Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai

pdf
Số trang Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 76 Cỡ tệp Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 2 MB Lượt tải Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 0 Lượt đọc Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai 4
Đánh giá Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và kỹ thuật trồng cây Hoài Sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
4.2 ( 15 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 76 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM CAO THÚY LINH Tên đề tài: NGHIÊN CỨU MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM NÔNG SINH HỌC VÀ KỸ THUẬT TRỒNG CÂY HOÀI SƠN TẠI HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo: Chính quy Ngành: Khoa học cây trồng Lớp: K48 - TT - N02 Khoa: Nông học Khóa học: 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn: TS. Hà Minh Tuân Thái Nguyên, 2020 i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài nghiên cứu khoa học này là hoàn toàn trung thực và chưa được sử dụng để bảo vệ cho một học vị nào. Mọi sự giúp đỡ cho việc hoàn thành luận văn đều đã được cảm ơn. Các thông tin, tài liệu trích dẫn trong luận văn này đã được ghi rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Sinh viên Cao Thúy Linh ii LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một phần vô cùng quan trọng trong khung chương trình đào tạo của tất cả các trường Đại học nói chung và trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên nói riêng. Quá trình thực tập tốt nghiệp giúp cho sinh viên thực hành được những kiến thức lý thuyết đã học và những kĩ năng sau những giờ thực hành, giúp cho sinh viên làm quen với thực tiễn sản xuất, nhằm nâng cao chuyên môn để khi ra trường trở thành cán bộ kỹ sư nông nghiệp có thể đáp ứng được nhu cầu của xã hội, Trong thời gian thực tập tốt nghiệp vừa qua, được sự nhất trí của Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nông học, và thầy giáo TS. Hà Minh Tuân, em đã thực hiện đề tài tốt nghiệp với tên: “Nghiên cứu một số đặc điểm nông sinh học và và kỹ thuật trồng cây hoài sơn tại huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. Trong suốt quá trình thực tập để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, quan tâm từ thầy cô và bạn bè. Có được kết quả này, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới sự chỉ bảo giúp đỡ tận tình của thầy giáo TS. Hà Minh Tuân, Khoa Nông học, Trường Đại học Nông Lâm - Đại học Thái Nguyên cùng các thầy cô giáo trong Khoa Nông học đã giúp em hoàn thành đề tài tốt nghiệp này. Em xin chân thành cảm ơn bạn bè, anh Liêu Thanh Hùng đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em về tinh thần và vật chất trong suốt quá trình học tập và thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp cuối khóa học. Trong quá trình thực hiện đề tài này, do điều kiện thời gian và năng lực bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh khỏi những sai sót, khiếm khuyết. Vì vậy, em kính mong sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và các bạn để luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 8 năm 2020 Sinh viên Cao Thúy Linh iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT CT : Công thức CV : Hệ số biến thiên LSD : Giá trị sai khác nhỏ nhất NL : Nhắc lại P : Mức xác suất thống kê TB : Trung bình iv MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i LỜI CẢM ƠN ................................................................................................... ii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ................................................................. iii MỤC LỤC ........................................................................................................ iv DANH MỤC BẢNG ....................................................................................... vii DANH MỤC CÁC HÌNH .............................................................................. viii PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Tính cấp thiết của dề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục đích, yêu cầu của đề tài ...................................................................... 3 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 3 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 4 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 5 2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .......................................................................... 5 2.2. Nguồn gốc, phân loại và giá trị của cây Hoài Sơn..................................... 7 2.2.1. Nguồn gốc và phân bố............................................................................. 7 2.2.2. Phân loại thực vật .................................................................................... 7 2.2.3. Giá trị dinh dưỡng của cây Hoài Sơn ...................................................... 8 2.2.4. Giá trị dược liệu của cây Hoài Sơn ......................................................... 9 2.3. Đặc điểm thực vật học của cây Hoài Sơn ................................................ 10 2.4. Đặc điểm sinh trưởng, phát triển của cây Hoài Sơn ................................ 11 2.4.1. Các giai đoạn sinh trưởng và phát triển ................................................ 11 2.4.2. Các đặc điểm sinh lý ............................................................................. 12 v 2.5. Điều kiện sinh thái cây Hoài Sơn ............................................................. 12 2.5.1. Nhiệt độ ................................................................................................. 12 2.5.2. Ánh sáng ................................................................................................ 12 2.5.3. Đất ......................................................................................................... 13 2.5.4. Nước ...................................................................................................... 13 2.5.5. Chất dinh dưỡng .................................................................................... 13 2.6. Những nghiên cứu liên quan về cây Hoài Sơn ........................................ 14 2.7. Một số biện pháp kỹ thuật đối với cây Hoài Sơn..................................... 17 2.8. Một số kết luận rút ra từ tổng quan .......................................................... 21 PHẦN 3. VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .....23 3.1. Đối tượng và vật liệu nghiên cứu ............................................................. 23 3.2. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ............................................................ 23 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 23 3.4. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................... 23 3.5. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 25 3.6. Phương pháp xử lý số liệu........................................................................ 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ...................................................... 27 4.1. Một số đặc điểm nông sinh học của cây Hoài Sơn sau trồng 90 ngày .... 27 4.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến sinh trưởng của giống dược liệu Hoài Sơn .... 28 4.2.1. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến thời gian nảy mầm......................... 28 4.2.2. Ảnh hưởng của kỹ thuật trồng đến tỷ lệ nảy mầm ................................ 30 4.2.3. Động thái tăng trưởng chiều cao cây .................................................... 30 4.2.4. Động thái tăng trưởng Đường kính thân ............................................... 31 4.2.5. Động thái tăng trưởng tổng số lá trên cây ............................................. 32 4.2.6. Động thái tăng trưởng số lá xanh trên cây ............................................ 33 4.2.7. Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính ..................................... 34 4.2.8. Chiều dài, chiều rộng lá thuần thục của cây Hoài Sơn ......................... 34 vi 4.3. Tình hình sâu bệnh hại trên vườn mô hình trồng hoài sơn ...................... 35 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ........................................................... 36 5.1. Kết luận .................................................................................................... 37 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 37 PHỤ LỤC vii DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Một số đặc điểm nông sinh học của cây Hoài Sơn ........................ 27 Bảng 4.2: Thời gian nảy mầm của các công thức thí nghiệm......................... 29 Bảng 4.3: Tỷ lệ nảy mầm ................................................................................ 29 Bảng 4.4: Động thái tăng trưởng chiều cao cây qua các đợt theo dõi (cm) .... 30 Bảng 4.5: Động thái tăng trưởng đường kính thân qua các đợt theo dõi (cm) 31 Bảng 4.6: Động thái tăng trưởng tổng số lá trên cây qua các đợt theo dõi (lá/cây) ......................................................................................................... 32 Bảng 4.7: Động thái tăng trưởng số lá xanh trên cây qua các đợt theo dõi (lá xanh/cây) ......................................................................................... 33 Bảng 4.8: Động thái tăng trưởng số cành trên thân chính qua các đợt theo dõi (cành/thân) ...................................................................................... 34 Bảng 4.9: Chiều dài, chiều rộng lá thuần thục ................................................ 35 Bảng 4.10: Đánh giá mức độ gây hại của sâu trên cây Hoài Sơn ................... 36 viii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 3.1: Phương pháp chọn mẫu theo dõi thí nghiệm............................................24 Hình 4.1: Động thái sinh trưởng chiều cao và số lá của cây Hoài Sơn .......... 28 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Tính cấp thiết của dề tài Cây Hoài Sơn (Củ mài, Khoai mài - Dioscorea persimilis Prain et Burkill, thuộc họ Củ nâu - Dioscoreaceae). Cây dược liệu này có các tên gọi khác là: Sơn dược, khoai mài, củ mài, chính hoài [1]. Cây mọc hoang phổ biến ở miền Bắc và miền Trung của nước ta cho tới Huế, Còn phân bố ở Trung Quốc, Lào và Campuchia. Cây có rất nhiều công dụng trong dược liệu, thường được dùng phối hợp với các vị thuốc khác. Cây Hoài Sơn ngoài vai trò chính là nguồn cung cấp lương thực, trong dân gian Hoài Sơn còn được con người nghiên cứu và biết đến với vai trò là một vị thuốc nằm trong danh mục Dược điển Việt Nam. Theo phân tích của Viện Dược liệu Việt Nam (2011) của cây Hoài Sơn khô có chứa một số thành phần dinh dưỡng như: Gluxit 63,25%, protit 6,75%, lipit 0,45%, chất nhầy 2,0 - 2,8%, dioscin sapotoxin, allantoin, dioscorin và các axit amin, mucin là một loại protein nhớt và một số chất khác như allantion, cholin, arginin, men maltose, saponin có nhân sterol. Viện đã có một số nghiên cứu tác dụng dược lý của củ mài trên cơ thể sống (chuột) thông qua các chỉ tiêu như tăng thân trọng, tăng sự đồng hóa và tác dụng nội tiết hướng sinh dục … [2]. Lào Cai là tỉnh có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa rõ rệt do bị chi phối bởi yếu tố địa hình phức tạp, phân tầng độ cao lớn nên có đan xen một số tiểu vùng á nhiệt đới, ôn đới rất thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, lâm nghiệp, chăn nuôi, đặc biệt với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao như cây ăn quả ôn đới, cây dược liệu, thảo quả … [3].
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.