Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế

pdf
Số trang Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế 7 Cỡ tệp Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế 482 KB Lượt tải Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế 0 Lượt đọc Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế 30
Đánh giá Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Nghiên cứu - Trao đổi KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỘI NHẬP QUỐC TẾ VI QUANG THỌ* Thời đại toàn cầu hoá mở ra cho Việt Nam nhiều cơ hội và thách thức. Cơ hội là Việt Nam có điều kiện tiếp xúc, giao lưu, trao đổi và học hỏi ở các nền văn minh của nhân loại. Thách thức là: Thứ nhất, nếu Việt Nam không tận dụng được cơ hội đúng thời điểm của nó, thì cơ hội sẽ qua đi và hoá thành thách thức hoặc nảy sinh các thách thức mới; Thứ hai, Việt Nam hội nhập quốc tế trong tình trạng đang yếu kém về mọi mặt, nếu không xác định, lựa chọn hoặc ưu tiên những mặt đất nước có lợi thế so sánh, thì phần nhiều bị thua thiệt và càng bị tụt hậu so với những nước phát triển. Một trong những mặt rất quan trọng của Việt Nam mà sự hội nhập quốc tế còn hạn chế, chính là hội nhập về Khoa học xã hội. Khoa học xã hội Việt Nam có vai trò ngày càng tăng theo xu hướng phát triển của Việt Nam hiện đại, góp phần nâng cao dân trí và cung cấp những luận cứ khoa học để Đảng và Nhà nước tham khảo trong việc hoạch định đường lối, chính sách xây dựng và phát triển đất nước. Việt Nam song hành với thế giới, hội nhập vào "dòng chảy lịch sử" của nhân loại, và đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam từng bước có thể "sánh vai với các cường quốc năm châu". * Vậy thì, Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế bằng cái gì và bằng cách nào? Theo chúng tôi, chính là bằng các sản phẩm khoa học xã hội và quảng bá các sản phẩm đó qua các cánh cửa thông tin ra với thế giới. * TS. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. Xã hội loài người có 3 loại sản xuất: sản xuất vật chất, sản xuất tinh thần và sản xuất ra chính con người. Ở đây, chúng ta chỉ nói tới 2 loại sản xuất là: vật chất và tinh thần. Trong lĩnh vực sản xuất vật chất, Việt Nam có thế mạnh là các sản phẩm nông nghiệp nhiệt đới, như lúa gạo, hạt điều, hồ tiêu, chè, cà phê, cao su v.v... Tài nguyên thiên nhiên là "trời cho", tuy không thuộc loại sản xuất vật chất, nhưng thuộc loại vật chất quan trọng, là những nguyên liệu có vai trò đắc lực cho nền sản xuất vật chất của mỗi quốc gia, dân tộc. Những sản phẩm vật chất kể trên và nhiều tài nguyên thiên nhiên của Việt Nam có lợi thế so sánh cạnh tranh trên thị trường thế giới. Chính vì thế, nước ta dễ dàng hội nhập quốc tế bằng các loại sản phẩm vật chất đó hoặc xuất khẩu thô các tài nguyên thiên nhiên. Các nước trên thế giới cần những vật phẩm đó của Việt Nam. Ngược lại, nước ta chưa có nền công nghiệp phát triển, nên chúng ta thiếu nhiều các sản phẩm công nghiệp. Vì thế, chúng ta phải nhập khẩu công nghệ và nhiều nguyên liệu để phục vụ cho nền sản xuất vật chất hoặc nhập khẩu nhiều hàng hoá công nghiệp phục vụ cho đời sống và tiêu dùng. Đồng thời, chúng ta tạo các điều kiện thuận lợi, ưu đãi cho các nước, các công ty nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Từ đó "nảy sinh" chiều ngược lại là thế giới "hội nhập" vào Việt Nam. Kể từ khi gia nhập WTO đến nay, Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng với thế giới bằng chính các sản phẩm vật chất của 4 mình; đồng thời, những sản phẩm của các nước cũng hội nhập vào Việt Nam theo cơ chế thị trường và thực hiện các định chế kinh tế chung trong "sân chơi" toàn cầu. Ở lĩnh vực văn hóa-xã hội, sự tác động đối với Việt Nam cũng không phải là nằm ngoài quỹ đạo của toàn cầu hóa về văn hóa. Chỉ có điều trước bối cảnh đó, chúng ta thể hiện tinh thần chủ động hay bị động mà thôi. Khoa học xã hội thuộc lĩnh vực sản xuất tinh thần. Sản phẩm của nó là những lý thuyết, lý luận, tư tưởng và các giá trị văn hoá cần thiết cho đời sống xã hội loài người. Sản phẩm của Khoa học xã hội là sản phẩm phi vật chất, là sản phẩm của tư duy. Nghiên cứu khoa học nói chung và nghiên cứu khoa học xã hội nói riêng, tựu trung lại gồm 2 loại: nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng. Nghiên cứu ứng dụng được các nhà nghiên cứu khoa học xã hội gọi dưới một cái tên khác là nghiên cứu triển khai. Trong chức năng, nhiệm vụ của Viện Khoa học xã hội Việt Nam hiện nay còn có thêm vai trò tư vấn chính sách. Theo chúng tôi, tư vấn chính sách là nhiệm vụ có tính đặc thù của nghiên cứu ứng dụng (Nghiên cứu triển khai) và suy cho cùng, nó chính là Hệ quả của nghiên cứu cơ bản. Điều đó có nghĩa là, nếu chúng ta có nghiên cứu cơ bản tốt, thì mới có tư vấn chính sách một cách đúng đắn, hiệu quả và mới có giá trị lâu dài trong cuộc sống và xã hội. Từ 2 loại nghiên cứu nêu trên, chúng ta có 2 loại sản phẩm khoa học xã hội - sản phẩm cơ bản và sản phẩm ứng dụng. Tuy nhiên, ranh giới giữa hai loại sản phẩm này chỉ có ý nghĩa tương đối. Vậy, nếu muốn hội nhập với thế giới một cách hiệu quả và "bình đẳng", thì chúng ta phải chủ động "trưng" ra thế giới những sản phẩm khoa học xã hội của mình và "nêu yêu cầu" của mình là cần những sản phẩm khoa học xã Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2012 hội nào của các nước. Như vậy, nảy sinh nhu cầu giao lưu và trao đổi các loại sản phẩm khoa học xã hội. Chúng tôi thiết nghĩ, hiện nay việc giao lưu với các nước trong lĩnh vực khoa học xã hội còn nhiều hạn chế. Ghi nhận bước đầu là những cuộc đi thăm, khảo sát thực tế ở các nước của các đoàn cán bộ hay chuyên gia nghiên cứu khoa học xã hội, tham gia những cuộc Hội thảo khoa học quốc tế được tổ chức ở Việt Nam hay ở các nước theo từng chuyên đề, chuyên ngành hay liên ngành, đa ngành. Thông qua các công việc như vậy, chúng ta có thể gặt hái được những thành quả nhất định, nhưng chắc chắn còn rất khiêm tốn. Điều cần thiết hơn là giao lưu và trao đổi bằng các sản phẩm nghiên cứu khoa học xã hội đích thực, thì ở thời điểm hiện nay còn hạn chế và khó khăn nhiều. Hay nói cách khác là chúng ta chưa có các sản phẩm khoa học xã hội thiết thực hoặc bổ ích mà gây được sự quan tâm của các nước. Điều này hoàn toàn có thể lý giải được. Nguyên nhân chủ yếu của nó là nghiên cứu cơ bản về Khoa học xã hội ở Việt Nam còn yếu kém. Chúng ta chưa có định hướng và chiến lược nghiên cứu cơ bản về Khoa học xã hội ở tầm quốc gia và quốc tế. Khi nghiên cứu cơ bản còn yếu kém, thì không thể nói nghiên cứu ứng dụng (hay nghiên cứu triển khai) mạnh mẽ được. Nếu có nghiên cứu triển khai mặt này, mặt khác, thì vẫn mang tính chất cục bộ, riêng lẻ, chắp vá, thiếu đồng bộ, thiếu cơ bản, phần lớn là theo kiểu "đơn đặt hàng" mà thôi. Tính chất "ăn xổi ở thì" trong nghiên cứu khoa học xã hội hiện nay thấy rất rõ. Muốn nghiên cứu ứng dụng tốt, thì phải có nghiên cứu cơ bản tốt. Bởi suy cho cùng, nghiên cứu ứng dụng chính là "cánh tay nối dài" của nghiên cứu cơ bản. Khoa học xã hội (bao gồm cả nhân văn) có thể chia làm 3 loại chính: Khoa học xã Khoa học xã hội Việt Nam… hội chuyên ngành ; Khoa học xã hội liên ngành hay đa ngành; Khoa học xã hội có tính chất phương pháp luận. Nghiên cứu các loại này lại chia làm 2 loại như nêu trên: cơ bản hay ứng dụng. Đối với Viện Khoa học xã hội Việt Nam hay các tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội khác hiện nay, chủ yếu có 2 loại là: Khoa học xã hội chuyên ngành, bao gồm các Viện nghiên cứu chuyên ngành; Khoa học xã hội liên ngành hay đa ngành, bao gồm các Viện nghiên cứu vùng và các Viện nghiên cứu khối quốc tế. Còn loại thứ 3 kể trên, thì hầu như chưa có ở bất cứ tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội nào của nước ta. Vấn đề đặt ra là: Cần có các sản phẩm khoa học xã hội có chất lượng, thậm chí chất lượng cao và sản phẩm đó phải được các nhà khoa học quốc tế quan tâm. Nếu các sản phẩm khoa học xã hội của Việt Nam không được các nước quan tâm, thì làm sao chúng ta có thể hội nhập quốc tế được? Muốn vậy, theo chúng tôi, cần có 2 hướng tổ chức nghiên cứu: Một là, các nhà khoa học Việt Nam là chủ thể nghiên cứu đề tài có tính chiến lược, mà giá trị của nó ở tầm cỡ quốc gia, khu vực hay quốc tế; Hai là, hợp tác với các chuyên gia quốc tế cùng nhau nghiên cứu đề tài nào đó. Một "phong trào" nghiên cứu khoa học xã hội được nhiều nhà khoa học quốc tế quan tâm mà chúng tôi quan sát được hiện nay là ở lĩnh vực Việt Nam học. Theo thông lệ, 2 năm tổ chức Hội thảo Việt Nam học 1 lần. Tuy nhiên, cần có tổng kết, đánh giá và định hướng nghiên cứu cụ thể của "phong trào" này thì mới đạt được hiệu quả mong muốn. Một vấn đề nữa là: Làm thế nào để có các sản phẩm khoa học xã hội có chất lượng? Theo chúng tôi, có 5 yếu tố cơ bản tạo ra chất lượng sản phẩm: Một là, cần xây dựng được một tổ chức nghiên cứu khoa học thật 5 sự có uy tín; Hai là, xác định được các đề tài có tính chiến lược, có giá trị lý luận, tư tưởng (đối với nghiên cứu cơ bản) hoặc có giá trị thực tiễn ( đối với nghiên cứu ứng dụng), hoặc có cả hai giá trị đó; Ba là, có những chuyên gia đủ năng lực nghiên cứu đề tài, tạo thành một nhóm nghiên cứu, số lượng người nhiều hay ít là tuỳ thuộc vào từng đề tài; Bốn là, có độ dài thời gian vật chất nhất định (khoảng 3-5 năm); Năm là, có kinh phí đầu tư hợp lý cho từng đề tài. Về việc xây dựng tổ chức khoa học uy tín Theo quan sát của chúng tôi, nước ta có nhiều tổ chức nghiên cứu khoa học xã hội ở các Trường Đại học, các Học viện hoặc các Viện nghiên cứu thuộc các Bộ, ngành. Các tổ chức này chủ yếu thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan chủ quản giao theo kế hoạch hàng năm. Sự nghiên cứu phần lớn có tính độc lập, ít có sự hợp tác hay phối hợp với các tổ chức khoa học ở các cơ quan khác để cùng nhau xác định và nghiên cứu chung một đề tài nào đó. Nếu có sự phối hợp, thì chủ yếu là mời thêm chuyên gia ở nơi khác tham gia nghiên cứu đề tài của cơ quan mình. Như vậy, vô hình trung tạo ra sự nghiên cứu khoa học xã hội của cả nước có tính rời rạc, manh mún. Điều đó cũng tạo nên những kết quả nghiên cứu khoa học có giá trị không cao. Xét về quy mô ở tầm quốc gia, thì Viện Khoa học xã hội Việt Nam là cơ quan duy nhất của cả nước có cơ cấu tổ chức chính quy, hoàn chỉnh, có chức năng, nhiệm vụ nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng về lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn. Tuy nhiên, những đề tài nghiên cứu có tính chiến lược ở tầm quốc gia còn rất ít. Những đề tài ở tầm khu vực hay quốc tế thì hầu như không có. Cần có những cuộc hội thảo khoa học về vấn đề này mới mong tìm rõ nguyên nhân và đề ra các giải pháp hữu hiệu để đẩy 6 mạnh nghiên cứu khoa học xã hội của cả nước. Trên cơ sở đó mới kỳ vọng trong tương lai có những sản phẩm khoa học xã hội có giá trị để hội nhập khu vực và quốc tế. Về việc xác định đề tài có tính chiến lược Theo chúng tôi, các Viện nghiên cứu khoa học xã hội chuyên ngành hoặc liên ngành, đa ngành thuộc Viện Khoa học xã hội Việt Nam xác định 1 hoặc 2 đề tài có tính chiến lược. Các đề tài này nhằm giải quyết những nhiệm vụ trọng tâm, những vấn đề lớn, vĩ mô, căn bản có liên quan tới việc xây dựng và phát triển đất nước trong từng giai đoạn ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn. Như vậy, toàn Viện Khoa học xã hội Việt Nam đã có hàng chục đề tài lớn. Trên cơ sở đó, Viện lựa chọn các đề tài tiêu biểu hoặc bổ sung thêm nội dung để trở thành các đề tài lớn của Viện Khoa học xã hội Việt Nam có tầm cỡ quốc gia, khu vực hay quốc tế. Những đề tài có tính chất như vậy, không những nhận được sự quan tâm của Việt Nam, mà còn nhận được sự chú ý và quan tâm của các nước. Và đó là điều kiện bước đầu để Khoa học xã hội Việt Nam có thể hội nhập được với thế giới. Về năng lực nghiên cứu đề tài Sau khi đã xác định được những đề tài cụ thể, thiết thực, cần lựa chọn các chuyên gia nghiên cứu, tổ chức và thực hiện đề tài. Chất lượng nghiên cứu của các nhà khoa học có ý nghĩa quyết định tới chất lượng của các công trình khoa học. Chất lượng nghiên cứu lại phụ thuộc vào thái độ nghiêm túc và năng lực khoa học của chính chủ thể nghiên cứu. Vì thế, việc lựa chọn các chuyên gia cần được tiến hành một cách nghiêm túc, khách quan và khoa học. Chủ quản đề tài có thể tổ chức đấu thầu các đề tài để chọn lựa những người có năng lực nghiên cứu hoặc chỉ định nhóm nghiên cứu là phụ thuộc vào từng đề tài. Có thể áp dụng phương thức mời các Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2012 chuyên gia nước ngoài cùng tham gia nghiên cứu các đề tài phù hợp. Sau khoảng thời gian nghiên cứu nêu trên, chắc chắn sẽ có những sản phẩm khoa học xã hội có giá trị đối với đất nước và xã hội, được các nhà khoa học trong nước và quốc tế quan tâm. Sự quan tâm của độc giả quốc tế đối với khoa học xã hội Việt Nam là điều kiện tiên quyết để tham gia hội nhập. Về độ dài thời gian vật chất cho nghiên cứu đề tài Đây là những đề tài có tính chiến lược, nên cần thời gian hợp lý để nghiên cứu. Theo chúng tôi, thời gian ngắn nhất là 3 năm, bình thường là 4-5 năm tùy theo tính chất và quy mô của mỗi đề tài. Các đề tài liên quan tới việc khảo sát thực địa, đặc biệt là có khảo sát thực tế ở nước ngoài hoặc có các nhà khoa học nước ngoài tham gia nghiên cứu, thì thời gian vật chất cho nghiên cứu đề tài cần dài hơn. Tuy nhiên, độ dài thời gian nghiên cứu không phải là thước đo tỷ lệ thuận với chất lượng của sản phẩm khoa học. Độ dài thời gian chỉ cần hợp lý. Sử dụng thời gian nghiên cứu hiệu quả là phụ thuộc vào thái độ, trách nhiệm, năng lực chuyên môn và sức khỏe của chính nhà khoa học. Về đầu tư kinh phí nghiên cứu đề tài Kinh phí đầu tư của Nhà nước cho khoa học-công nghệ nói chung và cho khoa học xã hội nói riêng tuy chưa nhiều, nhưng đã tăng lên hàng năm. Nếu kinh phí đầu tư ít, thì chất lượng khoa học không thể nâng cao. Kinh phí đầu tư nhiều cũng không phải là hệ quả trực tiếp của chất lượng các công trình khoa học. Kinh phí là điều kiện cần thiết để tái sản xuất sức lao động của nhà khoa học. Việc đầu tư kinh phí hợp lý đối với mỗi đề tài và sử dụng kinh phí hiệu quả là yêu cầu rất nghiêm túc đối với chủ thể đầu tư (chủ yếu là Nhà nước) và các tác giả thực hiện đề Khoa học xã hội Việt Nam… tài (chủ yếu là nhà khoa học). Có một nghịch lý trong thời gian qua là: Nhà nước đã cố gắng đầu tư kinh phí chung cho phát triển khoa học-công nghệ, tuy chưa nhiều, nhưng không thể sử dụng hết số kinh phí đó. Có năm quyết toán, hàng trăm tỷ đồng phải trả lại cho ngân sách. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì? Thứ nhất, nhiều tổ chức khoa học và bản thân nhà nghiên cứu cho rằng, các quy định quá nghiêm ngặt, cụ thể, chi tiết về các khoản chi tiêu và hoàn thiện các thủ tục thanh toán đối với sản phẩm của tư duy, tức là sản phẩm của sản xuất tinh thần giống như đối với sản phẩm của sản xuất vật chất đã gây không ít khó khăn trong quá trình lao động có tính sáng tạo của nhà khoa học. Kết quả nghiên cứu khoa học xã hội phần nhiều được đánh giá trên định tính, rất khó và hầu như không thể đánh giá trên định lượng trong khoảng thời gian ngắn nhất định như lĩnh vực sản xuất vật chất hay trong các khoa học thực nghiệm. Hay nói cách khác, kết quả của khoa học xã hội khó có thể tác động tức thời, trực tiếp ngay đến đời sống xã hội. Như C.Mác đã nói: tư tưởng, lý luận chỉ trở thành lực lượng vật chất khi thấm sâu vào quần chúng. Thứ hai, giới nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng chưa có chiến lược nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học của mình. Điều đó có nghĩa là, chưa xây dựng được những đề tài có tính chiến lược thuộc lĩnh vực nghiên cứu cơ bản cũng như nghiên cứu ứng dụng mà kết quả nghiên cứu có thể tác động tới sự phát triển của đất nước. Thứ ba, môi trường nghiên cứu khoa học nói chung và khoa học xã hội nói riêng gắn liền với môi trường tự do, dân chủ, có tính độc lập tương đối để các nhà nghiên cứu phát huy năng lực sáng tạo của mình, đóng 7 góp cho quá trình xây dựng, phát triển đất nước. Khoa học xã hội không chỉ thuyết minh cho đường lối chính trị-kinh tế hiện thời (nếu đường lối, chính sách đó là đúng đắn), mà cần nâng cao vai trò tư vấn chính sách, cao hơn nữa là vai trò phản biện đường lối, chính sách để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của chính sách hoặc tìm kiếm cách thức, phương thức tối ưu cho chính sách thực sự đi vào thực tế cuộc sống. Thời đại toàn cầu hóa đã mở ra cơ hội cho tất cả các nước, các dân tộc tham gia vào "sân chơi" toàn cầu. Sự thắng lợi hay thất bại đều phụ thuộc vào chính năng lực của chủ thể tham gia hội nhập. Vậy thì, Khoa học hội nhập quốc tế bằng cái gì? Phải chăng là bằng chính sản phẩm khoa học của mình? Chúng tôi nghĩ, dù là khó khăn, nhưng đó là con đường tất yếu, không có con đường nào khác hiệu quả hơn thế. Nhưng nếu đã có sản phẩm khoa học, thì hội nhập bằng cách nào? Chính là bằng con đường thông tin. Thông tin nói ở đây là quảng bá các sản phẩm khoa học xã hội của Việt Nam qua các cánh cửa hoặc các kênh thông tin ra với thế giới, bao gồm: Các cuộc hội thảo khoa học ở tầm quốc gia hay quốc tế có nhiều nhà khoa học Việt Nam và thế giới quan tâm, tham dự; Xây dựng chương trình quảng bá các sản phẩm khoa học xã hội có giá trị trên Đài Phát thanh và Truyền hình Việt Nam bằng tiếng nước ngoài (chủ yếu là tiếng Anh) ; Xuất bản các ấn phẩm báo, tạp chí, sách (các sản phẩm in và điện tử). Các hình thức đó thực chất là các công cụ hay phương tiện chuyển tải thông tin và quảng bá sản phẩm. Trước hết, về ngôn ngữ chuyển tải các công trình khoa học Các nhà khoa học trên thế giới đã cố gắng sáng tạo ra Quốc tế ngữ (Esperanto) để các nước với những nền văn hóa khác nhau có 8 thể nói và viết chung một thứ ngôn ngữ, tạo sự bình đẳng và giao tiếp thuận lợi giữa các dân tộc lớn, nhỏ trên trái đất. Nhưng xem ra ngôn ngữ đó không có sức sống mạnh mẽ, không lưu hành rộng rãi, theo chúng tôi, vì nó không xuất phát từ nguồn gốc thực tiễn xã hội và văn hóa của bất cứ dân tộc hay quốc gia nào. Nó chỉ thuần túy là sản phẩm sáng tạo của tư duy, những quy ước về ký hiệu và thao tác của ngôn ngữ, nên các dân tộc trên thế giới không dễ dàng chấp nhận hay thay đổi tiếng "mẹ đẻ" của mình. Trong số các ngôn ngữ phổ biến trên thế giới hiện nay (Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung, Tây Ban Nha...), thì tiếng Anh đã trở thành thứ tiếng quốc tế phổ biến nhất. Vì thế, các sản phẩm khoa học xã hội Việt Nam muốn hội nhập quốc tế thì trước hết phải bằng con đường dịch ra tiếng Anh và quảng bá các sản phẩm đó ra thế giới. Việc quảng bá hiện nay tồn tại dưới 2 hình thức: sản phẩm in và điện tử (Website, Internet...). Ở đây, chúng tôi chủ yếu nói tới sản phẩm in: báo, tạp chí và sách. Báo Chức năng của báo chủ yếu là thông tin có tính cập nhật, thời sự. Các bài viết đăng tải trên báo không cần dài và chuyên sâu. Thông tin tự thân trên báo và bản thân tờ báo hầu như không mang trên mình chức năng lưu trữ lâu dài và việc lưu trữ không thuận tiện v.v... Các nghiên cứu khoa học xã hội được coi là những công trình, có lượng thông tin phong phú, có giá trị lâu dài, nên hầu như không thể hoặc không phù hợp khi sử dụng phương tiện báo để quảng bá hoặc lưu trữ sản phẩm khoa học xã hội. Tạp chí Tạp chí là hình thức trung gian (ở giữa) của 3 loại sản phẩm xuất bản: Báo -Tạp chí Sách. Do vậy, tạp chí mang trên mình nó 3 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 5/2012 chức năng: chức năng tự thân (của chính nó), chức năng của báo và chức năng của sách. Vì thế, tuỳ theo từng loại tạp chí và nội dung đăng tải của nó mà đem theo giá trị lưu trữ lâu dài hoặc không lâu dài. Tạp chí vừa có đặc tính và giá trị của báo, vừa có đặc tính và giá trị của sách. Đối với các nghiên cứu khoa học xã hội được đăng tải trên các tạp chí thì hầu hết là những nghiên cứu có giá trị lâu dài. Do chức năng và khuôn khổ tạp chí quy định, nên những nghiên cứu đăng tải trên tạp chí là sự phản ánh tổng thể (có giới hạn) hay từng mặt chuyên sâu của một đối tượng khoa học nào đó. Xem xét tình hình hiện nay, Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế bằng sản phẩm của mình được dịch ra tiếng Anh (và in trên tạp chí bằng tiếng Anh) là phù hợp và thuận lợi hơn cả. Các bài viết đăng trên tạp chí được coi là những công trình khoa học. Ưu thế của các bài đăng là không quá dài, đã được tác giả chắt lọc một cách súc tích, nhưng vẫn tải được lượng tri thức bổ ích đối với độc giả để phục vụ cho việc học tập, giảng dạy hoặc nghiên cứu khoa học, cũng như có tác dụng nâng cao dân trí nói chung. Với đặc điểm này, theo chúng tôi, việc quảng bá và hội nhập quốc tế của các sản phẩm Khoa học xã hội Việt Nam được in trên tạp chí bằng tiếng Anh để đưa ra với thế giới là phù hợp hơn cả trong tình hình hiện nay. Sách Các công trình nghiên cứu khoa học có tính tổng thể, toàn diện về một đối tượng khoa học nào đó đạt được những giá trị nhất định thì được in thành sách. Sách đảm nhiệm chức năng lưu trữ lâu dài. Đó là ưu thế nổi trội của sách hơn hẳn so với tạp chí và báo; và theo đó, công danh của tác giả cũng được nổi trội hơn. Các sách của Việt nam đã có được dịch ra tiếng nước ngoài, chúng tôi quan sát thấy, Khoa học xã hội Việt Nam… chủ yếu mới thuộc lĩnh vực văn học. Chẳng hạn, Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh, Truyện Kiều của Nguyễn Du và một số tác phẩm của các nhà văn, nhà thơ nổi tiếng, như Nguyễn Tuân, Xuân Diệu v.v... Còn các tác phẩm thuộc lĩnh vực khoa học nói chung và đặc biệt là khoa học xã hội nói riêng thì hầu như vắng bóng. Điều đó có thể giải thích rằng, các sách văn học có giá trị là của riêng Việt Nam, tạo ra sự khác biệt được độc giả quốc tế quan tâm (chưa kể Hội Nhà văn Việt Nam có mối quan hệ rộng rãi với các Hội Nhà văn của các nước). Các sách khoa học xã hội hiện nay của chúng ta chưa có những đặc điểm nêu trên như các sách văn học, nên rất khó được độc giả quan tâm và rất khó hội nhập quốc tế. Vì thế, cần xác định những vấn đề nghiên cứu chiến lược và có sự thay đổi căn bản trong nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của Khoa học xã hội Việt Nam. Thực tế cho thấy, sách khoa học xã hội của chúng ta hiện nay có giá trị thấp, ít được độc giả quốc tế quan tâm. Mặt khác, lượng trang in của sách thường dày hơn nhiều so với tạp chí, việc dịch và xuất bản bằng tiếng ngoại quốc không thể cập nhật nhanh và thuận lợi. Hội nhập quốc tế bằng sách là cần thiết, về lâu dài là phù hợp khi Khoa học xã hội Việt Nam phát triển ở giai đoạn chín muồi (tức là tạo ra được các sản phẩm khoa học có giá trị ở tầm quốc gia và quốc tế). Trong giai đoạn hiện nay, Khoa học xã hội Việt Nam hội nhập quốc tế bằng sản phẩm sách chắc chắn không thể nhanh, thông dụng, tiện ích và tốn kém đầu tư kinh phí hơn nhiều so với hội nhập bằng sản phẩm tạp chí đối với các học giả và bạn đọc quốc tế. Tóm lại, Văn hóa nói chung và Khoa học xã hội nói riêng hội nhập quốc tế cũng cần 9 có quá trình. Nhưng nếu không xác định làm ngay từ bây giờ, thì sẽ không có quá trình đó. Bắt đầu là quá trình nghiên cứu và tạo ra các sản phẩm có giá trị riêng của Việt Nam, tạo ra sự khác biệt của sản phẩm mới có sức "cạnh tranh" trên trường quốc tế, mới được các đối tác và độc giả quốc tế quan tâm. Đồng thời và đồng bộ với những sản phẩm là các chính sách khuyến khích hội nhập quốc tế của Đảng và Nhà nước cho quá trình này. Như thế, mới có khả năng và điều kiện hội nhập quốc tế. Những sản phẩm đó cần được quảng bá thường xuyên và rộng rãi trên các phương tiện chuyển tải thông tin. Trong các công cụ hay phương tiện chuyển tải thông tin khoa học xã hội như đã nêu trên, theo chúng tôi, ở giai đoạn hiện nay, Tạp chí là phương tiện thuận lợi hơn cả. Vì vậy, các tổ chức nghiên cứu khoa học và Viện Khoa học xã hội Việt Nam cần đầu tư có trọng điểm cho Tạp chí (đặc biệt là các tạp chí bằng tiếng Anh) theo hướng chuyên nghiệp, chính quy, hiện đại và hội nhập quốc tế để quảng bá các sản phẩm Khoa học xã hội Việt Nam ra thế giới./. ___________________ Tài liệu tham khảo 1. Văn kiện Hội nghị lần thứ ba và lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Khóa XI, Nxb. Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội, 2011 và 2012. 2. Dương Phú Hiệp, Vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học xã hội. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, Số 3-2012 (52).
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.