Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài

doc
Số trang Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài 117 Cỡ tệp Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài 1 MB Lượt tải Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài 2 Lượt đọc Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài 3
Đánh giá Khóa luận tốt nghiệp: Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ bất kì một học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Tạ Thị Thanh i LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình thực hiện đề tài thực tập cuối khóa, tôi đã nhân được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo, cán bộ cơ sở, nhân dân địa phương, gia đình và bạn bè. Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với thầy giáo – Tiến sĩ Hồ Ngọc Ninh đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập. Tôi xin chân thành cảm ơn ban lãnh đạo và cán bộ UBND, nhân dân địa phương xã Quang Tiến, xã Mai Đình-Sóc Sơn-Hà Nội, các cán bộ Ban quản lí KCN Nội Bài đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoan thành kế hoạch thực tập. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới ban lãnh đạo và các thầy cô giáo khoa KT&PTNT đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu, hoàn thành khóa luận. Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình và bạn bè tôi đã luôn giúp đỡ và động viên tôi, tạo mọi điều kiện thuận lợi, đóng góp những ý kiến giúp tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 5 năm 2015 Sinh viên Tạ Thị Thanh ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN Công nhân là lực lượng xã hội đông đảo nhất, lực lượng đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến xã hội trong thời đại ngày nay. Trong quá trình phát triển đất nước, công nhân là giai cấp chịu ảnh hưởng lớn cả về tích cực và tiêu cực trong sự phát triển kinh tế xã hội. Do vậy việc chăm lo cho đời sống công nhân lao động nói riêng và người dân nói chung có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước. Khu công nghiệp Nội Bài nằm trên địa bàn 2 xã Quang Tiến và Mai Đình, bắt đầu đi vào hoạt động năm 1997, đã thu hút 1 lượng lớn lao động trong và ngoài tỉnh về làm việc. Trong hơn 14 nghìn công nhân đang làm việc tại KCN có hơn 4 nghìn ngừơi đang ở trọ tại các thôn ở 2 xã Quang Tiến và Mai Đình. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng cũng như sinh hoạt của người lao động, người dân địa phương 2 xã đã phát triển kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng; nhà trọ, ăn uống, mua sắm,… thỏa mãn các nhu cầu thiết yếu của người lao động. Trong quá trình kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng, các dịch vụ đã thỏa mãn một phần nào các nhu cầu của người lao động, tuy nhiên bên cạnh đó việc kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân cũng gặp không ít khó khăn, gây cản trợ việc kinh doanh hay chưa làm thỏa mãn nhu cầu của công nhân. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài”. Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt các mục tiêu nghiên cứu cụ thể là: Hệ thống hóa những lí luận và thực tiễn về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng. Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ này. Đề xuất giải pháp để phát triển kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài trong thời gian tới. iii Thông qua tìm hiểu các khái niệm về dịch vụ, đặc điểm dịch vụ, dịch vụ tiêu dùng, khái niệm về khu công nghiệp, công nhân, các khái niệm về dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ mua sắm,…tìm hiểu về tình hình phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng ở các khu công nghiệp trong nước,…để làm cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn cho việc nghiên cứu đề tài. Qua tìm hiểu về lịch sử phát triển khu công nghiệp, đặc điểm tập trung công nhân ở trọ ở 2 xã Quang Tiến và Mai Đình, cho thấy khu côn nghiệp đang trong thời gian phát triển, sắp tới mở rộng diện tích triển khai giai đoan 2 và 3 sẽ thu hút 1 lượng lớn công nhân về làm việc do đó việc sử dụng các dịch vụ tiêu dùng của công nhân sẽ tăng lên. Ở 2 xã Quang Tiến và Mai Đình có những điều kiện thuận lợi để phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân lao động tại KCN. Trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu như thu thập và phân tích các thông tin số liệu. Các thông tin thứ cấp được chúng tôi thu thập qua sách, báo, các báo cáo kinh tế-xã hội hàng năm của UBND 2 xã Quang Tiến và Mai Đình. Để thu thập thông tin sơ cấp chúng tôi đã sử dụng bộ phiếu điều tra kết hợp với phỏng vấn và quan sát trực tiếp. Chúng tôi tiến hành điều tra 50 công nhân đang làm việc tại KCN Nội Bài và 30 hộ kinh doanh dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn 2 xã, tiến hành phỏng vấn các hộ kinh doanh lâu năm và một số công nhân làm việc tại KCN. Các thông tin thu thập được chúng tôi tổng hợp và tính toán trên Excel theo các mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, thống kê so sánh để phản ánh thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng ở KCN. Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình phát triển kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng nói chung đang phát triển theo chiều hướng tăng cả về số lượng và chất lượng. Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng của các hộ ở 2 xã đã có sự phát triển, cải thiện về chất lượng để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của công nhân, bên cạnh đó việc kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ cho công nhân vẫn còn gặp iv nhiều khó khăn vì các loại hình dịch vụ còn ít, nhỏ lẻ không tập trung chưa có sự đảm bảo về chất lượng. Kết quả điều tra 50 công nhân cho thấy; trong 50 công nhân tiến hành điều tra có 26 công nhân đang ở trọ tại 2 xã Quang Tiến và Mai Đình do vậy ngoài nhu cầu sử dụng các dịch vụ tiêu dùng như ăn uống, mua sắm, y tế, … dịch vụ nhà trọ là được quan tâm nhiều nhất. Các dịch vụ ở đây về mặt số lượng đã đáp ứng khá đầy đủ nhu cầu của công nhân, trong đó dịch vụ nhà trọ còn đang trong tình trạng cung lớn hơn cầu. Công nhân có nhu cầu về các dịch vụ tiêu dùng ngày càng cao và đòi hỏi đảm bảo về chất lượng cũng như giá cả sao cho hợp lí. Quá trình khảo sát 30 hộ kinh doanh dịch vụ tiêu dùng nhà trọ, ăn uống cho thấy chủ yếu các nhà trọ ở đây có diện tích từ 12-15m2, mô hình nhà dãy không khép kín, các quán ăn chủ yếu là cơm, phở bình dân đáp ứng nhu cầu khách hàng chủ yếu là công nhân lao động. Bên cạnh các kết quả đạt được việc kinh doanh các dịch vụ này còn có nhiều khó khăn, bất cập; nhu cầu công nhân ngày càng cao trong khi khả năng đáp ứng còn hạn chế, các dịch vụ còn ít về loại hình, chất lượng chưa được chứng nhân đảm bảo, ít sự quan tâm, hỗ trợ của chính quyền, nguồn vốn của các hộ còn hạn chế,.. Để nâng cao sự thỏa mãn, đáp ứng tốt hơn nữa các nhu cầu của công nhân đối với các dịch vụ tiêu dùng đang kinh doanh cần thực hiện một số biện pháp sau: Chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến các dịch vụ tiêu dùng đang hoạt động và đến đời sống công nhân và người dân, có các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng, ban quản lí khu công nghiệp quan tâm chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần người lao động, tuyên truyền, kêu gọi các dịch nghiệp có các hỗ trợ phụ cấp tốt hơn nữa cho công nhân. Các hộ kinh doanh luôn có sự tiếp thu cải thiện nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như giá cả để phục vụ tốt nhu cầu của người lao động, người công nhân cần nâng cao nhận thức và thực hiện tốt các quy định do KCN và chính quyền địa phương đưa ra. v Như vậy qua khảo sát thực tế về kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài cùng với việc phân tích, tổng hợp số liệu điều tra, chúng tôi rút ra kết luận sau; Công nhân có vai trò to lớn trong sự phát triển đất nước, do đó việc chăm lo cho đời sống vật chất, tinh thần của công nhân là rất quan trọng. Các dịch vụ tiêu dùng đã và đang đáp ứng được các nhu cầu thiết yếu cơ bản của công nhân, do đó cần có sự quan tâm phát triển mở rộng, giám sát kiểm tra của các cấp ban ngành để các dịch vụ đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của công nhân lao động. vi MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................ii TÓM TẮT KHÓA LUẬN...................................................................................iii MỤC LỤC...........................................................................................................vii DANH MỤC BẢNG.............................................................................................x DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT..................................................................xi PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ........................................................................................1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài..................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................2 1.2.1 Mục tiêu chung.............................................................................................2 1.2.2 Mục tiêu cụ thể.............................................................................................2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...................................................................3 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu...................................................................................3 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu......................................................................................3 1.4 Câu hỏi nghiên cứu..........................................................................................3 PHẦN II. TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KCN..............................................................................5 2.1 Cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN......5 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp....5 2.1.2 Vai trò của kinh doanh dịch vụ đối với phát triển các KCN......................15 2.1.3 Các loại kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN.......17 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN............................................................................................18 2.2 Cơ sở thực tiễn về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN...22 2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven các KCN ở Việt Nam.............................................................................................................22 vii 2.2.2 Các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven các KCN........................................................28 2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài.................................................................30 2.2.4 Các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài.....................................31 PHẦN III. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......34 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu........................................................................34 3.1.1 Lịch sử phát triển KCN Nội Bài.................................................................34 3.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội.............................................................36 3.2 Phương pháp nghiên cứu...............................................................................41 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu..........................................................41 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu.....................................................................41 3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu.......................................................43 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu...................................................................44 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng...........................................................44 3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng cung cấp dịch vụ phụ trợ cho công nhân.....44 3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh nhu cầu của người công nhân đối với dịch vụ..............44 PHẦN IV. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KCN NỘI BÀI...................................46 4.1 Thực trạng kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài.........46 4.1.1 Thực trạng cung cấp dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài.........46 4.1.2 Thực trạng nhu cầu về các dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài59 4.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài.......................................................................................68 4.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phía cung.........................................................68 4.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu...................................................................68 4.3 Giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài.....74 viii 4.3.1 Căn cứ để đưa ra giải pháp phát triển kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài.......................................................................................74 4.3.2 Giải pháp để định hướng phát triển kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài................................................................................................76 PHẦN V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................79 5.1 Kết luận.........................................................................................................79 5.2 Kiến nghị.......................................................................................................80 TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................82 ix DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Số lượng lao động làm việc tại KCN Nội Bài giai đoạn 2012-2014...35 Bảng 3.2 Tình hình cơ cấu kinh tế của xã Quang Tiến qua 3 năm 2012-2014...37 Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Quang Tiến................................38 Bảng 3.4 Thống kê kinh tế xã Mai Đình từ năm 2012-2014...............................40 Bảng 3.5 Cách thức thu thập thông tin thứ cấp...................................................42 Bảng 3.6 Cơ cấu mẫu điều tra.............................................................................42 Bảng 4.1 Số lượng nhà trọ của 2 xã Quang Tiến và Mai Đình giai đoạn 2012-2014...47 Bảng 4.2 Hiện trạng cung nhà trọ của các hộ điều tra.........................................48 Bảng 4.3 Giá trung bình thuê phòng trọ giai đoạn 2012-2014............................49 Bảng 4.4 Tỷ lệ phòng trống/năm.........................................................................50 Bảng 4.5 Giá tiền điện, nước kèm theo dịch vụ nhà trọ......................................51 Bảng 4.6 Chi phí và thu nhập của các hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ năm 2014......52 Bảng 4.7 Số lựợng loại hình dịch vụ ăn uống qua các năm của 2 xã Quang Tiến, Mai Đình..............................................................................................................54 Bảng 4.8 Kết quả điều tra 10 hộ kinh doanh dịch vụ ăn uống............................55 Bảng 4.9 Thông tin cở bản về công nhân điều tra...............................................59 Bảng 4.10 Thực trạng công nhân đang ở trọ.......................................................60 Bảng 4.11 Khoảng cách từ nơi ở trọ đến các địa điểm.......................................62 Bảng 4.12 Nhà trọ công nhân mong muốn..........................................................63 Bảng 4.13 Mức độ hài lòng của công nhân về dịch vụ nhà trọ đang ở...............63 Bảng 4.14 Đánh giá của công nhân về dịch vụ ăn uống.....................................64 Bảng 4.15 Mức độ hài lòng của công nhân về dịch vụ ăn uống.........................65 Bảng 4.16 Đánh giá của công nhân về cung cấp dịch vụ mua sắm, giải trí........65 Bảng 4.17 Mức độ thỏa mãn, hài lòng của công nhân về dịch vụ mua sắm, giải trí.....66 Bảng 4.18 Phương tiện đi lại chủ yếu của công nhân.........................................66 Bảng 4.19 Đánh giá của công nhân về các dịch vụ ở công ty đang làm.............67 Bảng 4.20 Độ tuổi của công nhân đang làm việc tại KCN Nội Bài....................70 Bảng 4.21 Ảnh hưởng của thu nhập đến việc sử dụng các dịch vụ.....................71 Bảng 4.22 Các nguyên nhân ảnh hưởng đến sự phát triển kinh doanh dịch vụ........73 x xi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt KCN KCX CNH-HĐH Có nghĩa là Khu công nghiệp Khu chế xuất Công nghiệp hóa-hiện TTCN-XD đại hóa Tiểu thủ công nghiệp- SXKD PCCC KH-KT TBCN TNHH CNLĐ CN LĐLĐ NLĐ CĐ ATVS Xây dựng Sản xuất kinh doanh Phòng chống chữa cháy Khoa học- kĩ thuật Tư bản chủ nghĩa Trách nhiệm hữu hạn Công nhân lao động Công nhân Liên đoàn lao động Người lao động Công đoàn An toàn vệ sinh xii PHẦN I ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1 Tính cấp thiết của đề tài Cùng với sự phát triển của kinh tế thế giới, kinh tế nước ta đang trong quá trình hội nhập, đổi mới nền kinh tế, giai cấp công nhân- những người lao động chính càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình sản xuất phát triển kinh tế. Hiện nay Đảng và nhà nước ta cùng với các tổ chức sử dụng lao động ngày càng quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của người lao động để họ có điều kiện làm việc đạt kết quả tốt nhất. Trong thời gian qua việc xây dựng các khu công nghiệp ở nước ta đã đạt được những thành công bước đầu như: góp phần nâng cao thu nhập quốc dân, ổn định đời sống kinh tế-xã hội, tạo điều kiện phát triển các nghành kinh tế công nghệ cao, tạo ra một lượng công ăn việc làm lớn, góp phần giải quyết có hiệu quả công tác xóa đói giảm nghèo, giảm nạn thất nghiệp, góp phần đào tạo đội ngũ công nhân mới. Bên cạnh những kết quả đạt được đó, trên thực tế đời sống người công nhân lao động ở các KCN đều bị áp lực lo lắng về đời sống vật chất khá nặng nề, đời sống tinh thần của người lao động luôn trong tình trạng chung không có gì để vui chơi giải trí sau những giờ làm việc căng thẳn, mệt mỏi. Chính vì vậy các KCN cũng như các ngành, các địa phương cần phải có các chính sách, biện pháp nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân tương xứng với đóng góp của họ trong công cuộc xây dựng phát triển đất nước. KCN Nội Bài được phát triển bởi Công ty Phát triển Nội Bài, một công ty liên doanh giữa Renon (Malaysia) và Công ty Xây dựng công nghiệp Hà Nội, với các lĩnh vực ưu tiên như: công nghiệp cơ khí, công nghiệp điện tử, công nghiệp chính xác, công nghiệp nhẹ, công nghệ tin học. KCN đã thu hút hơn 15000 công nhân trên địa bàn huyện và công nhân ở các tỉnh khác trong nước; 1 Trong đó, có hơn 1500 công nhân đang ở trọ tập trung chủ yếu ở 2 xã là Quang Tiến và xã Mai Đình, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội. Trong quá trình hoạt động và phát triển của KCN, các đơn vị mới chú trọng đến phát triển sản xuất kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh mà chưa quan tâm nhiều đến phát triển các loại hình dịch vụ phụ trợ như nhà ở, ngân hàng, ăn uống, vui chơi giải trí nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của công nhân . Mặc dầu sự phát triển một số dịch vụ phụ trợ để đáp ứng nhu cầu và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân ven KCN Nội Bài đã và đang được hình thành. Tuy nhiên, các dịch vụ này còn ít và hoạt động chưa đạt được hiệu quả cao. Xuất phát từ những vấn đề trên, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài”. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài, từ đó đề xuất giải pháp phát triển kinh doanh các dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu và chất lượng cuộc sống của công nhân ven khu công nghiệp trong thời gian tới. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Góp phần hệ thống hóa những vấn đề lí luận và thực tiễn về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN. - Đánh giá thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của các dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN. - Đề xuất giải pháp để phát triển kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp Nội Bài trong thời gian tới. 2 1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1 Đối tượng nghiên cứu Các dịch vụ tiêu dùng phục vụ cho công nhân để nâng cao đời sống tinh thần, đời sống vật chất của công nhân làm việc tại KCN Nội Bài. Đối tượng khảo sát bao gồm; + 50 công nhân đang làm việc ở KCN Nội Bài +Người kinh doanh dịch vụ; chủ dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm. +Chính quyền địa phương về số lượng công nhân, số lượng các dịch vụ,.. +Ban Quản lí KCN về số lượng công nhân đang làm việc tại KCN 1.3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề lí luận và thực tiễn về phát triển kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài. Nghiên cứu đi sâu đánh giá thực trạng cung cấp dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài và đánh giá nhu cầu của công nhân đối với các dịch vụ. Trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển các loại hình dịch vụ nhằm đáp ứng tốt hơn cuộc sống của người công nhân ven KCN Nội Bài trong thời gian tới. Phạm vi không gian: Nghiên cứu được tiến hành ở ven KCN Nội Bài. Phạm vi thời gian: Số liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu được tiến hành trong thời gian 3 năm gần đây 2012-2014, và số liệu điều tra năm 2015 các đối tượng liên quan đến kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven khu công nghiệp. 1.4 Câu hỏi nghiên cứu Thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài đang diễn ra như thế nào? Khả năng cung cấp dịch vụ này cho công nhân ở ven KCN đang đạt được mức độ nào? 3 Nhu cầu của công nhân đối với phát triển các loại dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như thế nào? Đâu là yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển kinh doanh các dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài? Đâu là những giải pháp hữu hiệu nhằm phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của công nhân ven KCN Nội Bài trong thời gian tới? 4 PHẦN II TỔNG QUAN VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KCN 2.1 Cơ sở lý luận về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN 2.1.1 Một số vấn đề cơ bản về dịch vụ, kinh doanh dịch vụ, khu công nghiệp 2.1.1.1Các khái niệm có liên quan a. Dịch vụ Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về dịch vụ: C. Mác cho rằng : “Dịch vụ là con đẻ của nền kinh tế sản xuất hàng hoa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông thông suốt, trôi chảy, liên tục để thoả mãn nhu cần ngày càng cao đó của con người thì dịch vụ ngày càng phát triển”. Như vậy, với định nghĩa trên C. Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và sự phát triển của dịch vụ, kinh tế hàng hóa càng phát triển thì dịch vụ càng phát triển mạnh. Khi kinh tế càng phát triển thì vai trò của dịch vụ ngày càng quan trọng và dịch vụ đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khác nhau: từ kinh tế học đến văn hóa học, luật học, từ hành chính học đến khoa học quản lý. Do vậy mà có nhiều khái niệm về dịch vụ theo nghĩa rộng hẹp khác nhau, đồng thời cách hiểu về nghĩa rộng và nghĩa hẹp cũng khác nhau. Cách hiểu thứ nhất Theo nghĩa rộng: Dịch vụ được xem là một ngành kinh tế thứ 3. Với cách hiểu này, tất cả các hoạt động kinh tế nằm ngoài 2 ngành nông nghiệp và công nghiệp đều được xem là thuộc ngành dịch vụ. Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ được hiểu là phần mềm của sản phẩm, hỗ trợ cho khách hàng truớc, trong và sau khi bán. 5 Cách hiểu thứ hai Theo nghĩa rộng: Dịch vụ là khái niệm chỉ toàn bộ các hoạt động mà kết quả của chúng không tồn tại dưới hình dạng vật thể. Hoạt động dịch vụ bao trùm lên tất cả các lĩnh vực với trình độ cao, chi phối rất lớn đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội, môi trường của từng quốc gia, khu vực nói riêng và toàn thế giới nói chung. Ở đây dịch vụ không chỉ bao gồm những ngành truyền thống như: giao thông vận tải, du lịch, ngân hàng, thương mại, bao hiểm, bưu chính viễn thông.mà còn lan toả đến các lĩnh vực rất mới như: dịch vụ văn hoá, hành hính, bảo vệ môi trường, dịch vụ tư vấn. Theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người, như: vận chuyển, sửa chữa và bảo dưỡng các thiết bị máy móc hay công trình. Một định nghĩa khác về dịch vụ là: Dịch vụ là một hoạt động hay lợi ích cung ứng nhằm để trao đổi, chủ yếu là vô hình và không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Việc thực hiện dịch vụ có thể gắn liền hay không gắn liền với sản phẩm vật chất. Như vậy có thể định nghĩa một cách chung nhất: Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội, tạo ra các sản phẩm hàng hóa không tồn tại dưới hình thái vật thể, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thoả mãn kịp thời các nhu cầu sản xuất và đời sống sinh hoạt của con người. Việc quan niệm theo nghĩa rộng hẹp khác nhau về dịch vụ, một mặt tùy thuộc vào trình độ phát triển kinh tế của mỗi quốc gia trong một thời kỳ lịch sử cụ thể; mặt khác, còn tùy thuộc vào phương pháp luận kinh tế của từng quốc gia. Những quan niệm khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến chất lượng dịch vụ, đến qui mô, tốc độ phát triển cũng như tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. 6 Trong đề tài nghiên cứu, về khái niệm dịch vụ chúng tôi theo hướng cách hiểu thứ 2 theo nghĩa hẹp: Dịch vụ là làm một công việc cho người khác hay cộng đồng, là một việc mà hiệu quả của nó đáp ứng một nhu cầu nào đó của con người. Cụ thể trong đề tài là các dịch vụ nhà trọ, ăn uống, giải trí,... đáp ứng nhu cầu của công nhân. * Những đặc điểm cơ bản của dịch vụ -Tính không mất đi Kỹ năng dịch vụ không mất đi sau khi đã cung ứng. Người ca sĩ không hề mất đi giọng hát sau một buổi trình diễn thành công, sau một ca phẫu thuật thành công, bác sĩ không hề mất đi khả năng kỹ thuật của mình. -Tính vô hình hay phi vật chất C.Mác chỉ rõ: "Trong những trường hợp mà tiền được trực tiếp trao đổi lấy một lao động không sản xuất ra tư bản, tức là trao đổi lấy một lao động không sản xuất, thì lao động đó được mua với tư cách là một sự phục vụ.lao động đó cung cấp những sự phục vụ không phải với tư cách là một đồ vật, mà với tư cách là một sự hoạt động.” Dịch vụ chỉ có thể nhận thức được bằng tư duy hay giác quan chứ ta không thể "sờ mó" sản phẩm dịch vụ được, dịch vụ cũng không thể đo lường được bằng các phương pháp đo lường thông thường về thể tích, trọng lượng. Bệnh nhân không thể biết trước kết quả khám bệnh trước khi đi khám bệnh, khách du lịch không biết trước tác động của những dịch vụ được cung cấp trước khi chúng được cung ứng và tiếp nhận. Một hình thức tồn tại đặc biệt của dịch vụ ngày càng phổ biến đó là thông tin, đặc biệt trong những ngành dịch vụ mang tính hiện đại như tư vấn, pháp lý, dịch vụ nghe nhìn, viễn thông, máy tính...Quá trình sản xuất và tiêu thụ gằn với các hoạt động dịch vụ này có thể diễn ra không đồng thời như thường thấy ở những dịch vụ thông thường khác như phân phối, y tế, vận tải hay du lịch...mà 7 vốn đòi hỏi sự tiếp xúc trực tiếp giữa người cung cấp dịch vụ và người tiêu dùng. Các dịch vụ giảng dạy, tư vấn,…thì hữu hình gần như bằng không. Ngược lại với các dịch vụ nhà hàng, ăn uống,… tính hữu hình kèm các sản phẩm thì rất cao. Vì vậy rất khó đánh giá được lợi ích của việc sử dụng trước lúc mua và dẫn tới việc lựa chọn mua dịch vụ cũng khó khăn hơn. Với đặc điểm này người kinh doanh dịch vụ cần có các cách thức xúc tiến quảng cáo phù hợp để cho khách hàng có thể cảm nhận tốt nhất, biết đến nhiều nhất và đi đến quyết định sử dụng dịch vụ của mình. -Tính không thể phân chia( không tách rời) Quá trình sản xuất và tiêu thụ dịch vụ diễn ra đồng thời. Khác với sản xuất vật chất, sản xuất dịch vụ không thể làm sẵn để lưu kho sau đó mới đem tiêu thụ. Dịch vụ không thể tách rời khõi nguồn gốc của nó, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt nguồ gốc của nó. Vì vậy, tiêu thụ sản phẩm dịch vụ cũng nảy sinh nhiều vấn đề khó khăn hơn so với tiêu thụ những sản phẩm vật chất. Người kinh doanh dịch vụ cần phải nghiên cứu rõ tâm lí khách hàng để làm sao phục vụ tốt nhất. - Tính không ổn định và khó xác định được chất lượng Tính chất không xác định của chất lượng dịch vụ: chất lượng dịch vụ trước hết phụ thuộc vào người tạo ra chúng vì những người tạo ra sản phẩm dịch vụ có khả năng khác nhau và trong những điều kiện môi trường, hoàn cảnh, trạng thái tâm sinh lí khác nhau có thể dẫn đến chất lượng không giống nhau nhất là trong điều kiện không được tiêu chuẩn hóa (máy móc, tay nghề, công nghệ,..). Sau nữa chất lượng dịch vụ lại phụ thuộc vào sự cảm nhận của khách hàng. Do đó chất lượng dịch vụ thường dao động trong một biên độ rất rộng, tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (ví dụ, người cung ứng, thời gian, địa điểm cung ứng phục vụ). - Tính không lưu giữ được 8 Dịch vụ không thể lưu giữ được. Không thể mua vé xem bóng đá trận này để xem trận khác được. Tính không lưu giữ được của dịch vụ không phải là vấn đề quá lớn nếu như cầu cầu là ổn định và có thể dự đoán truớc. Nhưng thực tiễn nhu cầu dịch vụ thường không ổn định, luôn dao động thì công ty cung ứng dịch vụ sẽ gặp những vấn đề trở ngại về vấn đề sử dụng nhân lực và cơ sở vật chất kỹ thuật. - Hàm lượng trí thức trong dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn. Người ta không cần các nguyên vật liệu đầu vào hữu hình như dây chuyền sản xuất hay nhà máy để sản xuất ra dịch vụ, mà giữ vai trò quan trọng nhất trong hoạt động dịch vụ là yếu tố con người, thể hiện qua quá trình sử dụng chất xám và các kỹ năng chuyên biệt với sự hỗ trợ của các dụng cụ, trang thiết bị chứ không phải ở sức mạnh cơ bắp hay các hoạt động gắn liền với các dây chuyền sản xuất đồ sộ. Ðối với những ngành dịch vụ có tính truyền thống như phân phối, vận tải hay du lịch thì tầm quan trọng của cơ sở vật chất kỹ thuật cũng rất đáng kể, tuy thế, vai trò của tri thức vẫn là chủ yếu và không thể thiếu được. -Sự nhạy cảm của dịch vụ đối với tốc độ thay đổi nhanh chóng của công nghệ Ðây là đặc điểm nổi bật và quan trọng nhất của dịch vụ, thể hiện ở chất lượng dịch vụ không ngừng được tinh vi hoá, chuyên nghiệp hóa và quan trọng hơn là sự xuất hiện liên tục những dịch vụ mới. Thể hiện rõ nét nhất ở dịch vụ điện thoại di động, từ thế hệ thứ nhất theo kỹ thuật anolog sang đầu thập niên 90 đã chuyển sang thế hệ thứ hai là kỹ thuật số, hiện nay trong những năm đầu của thế kỷ 21 người ta đang nói đến thế hệ điện thoại di động thứ ba có thể truy cập internet hết sức dễ dàng, mọi lúc mọi nơi. b. Dịch vụ tiêu dùng Dịch vụ tiêu dùng là một trong 3 nhóm dịch vụ trong cơ cấu ngành dịch vụ; dịch vụ kinh doanh, dịch vụ tiêu dùng, dịch vụ công. Dịch vụ tiêu dùng bao 9 gồm; các hoạt động bán buôn, bán lẻ, du lịch, các dịch vụ cá nhân (như y tế, giáo dục,..) Về người tiêu dùng Có nhiều khái niệm về người tiêu dùng. Hiện nay, có hai cách hiểu khác nhau về người tiêu dùng: + Theo nghĩa hẹp, người tiêu dùng là các cá nhân, hộ gia đình, tổ chức mua hoặc sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích sinh hoạt, tiêu dùng của mình. Như vậy, người tiêu dùng bao gồm cả người mua hàng hóa (mua lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, quần áo, thiết bị máy móc, đồ dùng sinh hoạt, phương tiện đi lại...) và người sử dụng dịch vụ (dịch vụ bảo hiểm, vận tải, vui chơi, giải trí, khám chữa bệnh, sửa chữa, lắp đặt thiết bị...). + Theo nghĩa rộng, người tiêu dùng ngoài mục đích mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt thì còn có thể phục vụ cho mục đích tái sản xuất kinh doanh (mua sản phẩm này để chế biến, sản xuất thành sản phẩm khác, ví dụ như mua vải để may thành quần, áo và mang đi bán). Ở nước ta, người tiêu dùng được hiểu là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức. c. Công nhân, công nhân ven KCN: Công nhân Có nhiều thuật ngữ nói về giai cấp công nhân như; giai cấp vô sản, những người làm thuê ở thế kỉ XIX, giai cấp công nhân đại công nghiệp, giai cấp công nhân hiện đại. Giai cấp công nhân là những người lao động được hình thành và phát triển gắn liền với nền sản xuất công nghiệp ngày càng hiện đại với trình độ xã hội hóa,quốc tế hóa ngày càng cao; là lực lượng đại biểu cho phương thức sản xuất tiên tiến của xã hội trong thời đại ngày nay; đó là giai cấp duy nhất có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo tổ chức quá trình cách mạng để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản. 10 -Đặc điểm của giai cấp công nhân +Nền sản xuất công nghiệp luôn luôn phát triển về mặt kỹ thuật, công nghệ vì vậy nó đòi hỏi trình độ của người công nhân phải luôn luôn được nâng lên, đổi mới và phát triển gắn liền với trình độ phát triển KH-KT và công nghệ do đó giai cấp công nhân là giai cấp tiên tiến nhất, đại diện lực lượng sản xuất hiện đại nhất. +Là giai cấp có bản chất cách mạng triệt để nhất-là người sản xuất ra những sản phẩm thặng dư cho xã hội nhưng lại là người bị giai cấp tư sản áp bức bóc lột nặng nề nhất, do đó họ là giai cấp trực tiếp đối kháng với giai cấp tư sản, họ không có con đường nào khác là chống lại chế độ áp bức bóc lột TBCN. +Giai cấp công nhân cũng là giai cấp tiên phong nhất bởi vì trong môi trường làm việc của họ-nền sản xuất công nghiệp-luôn phát triển và có những đổi mới, những cuộc cách mạng không ngừng +Địa vị kinh tế- xã hội khách quan còn tạo cho giai cấp công nhân khả năng đoàn kết thống nhất giai cấp, khả năng đạt tới sự giác ngộ về địa vị lịch sử của mình và khả năng hành động chính trị để từng bước đạt mục tiêu cách mạng. +Giai cấp công nhân có bản chất quốc tế; xuất phát từ mối quan hệ trong nền sản xuất công nghiệp và từ hoạt động xây dựng xã hội cộng sản chủ nghĩa trên toàn thế giới, giai cấp tư sản các nước hiện nay ngày càng liên minh lại với nhau để tồn tại và duy trì sự thống trị. Do đó, để chống lại kẻ thù chung là giai cấp tư sản, giai cấp công nhân mỗi nước ngoài việc phải thực hiện sứ mệnh lịch sử trong khuân khổ dân tộc mình còn phải đoàn kết toàn thể giai cấp công nhân và dân tộc bị áp bức trên quy mô quốc tế mới có thể chiến thắng được. Công nhân ven KCN Công nhân ven khu công nghiệp là những người lao động ở địa phương khác đến làm công nhân ở KCN, họ buộc phải sử dụng các dịch vụ như nhà trọ, ăn uống, vui chơi giải trí,...tại các xã ven KCN. d. Phục vụ 11 Phục vụ là các hoạt động của nhà cung cấp nhằm đáp ứng một số nhu cầu nào đó của người tiêu dùng. Trong đề tài, phục vụ có thể hiểu là các hoạt động của các hộ kinh doanh dịch vụ; nhà trọ, ăn uống, giải trí,… để đáp ứng các nhu cầu cơ bản thiết yếu của công nhân. e. Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Kinh doanh là phương thức hoạt động kinh tế trong điều kiện tồn tại nền kinh tế hàng hoá, gồm tổng thể những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động kinh tế của mình (bao gồm quá trình đầu tư, sản xuất , vận tải ,thương mại, dịch vụ…) trên cơ sở vận dụng quy luật giá trị cùng với các quy luật khác, nhằm đạt mục tiêu vốn sinh lời cao nhất. Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng là phương thức hoạt động kinh tế, gồm những phương pháp, hình thức và phương tiện mà chủ thể kinh tế sử dụng để thực hiện các hoạt động dịch vụ nhằm đạt mục tiêu thu lợi nhuận cao nhất. Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân là các hoạt động kinh tế mà các chủ thể kinh tế, ở đây cụ thể là các chủ thể kinh doanh dịch vụ tiêu dùng thực hiện để đáp ứng các nhu cầu thiết yếu của công nhân nhằm đạt được mục tiêu lợi nhuận cao nhất. *Đặc điểm kinh doanh dịch vụ tiêu dùng đối với phát triển các khu công nghiệp. Dịch vụ về cơ bản là không cụ thể, do vậy nó rất dễ bắt chước. Điều này làm cho việc cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Cùng là dịch vụ nhà ở nhưng các nhà trọ cho thuê có các điều kiện phòng ở, giá thuê, ..khác nhau. Do dịch vụ được thực hiện bởi những người cung cấp khác nhau, ở những thời gian và địa điểm khác nhau và có cả sự can thiệp của khách hàng trong quá trình tạo ra dịch vụ đã tạo ra tính không ổn định của dịch vụ. Vì thế khó có thể kiểm tra trước chất lượng dịch vụ và điều này gây khó khăn trong quản lý chất lượng của dịch vụ. 12 Các dịch vụ thường có quy mô nhỏ, không tập trung, khó khăn trong quản lí, kiểm soát. Xuất phát từ đặc điểm của dịch vụ là không hiện hữu, vô hình, không đồng nhất, không ổn định có tính mùa vụ nên khó có thể đo lường được và khó có thể xác định đầu ra. Vì các dịch vụ kinh doanh này là ở gần các khu công nghiệp phục vụ đáp ứng nhu cầu của người công nhân là chính nên các nhà cung cấp các dịch vụ này cần phải tìm hiểu rõ các phong tục tập quán, thị hiếu của khách để đưa ra sản phẩm dịch vụ tốt nhất, vì khách chủ yếu là công nhân-người có thu nhập trung bình thấp nên giá bán các dịch vụ cũng phải được người chủ kinh doanh cân nhắc kĩ. 2.1.1.2 Khu công nghiệp Nghị định của chính phủ số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 03 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế. Khu công nghiệp là khu tập trung chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, do chính phủ hoặc thủ tướng chính phủ quyết định thành lập. Trong khu công nghiệp có thể có doanh nghiệp chế xuất. Khu công nghiệp, còn gọi là khu kỹ nghệ là khu vực dành cho phát triển công nghiệp theo một quy hoạch cụ thể nào đó nhằm đảm bảo được sự hài hòa và cân bằng tương đối giữa các mục tiêu kinh tế - xã hội - môi trường. Khu công nghiệp thường được Chính phủ cấp phép đầu tư với hệ thống hạ tầng kỹ thuật và pháp lý riêng. Về mặt pháp lý: Các khu công nghiệp là phần lãnh thổ của nước sở tại, các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp của Việt Nam chịu sự điều chỉnh của pháp luật Việt Nam như: luật đầu tư, luật lao động, quy chế về khu công nghiệp và khu chế xuất. Việc xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp có thể có nhiều đối tượng tham gia; công ty, doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, xí nghiệp 100% vốn nước ngoài. Vấn đề tổ chức điều hành hoạt động khu công nghiệp là ban quản lí khu 13 công nghiệp. Mục tiêu phát triển khu công nghiệp ở Việt Nam là tranh thủ tiếp nhận công nghệ kỹ thuật cao, tiên tiến của thế giới giải quyết việc làm cho người lao động trên cơ sở đảm bảo thu nhập tương xứng với mức hao phí lao động trong tương quan với giá cả sức lao động của thị trường thế giới, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường. Về vị trí địa lý; khu công nghiệp được phân bố trong một tỉnh, một vùng, trên lãnh thổ liên tỉnh, liên vùng. Về trình độ phát triển; Nếu xét trong mỗi thời điểm nào đó có thẻ thấy khu công nghiệp đã được xây dựng tương đối hoàn chỉnh, có khu công nghiệp cần đầu tư xây dựng bổ sung, có khu công nghiệp đang xây dựng. Trong tiến trình phát triển, việc phân loại khu công nghiệp theo cách này chỉ mang ý nghĩa tương đối. Về quy mô: Do điều kiện thuận lợi về tài nguyên, lao động, vị trí địa lí và cơ sở hạ tầng kỹ thuật nên có những khu công nghiệp phát triển gắn với những thành phố hàng triệu dân hoặc hàng chục vạn dân. Bên cạnh đó có khu công nghiệp chỉ bao gồm một số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ gắn với các thị trấn, thị xã vài vạn dân. Về mặt kinh tế: Khu công nghiệp là nơi tập trung nguồn lực để phát triển công nghiệp. Các nguồn lực của các nước sở tại, của các nhà đầu tư trong và ngoài nước tập trung vào một khu vực địa lí xác định, các nguồn lực này đóng góp vào phát triển cơ cấu, những nghành mà nước sở tại ưu tiên cho phép đầu tư. Mục tiêu của nước sở tại khi xây dựng khu công nghiệp là thu hút vốn đầu tư với quy mô lớn, thúc đẩy xuất khẩu tạo việc làm, phát triển cơ sở hạ tầng, chuyển giao công nghệ kiểm soát ô nhiễm môi trường. 2.1.2 Vai trò của kinh doanh dịch vụ đối với phát triển các KCN Theo khái niệm dịch vụ của Các Mác: Dịch vụ là con đẻ của nền sản xuất hàng hóa, khi mà kinh tế hàng hóa phát triển mạnh, đòi hỏi một sự lưu thông trôi chảy, thông suốt, liên tục để thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con người, thì 14 dịch vụ phát triển. Như vậy bằng cách tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Các Mác đã chỉ ra nguồn gốc ra đời và động lực phát triển của dịch vụ. Thật vậy dịch vụ có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế của mỗi quốc gia cũng như đối với nền kinh tế thế giới. -Dịch vụ góp phần thúc đẩy sản xuất, lưu thông, phân phối hàng hóa, thúc đẩy thương mại hàng hóa phát triển trong phạm vi quốc gia cũng như quốc tế. Dịch vụ chính là cầu nối giữa “đầu vào” và “đầu ra” trong quá trình sản xuất hàng hóa, tiêu thụ sản phẩm, buôn bán quốc tế, đặc biệt là buôn bán hàng hóa sẽ vận hành như thế nào nếu không có các dịch vụ vận tải, dịch vụ thanh toán,.. Dịch vụ góp phần đẩy nhanh quá trình tiêu thụ hàng hóa rút ngắn thời gian lưu thông, giúp các nhà sản xuất nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư. -Dịch vụ cũng là một yếu tố quan trọng trong quá trình sản xuất Nhu cầu về dịch vụ xuất phát ở chính các nhà sản xuất khi họ nhận thấy rằng, để tồn tại trong sự cạnh tranh khốc liệt ở cả thị trường nội địa và thị trường nội địa và thị trường nước ngoài, phải đưa nhiều hơn các yếu tố dịch vụ vào trong quá trình sản xuất để hạ giá thành và nâng cao chất lượng. Giá trị dịch vụ trong một sản phẩm chiếm tới 60% giá trị hàng hóa và tỷ lệ này ngày càng có xu hướng gia tăng và sự phát triển của khoa học kĩ thuật và sự xuất hiên các phương thức kịnh doanh mới. -Dịch vụ có tác động tích cực đối với phân công lao động xã hội Dịch vụ hoàn thành và phát triển gắn liền với phân công lao động xã hội. Sự phát triển của dịch vụ góp phần làm phân công, lao động trở lên sâu rộng hơn. Các nhà sản xuất tận dụng được lợi thế nhờ quy mô bằng việc chuyên môn hóa trong một lĩnh vực sản xuất cụ thể và sử dụng một cách hiệu quả các dịch vụ thương mại do các nhầ cung ứng dịch vụ cung cấp. Ngay trong các hoạt động cung cấp dịch vụ cũng diễn ra sự chuyên môn hóa nhằm phục vụ nhu cầu về dịch vụ ngày càng đa dạng của các nhà sản xuất, các thương nhân,... 15 Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng có vai trò quan trọng đối với sự phát triển các khu công nghiệp, nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống ngừời công nhân Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng không chỉ mang lại lợi nhuận cho người kinh doanh dịch vụ nó còn có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần công nhân lao động và nhân viên trong khu công nghiệp. Đáp ứng các nhu cầu thiết yếu: nhà ở, ăn uống, giải trí,… của công nhân để họ có điều kiện sức khỏe, tinh thần tốt làm việc đạt hiệu quả cao. Vì các KCN tỷ lệ công nhân ngoại tỉnh cao, nhu cầu về các dịch vụ lớn, đây là các dịch vụ thiết yếu và không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày nên việc mở và khuyến khích các dịch vụ này là cần thiết. Kinh doanh dịch vụ tiêu dùng còn giúp tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho các hộ kinh doanh dịch vụ. Giảm tỷ lệ thất nghiệp, giúp cho các hộ bị mất đất trong quá trình xây dựng khu công nghiệp có nghề kiếm sống, cải thiện cuộc sống. Đời sống công nhân lao động được đảm bảo ổn định là điều kiện tiên quyết để người lao động an tâm làm việc và gắn bó lâu dài với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp. 2.1.3 Các loại kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Ở các KCN đã và đang phát triển rất nhiều các hoạt động kinh doanh dịch vụ như; dịch vụ ngân hàng, dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống, dịch vụ y tế, dịch vụ làm đẹp, dịch vụ giải trí, dịch vụ mua sắm,...Trong đề tài nội dung chủ yếu tập trung nghiên cứu các dịch vụ: nhà trọ, ăn uống, giải trí, mua sắm, y tế, phương tiện giao thông. Đây là các dịch vụ thiết yếu của người lao động. Nhà ở là vấn đề kinh tế- xã hội rất rộng lớn, là nhu cầu thiết yếu của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội, đồng thời là quyền cơ bản của con người được nhà nứớc công nhận và quan tâm qua các chính sách, định hướng, hỗ trợ tạo điều kiện để nhân dân tạo lập chỗ ở cho phù hợp với nhu cầu và khả năng 16 -Dịch vụ nhà trọ là loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu nhà ở của những người có nhu cầu về chỗ ở trong ngắn hạn hoặc dài hạn, do chưa đủ điều kiện về khả năng về thu nhập để sở hữu nhà ở. Ngoài việc đáp ứng nhu cầu của người thuê nhà, dịch vụ cho thuê nhà còn thỏa mãn nhu cầu của người có nhà cho thuê, vì mục đích lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận. Người cho thuê nhà có thể là nhà nước, tổ chức xã hội (không vì mục đích lợi nhuận), các đơn vị kinh doanh, cá nhân (vì mục đích lợi nhuận). -Dịch vụ ăn uống là các hoạt động cung cấp các sản phẩm đồ ăn, uống đã qua chế biến hoặc đã qua chế biến, bán và phục vụ tiêu dùng nhu cầu của khách hàng nhằm mục đích có lãi. -Dịch vụ giải trí là các hoạt động vui chơi; xem phim, nghe hát, thể thao, …. nhằm mục đích giải tỏa sự căng thẳng tinh thần để đạt được sự thanh thản, thư giãn sau những giờ làm việc mệt mỏi, căng thẳng. -Dịch vụ mua sắm trong đề tài có thể hiểu là các hoạt động cung cấp các nhu yếu phẩm; chợ, các cửa hàng tạp hóa, văn phòng phẩm bán các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày để đáp ứng nhu cầu của mọi người xung quanh nhằm thu lợi nhuận. - Dịch vụ y tế là loại hàng hóa mà người sử dụng (người bệnh) thường không thể hoàn toàn tự mình chủ động lựa chọn loại dịch vụ theo ý muốn mà phụ thuộc rất nhiều vào bên cung ứng (cơ sở y tế). -Dịch vụ phương tiện giao thông là các phương tiện được sử dụng khi tham gia giao thông với mục đích chuyên chở người, hàng hóa,…từ nơi này đến nơi khác. 2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN 2.1.3.1Các cơ chế, chính sách của Đảng và chính quyền địa phương Đây là yếu tố mà người kinh doanh dịch vụ không thể thay đổi và kiểm soát được. Vì vậy người kinh doanh dịch vụ cần phải nắm rõ các cơ chế, chính 17 sách này để vận dụng tốt nhất vào việc kinh doanh dịch vụ sao cho đạt được hiệu quả cao nhất. Nó bao gồm: -Cơ chế quản lí các hoạt động kinh doanh dịch vụ: Đây là các quy định, luật định mà các chủ hoạt động kinh doanh dịch vụ phải thực hiện, chính các cơ chế quản lí này tạo điều kiện để các hoạt động kinh doanh dịch vụ này diễn ra thuận lợi, có trật tự và công bằng, đảm bảo về mặt chất lượng của các dịch vụ. Chính vì vậy các chủ kinh doanh dịch vụ luôn nắm rõ được các cơ chế quản lí này cũng như những thay đổi của nó để thực hiện đúng quy định của pháp luật mà đạt lợi nhuận cao nhất -Hỗ trợ về vật chất, kĩ thuật: Để phát triển thuận lợi đa dạng các hoạt động kinh doanh dịch vụ chính quyền địa phương cần tạo điều kiện về các khoản vay vốn ưu đãi để hỗ trợ về mặt tài chính cho các chủ hộ kinh doanh dịch vụ để phát triển các dịch vụ đa dạng phong với chất lượng tốt hơn. -Về an ninh trật tự: Các địa phương gần KCN có nhiều người từ ngoại tỉnh đến tạm trú nên dân số đông, mức độ xảy ra tranh chấp, xích mích cũng cao hơn các địa phương khác để duy trì an ninh trật tự, để công nhân sống gắn bó lâu dài với địa phương thì chính quyền địa phương cần đặc biệt quan tâm để có những biện pháp giải quyết kịp thời, như vậy thì kinh doanh các dịch vụ mới có điều kiện phát triển. 2.1.3.2 Cầu dịch vụ -Khái niệm; là số lượng dịch vụ mà người mua có khả năng và sẵn sàng mua ở các mức giá khác nhau trong một thời kì nhất định. -Đặc điểm về cầu dịch vụ +Có xu hướng phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển kinh tế thị trường; phát triển nhanh chóng cả về mặt số lượng và chất lượng. Do đó cung dịch vụ phải tăng lên để đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của khách hàng, nắm bắt tâm lí của khách hàng để sản xuất ra các dịch vụ mới. 18 +Có tính vô hạn, không có điểm dừng cuối cùng Nhu cầu về dịch vụ hàng hóa mang tính hữu hạn nhưng cầu về dịch vụ không mang tính hữu hạn. Cầu về dịch vụ không có điểm dừng và đòi hỏi ngày càng cao khi thu nhập con người tăng lên, cứ đáp ứng được thì cầu lại phát triển ở mức cao hơn → cần không ngừng đổi mới nâng cao chất lượng, để đón đầu thõa mãn khách hàng. +Tính phong phú, đa dạng Nhu cầu dịch vụ ngày càng đa dạng về quy mô, chủng loại, chất lượng, giá cả, và phụ thuộc vào giới tính, phong tục tập quán của khách hàng. Do nhu cầu của con người mang tính cá nhân cao, để thõa mãn mỗi cá nhân thì dịch vụ phải đa dạng, phù hợp với từng tập khách hàng khác nhau. +Tính đồng bộ, tổng hợp Nhu cầu dịch vụ có tính liên hoàn, đồng bộ, tổng hợp xuất phát từ nhu cầu người tiêu dùng dịch vụ đòi hỏi các nhà cung ứng thiết kế các suất dịch vụ trọn gói để thỏa mãn nhu cầu khách hàng. +Tính thời vụ, thời điểm Cầu dịch vụ tập trung vào một số thời điểm nhất định, do đặc điểm nghề nghiệp, sở thích thị hiếu, tập quán tiêu dùng dịch vụ hoặc do thời tiết khí hậu→ Người kinh doanh dịch vụ cần hạn chế tính thời điểm, thời vụ dùng chiến lược chính sách giá, khuyến mại để điều chỉnh lúc chính vụ, trái vụ. +Tính linh hoạt cao( dễ bị thay đổi) Cầu dịch vụ dễ bị thay đổi, thay thế bởi các dịch vụ khác, đặc biệt là khi không đáp ứng hay thỏa mãn nhu cầu khách hàng→Người kinh doanh dịch vụ cần có biện pháp quản lí dịch vụ khuyến mại để khách hàng sử dụng dịch vụ, duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ xác định, khẳng định thương hiệu và uy tín của mình. +Tính lan truyền 19 Do khách hàng có tâm lí dò hỏi thông tin, tìm hiểu dịch vụ thông qua kênh truyền miệng, quảng cáo, kinh nghiệm của người dùng trước→Người kinh doanh dịch vụ cần phải phát huy tính hiệu quả của kênh thông tin truyền miệng, lôi kéo được khách hàng, làm tốt quy trình phục vụ khách hàng. -Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu dịch vụ +Thu nhập là yếu tố quan trọng xác định cầu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mua. Khi thu nhập tăng lên thì cầu dịch vụ cũng tăng lên và ngược lại, tuy nhiên cần tùy thuộc vào từng loại dịch vụ cụ thể mức độ thay đổi sẽ khác nhau. +Giá cả dịch vụ liên quan; Cầu dịch vụ không chỉ phụ thuộc vào giá bản thân dịch vụ đó mà còn phụ thuộc vào giá của dịch vụ có liên quan. +Dân số; Dân số càng đông thì cầu càng tăng +Thị hiếu: Thị hiếu là sở thích hay sự ưu tiên của người tiêu dùng đối với hnàg hoa, dịch vụ, có ảnh hưởng lớn đến người tiêu dùng, thị hiếu tăng→cầu tăng. 3.1.3.3 Cung dịch vụ -Khái niệm Cung dịch vụ là lượng dịch vụ mà người bán là các tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ có khả năng và sẵn sàng bán ở các mức giá khác nhau cho khách hàng trong một thời gian và không gian nhất định. -Đặc điểm của cung dịch vụ +Cung dịch vụ thường được thực hiện bởi các nhà sản xuất ra sản phẩm độc lập và mang tính cạnh tranh cao Tính đồng thời của dịch vụ; Sản xuất và tiêu dùng là đồng thời nên các nhà sản xuất ra sản phẩm dịch vụ là độc lập với nhau. VD; dịch vụ cắt tóc là do thợ cắt tóc làm, dịch vụ khám chữa bệnh là do các y, bác sĩ thực hiên,… Dịch vụ mang tính cạnh tranh cao; bởi tính vô hình của dịch vụ và dịch vụ không được cấp bằng phát minh sáng chế nên nó dễ bị sao chép và bắt chước →Các nhà cung ứng phải luôn đổi mới dịch vụ, phải đảm bảo giá cả, chất lượng, thời gian cung ứng và các lợi ích kèm theo. 20 +Quá trình cung ứng gồm nhiều công đoạn, bắt đầu từ việc khám phá ra nhu cầu dịch vụ trên thị trường đến khi khách hàng kết thúc tiêu dùng sản phẩm dịch vụ. Quá trình cung ứng dịch vụ bao gồm các bước; phát hiện nhu cầu→chuẩn bị nguồn lực→thiết kế sản phẩm→quảng cáo và bán→tiến trình dịch vụ→chăm sóc khách hàng sau bán. →đòi hỏi nhà cung ứng phải có quyết định nhanh chóng, chính xác để có thể chớp lấy cơ hội +Cung dịch vụ thường có khả năng hữu hạn tương đối; Khả năng cung các dịch vụ là có giới hạn ở mức tương đối, do cung dịch vụ khó có thể thay đổi quy mô, vị trí. Cung dịch vụ thường phụ thuộc vào nguồn lực tài nguyên xã hội mà các nguồn lực này có tính hữu hạn. -Các yếu tố ảnh hưởng đến cung dịch vụ +Sự phát triển của khoa học công nghệ; Là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao năng xuất giảm chi phí trong quá trình sản xuất, làm tăng khả năng cung. +Giá các yếu tố đầu vào sản xuất; Giá các yếu tố đầu vào có ảnh hưởng đến khả năng cung sản phẩm, nếu giá các yếu tố giảm dẫn đến giá thành sản xuất giảm, cơ hội thu lợi nhuận sẽ cao hơn nên các nhà sản xuất sẽ có xu hướng cung nhiều hơn +Các chính sách liên quan; thuế, vay vốn +Số lượng người sản xuất; càng nhiều thì cung càng lớn +Các kì vọng +Các yếu tố khác; thời tiết, tình hình an ninh trật tự, chính trị,… 2.2 Cơ sở thực tiễn về kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN 2.2.1 Thực trạng phát triển dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven các KCN ở Việt Nam 2.2.1.1.Khu công nghiệp Bắc Ninh 21 Nhà ở cho người lao động trong KCN đã có quy hoạch quỹ đất xây dựng khu chung cư, dịch vụ, đô thị phục vụ cho KCN. Song tiến độ đầu tư các hạng mục hạ tầng xã hội nhìn chung rất chậm, nhiều KCN chưa triển khai, một phần chủ đầu tư KCN chưa mạnh dạn đầu tư vốn nhiều sợ thu hồi vốn chậm và triển khai thực hiện quy hoạch chưa được quan tâm đúng mức, nhiều doanh nghiệp nhận thức cần thiết phải lo nhà ở cho người lao động nhưng do khó khăn về vốn đầu tư, quỹ đất… nên chưa triển khai được. Hiện chỉ có Công ty đầu tư hạ tầng KCN Tiên Sơn triển khai xây dựng, hoàn thành và đưa vào sử dụng 01 nhà chung cư 05 tầng nhưng chủ yếu lao động khối văn phòng, cán bộ quản lý, kỹ sư, người nước ngoài thuê ở vì giá thuê quá cao (khoảng 1triệu đồng/phòng/5 người), Công ty TNHH Thép Bắc Việt KCN Quế Võ đầu tư riêng 01 khu nhà ở 02 tầng, 10 phòng ngoài KCN với hình thức tự quản. 02 doanh nghiệp này mới chỉ giải quyết được phần rất nhỏ yêu cầu về nhà ở cho người lao động. Phần lớn người lao động phải tự tìm lấy chỗ ở từ các nhà trọ của dân vùng phụ cận với mức tiền lương eo hẹp, tình hình ăn, ở, sinh hoạt khá nhếch nhác. Căn phòng trọ khoảng 10 m2 do dân tự xây dựng, tự quản lý, không đảm bảo tiêu chuẩn phòng chọ cho thuê theo quy định, mỗi phòng có tới 3 – 5 người ở, mái lợp fibro-xi măng, chật chội, oi bức về mùa hè, ẩm mốc khi mưa xuống. Nhiều lao động khó có chỗ ở ổn định, thường xuyên phải thay đổi chỗ ở phù hợp với đồng lương và công việc. Hiện nhà ở kém chất lượng, không đảm bảo điều kiện tối thiểu đang gia tăng rất nhanh nhưng vẫn không đáp ứng được nhu cầu thuê nhà giá rẻ của người lao động (đất ở của người dân xung quanh các KCN đều chật hẹp, không thể xây thêm mãi và khả năng đầu tư của người dân cũng hạn chế…). Nên việc thuê nhà ở của người lao động rất khó khăn, có khi phải tìm thuê nhà cách KCN từ 5 đến 7 km. Việc hàng ngàn người lao động tạm trú trên địa bàn trong thời gian dài đã kéo theo nhiều biến đổi về văn hoá - xã hội, làm thay đổi nếp sống của người 22 dân địa phương. Do điều kiện ở, sinh hoạt không đảm bảo nên đã xảy ra không ít va chạm giữa công nhân và dân địa phương, nhiều tệ nạn xã hội cũng đã nảy sinh, gây mất trật tự trong khu vực. Với mức tiền lương và thu nhập thấp, điều kiện nhà ở khó khăn, người lao động rất thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm, các dịch vụ phát triển con người bị thiếu hụt nghiêm trọng. Thậm chí không có điều kiện để tiếp cận với thông tin đại chúng qua báo chí, phát thanh truyền hình. Các KCN đã đi vào hoạt động chưa chú ý ngay từ đầu những yếu tố hạ tầng xã hội cần thiết như giáo dục, y tế, văn hóa, thể dục - thể thao... Người lao động được ví như cỗ máy làm việc với lịch trình hàng ngày 6h sáng đi làm, 9 hoặc 10h đêm mới về phòng trọ, mệt mởi chỉ tranh thủ ngủ. Đặc biệt, trong các KCN có số lao động nữ nhiều, vấn đề hôn nhân và gia đình trở nên bức xúc nhưng chưa được các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể quan tâm thỏa đáng. 2.2.1.2.Khu công nghiệp Sông Công- Thái Nguyên Tại khu công nghiệp Sông Công, sau hơn 10 năm hoạt động mới thấy nhu cầu về nhà ở của công nhân ngày càng bức thiết. Theo số liệu thống kê của Ban quản lý các khu công nghiệp, hiện nay có 23 doanh nghiệp đang hoạt động thu hút gần 26.000 công nhân lao động. Đến thời điểm này chỉ có 3 doanh nghiệp xây được nhà ở phục vụ công nhân lao động trong đó nổi bật là Công ty cổ phần đầu tư và thương mại TNG với trên 200 phòng cho gần 1000 công nhân ở với giá rẻ và điều kiện an ninh đảm bảo. Còn lại đa số công nhân hiện đang ở thuê tại những phòng trọ do nhà dân xây dựng với diện tích sử dụng 10-12m2, tính cả tiền thuê nhà, tiền điện nước và chi phí phát sinh mỗi người công nhân đã phải trả khoảng 1 triệu đồng/tháng cho những nhà trọ chất lượng thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và điều kiện sống tối thiểu, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động. Người lao động rất thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, trong khi đó thu nhập trung 23 bình của công nhân tại khu công nghiệp Sông công vào khoảng 2 triệu đồng mỗi tháng, vậy mới thấy được nỗi khó khăn của người lao động tại các khu công nghiệp khi mà giá sinh hoạt ngày càng leo thang như hiện nay. Tại Khu công nghiệp Sông Công, một số doanh nghiệp đã ý thức được sự cần thiết phải quan tâm đến chỗ ở cho công nhân và đã có quỹ đất dành cho việc xây dựng chỗ ở cho công nhân, nhưng vì nhiều lý do khác nhau nên việc khởi công xây dựng còn chậm trễ. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp chưa thực sự quan tâm tới việc xây dựng nhà ở cho công nhân vì xây dựng nhà ở đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư không cao,.... Điều vướng mắc nhất hiện nay nằm ở chố chưa có quy hoạch cụ thể quỹ đất dành cho xây dựng nhà ở công nhân tại các khu. Theo quy định thì quỹ đất để xây dựng nhà ở phải nằm ngoài khu vực sản xuất kinh doanh, khi lập dự án các doanh nghiệp, công ty cũng chưa chú trọng đến vấn đề này nên một số doanh nghiệp muốn xây dựng nhà ở hiện nay vẫn loay hoay đi tìm đất. Lãnh đạo Ban Quản lý các khu công nghiệp cũng cho biết: Để giải quyết vấn đề này, trong thời gian tới Ban Quản lý các khu công nghiệp sẽ phối hợp với chính quyền sở tại lập kế hoạch, phương án về quy hoạch, quỹ đất; thu hút nhà đầu tư tạo; tạo điều kiện về cơ chế để tiến hành xây dựng tập chung các khu nhà ở. 2.2.1.3.Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) Người lao động thiếu nhà ở Công ty SEVT đầu tư xây dựng Nhà máy điện tử số 1 tại Khu công nghiệp Yên Bình 1 thuộc địa bàn huyện Phổ Yên với số vốn đầu tư trên 2 tỷ USD. Nhà máy số 1 bắt đầu đi vào sản xuất từ tháng 3-2014 với 7,7 nghìn lao động và đến thời điểm này, Nhà máy đã đạt công suất 8 triệu sản phẩm/tháng với khoảng 30 nghìn lao động. Hiện nay, Công ty tiếp tục xây dựng Nhà máy điện tử số 2 ngay cạnh Nhà máy điện tử số 1 với số vốn khoảng 3 tỷ USD trên diện tích 71,3ha. Theo dự tính, năng lực sản xuất của Nhà máy số 2 sẽ đạt từ 10 triệu sản phẩm/tháng trở lên và cần tuyển tới 30 nghìn lao động. Ông Yoo 24 Young Bok, Tổng giám đốc Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên chia sẻ: Với tốc độ tuyển dụng trung bình 1 nghìn đến 1,5 nghìn lao động/tháng thì một trong những vấn đề Công ty SEVT đặc biệt quan tâm là chăm lo nhà ở cho công nhân. Thực tế ngay từ khi xây dựng Nhà máy điện tử số 1, thông qua những nỗ lực của tỉnh, Công ty SEVT đã được Chính phủ đồng ý cho áp dụng cơ chế đặc thù để có thể xây dựng 9 toà nhà tập thể cho người lao động. Tuy nhiên, mỗi toà nhà này chỉ giải quyết chỗ ở cho trên 700 lao động, như vậy, trong khoảng 30 nghìn lao động làm việc, hiện công ty chỉ giải quyết được cho khoảng trên 6 nghìn lao động. Số lao động còn lại vẫn phải tự tìm chỗ ở hoặc đi lại thông qua những tuyến xe hỗ trợ của công ty. Hiện nay, Công ty SEVT đang bố trí từ 120 đến 150 xe ô tô 45 đến 50 chỗ chuyên chở người lao động theo các tuyến: Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Thái Nguyên… Đi làm bằng phương tiện này, khoảng 7 nghìn lao động cũng bớt đi nỗi lo nhà ở gần Nhà máy, nhưng đi lại liên tục một quãng đường xa, mất nhiều thời gian cũng khiến không ít lao động cảm thấy mệt mỏi. Thực trạng nhà trọ tự phát Số lượng lao động quá lớn trong khi mức độ đáp ứng chỗ ở tại Nhà máy có hạn, người lao động đã chọn cách thuê nhà ở xung quanh Nhà máy. Từ nhu cầu này, nhiều người dân tại các xã, thị trấn xung quanh Khu công nghiệp Yên Bình 1 là: xã Hồng Tiến, Đồng Tiến và thị trấn Bãi Bông… đã xây dựng nhà trọ cho thuê. Theo số liệu thống kê của huyện Phổ Yên, trên địa bàn huyện có khoảng 290 hộ kinh doanh nhà trọ với trên 2.500 phòng trọ, chủ yếu tập trung ở xung quanh Khu công nghiệp Yên Bình 1. Ngoài ra, các phòng trọ người dân xây dựng tự phát cũng không đảm bảo quy định về an toàn cháy nổ, nguy cơ mất an ninh trật tự cao. Trung tá Lê Hải Dương, Đội trưởng Đội Quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện Phổ Yên cho biết: Hầu hết các nhà trọ do người dân xây dựng đều không có hệ 25 thống phòng chống cháy nổ; nhiều nhà trọ xây dựng có địa thế hẹp, khó thoát hiểm. Hệ thống điện tại những phòng trọ này cũng được thiết kế không theo quy chuẩn nên dễ gây chập, cháy. 2.2.1.4.Khu công nghiệp Khai Quang (Vĩnh Phúc) Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc Bùi Hồng Đô cho biết, công trình Trường Mầm non Hoa Hồng được tỉnh đầu tư gần 22 tỉ đồng, là trường công lập đầu tiên của cả nước xây dựng trong KCN. Sau khi xây dựng xong, Sở GDĐT Vĩnh Phúc đã điều động những giáo viên có kinh nghiệm, tâm huyết tới trường và hiện đã có 2 lớp học đầu tiên nhận con CNLĐ tới học. Theo tính toán của cô Nguyễn Thị An - Hiệu trưởng nhà trường - mỗi tháng phụ huynh sẽ chỉ phải đóng học phí theo quy định chung và tiền ăn cho con tổng, cộng khoảng 500.000 đồng. Còn nếu gửi con ở những nhóm trẻ, nhà trẻ tư thục quanh KCN, họ phải trả 1,5 triệu đồng/tháng. Nhờ đó, mỗi tháng CN tiết kiệm thêm được 1 triệu đồng. Với việc có thể nuôi giữ được 500 cháu, mỗi năm trường tiết kiệm cho CNLĐ ở KCN được 6 tỉ đồng. Cũng ở KCN Khai Quang, công trình nhà ở phục vụ NLĐ thu nhập thấp được xây dựng xong từ cuối năm 2013. Hiện cả 210 căn hộ chung cư ở đây đã được LĐLĐ tỉnh chủ trì phân phối, hỗ trợ CNLĐ được vay tín dụng từ gói 30.000 tỉ đồng để sở hữu những căn hộ có diện tích từ 42 - 65m2. Chị Hoàng Hải Yến, hai vợ chồng đều là CN Cty TNHH Jahwa Vina, vui mừng khi mua được căn hộ 42m2 tại đây. 4 thành viên trong gia đình được ở trong căn hộ thoáng mát, sạch sẽ, nên rất yên tâm. Chị Yến cho biết, dù nhà giá rẻ, nhưng chất lượng tốt, các dịch vụ về bảo vệ, trông giữ phương tiện và vệ sinh chỉ thu với giá thấp, khiến mọi người hài lòng. Việc có được chỗ ở ổn định và thuộc sở hữu của họ giúp CN chấm dứt cảnh mỗi tháng phải bỏ ra khoản tiền lớn thuê nhà và luôn thấp thỏm lo nơi ở cố định như trước kia. Còn nhà văn hóa CNLĐ, công trình được xây dựng trên diện tích 2.500m2 với 3 sân cầu lông, 2 sân bóng bàn, các phòng tập aerobic, thể hình, sân bóng đá mini và khuôn viên cây xanh. 26 Tổng kinh phí xây dựng 9,7 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn của Tổng Liên Đoàn Lao Động Việt Nam là 6 tỉ đồng. Đồng chí Trần Thanh Hải đánh giá cao nỗ lực của LĐLĐ tỉnh Vĩnh Phúc trong việc tập trung chăm lo cho CNLĐ. Cả 3 mô hình có được nhờ sự phối hợp, hỗ trợ của địa phương cùng với tổ chức CĐ sẽ là điều kiện tốt để chăm lo chu đáo, thiết thực cho NLĐ. CNLĐ có được chỗ ở, chỗ gửi con tin cậy và được tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao là điều kiện tốt để NLĐ được nâng cao chất lượng cuộc sống, yên tâm làm việc. Đồng chí Trần Thanh Hải còn yêu cầu LĐLĐ tỉnh quan tâm chỉ đạo, duy trì tổ chức tốt hoạt động của cả 3 công trình để chúng thực sự hữu ích với NLĐ. Những mô hình này cần được các địa phương khác nghiên cứu, học tập kinh nghiệm, nhân rộng trong toàn quốc. 2.2.2 Các chủ trương chính sách của nhà nước về phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven các KCN Thời gian vừa qua, đã có nhiều cơ chế, chính sách nhà ở được ban hành nhằm thúc đẩy việc phát triển nhà ở để đáp ứng chỗ ở cho các đối tượng có thu nhập thấp nói chung và công nhân lao động tại các khu công nghiệp nói riêng. Năm 2005, Luật Nhà ở được ban hành với những cơ chế, chính sách ưu đãi nhằm phát triển quỹ nhà ở xã hội để cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và công nhân lao động tại các khu công nghiệp thuê và thuê mua. Tuy nhiên, thời gian sau đó, việc phát triển nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp vẫn chưa đạt được nhiều kết quả do công tác này đòi hỏi nguồn vốn đầu tư lớn, thời gian thu hồi vốn dài, khả năng sinh lợi thấp,…Hiện nay, Nhà nước chưa có đủ điều kiện kinh tế để tập trung vốn đầu tư phát triển quỹ nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân tại các khu công nghiệp và rất cần sự góp sức của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, các cơ chế ưu đãi, hỗ trợ về tín dụng, thuế,…lại chưa đủ mạnh để thu hút các doanh nghiệp, các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào công tác này. 27 Nghị quyết 20-NQ TW, ngày 28/01/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa X) về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, trong đó có đề cập đến giải quyết có hiệu quả những vấn đề bức xúc, cấp bách của giai cấp công nhân, tạo được chuyển biến thật sự mạnh mẽ và rõ rệt trong việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của công nhân (về nhà ở tại các khu công nghiệp, tiền lương và thu nhập, bảo hiểm xã hội, nơi sinh hoạt văn hoá, cơ sở nuôi dạy trẻ...); Nghị quyết 18-NQ/CP ngày 20 tháng 4 năm 2009 về nhà ở cho công nhân lao động tại các khu công nghiệp tập trung. Theo Đề án “Xây dựng đời sống văn hóa CN ở các KCN đến năm 2015, định hướng đến năm 2020” đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1780/QĐ-TTg, mục tiêu phấn đấu năm 2015 có 70% số CN và người sử dụng lao động ở các KCN được phổ biến pháp luật về xây dựng đời sống văn hóa. Để thực hiện thành công mục tiêu chung trên, trước hết cần xây dựng và hoàn thiện các chủ trương, chính sách về phát triển đời sống vật chất, văn hóa cho đội ngũ CN lao động tại các khu, cụm công nghiệp, trong đó cần đảm bảo huy động 3 nguồn lực: sự đầu tư của chính quyền địa phương; sự đóng góp của các doanh nghiệp; nguồn xã hội hóa từ CN, tổ chức công đoàn và toàn xã hội. Đồng thời cần xây dựng và hoàn thiện các thiết chế văn hóa xã hội đồng bộ; tiếp tục đẩy mạnh phong trào xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa trong CN lao động. Đặc biệt, phát huy vai trò của các đoàn thể chính trị - xã hội, các chủ doanh nghiệp và đội ngũ CN trong việc xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội. Đặc biệt, cần tăng cường công tác dạy nghề, hướng nghiệp cho người lao động, nhất là CN lao động nhập cư, tạo những điều kiện bình đẳng để đối tượng này có đủ điều kiện hưởng thụ văn hóa tinh thần và các chế độ phúc lợi xã hội khác; giải quyết tình trạng cách biệt giữa nông thôn và thành thị, lao động chân tay và lao động trí óc; đào tạo một đội ngũ cán bộ quản lý văn hóa có chuyên 28 môn nghiệp vụ, có kiến thức và am hiểu sâu rộng về phong tục tập quán của các đối tượng CN, từ đó xây dựng các chương trình và kế hoạch cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các mô hình sinh hoạt văn hóa. Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, đội ngũ CN ngày càng giữ vai trò và vị trí quan trọng. Vì vậy, cần quan tâm nâng cao đời sống văn hóa vật chất và tinh thần cho họ. Đây cũng là một trong những tiêu chí để xây dựng các tỉnh thành có các KCN, KCX trở thành một thành phố văn minh, hiện đại, ngang tầm với các thành phố trong khu vực và trên thế giới. Đề án “Phát triển dịch vụ trong các khu công nghiệp” ở tỉnh Bắc Ninh. Ngày 17/9/2014 ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh tổ chức triển khai thực hiện các đề án phát triển dịch vụ trong các KCN với mục tiêu tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong tỉnh tham gia cung cấp các dịch vụ về các lĩnh vực cung cấp thực phẩm, dịch vụ nhà ở, dịch vụ vận tải, dịch vụ khám chữa bệnh chăm sóc sức khỏe cho người lao động, dịch vụ bảo vệ phục vụ cho các nhà đầu tư đang hoạt động có hiểu quả trong các khu công nghiệp tập trung. Mục tiêu mà để án đặt ra là phấn đấu đáp ứng chỗ ở cho 33.363 công nhân vào năm 2015 và 76.041 công nhân vào năm 2020. Hình thành hệ thống dịch vụ y tế tham gia khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe cho người lao động, trong đó 100% KCN tập trung có trung tâm y tế, 100% doanh nghiệp có hoạt động y tế và các bếp ăn tập thể được quản lý theo quy định…Đồng thời, ban hành cơ chế quản lý hợp lý đối với các thành phần tham gia cung ứng, dịch vụ lương thực, thực phẩm cho các KCN. Phấn đấu đến năm 2020, các vùng sản xuất tập trung bảo đảm cung cấp đầy đủ thực phẩm theo nhu cầu tiêu thụ của các KCN; 80% nông sản bảo đảm an toàn của địa phương được tiêu thụ trong các KCN và các bếp ăn tập thể của doanh nghiệp… Đối với dịch vụ vận tải đưa, đón công nhân, tỉnh sẽ mở các tuyến xe buýt mới từ các địa phương đến các KCN trên địa bàn tỉnh, bảo đảm đến năm 2015, 29 các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đáp ứng 80% nhu cầu đi lại của công nhân địa phương và 35% nhu cầu của công nhân các tỉnh lân cận; đến năm 2020, đáp ứng 95% nhu cầu đi lại của công nhân địa phương và 75% nhu cầu của công nhân các tỉnh lân cận về làm việc tại các KCN trong tỉnh… 2.2.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho phát triển kinh doanh dịch vụ tiêu dùng phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài Cũng như bức tranh chung của nhiều khu công nghiệp trên địa bàn cả nước, đời sống văn hóa tinh thần của công nhân trong khu công nghiệp c̣òn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy cần khuyến khích, thúc đẩy phát triển kinh doanh dịch vụ cải thiện đời sống công nhân. Trong các dự án quy hoạch tổng thể các KCN, KCX, phải chú ý đến việc xây dựng và phát triển dịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, khu vui chơi giải trí… Để làm được việc này, trung ương và địa phương cần dành nhiều kinh phí, quỹ đất cho việc xây dựng các công trình phúc lợi xã hội, các thiết chế văn hóa, thể dục thể thao phục vụ cho CN lao động sau những ngày làm việc căng thẳng. Tổ chức công đoàn doanh nghiệp cần phối hợp với chính quyền và các đoàn thể địa phương nơi có KCN, KCX, nên chủ động đứng ra tổ chức các buổi giao lưu văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, từ đó, tạo ra không khí vui tươi, thân thiện giữa chính quyền, nhân dân địa phương với tổ chức doanh nghiệp và CN. Nhằm khắc phục tình trạng thiếu và yếu của hệ thống các thiết chế văn hóa hiện nay, ngoài việc đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống trường học, bệnh viện, trạm y tế, thư viện, rạp chiếu phim, khu vui chơi giải trí, thể thao dành cho CN, cần tạo cơ chế thuận lợi, khuyến khích nhiều thành phần kinh tế, xã hội cùng tham gia trong việc tạo sân chơi, nơi giải trí lành mạnh cho CN. Các Ban Quản lý KCN cần sớm đưa vào lộ trình phát triển các vấn đề quy hoạch, nhằm có một chỉnh thể văn hóa hoàn chỉnh, cũng như tính pháp lý để yêu cầu doanh nghiệp cùng chung tay xây dựng một chỉnh thể văn hóa đa dạng, giàu tính tương tác, thu hút công nhân lao động. 30 2.2.4 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài Ở nứớc ta hiện nay trong giai đọan công nghiệp hóa- hiện hóa đất nước, thống kê trong 20 năm qua số lượng KCN trên cả nước phát triển khá nhanh từ KCN đầu tiên được thành lập năm 1991 lên đến 289 KCN vào năm 2013, trong đó có 190 KCN đã đi vào hoạt động. Hiện cả nước có khoảng 2,1 triệu lao động đang làm việc tại các KCN, KCX. Trên thực tế, sự phát triển các KCN, KCX ở Việt Nam là một chính sách nhất quán và đúng đắn của Đảng. Các KCN, KCX đã giải quyết hàng triệu việc làm, nâng cao thu nhập, đời sống vật chất, tinh thần được nâng lên. Xa hơn ở tầm vĩ mô, các KCN, KCX góp phần thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH- HĐH, thực hiện chuyển giao công nghệ, hiện đại hóa nền kinh tế … Tuy nhiên sự phát triển “nóng”các KCN, KCX đã làm nảy sinh những hệ lụy về mặt xã hội, trong đó có thực trạng đời sống vật chất, tinh thần của một bộ phận không nhỏ công nhân trong các KCN, KCX đang gặp phải những bất cập, khó khăn. Chính vì thế đời sống công nhân là một trong những đề tài mang tính cấp thiết, ở nước ta trong những năm qua đã có các công trình, bài viết nghiên cứu về đề tài này. Sau đây tôi xin tiếp cận một số công trình nghiên cứu: Viện Công nhân và Công đoàn Tổng liên đoàn lao động Việt Nam (2006) nghiên cứu đề tài: “Thực trạng đời sống, việc làm lao động nữ doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các giải pháp của công đoàn” do TS. Dương Văn Sao chủ nhiệm đề tài, bài nghiên cứu đã đưa ra bức tranh tổng thể và khái quát tình hình phát triển các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc điểm lao động nữ, việc làm và điều kiện làm việc của lao động nữ, thực trạng đời sống vật chất, đời sống tinh thần của nữ công nhân lao động. Ban tuyên giáo, Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam (2007) nghiên cứu đề tài: “Nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất” do Th.s Trương Thanh Cần làm chủ nhiệm đã đề cập đến thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của công nhân lao động trên một số 31 khía cạnh tác động như ; đến nhận thức, ý thức tham gia các hoạt động văn hóa ở khu công nghiệp, khu chế xuất và khu nhà trọ, các thiết chế phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ của công nhân các KCN, KCX. Tổng liên đoàn lao động Việt Nam, có bài nghiên cứu trao đổi: “Đời sống văn hóa tinh thần công nhân lao động tai các KCN tỉnh Bắc Ninh hiện nay”. Bài nghiên cứu đã đề cập đến đời sống văn hóa tinh thần của công nhân- có nhiều vấn đề cần giải quyết. Những thiết chế văn hoá phục vụ công nhân lao động tại các KCN Bắc Ninh hầu như “vắng bóng”, điều kiện sống khó khăn, cộng với trình độ hiểu biết pháp luật của một bộ phận công nhân hạn chế là những yếu tố dễ đẩy công nhân lao động vào lối sống không lành mạnh hay các tệ nạn xã hội mà nếu không có biện pháp giải quyết kịp thời, lâu ngày sẽ trở thành gánh nặng cho xã hội. Việc nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ công nhân lao động, đảm bảo điều kiện để công nhân lao động yên tâm làm việc, gắn bó với doanh nghiệp, tạo cho các doanh nghiệp phát triển ổn định và bền vững, là yêu cầu cấp thiết hiện nay, cần được quan tâm nghiên cứu và giải quyết kịp thời. Có thể thấy rằng tuy chưa có nhiều đề tài nghiên cứu nhưng việc nghiên cứu về đời sống công nhân lao động khu công nghiệp đã được đặt ra và được các nhà nghiên cứu sâu. Các đề tài trên cho thấy các dịch vụ nhà ở, ăn uống, giải trí,… là một phần cực kì quan trọng đối với đời sống vật chất tinh thần của công nhân lao động khu công nghiệp. 32 PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu 3.1.1 Lịch sử phát triển KCN Nội Bài KCN Nội Bài nằm trên địa bàn hai xã Quang Tiến, Mai Đình huyện Sóc Sơn, Hà Nội. Phía Tây-Nam KCN giáp sân bay Quốc tế Nội Bài, phía Bắc giáp đường 131 và thôn Xuân Bách xã Quang Tiến, phía Đông Bắc giáp thôn Đông Bài, phía Đông Nam giáp thôn Hoàng Dương xã Mai Đình. Là một KCN đạt tiêu chuẩn quốc tế, hạ tầng kỹ thuật KCN Nội Bài được đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh và hiện đại bao gồm: Hệ thống giao thông, cấp điện, điện chiếu sáng, cấp nước, thoát nước, hệ thống phòng cháy chữa cháy, viễn thông, khu văn phòng, khu cửa hàng, bãi đỗ xe theo tiêu chuẩn quốc tế; về giao thông bên trong KCN gồm các tuyến đường hai làn và bốn làn xe với hành lang rộng 30 và 40 mét; giao thông bên ngoài: phía trước mặt KCN có đường tỉnh lộ 131 chạy qua nối quốc lộ 3 với quốc lộ 2 và đường cao tốc Thăng Long Nội Bài, nằm liền kề với sân bay Nội Bài (7km) và thuận tiện kết bối bằng đường cao tốc tới trung tâm thành phố Hà Nội (35km) và các cảng Hải Phòng và Cái Lân (130km). KCN Nội Bài có tổng diện tích giai đoạn 1 là 100ha cho thuê hết với gần 40 doanh nghiệp đã và đang hoạt động SXKD khá hiệu quả trong KCN. Với vị trí lí tưởng KCN Nội Bài thu hút được nhiều nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp đầu tư trong KCN chủ yếu đến từ Nhật Bản (23 doanh nghiệp) và các nước và vùng lãnh thổ khác như Malaysia, Mỹ, Pháp, Singapore, Thailand, Đài loan, Trung quốc.... Toàn bộ các nhà đầu tư này là các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài. Về cơ bản hiện nay KCN đang hoạt động SXKD ổn định và hiệu quả, song cũng đang phải đối mặt với một số khó khăn: - Thứ nhất, về chính sách ưu đãi đối với KCN Nội Bài, hiện nay Công ty TNHH Phát triển Nội Bài chưa được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp 33 như các công ty phát triển hạ tầng KCN khác tại cùng thời điểm trước năm 2000 (ưu đãi theo Nghị định số 24/2000/NĐ-CP). - Thứ hai, do đặc thù các nhà máy trong KCN đều là doanh nghiệp nước ngoài nên việc cập nhật thông tin về pháp luật của Việt Nam còn nhiều hạn chế, do vậy cần có các văn bản chỉ đạo về công tác PCCC, công tác môi trường trong KCN chi tiết và cụ thể hơn. Hiện nay, quỹ đất KCN Nội Bài giai đoạn 1 đã được lấp đầy, giai đoạn 1 được hoàn thành vào năm 1996 và bắt đầu hoạt động vào năm 1997 với trạm điện riêng, hệ thống nước sạch, nhà máy xử lí nước thải & hệ thống đường giao thông tiêu chuẩn quốc tế. Công ty TNHH Phát triển Nội Bài đang tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của KCN Nội Bài là 14,5ha. Ban quản lí KCN rất mong UBND TP Hà Nội quan tâm giúp đỡ cấp đất để Công ty TNHH Phát triển Nội Bài nhanh chóng phát triển mở rộng KCN Nội Bài giai đoạn 3 để tiếp tục thu hút đầu tư vào KCN Nội Bài nói riêng và tại Việt Nam nói chung. * Tình hình lao động trong và ngoài tỉnh ở KCN Nội Bài từ năm 2012-2014 Qua điều tra cơ bản của công an huyện Sóc Sơn, tại khu công nghiệp có hơn 14 nghìn người làm việc, có hơn 4 nghìn người thuê trọ tại nhà dân ở 4 thôn giáp ranh với khu công nghiệp, thuộc địa bàn 2 xã Quang Tiến và Mai Đình (Sóc Sơn). Số lượng người ngoại tỉnh đông, kéo theo nhiều loại hình dịch vụ kinh doanh thương mại phát triển, nhưng cũng dẫn đến những bất ổn về ANTT Bảng 3.1 Số lượng lao động làm việc tại KCN Nội Bài giai đoạn 2012-2014 2012 2013 SL Tổng số lao động Lao động địa phương Lao động ngoại tỉnh SL 2014 CC (người) CC(%) (người) (%) 14103 100,00 14546 100,00 7780 55,17 7948 54,64 6323 44,83 6598 45,36 SL CC (người) (%) 14798 100,00 7923 53,54 6875 46,46 Nguồn; Ban quản lí KCN Nội Bài 34 Số lượng lao động ở khu công nghiệp đều tăng qua các năm, số lượng lao động ngoại tỉnh từ năm 2012-2014 đều có xu hướng tăng, năm 2012 là 6323 người tăng lên 6875 người năm 2014, tăng 552 người. 3.1.2 Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội 3.1.2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của xã Quang Tiến - Vị trí địa lí Quang Tiến là một trong 25 xã của huyện Sóc Sơn, phía đông và phía nam giáp với xã Mai Đình, phía tây giáp với xã Hiền Ninh, phía bắc giáp với đền Gióng. Xã Quang Tiến có 6 thôn bao gồm: Xuân Bách, Đông Lai, Bắc Thượng, Bắc Hạ, Điền Xá và Quảng Hội. Trong địa bàn xã Quang Tiến có khu công nghiệp Nội Bài rộng 100 ha. Trước khi khu công nghiệp vào đây (trước 1998), dân cư chủ yếu làm ruộng, kể từ sau năm 1998 khu công nghiệp Nội Bài được xây dựng, nhiều thanh niên nam, nữ trong độ tuổi lao động có công ăn việc làm. Hiện nay phát triển thêm một số ngành dịch vụ khác như: nhà trọ, quán ăn, giải khát,… Quang Tiến có con đường 131 chạy qua, là con đường nối giữa cao tốc Thăng Long- Nội Bài đến quốc lộ 3, các tuyến xe hay chạy qua là Hà Nội – Thái Nguyên, Thái Nguyên- Việt Trì, Thái Nguyên- Mỹ Đình,…chạy qua địa bàn xã còn có tuyến xe bus 56 (Nam Thăng Long- Núi Đôi-Sóc Sơn). Thời tiết khí hậu của xã Quang Tiến mang đầy đủ những nét đặc trưng của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng, chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng trung du bắc bộ. Nhiệt độ trung bình hằng năm khoảng 28°C-29°C, chế độ mưa gắn liền với sự thay đổi theo mùa, mùa mưa tập trung từ tháng 4- tháng 10, mùa hè từ tháng 5- tháng 9, mùa đông từ tháng 10 cho đến tháng 4 năm sau, phù hợp trồng một số cây ưa lạnh, điều kiện thời tiết của vùng thuận lợi cho việc tăng vụ và phát triển nông nghiệp. - Điều kiện kinh tế xã hội 35 Trong gần 5 năm qua thực hiện các chính sách phát triển kinh tế theo chủ trương đường lối, theo hướng CNH-HĐH của Đảng và nhà nước. Bộ mặt kinh tế xã hội của xã Quang Tiến đã có những thay đổi đáng kể theo chiều hướng ngày càng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng và thương mại dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp. Tính đến hết tháng 12/2014 dân số của xã là 10.522 người, thu nhập bình quân đầu người năm 2014 là 23 triệu đồng. Giá trị sản xuất đạt 77,5 triệu đồng/ha, giá tri sản xuất ngành chăn nuôi năm 2014 đạt 9 tỷ đồng, thu nhập từ thương mại- dịch vụ năm 2014 đạt 131,1 tỷ đồng. Số người tham gia bảo hiểm y tế là 77,4 %, số hộ nghèo của xã là 76 hộ chiếm 3,48%. Bảng 3.2 Tình hình cơ cấu kinh tế của xã Quang Tiến qua 3 năm 2012-2014 2012 2013 2014 So sánh(%) SL Chỉ tiêu I.Tổng giá trị sản xuất 1.Nông nghiệp Trồng trọt Chăn nuôi 2. TTCN-XD 3.Dịch vụ (tỷ.đ) 390,25 216,05 208.2 7,85 56,4 117,8 CC (%) 100,00 55,36 96,37 3,63 14,45 30,19 SL (tỷ.đ) 405,95 206,75 198,65 8,1 73,9 125,3 CC (%) SL (tỷ.đ) 100,00 50,93 96,08 3,92 18,20 30,87 428,98 205,08 196,08 9 92,8 131,1 CC (%) 100,00 47,81 95,61 4,39 21,63 30,56 13/12 104,02 95,70 95,41 103,18 131,03 106,37 14/13 105,67 99,19 98,71 111,11 125,58 104,63 BQ 104,84 97,43 97,05 107,07 128,27 105,49 (Nguồn: Ban thống kê xã Quang Tiến) Tổng giá trị sản xuất của xã qua các năm đều tăng, bình quân mỗi năm tăng 4,84%, tỷ trọng ngành nông nghiệp có sự giảm dần qua các năm, năn 2012 là 216,05 tỷ đồng, giảm xuống 205,08 tỷ đồng năm 2014, bình quân mỗi năm giảm 2,57%, trong đó trồng trọt có xu hướng giảm còn chăn nuôi thì tăng, giá trị sản xuất chăn nuôi năm 2012 là 7,85 tỷ đồng, năm 2014 là 9 tỷ đồng, tăng 1,15 tỷ đồng, bình quân các năm tăng 7,05 %. Ngành TTCN-XD và ngành dịch vụ đều tăng, ngành dịch vụ năm 2012 giá trị sản xuất đạt 117,8 tỷ đồng tăng lên 125,3 tỷ đồng năm 2013 và giá trị sản xuất 131,1 tỷ đồng năm 2014, bình quân 36 mỗi năm tăng 5,49%. Ngành TTCN-XD có bình quân các năm tăng lớn nhất là 28,27% -Tình hình dân số và lao động Cùng với sự chuyển dịch của nền kinh tế thì dân số và lao động cũng có sự thay đổi qua các năm. Qua số liệu bảng 3 cho thấy số hộ làm nông nghiệp giảm, còn TTCN-XD và dịch vụ đều tăng. Trên toàn xã số hộ nông nghiệp giảm từ 1804 hộ từ năm 2012 xuống 1793 hộ năm 2014, số hộ TTCN-XD tăng từ 22 hộ năm 2012 lên 37 hộ năm 2014, năm 2012 hộ dịch vụ là 25 hộ thì tới năm 2014 tăng lên là 37 hộ. Cơ cấu lao động cũng có sự thay đổi, số lao động làm nông nghiệp giảm từ 5277 ngừơi năm 2012 xuống 5179 người năm 2014 (giảm 98 người), số lao động phi nông nghiệp năm 2012 là 412 người, tới năm 2014 tăng là 609 người (tăng 197 người), bình quân năm tăng 21,64%. Tình hình dân số và lao động có sự chuyển dịch cơ cấu từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp qua các năm có sự chuyển biến rõ ràng và khá nhanh. Lao động trong xã đa số là tốt nghiệp THPH, chiếm 85%, tỷ lệ người lao động đã qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ khá cao trên 30% đây là những điều kiện thuận lợi để xã phát triển. Bảng 3.3 Tình hình dân số và lao động của xã Quang Tiến 2012 CC chỉ tiêu 1.Tổng số hộ Hộ nông nghiệp Hộ TTCN-XD Hộ dịch vụ 2.Tổng số dân 3.Tổng số lao động Lao động nông nghiệp Lao động phi nông nghiệp ĐVT hộ hộ hộ hộ người người người người SL 1851 1804 22 25 9902 5689 5277 412 2013 CC 2014 CC So sánh(%) (%) SL (%) SL (%) 13/12 14/13 BQ 100,00 1859 100,00 1861 100,00 100,43 100,11 100,27 97,46 1799 96,77 1793 94,73 99,72 99,67 99,69 1,19 31 1,67 37 1,99 140,9 119,35 129,68 1,35 29 1,56 31 1,67 116,00 106,89 111,35 9961 10022 100,59 100,61 100,60 100,00 5708 100,00 5788 100,00 100,33 101,4 100,86 92,76 5223 91,50 5179 89,48 98,98 99,162 99,07 7,24 485 8,50 609 10,52 117,72 125,576 121,58 Nguồn; Thống kê xã Quang Tiến 3.1.2.2 Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội của xã Mai Đình - Vị trí địa lí 37 Mai Đình là một xã nằm ở trung tâm của huyện Sóc Sơn, Thành phố Hà Nội và hơi xuống phía nam. Mai Đình giáp với các xã; phía bắc giáp với xã Quang Tiến, phía đông giáp với xã Tiên Dược, xã Đông Xuân, phía nam giáp với Phù Lỗ, Phú Minh và phía tây giáp với Nội Bài và nằm sát sân bay Nội Bài. Xã Mai Đình có 14 thôn và các thôn gần như tách biệt nhau, gồm có từ bắc xuống nam; Đạc Tài, Ấp Cút, Đông Bài, Lạc Nông, Hương Đình Đông, Hương Đình Đoài, Hoàng Dương, Thế Trạch, Song Mai Đoài, Song Mai Đông, Mai Nội, Nội Phật, Thái Phù và Đường 2. Mai Đình là xã có dân số và diện tích lớn nhất của huyện Sóc Sơn. -Điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội Mặc dù gặp nhiều khó khăn song kinh tế của xã tiếp tục tăng trưởng cao, đời sống của nhân dân từng bước được phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của xã bình quân 13%/năm. Cơ cấu kinh tế cùa xã tiếp tục dịch chuyển tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người đạt 29 triệu đồng/người/năm, tăng 12,6 triệu đồng so với nhiệm kì trước. Tổng lương thực quy thóc hàng năm ước đạt 7.763 tấn, tăng 11% so với nhiệm kì trước,tỷ trọng chăn nuôi thủy sản tăng từ 45% lên 60%. Dịch vụ trên địa bàn phát triển mạnh trên các trục giao thông, các thôn với các loại hình như; bán hàng giải khát, hàng ăn, buôn bán vật liệu xây dựng, dịch vụ nhà nghỉ, nhà trọ, dịch vụ vận tải hàng hóa và vận tải hành khách phát triển tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao đã giải quyết việc làm cho gần 2000 lao động với thu nhập ổn định. 38 Bảng 3.4 Thống kê kinh tế xã Mai Đình từ năm 2012-2014 Chỉ tiêu I.Tổng giá trị sản xuất 1.Nông nghiệp trồng trọt chăn nuôi 2. TTCN-XD 3.Dịch vụ II. Một số chỉ tiêu 1. Giá trị sản xuất/khẩu 2.Giá trị sản xuất/LĐ 3.Giá trị sản xuất/hộ 2012 2013 SL CC(%) SL CC(%) 394,25 100,00 415,9 100,00 236,05 59,87 229,56 55,20 225,25 95,42 211,34 92,06 10,8 4,58 18,22 7,94 64,4 16,33 77,93 18,74 93,8 23,79 108,41 26,07 10,4 14,5 51,2 - 12,3 17,75 53,4 - 2014 So sánh(%) SL CC(%) 13/12 14/13 BQ 438,18 100,00 105,49 105,36 105,42 219,43 50,08 97,25 95,59 96,42 199,78 91,04 93,82 94,53 94,18 19,65 8,96 168,70 107,85 124,60 92,8 21,18 121,01 119,08 120,04 125,95 28,74 115,58 116,18 115,88 14,32 18,97 54,13 - 118,27 122,41 104,30 116,42 117,34 106,87 114,38 101,37 102,82 (Nguồn: Ban thống kê xã Mai Đình) Tổng giá trị sản xuất của ngành nông nghiệp giảm liên tục qua 3 năm, năm 2012 là 236,05 tỷ đồng giảm xuống 219,43 tỷ đồng năm 2014, giảm bình quân mỗi năm 3,58%, trong đó tỷ trọng trồng trọt giảm bình quân mỗi năm 5,82%, còn tỷ trọng chăn nuôi tăng liên tục qua các năm, năm 2012 là 10,8 tỷ đồng, đến năm 2014 tăng lên 19,65 tỷ đồng, tăng 8,85 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 324,04%. Trong 3 ngành thì TTCN-XD có tỷ lệ bình quân tăng mỗi năm lớn nhất là 20.05%/ năm, ngành dịch vụ giá trị sản xuất năm 2012 là 93,8 tỷ đồng, năm 2014 là 125,95 tỷ đồng tăng 32,15 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 15,88%. -Thuận lợi và khó khăn của xã Mai Đình trong quá trình phát triển Trong 5 năm thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ lần thứ XXIII, xã Mai Đình có nhiều thuận lợi. Là xã nằm trong vùng quy hoạch phát triển công nghiệp tập trung của huyện và thành phố. Là một trong ba xã đầu tiên của thành phố được chọn xây dựng thí điểm mô hình nông thôn mới. Đảng bộ và nhân dân trong xã không ngừng phát huy vai trò, trách nhiệm, khai tốt các tiềm năng, lợi thế vốn có của địa phương, tiếp tục giữ vững và phát huy truyền thống của quê hương trong cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Bên cạnh những thuận lợi có không ít khó khăn tác động đến quá trình thực hiện các mục tiêu nhiệm vụ của Đảng như; tình hình lạm phát và suy thoái kinh tế toàn cầu, sự bất bình của nhân dân về việc Trung Quốc hạ đặt trái phép 39 giàn khoan Hải Dương 981 vào sâu trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; thời tiết, dịch bệnh diễn biến phức tạp, một số ít cán bộ, đảng viên tinh thần trách nhiệm chưa cao, năng lực công tác còn hạn chế,… 3.2 Phương pháp nghiên cứu 3.2.1 Phương pháp chọn điểm nghiên cứu Khu công nghiệp Nội Bài nằm trên địa bàn 2 xã Quang Tiến và Mai Đình, qua phân tích lựa chọn đề tài đã tổ chức thu thập số liệu và thông tin sơ cấp ở 2 xã Quang Tiến và Mai Đình, vì đây là 2 xã có số lượng công nhân ở trọ đông nhất. 3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu *Thu thập số liệu thứ cấp Thông tin thứ cấp là những tài liệu, số liệu có sẵn đã được công bố trên các sách báo tạp chí, văn kiện nghị định, báo cáo,..Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu của đề tài này chúng tôi đã sưu tầm các tài liệu về khu công nghiệp, các dịch vụ ở khu công nghiệp,..để xây dựng cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn, đặc điểm địa bàn nghiên cứu. Các thông tin được mô tả trong bảng sau Bảng 3.5 Cách thức thu thập thông tin thứ cấp STT Nội dung thông tin Nguồn thu thập 40 1 Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn về kinh doanh doanh Các loại sách báo, bài dịch vụ, công nhân, khu công nghiệp giảng, tạp chí, báo cáo, trang web, các luận văn nghiên cứu đã được công bố có liên quan đến đề 2 Đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã tài Ban thống kê, phòng địa 3 hội của xã Quang Tiến, Mai Đình Lịch sử phát triển của KCN Nội Bài, số chính của xã Ban quản lí KCN lượng công nhân của KCN * Thu thập số liệu sơ cấp Các số liệu sơ cấp thu thập bằng các phương pháp như quan sát, phỏng vấn, điều tra trực tiếp, các ghi chép liên quan. Bảng 3.6 Cơ cấu mẫu điều tra Đối tượng khảo sát Số lượng Cơ cấu(%) Ban quản lí khu công nghiệp 1 1,22 Công nhân 50 60,98 Hộ kinh doanh dịch vụ 30 36,58 Chính quyền địa phương 1 1,22 Tổng 82 100,00 Phỏng vấn Ban Quản lí KCN với các nội dung sau: - Tổng số công ty trong KCN, số lượng lao động đang làm việc tại KCN - Các dịch vụ hỗ trợ công nhân đang được KCN thực hiện - Các kết quả đạt được từ dịch vụ hỗ trợ - Định hướng, kế hoạch trong tương lai của KCN về các dịch vụ này Phỏng vấn chính quyền địa phương với các nội dung sau 41 - Số lao động đang ở trọ trên địa bàn - Các dịch vụ hỗ trợ công nhân nào đang phát triển ở đây - Các vấn đề gì gây khó khăn cho sự phát triển các dịch vụ - Chính quyền địa phương đã có những biện pháp gì để phát triển các dịch vụ tốt hơn phục vụ cho công nhân Phỏng vấn công nhân bằng bảng hỏi với nội dung sau: Tiến hành điều tra ngẫu nhiên 50 công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Nội Bài để thu thập các thông tin, ý kiến về các dịch vụ nhà trọ, dịch vụ ăn uống, giải trí,… - Thông tin chung của người lao động (Tên, tuổi, giới tính, quê quán, mức lương, thời gian làm việc tại khu công nghiệp,…) - Thời gian ở trọ ở đây - Đánh giá về các dịch vụ đang hoạt động, cái gì tốt, cái gì không tốt - Có đóng góp gì để cải thiện các dịch vụ - Các tiêu chí cho các dịch vụ 3.2.2 Phương pháp tổng hợp và xử lí số liệu -Đối với tài liệu thứ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp và lựa chọn những tài liệu, số liệu liên quan đến đề tài để phục vụ cho quá trình nghiên cứu, chẳng hạn như tài liệu về lí luận thực tiễn, các tài liệu thu thập được từ các phòng ban của xã. -Đối với tài liệu sơ cấp sau khi thu thập sẽ tiến hành tổng hợp xử lí bằng phần mềm Excel, tiến hành phân tổ thống kê để làm cơ sở cho việc so sánh, phân tích và rút ra những kết luận về thực trạng phát triển kinh doanh dịch vụ nhà trọ, ăn uống, giải trí…, mức độ đáp ứng nhu cầu. 3.2.3 Phương pháp phân tích số liệu * Phương pháp thống kê mô tả 42 Phương pháp thống kê mô tả dùng để mô tả, đáng giá thực trạng kinh doanh các dịch vụ phục vụ người lao động tại KCN Nội Bài. Việc đánh giá đó thông qua số bình quân, số tối đa, số tối thiểu, các thông số về thu nhập, sinh hoạt đời sống, các vấn đề về nhà ở,... của người lao động * Phương pháp phân tổ thống kê Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng để phân chia các đối tượng nghiên cứu theo các tiêu chí loại hình dịch vụ kinh doanh, thu nhập theo điều kiện kinh tế của công nhân, để làm cơ sở so sánh tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng kinh doanh dịch vụ. * Phương pháp thống kê so sánh Phương pháp so sánh vận dụng trong đề tài để so sánh sự phát triển các dịch vụ theo thời gian nhằm phản ánh mức độ thay đổi từ đó làm cơ sở cho việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển các dịch vụ ở KCN Nội Bài từ đó rút ra kinh nghiệm và có biện pháp tương ứng với các nguyên nhân phù hợp nhất. 3.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu sử dụng 3.3.1 Chỉ tiêu phản ánh thực trạng cung cấp dịch vụ phụ trợ cho công nhân Số lượng nhà trọ qua các năm - Chất lượng nhà ở - Số lượng và tỷ lệ công nhân được đáp ứng nhà ở - Số lượng các dịch vụ ăn uống, giải trí, mua sắm,… - Chất lượng các dịch vụ ăn uống 3.3.2 Chỉ tiêu phản ánh nhu cầu của người công nhân đối với dịch vụ - Số lượng công nhân đang làm việc trong KCN Nội Bài, số công nhân ngoại tỉnh Dịch vụ nhà trọ: - Tỷ lệ công nhân có nhu cầu thuê nhà trọ - Môi trường, không gian trong nhà trọ tốt - Giá cả hợp lí: phí nhà ở, điện, nước - Đảm bảo an ninh trật tự 43 Dịch vụ ăn uống, giải trí - Gần nơi ở của công nhân hoặc gần khu công nghiệp - Giá cả hợp lí - Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm Dịch vụ mua sắm - Mức độ thuận tiện - Giá cả hợp lí - Độ đa dạng của sản phẩm 44 PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ KINH DOANH DỊCH VỤ TIÊU DÙNG PHỤC VỤ CÔNG NHÂN VEN KCN NỘI BÀI 4.1 Thực trạng kinh doanh dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài 4.1.1 Thực trạng cung cấp dịch vụ phục vụ công nhân ven KCN Nội Bài Từ khi KCN Nội Bài được thành lập (ngày 12/4/1994), đã thu hút hàng chục nghìn người lao động trong tỉnh và ngoại tỉnh về làm việc. Để đáp ứng cho nhu cầu về nhà ở, ăn uống, giải trí, mua sắm,… cho công nhân, bắt đầu từ năm 1998 khi KCN đã dần đi vào hoạt động ổn định nhiều người dân ở các thôn Xuân Bách (xã Quang Tiến), thôn Đông Bài, Lạc Nông (xã Mai Đình), là các thôn giáp với KCN đã xây dựng và phát triển nhiều loại hình kinh doanh dịch vụ tiêu dùng như; nhà trọ, mở các quán ăn và các dịch vụ khác như mua sắm, y tế, internet,... để tạo điều kiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho công nhân đang lao động tại KCN. 4.1.1.1 Thực trạng kinh doanh dịch vụ tiêu dùng nhà trọ * Thực trạng cung cấp dịch vụ nhà trọ Theo chính quyền địa phương xã Quang Tiến trong 4 năm trở lại đây tình hình sử dụng nhà trọ trong xã ổn định không có sự biến động lớn và đang có xu hướng giảm dần. Thôn Xuân Bách năm 2014 có 96 hộ có nhà trọ cho công nhân thuê đáp ứng nhu cầu nhà ở cho hơn 700 công nhân, vì đây là thôn gần với KCN Nội Bài nhất nên công nhân tập trung chủ yếu ở trọ ở đây, hầu hết các hộ trong thôn Xuân Bách đều có nhà trọ cho thuê. Ở xã Mai Đình, chính quyền địa phương cho biết có 2 thôn Lạc Nông và Đông Bài là có nhiều nhà trọ nhất, thôn Ấp Cút thì có vài hộ, cả xã có trên 60 hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ (năm 2014) 45 Bảng 4.1 Số lượng nhà trọ của 2 xã Quang Tiến và Mai Đình giai đoạn 2012-2014 2012 CC SL (hộ) (%) 2013 CC SL (hộ) 2014 CC SL (%) (hộ) So Sánh (%) (%) 13/12 14/13 BQ Quang Tiến Mai Đình Tổng 118 81 199 59,30 40,70 100,00 110 75 185 59,46 40,54 100,00 96 62 158 60,76 39,24 100,00 93,22 92,59 92,96 87,27 82,67 85,41 90.,02 87,49 89,10 (Nguồn:Tthống kê của xã) Từ bảng 4.1 Cho thấy nhà trọ ở KCN Nội Bài tập trung chủ yếu ở xã Quang Tiến, có 96 hộ (năm 2014), chiếm 60,67%. Số lượng hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ ở 2 xã đều có xu hướng giảm từ năm 2012-2013. Ở xã Quang Tiến năm 2013 có 110 hộ, giảm 8 hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ giảm 6,78% so với năm 2012, năm 2014 có tốc độ giảm nhanh hơn, giảm 14 hộ so với năm 2013, bình quân các năm giảm 9,8%. Ở xã Mai Đình, năm 2012 có 81 hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ đến năm 2013 giảm 6 hộ xuống còn 75 hộ giảm 7,41% so với năm 2012. Năm 2014 có 62 hộ, giảm 13 hộ ( giảm 17,33%) so với năm 2013, bình quân các năm giảm 12,51%. Như vậy, tốc độ giảm ở xã Mai Đình nhanh hơn so với xã Quang Tiến. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ giảm được chính quyền địa phương cho biết là do mấy năm trở lại đây các công ty trong KCN Nội Bài đã có trợ cấp thêm phương tiện xe đưa đón công nhân đi làm ở ngoại tỉnh như Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang,… nên số công nhân ở trọ cũng giảm bớt, một nguyên nhân khác là do tiền lương thấp nên nhiều công nhân nghỉ việc về quê không ở trọ nữa, thêm vào đó là việc có các công ty trong KCN ít hoặc hết việc cho công nhân nghỉ và không tuyển thêm công nhân. Bảng 4.2 Là kết quả điều tra 20 hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ ở 2 xã Quang Tiến và Mai Đình, trong đó có 13 hộ ở xã Quang Tiến, còn 7 hộ ở xã Mai Đình. Ở xã Quang Tiến tất cả nhà trọ tập trung ở thôn Xuân Bách, còn ở xã Mai 46 Đình tập trung chủ yếu ở thôn Lạc Nông và Đông Bài. Các hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ chủ yếu là mô hình nhà dãy chiếm 80%, còn 20% là nhà trọ ở chung với khách, tức là chủ nhà cho thuê và người thuê cùng ở 1 nhà của người cho thuê, có thể là tầng trên và tầng dưới. Qua quá trình điều tra các hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ cho biết vì chi phí xây nhà trọ cao tầng lớn, giá thuê cũng sẽ cao hơn trong khi thu nhập của công nhân lao động thấp nên không ai xây nhà cao tầng. Diện tích các phòng trọ ở đây nhỏ chủ yếu từ 12-15m2, chiếm 55%, diện tích phòng trọ 12m2 chiếm 20%, còn 25% hộ kinh doanh dịch vụ có phòng trọ có diện tích >15m2. Với diện tích như vậy chỉ đủ để kê 1 cái giường, 1 tủ quần áo nhỏ, bàn để bếp ga nấu cơm,.. mùa hè thì oi nóng, mùa mưa thì ẩm uớt. Hình ảnh minh họa về nhà trọ công nhân ở Hầu hết các nhà trọ đều không khép kín, tỷ lệ này lớn chiếm 90 %, phòng có khép kín chỉ chiếm 10%, đây cũng là điều bất tiện cho công nhân thuê trọ khi 47 phải sử dụng chung nhà tắm và nhà vệ sinh với nhiều người, về thời gian, vấn đề về bệnh truyền nhiễm,… Bảng 4.2 Hiện trạng cung nhà trọ của các hộ điều tra Chỉ tiêu 1. Tổng số hộ điều tra Địa chỉ Quang Tiến Mai Đình 2. Mô hình nhà trọ Nhà dãy Nhà cao tầng Ở chung với khách 3. Diện tích 12m2 12-15m2 15m2 4. Loại hình Có khép kín Không khép kín 5. Giá thuê 400 450-500 500-700 ĐVT hộ Số lượng 20 hộ hộ 13 7 hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ hộ nghìn đồng nghìn đồng nghìn đồng Cơ cấu (%) 100,00 65,00 35,00 100,00 16 80,00 0 0,00 4 20,00 100,00 4 20,00 11 55,00 5 25,00 100,00 2 10,00 18 90,00 100,00 9 45,00 8 40,00 3 15,00 (Nguồn: Số liệu điều tra) Về giá thuê phòng trọ trong số các hộ kinh doanh dịch vụ tiến hành điều tra, giá thuê nhà trọ chủ yếu dao động ở mức 400.000-500.000 đồng/tháng trong đó có 45(%) số hộ có giá thuê là 400.000 đồng/tháng, 40% số hộ có giá thuê là 450.000-500.000 đồng/tháng. Khi hỏi về giá thuê phòng, một bác chủ hộ kinh doanh nhà trọ ở thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến cho biết: Hộp 4.1 Giá thuê phòng trọ “ Giá thuê trọ của các nhà hầu như tương đương nhau, vì bây giờ phòng trọ nhiều, mình thu cao hơn nhà bên cạnh thì công nhân cũng không ở, các nhà có sự chênh lệch cũng ít, cao hơn mấy chục nghìn hoặc một trăm nghìn thì cũng 48 có thể là do diện tích phòng rộng hơn, phòng mới, cơ sở vật chất tốt”. Nguồn: N.V.T, thôn Xuân Bách, xã Quang Tiến Cũng có một số ít nhà trọ cho thuê giá từ 500.000-700.000 đồng/tháng, đây hầu hết là các nhà trọ khép kín, phòng trọ rộng, tỷ lệ này chiếm 15% Bảng 4.3 Giá trung bình thuê phòng trọ giai đoạn 2012-2014 Quang Tiến Mai Đình So Sánh(%) 2012 2013 2014 13/12 14/13 BQ 300 350 440 116,67 125,71 121,11 280 330 410 117,86 124,24 121,00 (Nguồn; Ban thống kê xã Quang Tiến, xã Mai Đình) Giá thuê phòng trọ của 2 xã Quang Tiến và Mai Đình từ năm 2012-2014 đều có sự thay đổi theo chiều hướng tăng. Ở xã Quang Tiến năm 2012 giá thuê là 300.000 đồng/phòng đến năm 2014 tăng lên 440.000 đồng/phòng, tăng bình quân mỗi năm 21.11%/năm. Ở xã Mai Đình có sự tăng cao từ năm 2013 là 330 đến năm 2014 thi tăng thêm mỗi phòng là 80.000 đồng/phòng (tăng 24.24%), bình quân mỗi năm tăng 21.00%, xã Quang Tiến có tỷ lệ bình quân mỗi năm tăng giá cao hơn xã Mai Đình là 0.11%. Chị V.T.T, nhà ở thôn Đông Bài, xã Mai Đình là một hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ đã có 9 năm kinh nghiệm cho thuê trọ, nhà trọ là mô hình nhà dãy phổ biến, diện tích các phòng từ 12-15m2, giá thuê mỗi phòng là 450.000 đồng/tháng, tiền điện là 2500 đồng/số, nước sinh họat của công nhân thuê thì được sử dụng miễn phí không phải trả tiền. Hộp 4..2 Khó khăn và thuận lợi cho thuê nhà trọ “ Vì là nhà dãy nên có sự tách biệt với người thuê trọ, không phải chung đụng nhiều, là nhà dãy nên khó kiểm soát được người ngoài ra, vào. Bây giờ có nhiều nhà trọ nên nhu cầu của công nhân cũng cao hơn ngày xưa, yêu cầu phòng khép kín, diện tích phòng rộng hơn”. Nguồn: V.T.T, thôn Đông Bài, xã Mai Đình 49 Qua điều tra 20 hộ kinh doanh dịch vụ nhà trọ ở 2 xã Quang Tiến cho thấy tình trạng cung dịch vụ nhà trọ đang lớn hơn cầu dịch vụ nhà trọ. Bảng 4.4 Tỷ lệ phòng trống/năm Số phòng trống/hộ 0 1-2 >2 số hộ 9 10 2 cơ cấu(%) 45,00 50,00 5,00 (Nguồn: Số liệu điều tra) Trong 20 hộ điều tra có 9 hộ không có phòng trống, tỷ lệ đạt 45%, trong đó có 10 hộ có từ 1 đến 2 phòng còn trống chiếm 50%, còn có 5% có 2 hộ có số phòng trống lớn hơn 2, đặc biệt trong đó có hộ có 10 phòng trọ thì trống đến 7 phòng (trống đến 70%). Ở 2 xã qua điều tra cho thấy tỷ lệ số phòng trống ở xã Mai Đình là 30% cao hơn ở xã Quang Tiến (20%), đây cũng là điều hợp lí vì khoảng cách ở xã Quang Tiến (<1km) đến KCN gần hơn xã Mai Đình (1,5-2km) nên công nhân có sự ưu tiên ở trọ ở xã Quang Tiến hơn. *Tiền điện, tiền nước cho thuê Bảng 4.5 Giá tiền điện, nước kèm theo dịch vụ nhà trọ chỉ tiêu Tổng số hộ điều tra 1. Tiền điện 2000 2500-3000 2.Tiền nước 0 10000 20000 25000-30000 ĐVT SL Hộ 20 CC(%) 100,00 nghìn đồng/số nghìn đồng/số 12 8 60,00 40,00 nghìn đồng/tháng nghìn đồng/tháng nghìn đồng/tháng nghìn đồng/tháng 3 2 8 7 15,00 10,00 40,00 35,00 (Nguồn: Số liệu điều tra) -Tiền điện Các chủ nhà trọ cho thuê chủ yếu tính tiền điện là 2000/số, tỷ lệ cơ cấu chiếm 60%, còn lại 40% là các hộ chủ nhà trọ tính tiền điện ...
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.