối với Nhà nước. Ngoài ra, việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN buộc các ngân hàng phải phát huy tối đa năng lực của mình và tìm các biện pháp để có thể huy động vốn, tăng cường tập trung, tích tụ những nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội, từ đó mọi nguồn lực về vốn đã được khai thác một cách tối ưu để phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội. 1.3.2. Khái niệm mở rộng tín dụng Mở rộng là việc làm cho quy mô, phạm vi lớn hơn trước. Mở rộng tín dụng ngân hàng là sự tăng lên về doanh số, dư nợ, sản phẩm tín dụng. Như vậy mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN là những hoạt động tín dụng của ngân hàng nhằm thỏa mãn và mở rộng hơn nữa đối tượng khách hàng là các DNVVN. Việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN được xác định trên một số khía cạnh sau: * Thứ nhất: Mở rộng tín dụng nghĩa là thỏa mãn tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng. Việc cấp tín dụng chỉ thực sự mang lại lợi ích đối với ngân hàng và khách hàng khi mà khối lượng tín dụng được cấp phát huy hiệu quả của nó. Do đó ngân hàng cần phải đánh giá chính xác và tính toán sao cho có thể đáp ứng tối đa nhu cầu hợp lý của khách hàng; đủ để khách hàng có thể tiến hành hoạt động của mình; không gây thiếu để cho khách hàng không thực hiện được dự án; song không gây thừa, lãng phí. Mở rộng tín dụng đối với DNVVN còn được 2 2 xác định trên cơ sở đa dạng hóa các lĩnh vực cấp tín dụng. Ngân hàng có thể thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh, thuê mua, tài trợ xuất nhập khẩu… * Thứ hai: Mở rộng tín dụng cũng có nghĩa là sự đa dạng hóa các đối tượng khách hàng. Đây là một trong các biện pháp ngân hàng thường áp dụng để phân tán rủi ro vì vốn được san sẻ cho nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Đa dạng hóa cũng đồng nghĩa với việc không bó hẹp trong phạm vi một số đối tượng khách hàng nhất định, một số ngành nghề kinh doanh nhất định mà ngân hàng có thể thực hiện mở rộng tín dụng trên cơ sở thiết lập mối quan hệ tín dụng với nhiều ngành nghề, nhiều đối tượng hoạt động kinh doanh như: nông, lâm, ngư nghiệp, công nghiệp, du lịch, vận tải, dịch vụ, xây dựng… * Thứ ba: Mở rộng tín dụng đồng nghĩa với việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Sản phẩm tín dụng của ngân hàng ngày càng đa dạng đáp ứng một cách tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở thiết lập nhiều hình thức cho vay như: ngắn, trung, dài hạn; hay cho vay theo hạn mức tín dụng; cho vay từng lần; cho vay theo hạn mức thấu chi; cho vay đồng tài trợ; cho vay cầm cố giấy tờ có giá… các doanh nghiệp có thể dễ dàng lựa chọn các hình thức tín dụng phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh của mình. Như vậy đối với ngân hàng, để mở rộng tín dụng đối với DNVVN ngân hàng cần phải: - Mở rộng mạng lưới cấp tín dụng trên cơ sở đó tăng khả năng tiếp cận và làm đa dạng hóa đối tượng khách hàng. - Tăng tỷ trọng tín dụng đối với DNVVN trong tổng dư nợ. - Tiến hành mở rộng thị phần cho vay đối với DNVVN. 1.3.3. Các tiêu thức đánh giá mức độ mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN Việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN được thể hiện thông qua khả năng thỏa mãn ngày càng nhiều hơn nhu cầu của khách hàng là DNVVN về khối lượng tín dụng, lĩnh vực cấp tín dụng, thông qua việc đa dạng 2 3 hóa các sản phẩm tín dụng cho các DNVVN. Trên cơ sở chung đó, mức độ mở rộng tín dụng ngân hàng DNVVN được đánh giá cụ thể qua các chỉ tiêu sau: a. Mở rộng số lượng khách hàng DNVVN * Mức tăng số lượng khách hàng DNVVN. MSL = St - St - 1 Trong đó: MSL: là mức tăng số lượng khách hàng là DNVVN. St: là số lượng khách hàng DNVVN năm thứ t. St - 1: là số lượng khách hàng DNVVN năm thứ (t - 1). * Tốc độ tăng số lượng khách hàng DNVVN. MSL TĐSL = -------- *100% St - 1 Trong đó: TĐSL: Tốc độ tăng số lượng khách hàng là DNVVN. MSL: là mức tăng số lượng khách hàng là DNVVN. St - 1: là số lượng khách hàng DNVVN năm thứ (t - 1). Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi số lượng khách hàng DNVVN năm nay so với năm trước. * Tỷ trọng số lượng khách hàng DNVVN. S* TTSL = ------- *100% S Trong đó: TTSL: Tỷ trọng số lượng khách hàng là DNVVN. S*: Số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng. S: Số lượng khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng DNVVN chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng số khách hàng có quan hệ tín dụng với ngân hàng. b. Mở rộng doanh số cho vay DNVVN 2 4 Doanh số cho vay phản ánh lượng vốn mà ngân hàng đã giải ngân giúp doanh nghiệp trong đầu tư cải tiến máy móc, thiết bị, ứng dụng công nghệ mới, mở rộng sản xuất kinh doanh. Con số và tốc độ tăng giảm của doanh số cho vay qua các năm phản ánh quy mô và xu hướng của hoạt động tín dụng là mở rộng hay thu hẹp. * Mức tăng doanh số cho vay DNVVN. MDS = DSt - DSt - 1 Trong đó: MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN. DSt: là doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ t. DSt - 1: là doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ (t - 1). * Tốc độ tăng doanh số cho vay đối với DNVVN. MDS TĐDS = -------- *100% DSt - 1 Trong đó: TĐDS: Tốc độ doanh số cho vay đối với DNVVN. MDS: là mức tăng doanh số cho vay đối với DNVVN. DSt - 1: là doanh số cho vay đối với DNVVN năm thứ (t - 1). Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi doanh số cho vay đối với DNVVN năm nay so với năm trước. * Tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN so với tổng doanh số cho vay. DS* TTDS = ------- *100% DS Trong đó: TTDS: Tỷ trọng doanh số cho vay đối với DNVVN so với tổng doanh số cho vay. DS*: là doanh số cho vay đối với DNVVN. 2 5 DS: là tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Chỉ tiêu này cho biết doanh số cho vay đối với DNVVN chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. c. Mở rộng dư nợ tín dụng đối với các DNVVN Dư nợ tín dụng đối với DNVVN phản ánh quy mô tín dụng ngân hàng đối với DNVVN tại một thời điểm nhất định. * Mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. MDN = DNt - DNt - 1 Trong đó: MDN: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. DNt: là dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm thứ t. DNt - 1: là dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm thứ (t - 1). * Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. MDN TĐDN = -------- *100% DNt - 1 Trong đó: TĐDN: Tốc độ tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. MDN: là mức tăng dư nợ tín dụng đối với DNVVN. DNt - 1: là dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm thứ (t - 1). Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ thay đổi của dư nợ tín dụng đối với DNVVN năm nay so với năm trước. * Tỷ trọng dư nợ tín dụng của DNVVN so với tổng dư nợ tín dụng. DN* TTDN = ------- *100% DN Trong đó: TTDN: Tỷ trọng dư nợ tín dụng đối với DNVVN so với tổng dư nợ tín dụng . DN*: là dư nợ tín dụng đối với DNVVN. 2 6 DN: là tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu này phản ánh dư nợ tín dụng đối với DNVVN chiếm tỷ trọng bao nhiêu phần trăm trong tổng dư nợ tín dụng của ngân hàng. d. Mở rộng tín dụng đối với DNVVN đi kèm với kiểm soát chất lượng tín dụng đối với DNVVN Một số chỉ tiêu kiểm soát chất lượng tín dụng của ngân hàng đối với DNVVN: (1). Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN. Vòng quay vốn là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một thời kỳ. Sử dụng chỉ tiêu này còn có tác dụng dự báo xem lĩnh vực đầu tư này có hiệu quả hay không để xác định định hướng mở rộng hay thu hẹp đầu tư cho kỳ tới. Doanh số thu nợ DNVVN Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN = ---------------------------------Dư nợ bình quân DNVVN (2). Tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ hoạt động cho vay DNVVN của ngân hàng đang gặp khó khăn. Cụ thể là ngân hàng có nguy cơ mất vốn, khả năng thanh toán và lợi nhận của ngân hàng suy giảm. Dựa trên chỉ tiêu này, các ngân hàng lập ra cho mình những chính sách, chiến lược cụ thể nhằm hạn chế những rủi ro có thể gặp phải (như thu hẹp tín dụng đối với DNVVN…). Nợ quá hạn của DNVVN Tỷ lệ nợ quá hạn DNVVN = ---------------------------------Tổng dư nợ DNVVN (3). Hiệu suất sử dụng vốn. Chỉ tiêu này thể hiện tỷ lệ phần trăm vốn huy động được sử dụng cho hoạt động tín dụng. Nếu hệ số này thấp là một dấu hiệu không tốt, nó phản ánh ngân hàng đang trong tình trạng ứ đọng vốn, làm tăng chi phí vốn và làm giảm hiệu 2 7 quả sử dụng vốn của ngân hàng. Ngược lại, nếu chỉ tiêu này quá cao có thể do doanh số cho vay của ngân hàng tăng quá nhanh cho thấy ngân hàng đã quá tập trung vào hoạt động tín dụng do đó có khả năng gặp tổn thất trong tương lai. Tổng dư nợ tín dụng Hiệu suất sử dụng vốn = ----------------------------------Tổng nguồn vốn huy động e. Một số chỉ tiêu khác đánh giá mức độ mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN (1). Các ngành nghề hoạt động của DNVVN mà ngân hàng cho vay. Tiêu thức này xem xét trong những thời kỳ khác nhau thì các lĩnh vực hoạt động của DNVVN mà ngân hàng cho vay có được mở rộng, bổ sung hay không? Những lĩnh vực hoạt động bao gồm: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và dịch vụ… (2). Các loại hình DNVVN mà ngân hàng cho vay. Các loại hình này có được bổ sung, mở rộng hay không? Các loại hình DNVVN chủ yếu gồm: CTCP, CTTNHH, HTX, doanh nghiệp tư nhân… (3). Mở rộng hình thức tín dụng. Các hình thức tín dụng của ngân hàng có được bổ sung mở rộng hay không? Các hình thức tín dụng chủ yếu bao gồm: cho vay, cho thuê tài chính, bảo lãnh, bao thanh toán, chiết khấu. (4). Số lượt vay của một doanh nghiệp là nhiều hay ít. Tiêu thức này cho biết nhu cầu vay vốn tại ngân hàng của khách hàng và việc đáp ứng nhu cầu vay vốn của khách hàng như thế nào. Tuy nhiên mức độ vay của khách hàng phụ thuộc vào nhu cầu vay của từng doanh nghiệp. Mặc dù vậy chúng ta vẫn có thể tính được số bình quân. Tức là bình quân một doanh nghiệp vay ngân hàng bao nhiêu lần. Tuy nhiên chỉ tiêu này rất khó có thể đánh giá được. 1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN 2 8 a. Sự tác động của môi trường vĩ mô * Sự tác động của môi trường kinh tế. Ngân hàng là một chủ thể trong nền kinh tế. Đặc biệt, nó đóng vai trò là trung gian của nền kinh tế, là cầu nối giữa các khu vực khác nhau của nền kinh tế. Chính vì vậy, sự ổn định hay mất ổn định của nền kinh tế sẽ tác động mạnh mẽ đến hoạt động của ngân hàng. Nếu môi trường kinh tế ổn định, nền kinh tế trong giai đoạn hưng thịnh sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN trong việc kinh doanh và đạt lợi nhuận cao, các doanh nghiệp này sẽ tăng cường vay vốn để mở rộng sản xuất kinh doanh. Kết quả kinh doanh tốt sẽ giúp các DNVVN có khả năng thực hiện đúng các cam kết tín dụng với ngân hàng. Từ đó ngân hàng có điều kiện hơn trong việc mở rộng tín dụng để đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu tín dụng của các DNVVN. * Sự tác động của môi trường chính trị. Trong một môi trường chính trị ổn định, các DNVVN sẽ yên tâm sản xuất kinh doanh và có khả năng tăng cường mở rộng sản xuất, kết quả kinh doanh cao, cầu tín dụng tăng lên và cùng với đó khả năng mở rộng tín dụng với các DNVVN của ngân hàng cũng tăng lên. * Sự tác động của môi trường pháp lý. Một hệ thống pháp luật đầy đủ, đồng bộ, thống nhất với các văn bản pháp luật điều chỉnh hoạt động tín dụng ngân hàng liên quan đến việc cấp tín dụng cho các DNVVN sẽ thực sự là kim chỉ nam giúp các ngân hàng có cơ sở để tiến hành hoạt động của mình một cách trôi chảy cũng như có điều kiện mở rộng tín dụng cho các DNVVN hơn. Ngoài ra, với chính sách pháp luật tạo ra được sân chơi bình đẳng cho các DNVVN với các thành phần kinh tế khác về mọi lĩnh vực sẽ là một trong những nhân tố giúp cho các DNVVN dễ dàng tiếp cận các nguồn vốn, trong đó có nguồn vốn tín dụng ngân hàng. * Sự tác động của môi trường tự nhiên. Môi trường tự nhiên không thuận lợi như hạn hán, lũ lụt, động đất, hỏa hoạn…sẽ dẫn tới giảm đầu tư trong nền kinh tế, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các DNVVN nói riêng. 2 9 Điều này không chỉ ảnh hưởng tới việc giảm doanh số cho vay của ngân hàng mà còn ảnh hưởng tới khả năng trả nợ của khách hàng. Từ đó, chất lượng tín dụng cũng như khả năng mở rộng tín dụng của ngân hàng giảm sút. * Sự tác động của môi trường văn hóa - xã hội. Nhu cầu tiêu dùng hàng hóa được tạo lập từ những thói quen của người dân và nó ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực hoạt động, khả năng tiêu thụ hàng hóa của các DNVVN cũng như khả năng mở rộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, do đó nó ảnh hưởng ít nhiều đến việc mở rộng tín dụng ngân hàng đối với DNVVN. Ngoài ra, môi trường văn hóa - xã hội còn tác động tới tư cách đạo đức của người vay hay sự sẵn lòng trả nợ của người vay, mà đây lại chính là cơ sở cho ngân hàng tiếp tục mở rộng tín dụng đối với khách hàng. * Sự tác động của môi trường công nghệ. Công nghệ phát triển với tốc độ cao giúp cho các doanh nghiệp có cơ hội sử dụng công nghệ tiên tiến phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh, đem lại kết quả tốt làm tăng năng lực của các doanh nghiệp. Nhưng nó lại khiến các doanh nghiệp yếu kém, đặc biệt là các DNVVN với trình độ, năng lực hạn chế sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận cũng như ứng dụng công nghệ, bởi chi phí cho việc đổi mới công nghệ là rất lớn. Dẫn đến việc các DNVVN bị yếu thế trong cạnh tranh, khả năng trả nợ vay ngân hàng cũng như tiếp cận với cơ hội vay trong tương lai có thể gặp trở ngại, và điều đó làm cho khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các doanh nghiệp này bị giảm đi. b. Sự tác động của môi trường vi mô Một thực tế hết sức bất cập hiện nay là trong khi nguồn vốn tín dụng của NHTM, vốn tín dụng ưu đãi của Nhà nước, vốn tài trợ của các tổ chức nước ngoài dành cho các DNVVN rất dồi dào thì việc tiếp cận, khai thác cơ hội từ các nguồn vốn này của các DNVVN lại rất hạn chế. DNVVN ở nước ta chiếm 97% trong tổng số gần 300,000 doanh nghiệp, đóng góp khoảng 26% GDP, tạo ra khoảng 77% việc làm phi nông nghiệp. Có vai trò như vậy, nhưng hiện nay các doanh nghiệp đang gặp rất nhiều khó khăn trong vay vốn sản xuất - kinh doanh. Về lý thuyết, số lượng DNVVN đông đảo 3 0 với đặc thù ít vốn chính là đối tượng khách hàng đầy tiềm năng của các ngân hàng. Bằng chứng là, ước tính có đến 80% lượng vốn cung ứng cho DNVVN là từ kênh ngân hàng, song theo một điều tra mới đây của Cục phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho thấy chỉ có 32.38% DNVVN có khả năng tiếp cận được nguồn vốn của các ngân hàng, 35.24% khó tiếp cận và 32.38% không tiếp cận được. Rõ ràng là, giữa DNVVN và các ngân hàng vẫn còn có khoảng cách mà không bên nào muốn. Nguyên nhân là do giữa ngân hàng với các DNVVN còn tồn tại rất nhiều rào cản dẫn tới cung và cầu chưa có tiếng nói chung. * Những khó khăn từ phía các ngân hàng khi cho vay DNVVN  Thiếu thông tin tài chính tin cậy về DNVVN. Hiện nay, Trung tâm tín dụng thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (CIC) là tổ chức duy nhất thực hiện công tác thu thập thông tin của các khách hàng có quan hệ tín dụng với tất cả các tổ chức tín dụng. Trên thực tế, các thông tin hiện có của CIC có độ cập nhật không cao và các chỉ tiêu còn chung chung. Điều đó ảnh hưởng lớn tới khả năng đánh giá và thẩm định khách hàng của ngân hàng.  Các ngân hàng luôn gặp khó khăn trong quá trình thẩm định các dự án cho vay đối với các DNVVN ở vấn đề lựa chọn công nghệ phù hợp. Các doanh nghiệp thường có quy mô nhỏ cả về mặt tài chính, mặt bằng sản xuất, trình độ nhân lực… nhưng khi lập dự án đều đưa vào các loại thiết bị, máy móc rất đắt tiền, trong khi họ có thể lựa chọn các loại máy móc với công nghệ tương tự, giá thành rẻ hơn để đảm bảo tính hiệu quả của dự án.  Tâm lý đặt an toàn cao hơn hiệu quả kinh doanh, do đó, phần lớn thủ tục cho vay dựa trên tài sản bảo đảm, trong khi đó hầu hết các DNVVN tài sản rất nhỏ, bình quân giá trị khoảng 1.8 tỷ đồng/ doanh nghiệp. Hơn nữa yêu cầu khắt khe của ngân hàng về tài sản đảm bảo, nhất là việc định giá tài sản bảo đảm dẫn đến tỷ lệ cho vay thấp.  Trình độ cán bộ tín dụng còn nhiều bất cập bởi các DNVVN hoạt động đa dạng phong phú trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế trong khi cán bộ tín dụng thiếu kiến thức tổng hợp về các lĩnh vực, ngành nghề cho vay dẫn tới việc 3 1 chưa đánh giá đúng DNVVN, chưa dám mạnh dạn cho vay với đối tượng khách hàng đa dạng và phức tạp này vì sợ rủi ro cao.  Thiếu sự hỗ trợ, thiện chí giúp đỡ từ chính quyền địa phương, bên bảo lãnh khi cán bộ tín dụng cần đánh giá, xác minh tài sản và cam kết của người vay.  Các thủ tục cho vay rườm rà, quá trình thẩm định và xét duyệt cho vay kéo dài, chậm trễ, làm tốn thời gian, công sức của DNVVN thậm chí có thể làm lỡ mất cơ hội kinh doanh của các doanh nghiệp này.  Một số ngân hàng còn thụ động trong việc tiếp cận, nắm bắt, phân tích hoạt động của DNVVN. Chính sách khách hàng chưa rõ, chưa sát, thể hiện trong quy định về xếp loại khách hàng; về cho vay, lãi suất, đều chưa có các quy định cụ thể theo từng thị trường. Thêm vào đó, sản phẩm trọn gói cho DNVVN còn đơn điệu, hạn chế, chưa đáp ứng được một cách tốt nhất nhu cầu của các DNVVN.  Bên cạnh các chính sách tài sản thế chấp khắt khe, các thủ tục hành chính phức tạp, thì bản thân các ngân hàng chưa thực sự có những chính sách ưu tiên cụ thể đối với các DNVVN hoặc nếu có, thì đó mới chỉ dừng lại trên giấy tờ, chính sách chung chung. Hiện nay mới chỉ có một số ngân hàng xây dựng chiến lược và giải pháp kinh doanh cụ thể nhằm vào nhóm đối tượng này.  Tâm lý các ngân hàng cũng không muốn cho vay những dự án nhỏ lẻ, phân tán, khó quản lý, đặc biệt là đối với các DNVVN mới thành lập, chưa có lịch sử tín dụng rõ ràng với ngân hàng vì sợ rủi ro cao. * Những khó khăn của DNVVN khi vay vốn ngân hàng  Năng lực nội tại của các DNVVN yếu, các hệ số tài chính được tính toán qua loa, không đủ đảm bảo theo yêu cầu của ngân hàng, không xác định rõ được dòng tiền lưu chuyển bởi vậy không tính toán được đúng khả năng trả nợ trong tương lai. Một số lớn các DNVVN lập phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư còn mang nặng tính chủ quan, áp đặt của lãnh đạo doanh nghiệp, hoặc dựa trên kinh nghiệm thuần túy. 3 2  Quy mô hoạt động nhỏ, năng suất lao động chưa cao do trình độ tay nghề của người lao động thấp, hoạt động kinh doanh chưa có hiệu quả dẫn tới lợi nhuận để lại thấp từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả nợ vay ngân hàng.  Các DNVVN có thời gian hoạt động chưa lâu, hầu hết mới chỉ được thành lập trong khoảng thời gian 10 năm trở lại đây, số lượng doanh nghiệp có tuổi đời dưới 2 năm chiếm khoảng 60% tổng số khách hàng bởi vậy chưa gây dựng được uy tín, thương hiệu trên thị trường cũng như đối với ngân hàng.  Chưa có chiến lược kinh doanh lâu dài, bài bản. Bản thân chủ những DNVVN mới thành lập cũng không chắc lắm về chiến lược kinh doanh của chính mình. Nhiều doanh nghiệp hoạt động theo kiểu được đến đâu hay đến đấy. Chính vì vậy, xác suất để họ thực hiện thành công chiến lược kinh doanh của mình là khá thấp.  Nội dung của phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, dự án đầu tư đôi khi được thiết lập sơ sài, bởi vậy thiếu thuyết phục ngân hàng khi xem xét thẩm định cho vay.  Báo cáo tài chính hầu hết không đủ độ tin cậy, không rõ ràng, minh bạch; nhiều DNVVN không thực hiện đúng chế độ thống kê kế toán, số liệu phản ánh không chính xác tình hình sản xuất kinh doanh tài chính của mình khiến ngân hàng không nắm được thực trạng kinh doanh của các doanh nghiệp này. Một thực tế phổ biến hiện nay là hiểu biết về kế toán, các chuẩn mực kế toán cũng như hiểu biết về lĩnh vực kiểm toán của các DNVVN còn rất hạn chế. Chủ doanh nghiệp chưa hiểu rằng, nếu áp dụng đúng chuẩn mực kế toán, kiểm toán vào báo cáo tài chính thì việc tiếp cận nguồn vốn sẽ đơn giản hơn, bởi hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng.  Không có đủ TSĐB, hoặc không chứng minh được quyền sở hữu hợp pháp với TSĐB, không có người bảo lãnh. Nhiều DNVVN, nhất là các CT TNHH, tài sản pháp nhân và tài sản cá nhân lẫn lộn, thiếu minh bạch nên ngân hàng rất khó thẩm định, đánh giá về năng lực thực sự của khách hàng.  Chưa có tín nhiệm với ngân hàng trong việc sử dụng vốn vay và trả nợ đúng hạn. Một trong những nguyên tắc cho vay của ngân hàng là doanh nghiệp 3 3 vay vốn phải cam kết sử dụng vốn đúng mục đích và trả nợ đúng hạn. Nhưng hiện nay tình trạng nhiều doanh nghiệp sau khi nhận tiền vay cố tình sử dụng vốn sai mục đích, lừa đảo, trốn tránh trách nhiệm trả nợ xuất hiện khá nhiều lại càng làm cho ngân hàng e ngại hơn, thận trọng hơn khi cho vay đối tượng khách hàng này.  Ở một số DNVVN, việc điều hành sản xuất kinh doanh của lãnh đạo thiếu bài bản, mang nặng tính gia đình. Trong quan hệ với ngân hàng còn thiếu kinh nghiệm, việc bố trí cán bộ quan hệ giao dịch với ngân hàng không hợp lý, cán bộ có tư tưởng e ngại, thiếu tự tin trong quan hệ, khả năng thuyết trình, đàm phán với ngân hàng.  Các DNVVN không hiểu rõ về cơ chế tín dụng của NHTM, có tâm lý sợ thủ tục vay vốn của ngân hàng rườm rà, phức tạp, việc giải quyết cho vay của ngân hàng khó khăn. Phần lớn các DNVVN thiết lập thủ tục vay vốn của ngân hàng không đúng quy định mà ngân hàng yêu cầu. Như vậy, có rất nhiều nhân tố ảnh hưởng đến khả năng mở rộng tín dụng ngân hàng đối với các DNVVN. Vì vậy, để đạt được mục tiêu mở rộng tín dụng với những khách hàng tiềm năng - DNVVN, các ngân hàng cần phối hợp với DNVVN cũng như các cơ quan quản lý Nhà nước đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm xóa bỏ những rào cản giữa ngân hàng với DNVVN. 3 4 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TẠI PGD L Ò Đ ÚC - CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN HÀ NỘI. 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NGÂN HÀNG VIETBANK VÀ PGD LÒ ĐÚC – CHI NHÁNH HÀ NỘI. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển Tham gia thị trường Tài chính - Ngân hàng chưa lâu nhưng với đội ngũ Ban lãnh đạo giàu kinh nghiệm trong điều hành, quản lý cùng với đông đảo nhân viên trẻ, năng động và được đào tạo bài bản về chuyên ngành đã làm nên những thành công bước đầu cho Ngân hàng Việt Nam Thương Tín. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) được thành lập tháng 12 năm 2006, có trụ sở chính tại 35 Trần Hưng Đạo, TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng. Tham gia thành lập Ngân hàng Việt Nam Thương Tín bao gồm những cổ đông có tiềm lực mạnh về tài chính, giàu kinh nghiệm trong quản trị và điều hành ngân hàng như Ngân hàng Á Châu, Công ty Đầu tư và Phát triển Hoa Lâm, Công ty TNHH Xây Dựng Thương Mại Diệu Hiền và nhiều cổ đông có uy tín khác. Sau gần hai năm đi vào hoạt động, số vốn điều lệ hiện nay của VIETBANK là 1000 tỷ đồng và sẽ điều chỉnh tăng vốn theo lộ trình đã đề ra,tới năm 2010 la 3000 tỷ đồng. Với thành tựu bước đầu đạt được, định hướng chiến lược trong 5 năm tới VIETBANK sẽ trở thành Ngân hàng hoạt động theo mô hình ngân hàng thương mại có quy mô, đa năng, hiện đại, phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, đủ khả năng để cạnh tranh và phát triển trong giai đoạn mới. Để đạt được mục tiêu này, toàn thể Ban lãnh đạo 3 5 và nhân viên VIETBANK đang nỗ lực không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, công nghệ hiện đại, nguồn nhân lực và đặc biệt là đang chuẩn bị xây dựng một mạng lưới cơ sở hạ tầng hoạt động khắp các tỉnh, thành phố trong cả nước nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Là 1 ngân hàng trẻ nên Vietbank luôn tham gia hợp tác cùng những ngân hàng lớn khác , với mục đích học hỏi và tận dụng kinh nghiêm của những ngân hàng đi trước. Ngày 18/2/2009 ngân hàng vietbank và ngân hàng ACB (ngân hàng á châu) ký kết hợp tác toàn diện. Theo thỏa thuận này, ACB sẽ hỗ trợ toàn diện về mọi mặt cho Vietbank,cụ thể là ACB hỗ trợ, tư vấn cho vietbank về chiến lược phát triển ngân hàng, về quản trị điều hành, về công nghệ ngân hàng, chuyển giao và liên kết các sản phẩm tài chính,ngân hàng, về nguồn vốn và nghiệp vụ tín dụng, về đào tạo nhân sự cho vietbank. Trong qu¸ tr×nh h×nh thµnh vµ ph¸t triÓn, VietBank lu«n chó ý ®Õn viÖc më réng quy m«, t¨ng cêng m¹ng líi ho¹t ®éng t¹i c¸c thµnh phè lín. Ngày 26/2/2009 VietBank khai trương chi nhánh Hà Nội tạo số 26 Bà Triệu, phường Tràng Tiền, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội. Chi nhánh Hà Nội là chi nhánh đầu tiên tại miền Bắc đi vào hoạt động đánh dấu mốc quan trọng trong kế hoạch phát triển kênh phân phối của ngân hang, cũng trong năm này phòng giao dịch Lò Đúc ra đời. Ngày 12/3/2009 Vietbank khai trương chi nhánh Cần Thơ tại số 101 Nguyễn Trãi, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Ngày 28/10/2010, Ngân hàng Việt Nam Thương Tín (VIETBANK) tiếp tục khai trương Phòng giao dịch Sơn Trà tại 615 Ngô Quyền, P.An Hải Đông, Q.Sơn Trà, Tp Đà Nẵng. VIETBANK Sơn Trà là điểm hoạt động thứ 71 của VIETBANK trên cả nước và là điểm hoạt động thứ 7 của VIETBANK tại Đà Nẵng. Đến nay các điểm giao dịch của 3 6 VIETBANK đã có mặt rộng khắp thành phố Đà Nẵng, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp và các cư dân. Sè lîng nh©n viªn cña VietBank trªn toµn hÖ thèng ®Õn nay lµ 590 ngêi, trong ®ã phÇn lín lµ c¸c c¸n bé, nh©n viªn cã tr×nh ®é §¹i häc vµ trªn §¹i häc (chiÕm 81%). Víi ®éi ngò c¸n bé, nh©n viªn n¨ng ®éng, nhiÖt t×nh vµ cã tr×nh ®é nghiÖp vô cao, nguån nh©n lùc cña VietBank lu«n ®îc ®¸nh gi¸ cao vµ sÏ lµ mét trong nh÷ng tiÒn ®Ò cho sù ph¸t triÓn cña Ng©n hµng trong t¬ng lai. Năm 2008 mặc dù thị trường tài chính gặp nhiều khó khăn nhưng kết quả kinh doanh của Vietbank vẫn rất khả quan, không thua kem nhiều ngân hàng có lịch sử nhiều năm hoạt động. Ngày 21/9/2010, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có Công văn số 7135/NHNN-TTGSNH thông báo ý kiến của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Việt Nam Thương Tín (VietBank). Theo đó, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp thuận việc VietBank tăng vốn điều lệ năm 2010 từ 1.000 tỷ đồng lên 3.000 tỷ đồng theo phương án tăng vốn điều lệ năm 2010 đã được Đại hội đồng cổ đông thường niên ngày 09/4/2010 thông qua và được Hội đồng Quản trị VietBank bổ sung, chỉnh sửa theo Nghị quyết số 407/TCNQ-PC.10 ngày 07/8/2010. Chi nhánh Hà Nội được thành lập vào tháng 9 năm 2009. Khi 3 7 1.3. Mô hình tổ chức và nhân sự Giám dốc Phòng khách hàng Bộ phận Tín dụng Hỗ trợ Tín dụng Phòng dịch vụ KH Bộ phận teller Bộ phận kế toán 2. Những hoạt động kinh doanh của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội trong 3 quý đầu năm 2010. Hoạt động kinh doanh của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội từ 2009 đến nay bên cạnh thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn. Hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ 2009 đến nay đã đạt được kết quả đáng phấn khởi, đời sống của nhân viên năm sau được nâng cao hơn so với năm trước, góp phần vào sự nghiệp phát triển của nền tài chính Việt Nam. a. Hoạt động huy động vốn Vốn là cơ sở để ngân hàng tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, nó quyết định quy mô tín dụng, năng lực thanh toán và uy tín của ngân hàng trên thị trường. Một trong những đặc trưng riêng của ngân hàng là vốn tự có chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn vì vậy Ban giám đốc PGD luôn coi trọng hoạt động huy động vốn dưới mọi hình thức nhằm đảm bảo cho nguồn vốn tăng liên tục và ổn định, đáp ứng vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Bằng việc không ngừng mở rộng mạng lưới giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng… nên thời gian qua hoạt động huy động vốn của PGD đã đạt được những thành công nhất định. Tổng nguồn vốn huy động liên tục tăng qua các năm đặc biệt tăng mạnh trong năm 2009 và 3 quý đầu năm 2010. Nguyên nhân là trong thời gian này PGD đã chủ động triển khai nhiều giải pháp để thu hút nguồn vốn, áp dụng đa 3 8 dạng các hình thức gửi tiền, triển khai kịp thời các đợt phát hành kỳ phiếu tiết kiệm dự thưởng kèm theo quà khuyến mại, chủ động quảng cáo, đẩy mạnh công tác tiếp thị…vốn nộp về VietBank cao nhất từ trước đến nay. Ho¹t ®éng huy ®éng vèn lµ mét ho¹t ®éng quan träng cña Ng©n hµng, nã lµ tiÒn ®Ò, lµ c¬ së quyÕt ®Þnh hiÖu qña ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng. Cã mét nguån vèn víi c¬ cÊu hîp lÝ, chi phÝ thÊp lµ mét thÕ m¹nh mµ c¸c Ng©n hµng lu«n lu«n híng tíi. Tõ quan ®iÓm ®ã, Ng©n hµng VietBank ®· chñ ®éng, tÝch cùc khai th¸c c¸c nguån vèn b»ng nhiÒu biÖn ph¸p thÝch hîp nªn Ng©n hµng ®· cã sù t¨ng trëng æn ®Þnh nguån vèn cña m×nh. Bảng 1: CƠ CẤU NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG CỦA VIETBANK 3 QUÝ ĐẦU NĂM 2010 Đơn vị: triệu đồng Năm 2010 quý 1 Năm 2010 qúy 2 Năm 2010 quý 3 So sánh quý 2/quý 1 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % Tổng nguồn vốn huy động Theo loại tiền gửi 32.000 100 73.000 100 115.000 100 41.000 128.125 42000 57.53 Nội tệ 24.000 75 57.670 92.000 80 33.670 140,29 3.4330 59,53 Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) Theo thời gian 8.000 25 1.5130 31 23 20 7.130 89,12 7.870 52,02 Không kỳ hạn 4.800 9.490 13 12.650 11 4.609 97,71 3.160 33,30 Chỉ tiêu 15 79 So sánh quý 3/ quý 2 Có kỳ hạn 27.200 85 63.510 87 102.350 89 36.310 133,49 38.840 142,79 Theo thành phần kinh tế Tiền gửi dân cư 27200 85 60.590 82 93.150 81 33390 122,76 32560 53,74 Tiền gửi TCKT 4800 15 12.410 17 21.850 18 7610 158,54 9440 76,1 3 9 Tiền gửi TCTD 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 Theo sè liÖu cho thÊy, nguån vèn huy ®éng quý 1 là 32.000 triÖu ®ång, quý 2 lµ 73.000 triÖu ®ång, t¨ng 41.000 triÖu ®ång, t¨ng 140,29%. Trong quý 2 tæng nguån vèn huy ®éng lµ 57.670 triÖu ®ång, t¨ng 89.12 % so víi quý1, cßn quý 3 t¨ng lªn 7.870triÖu ®ång. Tõ nh÷ng con sè trªn cho thÊy VietBank ngµy cµng chó träng ®Õn c«ng t¸c huy ®éng vèn, uy tÝn cña VietBank ®èi víi kh¸ch hµng kh«ng ngõng ®îc t¨ng lªn. Trong c¬ cÊu nguån vèn cña Ng©n hµng th× chñ yÕu lµ tõ d©n c, tiÒn göi cña doanh nghiÖp chiÕm tØ träng t¬ng ®èi nhá. §iÒu nµy còng dÔ hiÓu bëi v× môc tiªu kh¸ch hµng chÝnh cña VietBank lµ híng tíi kh¸ch hµng d©n c. Huy động vốn bằng nội tệ chiếm đa số do với ngoại tệ, điều đó cũng do đặc thù của chi nhánh Lò Đúc. - Về tổng nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế : Nguồn vốn tăng trưởng cao trong đó tăng trưởng tiền gửi của dân cư và tiền vay của các tổ chức tín dụng. Tiền gửi của dân cư liên tục tăng qua các quý đầu năm 2010. Điều này cho thấy PGD đã chiếm được lòng tin của khách hàng, đặc biệt là công tác quản lý tiền gửi của dân cư được PGD thực hiện thường xuyên nghiêm túc qua đó tránh được sai sót, đảm bảo an toàn chính xác nguồn tiền gửi này của PGD liên tục tăng. Tiền gửi dân cư luôn chiếm tỷ trọng cao nhất và giảm dần qua các quý. Tuy nhiên do tốc độ tăng của tổng nguồn vốn huy động tăng nhanh nên quý 2 tiền gửi dân cư tăng 33.390 triệu đồng , tuơng ứng với tỷ lệ tăng là 122,76%. Quý 3 tăng 32.50 triệu đồng tuơng ứng với tỷ lệ tăng là 53,74%. Tiền gửi dân cư giảm dần qua các quý nguyên nhân do 1 phần nền kinh tế 2010 không ổn định. Giá vàng liên tục đạt những kỷ lục mới , thị trường chứng khoán ảm đạm. Nhà đầu tư trong dân cư rút tiền từ ngân hàng đầu tư vào lĩnh 4 0 vực khác. Tiền gửi tổ chức kinh tế tăng lên cũng do dòng vốn khó quay vòng, vốn ứ đọng do đó tăng tỷ lệ phần trăm qua các quý. Quý 2 tăng 710 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 158,54%, quý 3 tăng 9.440 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 76,1%. Tiền gửi tổ chức tín dụng là không có, phản ánh sự thiếu hụt vốn của các tổ chức tín dụng trong thời gian này. - Về huy động vốn phân theo thời gian: Xét về thời hạn thì nguồn vốn ngắn hạn và trung dài hạn đều có xu hướng tăng và có tỷ trọng tương đương. Nhìn chung tiền gửi có kỳ hạn luôn chiếm tỷ trọng cao và không ngừng gia tăng. Điều đó cũng là dễ hiểu vì lãi suất huy động trong thời gian qua không ngừng tăng cao và sự khó khăn trong nền kinh tế khiến tiền không kỳ hạn để giao dịch giảm xuống. Tiền gửi có kỳ hạn quý 2 tăng 3.310 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng là 133,49%. Quý 3 tăng 4.909 triệu so với quý 2, tương ứng với tỷ lệ tăng l à 33,3%. - Về huy động phân loại theo tiền gửi: Tiền gửi nội tệ luôn chiếm tỷ trọng cao, tiền gửi ngoại tệ chiếm tỷ trọng thấp hơn và không ngừng giảm về tỷ trọng. Tiền gửi nội tệ quý 2 tăng 33.670 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 140,29% so với quý 1, quý 3 tăng 34.330 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 59,53% so với quý 2. Ngoại tệ cũng tăng, quý 2 tăng 7.130 triệu tương ứng với tỷ lệ 89,12% so với quý 1, quý 3 tăng 7.870 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 52,02%. Tỷ trọng ngoại tệ huy động giảm so với nội tệ phản ánh sự khan hiếm ngoại tệ trong thời gian qua, giá USD và 1 số đồng tiền mạnh liên tục tăng. Lãi suất huy động ngoại tệ ở Việt Nam là khá cao so với các nước khác song vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu trong nước, tỷ giá vẫn liên tục tăng. Phải chăng, điều đó phản ánh sự đầu cơ về vàng và ngoại tệ đang tăng mạnh? Như vậy, qua số liệu đã phân tích ở trên đã chứng tỏ PGD L ò Đ úc - Chi nhánh H à N ội đã làm tương đối tốt công tác huy động vốn của mình, điều đó 4 1 sẽ là một lợi thế để chi nhánh có thể đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu về vốn cho khách hàng và tạo sự chủ động cho phát triển hoạt động kinh doanh của chi nhánh, đồng thời góp phần điều hòa chung cho toàn hệ thống. MÆt kh¸c, do ®èi tîng thu hót vèn chñ yªu lµ c¸ nh©n nªn lîng tiÒn göi cã k× h¹n lµ chñ yÕu. §iÒu nµy lµm t¨ng tÝnh æn ®Þnh vµ chñ ®éng cho nguån vèn cña ng©n hµng, t¹o ®iÒu kiÖn thuËn lîi cho ho¹t ®éng kinh doanh.Tuy nhiªn, Ng©n hµng sÏ gÆp khã kh¨n vÒ chi phÝ huy ®éng vèn. Ng©n hµng cÇn chó ý h¬n n÷a tíi nguån tiÒn göi kh«ng k× h¹n ®Ó khai th¸c lîi thÕ vÒ chi phÝ. HiÖn nay, do nÒn kinh tÕ ®ang trong qu¸ tr×nh ph¸t triÓn m¹nh mÏ nªn nhu cÇu tÝn dông kh«ng ngõng t¨ng. Dã ®ã, Ng©n hµng VietBank ®ang cã nhiÒu biÖn ph¸p vµ chÝnh s¸ch nh»m thu hót nhiÒu h¬n nguån vèn nhµn rçi trong d©n c ®Ó ®¸p øng ®ñ cÇu vÒ vèn tÝn dông. Ng©n hµng ®ang ®a ra c¸c chÝnh s¸ch l·i suÊt linh ho¹t cho tiÒn göi kh«ng k× h¹n, coi träng chÊt lîng dÞch vô, c¸c chÝnh s¸ch kh¸ch hµng nh göi tiÕt kiÖm víi vÐ dù thi quay xæ sè, ®a c¸c th«ng tin vÒ l·i suÊt ®Õn tËn kh¸ch hµng. Do vËy, nguån vèn huy ®éng cña VietBank kh«ng nh÷ng t¨ng ®Òu mµ cßn t¨ng nhanh, ®¶m b¶o ®îc c©n ®èi cung cÇu, t¹o thÕ chñ ®éng cho ho¹t ®éng kinh doanh cña Ng©n hµng. b. Hoạt động sử dụng vốn Nếu như hoạt động huy động vốn là cơ sở thì sử dụng vốn lại quyết định đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chính vì thế các ngân hàng luôn đặt ra mục tiêu cho mình trong hoạt động sử dụng vốn là làm sao sử dụng được tối đa và có hiệu quả nguồn vốn huy động để cho vay, lấy lãi từ hoạt động 4 2 cho vay để chi trả chi phí huy động vốn đồng thời trang trải các khoản chi phí hoạt động khác của ngân hàng và có tích lũy bởi cho vay là nghiệp vụ mang lại thu nhập chính cho ngân hàng. VietBank ®Æt ra quyÕt t©m ®a d nî t¨ng trëng mét c¸ch lµnh m¹nh, v÷ng ch¾c, gi¶m tØ lÖ nî qu¸ h¹n. KÕt qu¶ ho¹t ®éng tÝn dông liªn tôc t¨ng trong ba quý. TØ lÖ nî qu¸ h¹n gi¶m ®¸ng kÓ, doanh thu ngµy cµng t¨ng, tõng bíc kh¼ng ®Þnh vÞ thÕ trªn thÞ trêng. Bảng 1: CƠ CẤU DƯ NỢ CỦA VIETBANK (CHI NHÁNH HÀ NỘI-PHÒNG GD LÒ ĐÚC) 3 QUÝ ĐẦU NĂM 2010 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Tổng dư nợ Theo loại tiền Nội tệ Ngoại tệ (quy đổi VNĐ) Theo thời gian Ngắn hạn Trung, dài hạn Theo thành phần kinh tế DNNN Năm 2010 quý 1 Năm 2010 quý 2 Năm 2010 quý 3 So sánh quý 2/quý 1 So sánh quý 3/quý 2 Số tiền % Số tiền % Số tiền % +/- % +/- % 24.500 100 78.800 100 169.500 100 54.300 221,3 90.700 115,1 21.437,5 87,5 69.501,6 88,2 151.702,5 89,5 48.064,1 224,21 82.200,9 118,27 3.062,5 12,5 9.298,4 11,8 17.797,5 10,5 6235,9 203,62 8.499,1 91,4 14.379,05 58,69 47.532,16 60,32 110.361,45 65,11 33.153,11 230,57 62.829,29 132,18 10.120,95 41,13 31.267,84 39,68 34,89 21.146,89 208,94 27.870,71 89,135 11,2 255,48 2.327,5 9,5 8.274 10,5 59.138,55 18.984 5.946,4 10.710 4 3 129,44 DNNQD Hộ gia đình 15.067,5 61,5 48.974,2 62,15 107.632,5 63,5 33.906,7 7.105 29 21.551,8 27,35 42.880,5 25,3 14.446,8 8 225,03 2 203,33 58.658,31 119,78 21.328,7 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội ngân hàng Việt Nam Thương Tín 3 quý đầu 2010) Qua bảng số liệu về tình hình sử dụng vốn của chi nhánh ta thấy: * Quý 2: Tổng doanh số cho vay tăng so với qu ý 1 là 54.300 triệu đồng, tốc độ tăng là 34.11% (trong đó chủ yếu tăng doanh số cho vay ngắn hạn, đ ồng n ôi t ệ và cho vay DNNQD). * Quý 3: Tổng doanh số cho vay l à 169.500 tri ệu đ ồng, tốc độ tăng là 115,1% (trong đó vẫn chủ yếu là tăng doanh số cho vay ngắn hạn và cho vay DNNQD). Tổng dư nợ tăng so với qu ý 2 là 90.700 triệu đồng (dư nợ trung dài hạn vẫn giảm song tốc độ tăng của dư nợ ngắn hạn lớn hơn nhiều so với tốc độ giảm của dư nợ trung dài hạn nên tổng dư nợ vẫn tăng) với tốc độ tăng là 115,1% . Nguyên nhân của tình hình này là trong thời gian vừa qua PGD Lò Đúc Chi nhánh Hà Nội đã thực hiện theo chỉ đạo của NHVNTT Việt Nam chuyển dịch cơ cấu dư nợ cho vay theo hướng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế vừa và nhỏ (chủ yếu là TPKT ngoài quốc doanh), trong đó chủ yếu là mở rộng cho vay ngắn hạn để tăng nhanh vòng quay vốn tín dụng. Vì thế nên doanh số cho vay của chi nhánh liên tục tăng và dư nợ cho vay cũng có xu hướng tăng lên. * Trong cơ cấu dư nợ theo thời gian thì cả 3 qu ý dư nợ ngắn hạn đều chiếm tỷ trọng cao hơn so với dư nợ trung dài hạn. 4 4 98,96 - Quý 2: Dư nợ ngắn hạn tăng 33.153,11 triệu đồng so với quý 1, tốc độ tăng là 230,57%. Dư nợ trung dài hạn tăng 21.146,89 triệu đồng với tốc độ tăng là 208,94%. - Quý 3: Dư nợ ngắn hạn tăng 63.829,29 triệu đồng so với quý 2, tốc độ tăng là 132,18%. Dư nợ trung dài hạn tăng 7.870,71 triệu đồng với tốc độ tăng là 879,135%. * Trong cơ cấu dư nợ theo thành phần kinh tế thì tỷ trọng dư nợ cho vay TPKT ngoài quốc doanh đang có xu hướng tăng lên trong khi tỷ trọng dư nợ cho vay hộ gia đình đang có xu hướng giảm. - Dư nợ cho vay TPKT ngoài quốc doanh quý 2 tăng 33.906,7 triệu đồng so với quý 1, tốc độ tăng là 225,32%; quý 3 tăng 58.658,31 triệu đồng so với quý 2 với tốc độ tăng là 119,78%. - Dư nợ cho vay doanh nghiệp nhà nước quý 2 tăng 5.946,4 triệu đồng so với quý 1, tương ứng với tốc độ tăng là 225,488%; quý 3 tăng 10.710 triệu đồng so với quý 1 với tốc độ tăng là 129,44%. -Dư nợ cho vay hộ gia đình có xu hướng giảm so với TPKT ngoài quốc doanh và doanh nghiệp nhà nước. Tuy nhiên do dư nợ cho vay qua các quý tăng nên dư nợ cho vay hộ gia đình vẫn tăng. Quý 2 tăng so với quý 1 là 14.446,8 triệu tương ứng với tỷ lệ tăng là 203,33%, quý 3 tăng 21.328,7 so với quý 2 tương ứng với tỷ lệ tăng là 98,96%. Nguyên nhân là do công tác cho vay đã được mở rộng đến mọi đối tượng khách hàng nhằm đa dạng hóa khách hàng theo chỉ đạo của VietBank. Vốn vay được đầu tư cho các doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, vốn chủ sở hữu lớn…trong các ngành cơ khí, ngành kinh doanh phân bón, ngành kinh doanh dịch vụ…Trong năm đã tìm kiếm được nhiều khách hàng mới đặc biệt là những khách hàng là các DNNQD góp phần làm cho cơ cấu tín dụng thay đổi phát triển bền vững và an toàn. Tuy nhiên vẫn còn một số DNVVN có vốn chủ sở hữu thấp lại thiếu hoặc không có tài sản đảm bảo hiện đang còn quan hệ tín dụng với chi nhánh chưa bổ sung được vốn và tài 4 5 sản đảm bảo nên phần nào ảnh hưởng đến quy mô và cơ cấu dư nợ của chi nhánh. 2.1.2.3. C¸c ho¹t ®éng kh¸c. Lµ mét Ng©n hµng ®a n¨ng, s¶n phÈm dÞch vô tµi chÝnh cña VietBank còng rÊt ®a d¹ng. C¸c ho¹t ®éng kh¸c cña VietBank còng ®îc kh¸ch hµng vµ b¹n hµng ®¸nh gi¸ rÊt cao. * Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền nhanh: PGD đã triển khai các loại sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu chuyển tiền kịp thời cho khách hàng. Số lượng khách hàng mở tài khoản và thực hiên các giao dịch ngày càng tăng. Chi nhánh phục vụ hàng ngàn khách hàng mở tài khoản giao dịch tiền gửi và trên 300 khách hàng quan hệ tín dụng với hàng chục ngàn giao dịch chuyển tiền thanh toán. Số phí thu được trong năm về dịch vụ chuyển tiền là 1,316 tỷ đồng. * Hoạt động thanh toán quốc tế: - Nghiệp vụ LC: Trong năm mở 200 LC trị giá 34,6 triệu USD và 1,3 triệu EUR, tăng 52 LC giá trị gia tăng: 14,4 triệu USD. Thanh toán được 246 LC trị giá 28,4 triệu USD và 1,9 triệu EUR, tăng 79 LC giá trị tăng: 7,2 triệu USD so với năm 2006. - Nghiệp vụ thanh toán chuyển tiền: Thanh toán chuyển tiền đi: 121 món, trị giá: 5,2 triệu USD và 16,6 triệu Yên Nhật. - Thanh toán chuyển tiền đến: 116 món trị giá 5,1 triệu USD. - Nghiệp vụ chi trả kiều hối, chuyển tiền EDEN: 420 món trị giá: 1,3 triệu USD. Tổng phí thanh toán quốc tế đạt 1,9 tỷ đồng, tăng 452 triệu so với năm 2006. * Dịch vụ thẻ ATM và thẻ VISA MASTER CAS: 4 6 Trong năm 2009 chi nhánh đã phát hành được 15 thẻ VISA MASTER CAS/120 thẻ do NHCT Việt Nam giao và 3.468 thẻ ATM/5.000 . Tổng số phí thu được từ dịch vụ thẻ ATM: 54 triệu đồng. 1.2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ CỦA PGD LÒ ĐÚC - CHI NHÁNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM THƯƠNG TÍN (VIETBANK) Mặc dù mới thành lập nhưng ngay từ đầu đội ngũ lãnh đạo của PGD Lò Đúc nói riêng và chi nhanh Vietbank Hà Nội nói chung đã xác định rõ phương hướng mục tiêu trong thời gian hoạt động a. Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với Đây là một tiêu thức quan trọng và rõ ràng nhất để có thể thấy được mức độ mở rộng tín dụng đối với các DNVVN của PGD L ò Đ úc – Chi nh ánh H à N ội. Bảng 5: Số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội giai đoạn 3 quý đầu năm 2010 Qu ý 1/năm Qu ý 2/ năm 2010 2010 Chỉ tiêu Tổn Tỷ Tổng Tỷ g số trọng số trọng * KH DN KH DNVVN 100 85 100 85 117 100 104 88.89 KH DN Lớn 15 15 13 11.11 Chênh lệch ± ±% 17 17 19 22.35 -2 13.33 Quý 3/Năm 2010 Tổng Tỷ số trọng 147 100 134 91.16 13 8.84 Chênh lệch ± ±% 30 25.64 30 28.85 - - (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội giai đoạn 3 quý đầu năm 2010và tính toán của sinh viên). Nhìn vào bảng 5 ta thấy số lượng khách hàng DNVVN không ngừng tăng lên nhanh chóng; khách hàng DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số 4 7 khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh, luôn ở mức trên 85%. Những con số trên đã chứng tỏ mức độ tập trung cao vào đối tượng khách hàng DNVVN của PGD Lò Đúc. Xu hướng tăng số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng tại PGD là do PGD ngày càng mở rộng quan hệ tín dụng đến các DNVVN để khai thác tiềm năng từ khối các doanh nghiệp này , trong đó tập trung chủ yếu ở khối các DNVVN ngoài quốc doanh. Hơn nữa trong những năm gần đây số lượng các DNVVN ngày càng gia tăng, làm ăn có hiệu quả hơn, có uy tín hơn trong quan hệ tín dụng với . Cơ cấu khách hàng DNVVN của Chi nhánh NHCT Đông Anh được xem xét cụ thể qua bảng sau: Bảng 6: Cơ cấu khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội giai đoạn 3 quý đầu năm 2010 chia theo loại hình doanh nghiệp qu ý 1/năm Quy 2/năm Qu ý 3/năm Chỉ tiêu 2010 2010 2007 DNNN 12 7 4 CTCP 6 15 31 CT TNHH 7 23 30 Doanh nghiệp tư nhân 3 6 14 DN có vốn đầu tư nước ngoài 0 1 2 Tổng 28 52 81 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD Lò Đúc –chi nh ánh H à N ội n ăm 2010) Căn cứ vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy khách hàng DNVVN khu vực ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng số khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh. Số lượng DNNN có quan hệ tín dụng với PGD Lò Đúc giảm qua các năm, và số lượng DNNQD có quan hệ tín dụng với chi nhánh tăng lên (trong đó chủ yếu tăng số lượng các CTCP và CT TNHH). Nguyên nhân chủ yếu là do tiến trình cổ phần hóa các DNNN, một số DNNN trước đây có quan hệ tín dụng với ngân hàng nay đã cổ phần hóa; với sự ra đời 4 8 của Luật Doanh nghiệp năm 2000, ngày càng có nhiều các DNNQD được thành lập mới và PGD Lò Đúc đang tập trung khai thác thị trường này. Trên đây chính là kết quả mà chi nhánh đạt được từ việc không ngừng mở rộng mạng lưới hoạt động của mình. b. Doanh số cho vay đối với DNVVN Thực hiện chỉ đạo của VietBank trong việc chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng mở rộng cho vay các thành phần kinh tế vừa và nhỏ. Bảng 7: Tình hình vay vốn của các DNVVN tại PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội giai đoạn 3 quý đầu năm 2010 (Đơn vị: Triệu đồng) Chỉ tiêu Tổng dư nợ Dư nợ DNVVN Tổng Thu nợ Thu nợ v ới Qu ý 1/Năm 2010 Quý 2/ Năm 2010 Tỷ lệ Tỷ lệ Số tiền Số tiền % % 24.500 100 78.800 100 14.783,3 60.34 52.228,4 66.28 20.825 100 63.040 100 Quý 3/Năm 2007 Tỷ lệ Số tiền % 169.500 100 120.095,85 71.03 133.905 100 12.826,12 61.59 45.111,42 71.56 109.775,32 81.98 DNVVN (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010) Căn cứ vào bảng 7 ở trên ta thấy tỷ trọng doanh số cho vay DNVVN của PGD luôn ở mức trên 60% và có xu hướng tăng lên. Nguyên nhân là do PGD đã thực hiện tốt chính sách khách hàng, giữ vững mối quan hệ lâu dài với các doanh nghiệp cũ, mở rộng đầu tư kịp thời cho các đơn vị mới có đủ điều kiện vay vốn. Hơn nữa PGD còn chủ động áp dụng chính sách ưu đãi; đầu tư cho vay tập trung vào các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, tài chính tốt. Đồng thời, thực hiện chính sách khoán đối với từng cán bộ tín dụng; thành lập thêm 4 9 một số phòng giao dịch, điểm giao dịch mới; từng bước tiếp cận bám sát hoạt động của doanh nghiệp. Chính vì vậy mà đẩy doanh số cho vay các DNVVN của chi nhánh tăng lên nhanh chóng. 5 0 Bảng 8: Mức tăng và tốc độ tăng doanh số cho vay DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010) Chỉ tiêu Mức tăng d ư n ợ cho vay (Đơn vị: Triệu đồng) Tốc độ tăng d ư n ợ cho vay Qu ý 1/n ăm Qu ý 2/Năm Qu ý 3/Năm 2010 2010 37.445,1 2010 67.867,45 253,29 129,9 - (Đơn vị: %) (Tính toán của sinh viên dựa trên báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010) Căn cứ vào bảng 8 ta thấy doanh số cho vay đối với các DNVVN đã tăng lên nhanh chóng. Doanh số cho vay DNVVN có tốc độ tăng trưởng khá tốt cho thấy nhu cầu của các DNVVN phát sinh lớn qua các năm và PGD đã luôn tạo điều kiện cho các DNVVN vay vốn, thực hiện tốt mở rộng tín dụng đối với các DNVVN. Như vậy, doanh số. d. Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng đối với DNVVN Một trong những đặc điểm của tín dụng ngân hàng là rủi ro, mở rộng hoạt động tín dụng xét trên một khía cạnh nào đó thì sẽ giúp ngân hàng phân tán được rủi ro, tuy nhiên nếu mở rộng tín dụng tràn lan mà không đi kèm với kiểm soát chất lượng tín dụng thì sẽ đẩy ngân hàng đến nguy cơ gặp rủi ro lớn hơn rất nhiều và hậu quả của nó thì vô cùng nghiêm trọng. Vì vậy, các ngân hàng nói chung và PGD L ò Đ úc – chi nh ánh H à N ội nói riêng trong quá trình mở rộng hoạt động tín dụng đối với DNVVN phải luôn kiểm soát được chất lượng tín dụng đối với DNVVN từ đó có mới có thể hạn chế được rủi ro đồng thời gia tăng thu nhập cho ngân hàng. * Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN 5 1 Vòng quay vốn là một chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng trong một thời kỳ. Sử dụng chỉ tiêu này còn có tác dụng dự báo xem lĩnh vực đầu tư này có hiệu quả hay không để xác định định hướng mở rộng hay thu hẹp đầu tư cho kỳ tới. Bảng 12: Vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN của của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Qu ý 1/n Năm 2006 Năm 2007 329.487 821.390 1.080.000 207.576 318.406 404.494 ăm 2010 Doanh số thu nợ đối với Triệu DNVVN Dư nợ bình quân đối với đồng Triệu DNVVN Vòng quay vốn tín dụng đối đồng Vòng 1,58 2.57 2.67 với DNVVN (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của Chi nhánh NHCT Đông Anh giai đoạn 2005 - 2007và tính toán của sinh viên) Số liệu bảng 12 phản ánh hệ số vòng quay vốn tín dụng đối với DNVVN tại Chi nhánh NHCT Đông Anh có xu hướng tăng lên. Xu hướng tăng lên của hệ số này đã phản ánh tốc độ luân chuyển vốn của PGD Lò Đ úc – chi nh ánh H à N ội ngày càng tăng nhanh. Nguyên nhân là do những nỗ lực của ngân hàng trong công tác quản lý vốn và thu nợ, giảm vốn tín dụng bị chiếm dụng bởi các doanh nghiệp để tái đầu tư vào các lĩnh vực khác, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tăng thu nhập cho chi nhánh. Đồng thời kết quả trên cũng phản ánh công tác quản lý vốn và chất lượng tín dụng của Chi nhánh NHCT Đông Anh ngày càng được nâng cao. * Tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN Khi phân tích tình hình cho vay DNVVN của PGD Lò Đúc cần phải nghiên cứu tình hình nợ quá hạn của loại hình doanh nghiệp này. Nếu như mở 5 2 rộng dư nợ cho vay được coi là mặt tích cực thì nợ quá hạn là mặt trái để đánh giá toàn diện kết quả hoạt động tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc Bảng 13: Tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010 Chỉ tiêu Nợ quá hạn của DNVVN Dư nợ cho vay DNVVN Đơn vị Triệu đồng Triệu Qu ý Qu ý 1/2010 2/2010 525 405,5 Năm 2007 23,5 79,6 25,320 152,18 đồng Tỷ lệ nợ quá hạn % 0.66 0.4 0.015 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD Lò Đúc và tính toán của sinh viên) Số liệu bảng 13 cho thấy tỷ lệ nợ quá hạn của DNVVN ở mức rất thấp, đặc biệt là giảm mạnh trong quý 3, đây là một dấu hiệu đáng mừng chứng tỏ chất lượng tín dụng đối với DNVVN của Chi nhánh NHCT Đông Anh ngày càng được nâng cao. Trong năm nay ban lãnh đạo đã tập trung chỉ đạo điều hành phòng Khách hàng doanh nghiệp đi sâu vào thẩm định, đánh giá phân tích và sàng lọc các khách hàng yếu kém, tập trung tìm kiếm các khách hàng có tình hình tài chính lành mạnh, vay trả sòng phẳng để quyết định đầu tư tín dụng. Chi nhánh đã thực hiện đúng quy trình thẩm định tín dụng nên chất lượng dư nợ đã được nâng lên, tất cả các món vay mới và vượt mức ủy quyền đều phải qua phòng quản lý rủi ro thẩm định. * Hiệu suất sử dụng vốn 5 3 Bảng 14: Hiệu suất sử dụng vốn của của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010 Chỉ tiêu Đơn vị Quý 1/2010 Tổng dư nợ tín dụng Tổng nguồn vốn huy động Triệu đồng Triệu 24.500 Quý 2/2010 78.800 Quý 3/2010 169.500 32.000 73.000 145.000 đồng Hiệu suất sử dụng vốn % 76,56 107,94 116,9 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010 tính toán của sinh viên) * Hiệu suất sử dụng vốn Bảng 14: Hiệu suất sử dụng vốn của PGD Lò Đúc – chi nhánh Hà Nội 3 quý đầu năm 2010 Chỉ tiêu Tổng dư nợ tín dụng Tổng nguồn vốn huy động Đơn vị Triệu đồng Triệu Qu ý Qu ý Qu ý 1/2010 2/2010 3/2010 24.500 78.800 169.500 32.000 73.000 115.000 đồng Hiệu suất sử dụng vốn % 76,56 107,94 67,85 (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động tín dụng của PGD L ò Đ úc – chi nh ánh H à N ội và tính toán của sinh viên) Tổng dư nợ tín dụng ở đây được tính tại thời điểm cuối năm, khi mà các doanh nghiệp đã trả nợ cho ngân hàng nên tổng dư nợ tín dụng giảm so với thời điểm trong năm. Điều đó dẫn đến hiệu suất sử dụng vốn được tính toán ở bảng trên chỉ mang tính thời điểm, thực tế hiệu suất sử dụng vốn trung bình trong năm cao hơn nhiều. 5 4 2.3. Đánh giá thực trạng mở rộng tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội a. Kết quả đạt được  Kết quả đạt được của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội Quá trình hoạt động của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội luôn thống nhất với chủ trương, định hướng của ngành và các mục tiêu kinh tế - xã hội của huyện đề ra. Với phương châm hoạt động là lấy hiệu quả kinh doanh của khách hàng là mục đích hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên trong những năm qua, PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội luôn quan tâm đến từng bước đi trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các DNVVN có quan hệ tín dụng với ngân hàng, cùng doanh nghiệp tháo gỡ những khó khăn nhằm đem lại hiệu quả kinh doanh cao nhất. Đồng thời không ngừng mở rộng và nâng cao chất lượng tín dụng đối với đối tượng khách hàng này, đảm bảo cho chi nhánh kinh doanh có hiệu quả mang lại lợi nhuận, uy tín đối với khách hàng. Qua phân tích thực trạng hoạt động tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội ở trên, ta có thể thấy những kết quả nổi bật mà chi nhánh đã đạt được trong thời gian qua như sau: Thứ nhất, doanh số cho vay và dư nợ cho vay DNVVN luôn chiếm tỷ trọng lớn và tăng trưởng đều đặn. Điều này cho thấy quy mô cho vay của chi nhánh đối với DNVVN đã được mở rộng, uy tín của chi nhánh được nâng cao, công tác Marketing tín dụng tốt đã thu hút ngày càng đông các DNVVN đến vay vốn. Kết quả này hoàn toàn phù hợp với định hướng kinh doanh của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội . Do đó đã đóng góp đáng kể vào việc tăng trưởng lợi nhuận cho chi nhánh. Đây là cơ sở, là động lực cho chi nhánh phát triển ổn định, bền vững. Thứ hai, số lượng khách hàng DNVVN luôn chiếm tỷ trọng cao (luôn ở mức trên 85%) trong tổng số khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh và không ngừng tăng lên với tốc độ tăng bình quân trên 20%/năm. Trong đó chủ yếu tăng số lượng DNVVN ngoài quốc doanh (tăng số lượng các CTCP, CT TNHH). 5 5 Điều này cho thấy chi nhánh ngày càng có xu hướng mở rộng quan hệ tín dụng đối với các DNVVN để khai thác tiềm năng từ khối doanh nghiệp này. Số lượng khách hàng DNVVN tương đối nhiều, giá trị các khoản vay thường không lớn và chủ yếu là những món vay ngắn hạn nên giúp cho chi nhánh phân tán được rủi ro theo đối tượng khách hàng. Thứ ba, hệ số vòng quay vốn tín dụng tăng lên liên tục trong 3 năm gần đây. Kết quả này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Chi nhánh NHCT Đông Anh ngày càng nhanh hơn và chi nhánh đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu vay của các DNVVN. Thứ tư, chỉ tiêu nợ quá hạn cho vay DNVVN cả ba năm đều thấp (dưới 1%). Đây là kết quả tốt, là một thành công lớn trong công tác nâng cao chất lượng cho vay tại chi nhánh, nó đồng thời là kết quả của sự nỗ lực của cán bộ nhân viên chi nhánh trong công tác thu nợ, xử lý nợ quá hạn và cho vay ngày càng hiệu quả hơn. Có được kết quả này là do trong những năm qua chi nhánh đã không ngừng chăm lo công tác bồi dưỡng đào tạo cán bộ, nâng cao nghiệp vụ cho các cán bộ tín dụng. Bằng cách cử các cán bộ đi học tại các trường đại học, bồi dưỡng lý luận nghiệp vụ mở, các lớp bồi dưỡng kiến thức về kinh tế thị trường, tổ chức đào tạo theo các chương trình dự án quốc tế… Vì vậy mà trình độ của cán bộ tín dụng đã được nâng cao. Thứ năm, việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN không chỉ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng mà còn làm gia tăng nguồn phí dịch vụ cho chi nhánh. Từ đó góp phần đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ mà chi nhánh cung ứng cho khách hàng. Các DNVVN đến vay vốn tại chi nhánh, nhưng bên cạnh đó họ cũng phát sinh nhiều nhu cầu khác nhau về sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.Ví dụ, bên cạnh việc thiết lập quan hệ tín dụng, những khách hàng này cũng có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ như tư vấn, tiền gửi, trả lương qua tài khoản, thanh toán chuyển tiền, bảo lãnh… Chi nhánh luôn khuyến khích, vận động khách hàng sử dụng đa dạng các dịch vụ của ngân hàng. Nhờ vậy, nguồn thu phí dịch vụ của chi nhánh không ngừng được mở rộng, giúp chi nhánh củng cố, tăng cường nền tảng khách hàng. Đồng thời, để 5 6 đáp ứng những nhu cầu đa dạng của khách hàng, chi nhánh đã tìm tòi, nghiên cứu cho ra đời những sản phẩm dịch vụ thích hợp và đảm bảo mang lại tiện ích tốt nhất cho khách hàng khi đến giao dịch tại chi nhánh, từ đó danh mục sản phẩm của chi nhánh ngày càng được đa dạng hóa. Thứ sáu, việc mở rộng tín dụng đối với DNVVN của PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội là nguồn trợ giúp to lớn cho các DNVVN trên địa bàn huyện Đông Anh, tạo điều kiện thuận lợi cho các DNVVN sản xuất kinh doanh được trôi chảy, liên tục và có hiệu quả cao. Từ đó, chi nhánh đã gián tiếp góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho một số lượng lớn lao động trong các DNVVN, góp phần tạo ra một môi trường xã hội ổn định. Trên đây là những kết quả mà Chi nhánh NHCT Đông Anh đã đạt được trong thời gian qua. Với kết quả này, chi nhánh đã vươn lên trở thành ngân hàng có chất lượng hoạt động cao và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng trên địa bàn huyện Đông Anh.  Hoạt động tín dụng đối với DNVVN của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín. Với mục tiêu đến năm 2010 là “ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín trở thành NHTM dẫn đầu Việt Nam về tài trợ DNVVN”, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín đã và đang tích cực thực hiện những chính sách nhằm hỗ trợ tốt nhất cho đối tượng này. Năm 2009 ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín đã thành lập riêng một phòng chuyên trách về khách hàng DNVVN để có thể nghiên cứu và phục vụ hiệu quả hơn. Từ năm 2009, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín đã đánh giá các DNVVN là đối tượng khách hàng quan trọng, là thị trường tiềm năng mà ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín cần hướng tới. Điều đó đã được cụ thể hóa bằng các chương trình hành động trong kế hoạch phát triển hàng năm, kế hoạch phát triển 5 năm, 10 năm về tài trợ cho DNVVN. Số lượng khách hàng DNVVN chiếm 50% số lượng khách hàng, dư nợ cho vay khoảng 60% tổng dư nợ của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương 5 7 Tín. Hơn nữa, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín còn tích cực hàng đầu trong việc tìm kiếm và giữ mối quan hệ với các tổ chức liên quan đến DNVVN. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín đã và đang thực hiện 7 chương trình tín dụng với nguồn vốn có lãi suất thấp, thời hạn dài từ các Tổ chức quốc tế. Điển hình là các chương trình:… Đối với sản phẩm cho vay, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín dành 14.1 triệu USD từ nguồn vốn thương mại để cho vay, nguồn vốn này cũng có thể tiếp tục được bổ sung khi dự án triển khai có hiệu quả. Thời hạn giải ngân Chương trình cho vay các dự án đến hết ngày 31/12/2012. Khách hàng khi tham gia chương trình sẽ được hưởng vay ưu đãi với lãi suất thấp hơn so với cho vay thông thường của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín. Ngoài ra, khách hàng còn được tham gia đào tạo miễn phí về nâng cao năng lực quản lý và thực hiện tiết kiệm năng lượng; được tư vấn về các giải pháp TK&HQNL trong sản xuất; được cung cấp các thông tin có liên quan đến công nghệ, kinh nghiệm và giải pháp thực hiện TK&HQNL trong sản xuất, giúp các doanh nghiệp hạ giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Bên cạnh đó, để giúp các DNVVN tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn khi vay vốn không đủ tài sản bảo đảm, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín còn thực hiện bảo lãnh vốn vay cho các DNVVN để thực hiện dự án TK&HQNL. Nguồn vốn của Chương trình là 1,950,000 USD do Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) tài trợ thông qua các đơn vị thực hiện là UNDP và Bộ KH&CN. Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín có vai trò là người quản lý quỹ bảo lãnh, trực tiếp thẩm định cấp bảo lãnh cho khách hàng. Thời gian phát hành cam kết bảo lãnh trước ngày 31/12/2011. Để triển khai hai sản phẩm mới đến các DNVVN, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín đã triển khai tập huấn cho các Chi nhánh, phối hợp với Ban quản lý dự án và các Chi nhánh xúc tiến tiếp xúc, thẩm định khách hàng để giải ngân và bảo lãnh vay vốn, bước đầu đã đạt được những kết quả khích lệ. Đồng thời, nhằm nâng cao nhận thức của cộng doanh nghiệp và triển 5 8 khai rộng khắp sản phẩm trên, ngày 12/09/2009, ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín phối hợp với Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, Ban quản lý Dự án nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các DNVVN ở Việt Nam - Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Hội thảo “Giải pháp về vốn cho các Dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng trong các DNVVN Việt Nam”. Việc đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng, khai thác các nguồn vốn quốc tế có nhiều ưu đãi, thời hạn dài để cho vay DNVVN thể hiện sự tích cực và năng động của NHCT Việt Nam vào việc phát triển DNVVN đồng thời tiếp tục khẳng định vị trí và uy tín của NHCT Việt Nam là Ngân hàng đi đầu trong tài trợ DNVVN, đồng hành cùng doanh nghiệp trong sự nghiệp phát triển kinh tế đất nước. b. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế  Các hạn chế trong hoạt động tín dụng với DNVVN Bên cạnh những kết quả đạt được, PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội vẫn còn không ít những khó khăn, hạn chế đang tồn tại trong hoạt động tín dụng đối với các DNVVN. Thứ nhất, số lượng DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội còn chiếm tỷ trọng thấp so với tổng số các DNVVN trên địa bàn quận. Hiện nay trên địa bàn quận có 800 cơ sở sản xuất kinh doanh thuộc loại hình doanh nghiệp thì trong đó có khoảng 600 DNVVN (chiếm 75%/ Tổng số doanh nghiệp) và số lượng này còn không ngừng tăng lên. Các DNVVN này đều đang trong tình trạng thiếu vốn phục vụ sản xuất kinh doanh, khả năng tiếp cận vốn còn nhiều hạn chế. Trong khi đó số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội mới chỉ dừng lại ở con số doanh nghiệp. Mặt khác so với các tổ chức tín dụng khác như: rất có lợi thế trong phục vụ khách hàng DNVVN như lợi thế về uy tín, lãi suất cho vay, nguồn vốn và sản phẩm. PGD Lò Đúc – chi nhánh VietBank Hà Nội với tham vọng sẽ trở thành một trong những ngân hàng hàng đầu về phục vụ các DNVVN đã và 5 9 đang triển khai một số giải pháp tới các chi nhánh trong toàn hệ thống để mở rộng đối tượng khách hàng này, trong đó chú trọng hướng hoàn thiện các sản phẩm phục vụ DNVVN, đào tạo cán bộ chuyên trách nhóm khách hàng DNVVN và tìm các nguồn vốn mới để hỗ trợ các doanh nghiệp này. Hơn nữa nguồn vốn huy động của chi nhánh liên tục tăng trưởng qua các năm, lãi suất cho vay tương đối linh hoạt (có sự tham gia thỏa thuận của khách hàng) đã khiến PGD Lò Đúc rất có lợi thế và tiềm năng trong phục vụ khách hàng DNVVN. Chính vì vậy, số lượng khách hàng DNVVN có quan hệ tín dụng với chi nhánh như thế thật sự là còn quá nhỏ và chưa tương xứng với tiềm năng của thị trường cũng như khả năng của chi nhánh. Thứ hai, lĩnh vực hoạt động của các DNVVN là rất đa dạng tuy nhiên chi nhánh mới chỉ tập trung đầu tư trong lĩnh vực công thương nghiệp và dịch vụ thương mại trong khi đó các lĩnh vực như: xây dựng cơ bản, giao thông vận tải… là những lĩnh vực có tiềm năng phát triển lớn trong tương lai với nhu cầu về vốn là rất lớn thì chưa được chi nhánh quan tâm đúng mức. Điều đó làm giảm khả năng mở rộng tín dụng đối với DNVVN...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.