Khoa học công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ thời kỳ hội nhập

pdf
Số trang Khoa học công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ thời kỳ hội nhập 11 Cỡ tệp Khoa học công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ thời kỳ hội nhập 305 KB Lượt tải Khoa học công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ thời kỳ hội nhập 0 Lượt đọc Khoa học công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ thời kỳ hội nhập 2
Đánh giá Khoa học công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ thời kỳ hội nhập
4.4 ( 7 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 11 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VÀ DOANH NGHIỆP KHOA HỌC CÔNG NGHỆ THỜI KỲ HỘI NHẬP ThS. Bùi Thị Thu Hương Trung tâm Tư vấn Thiết kế và Chuyển giao Công nghệ GTVT Viện Khoa học và Công nghệ GTVT Tóm tắt: Khoa học và công nghệ đã, đang và sẽ ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội của nhiều nước trên thế giới. Để gắn hoạt động khoa học công nghệ với sản xuất phù hợp vận hành của cơ chế thị trường, tổ chức nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ ở nước ta cần phải có chuyển đổi về tổ chức và hoạt động. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu: ”Tạo thị trường cho khoa học và công nghệ, đổi mới cơ chế tài chính nhằm khuyến khích sáng tạo và gắn ứng dụng khoa học và công nghệ với sản xuất, kinh doanh, quản lý, dịch vụ…” Văn kiện Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX khẳng định: “Từng bước chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Tạo điều kiện để phát triển nhanh doanh nghiệp khoa học công nghệ”. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã nêu: “Đa dạng hoá các nguồn lực đầu tư cho khoa học và công nghệ, huy động các thành phần kinh tế tham gia các hoạt động khoa học, công nghệ. Đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ. Nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp”. Nghị định 80/2007/NĐ-CP về doanh nghiệp khoa học và công nghệ, Thông tư số 06/2008/TTLTBKHCN-BTC-BNV, Nghị định 96/2010/NĐ-CP sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 115/2005/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của tổ chức KHCN công lập được xem là chính sách đột phá nhằm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học vào sản xuất kinh doanh. Trong khuôn khổ bài viết này xin trình bày một số vấn đề về khoa học công nghệ và doanh nghiệp khoa học công nghệ giai đoạn hiện nay trong thời kỳ hội nhập. I. NỘI DUNG. 1. Khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển như vũ bão đã và đang ảnh hưởng sâu rộng đến tất các các mặt của đời sống, kinh tế, xã hội. Chính cuộc cách mạng này đã làm thay đổi màu sắc bức tranh chính trị, xã hội trên toàn cầu. Với ý nghĩa đó, chúng ta cần nhận thức vai trò của khoa học công nghệ trong sự nghiệp đổi mới của đất nước. Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) cùng với phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực đẩy mạnh công nghiệp hoá (CNH), hiện đại hoá (HĐH) đất nước. Mặc dù nước ta còn nghèo, nhưng trong thời gian qua, với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đặc biệt là sự nỗ lực, cố gắng của đội ngũ cán bộ KH&CN trong cả nước, tiềm lực KH&CN đã được tăng cường, KH&CN đã có những đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh. 14 Khoa học - công nghệ là một trong những vấn đề được nhân loại quan tâm, nhất là trong thời đại ngày nay. Bởi lẽ, nếu không có khoa học và công nghệ thì đã không có sự chuyển tiếp theo của xã hội loài người. Lịch sử xã hội loài người là quá trình con người không ngừng nhận thức và cải tạo thế giới bằng khoa học và công nghệ. Những sáng tạo khoa học công nghệ mà loài người đạt được, nhất là những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học công nghệ được bắt đầu từ giữa thế kỷ XX đã có tác động rất mạnh mẽ, làm biến đổi sâu sắc và toàn diện bộ mặt xã hội loài người. Những biến đổi lớn lao của nền văn minh nhân loại trên mọi khía cạnh là do tác động trực tiếp và gián tiếp của cuộc cách mạng khoa học công nghệ; cả khoa học và công nghệ đều có mục đích là sử dụng tối ưu các nguồn lực. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội, từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện tiên tiến, hiện đại dựa trên sự phát triển công nghiệp và khoa học công Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng nghệ, tạo ra năng suất lao động cao. Công nghiệp hóa gắn liền với hiện đại hoá là giải pháp quyết định đưa đất nước ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khắc phục nguy cơ tụt hậu xã hội về kinh tế đối với thế giới. Muốn công nghiệp hoá, hiện đại hoá không còn con đường nào khác là phải tiến hành cuộc cách mạng khoa học công nghệ, mà trong đó cách mạng công nghệ là cốt lõi. Đối với nước ta, cách mạng khoa học công nghệ là chìa khoá của công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Trong bối cảnh toàn cầu hoá, với đường lối đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ quốc tế, nước ta có cơ hội thuận lợi để tiếp thu tri thức khoa học, công nghệ, các nguồn lực và kinh nghiệm tổ chức quản lý tiên tiến của nước ngoài để nhanh chóng tăng cường năng lực KH&CN quốc gia, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng KH&CN hiện đại, nước ta có thể đi thẳng vào những công nghệ hiện đại để rút ngắn quá trình CNH, HĐH và khoảng cách phát triển kinh tế so với các nước đi trước. Với tiềm năng trí tuệ dồi dào, nếu có một chiến lược phát triển nguồn nhân lực đúng đắn, nước ta có thể sớm đi vào một số lĩnh vực của kinh tế tri thức. Một trong sáu định hướng lớn để phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Đó như là nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là con đường tất yếu để chuyển nền kinh tế có cơ cấu công - nông nghiệp, dịch vụ hợp lý, trong đó công nghiệp và dịch vụ ngày một chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội. Mục tiêu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xây dựng nước ta trở thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là giải pháp tiên quyết đưa đất nước ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn lạc hậu, khắc phục và đẩy lùi nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế. Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình phấn đấu lâu dài, gian khổ và phải dựa vào sức mình (năng lực nội sinh) là chính, nhưng đồng thời phải tăng cường và mở rộng trao đổi giao lưu, hợp tác quốc tế. Điều đó chỉ thành công khi đẩy mạnh tiến hành cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, trong đó cách mạng công nghệ là trọng tâm, cốt lõi. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang chú trọng phát triển thị trường công nghệ trên cơ sở đổi mới cơ chế, chính sách để phần lớn sản phẩm khoa học và công nghệ (trừ nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu phục vụ xây dựng đường lối, chiến lược, chính sách phát triển) trở thành hàng hoá. Thông tin Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin rộng rãi và tạo môi trường cạnh tranh để các sản phẩm khoa học và công nghệ được mua bán thuận lợi trên thị trường. Với trình độ KH&CN của nước ta hiện nay nhìn chung còn thấp so với các nước trên thế giới và trong khu vực, năng lực sáng tạo công nghệ mới còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. KH&CN nước ta đang đứng trước nguy cơ tụt hậu ngày càng xa, trước xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN và kinh tế tri thức trên thế giới. Thách thức lớn nhất trong phát triển kinh tế xã hội của nước ta hiện nay là sự yếu kém về chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp của nền kinh tế, dẫn đến nguy cơ kéo dài tình trạng tụt hậu của nước ta so với các nước trong khu vực và khó có thể thực hiện được mục tiêu CNH, HĐH. Điều này đòi hỏi KH&CN phải góp phần quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Vì vậy, Nhà nước ta cần tăng cường nhận thức của toàn xã hội về vai trò của KH&CN, nhu cầu cấp bách đối với việc đổi mới và hiện đại hoá công nghệ. Mục tiêu phát triển KHCN đến năm 2020 là làm sao rút ngắn được khoảng cách với các nước khác, tức là trong một thời gian ngắn phải làm chủ được nhiều thành tựu công nghệ tiên tiến. Bài toán sử dụng trí thức thông qua việc quy tụ họ trong các tập thể nghiên cứu tiên tiến ở các viện nghiên cứu, các trường đại học ngang tầm thế giới là con đường ngắn nhất. Đây chính là lực lượng nòng cốt, là chủ thể, hiện thân của nền khoa học và ĐH của đất nước. Phải đẩy mạnh các hoạt động thông tin tuyên truyền KHCN để toàn xã hội nhận thức ý nghĩa và tầm quan trọng của phương châm nói trên. Bên cạnh công tác tuyên truyền để tăng cường nhận thức, Nhà nước cần chủ động đề ra các chính sách hoặc hoạt động kinh tế xã hội phải vận dụng các thành tựu KHCN, từ khâu xác định chủ trương đầu tư cho đến khâu thẩm định, triển khai, đánh giá hiệu quả… Các biện pháp này sẽ tạo ra nhu cầu xã hội đối với KHCN. Mặt khác Nhà nước ta cần chú trọng nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của khoa học và công nghệ từ việc đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ từ đó thúc đẩy nâng cao chất lượng và khả năng thương mại của các sản phẩm khoa học và công nghệ; đẩy mạnh việc đổi mới công nghệ trong các doanh nghiệp. 2. Khoa học và công nghệ với xu thế phát triển.  Xu thế toàn cầu hoá. Toàn cầu hoá (TCH) là xu thế nổi trội hiện nay, bao trùm tất cả các mặt đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia trên toàn thế giới. Trục cốt 15 Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng lõi của xu thế đa diện này là TCH về kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ trên các lĩnh vực sản xuất, thương mại, đầu tư, tài chính… Nền sản xuất trên thế giới ngày càng mang tính toàn cầu, với sự phân công lao động quốc tế sâu sắc, tuỳ thuộc lẫn nhau về kinh tế ngày càng tăng lên. Những thành tựu của KH&CN hiện đại dựa chủ yếu vào yếu tố trí tuệ như các công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin và viễn thông, đang làm cơ sở cho sự hình thành nguyên lý vận động mới của xu thế TCH kinh tế. Tự do hoá thương mại, đầu tư và tài chính ngày càng mở rộng với tốc độ phát triển cao, tạo ra sự liên kết thị trường thế giới thành một hệ thống hữu cơ. Thương mại điện tử - sản phẩm là sân chơi trong nền kinh tế tri thức. Các giao dịch thương mại thông qua mạng internet đang phát triển với tốc độ rất nhanh. Tham gia vào quá trình toàn cầu hoá vừa là thách thức vừa trở thành đòi hỏi tất yếu của mỗi quốc gia và liên quan mật thiết đến sự hưng, vong của chính quốc gia đó. Đối với các nước có trình độ phát triển kinh tế, KH&CN thấp, sức ép cạnh tranh khi tham gia hội nhập sẽ rất lớn. Các quốc gia khi tham gia quá trình TCH cần chú ý đến những bất lợi toàn cầu hoá như chuyển việc làm trong nước ra nước ngoài, mất quyền kiểm soát các công ty đa quốc gia do nước ngoài sở hữu… Và đồng thời các nhà hoạch định chính sách cần nhận thức được lợi ích của TCH đối với nước mình và xây dựng chính sách để thu hút các công ty này. Các chính sách được xây dựng để hạn chế toàn cầu hoá, hồi hương các chi nhánh nước ngoài… Có thể không phải là biện pháp hiệu quả để củng cố nền kinh tế trong nước, bởi vì nó hạn chế con đường tiếp cận với một nguồn tri thức lớn và tăng trưởng sản xuất. Chính sách cần tập trung cải thiện tính hấp dẫn của kinh tế trong nước đối với doanh nghiệp nước ngoài và đảm bảo cho hoạt động của họ phát triển bằng cách khuyến khích hợp tác với các doanh nghiệp và nhà cung cấp trong nước.  Xu thế phát triển mạnh mẽ của KH&CN trên thế giới. Sự liên kết, thâm nhập lẫn nhau giữa các ngành, các lĩnh vực khoa học và công nghệ tạo nên những ngành KH&CN mới, làm xuất hiện những khả năng đột biến, khó dự báo trước. Khoa học và công nghệ ngày càng gắn kết với nhau một cách chặt chẽ, có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển kinh tế nhiều quốc gia trên thế giới. Cuộc cách mạng công nghệ hiện đại với sự phát triển của các công nghệ lõi của hệ thống công nghệ mới là công nghệ thông tin (liên kết giữa tin học và viễn thông); công nghệ sinh học; 16 công nghệ tự động hoá; công nghệ tạo vật liệu, năng lượng mới đang tạo ra cho nhân loại những hệ thống sản xuất, hệ thống giao thông và trao đổi hoàn toàn mới, làm thay đổi căn bản không chỉ những xã hội công nghiệp mà cả những xã hội nông nghiệp truyền thống. Cùng với quá trình gắn kết giữa KH&CN, mối liên kết giữa phát triển công nghệ, sản xuất, kinh doanh cũng ngày càng phát triển. Quá trình từ phát minh khoa học đến sáng chế, phát triển công nghệ và đưa vào ứng dụng trong sản xuất ngày càng rút ngắn. Ngày nay, KH&CN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp cho phát triển kinh tế và xã hội. Tiềm lực KH&CN ngày càng trở thành lực lượng nòng cốt của sức sản xuất xã hội.  Xu thế hướng tới xã hội thông tin và nền kinh tế tri thức. Ngày nay, chúng ta đang sống trong xã hội thông tin toàn cầu nhờ những tiến bộ thực sự có ý nghĩa về công nghệ thông tin và truyền thông cùng với việc xây dựng và phát triển cơ cấu thông tin quốc gia và toàn cầu trong những năm qua. Đặc điểm nổi bật của xã hội thông tin là sự phát triển không dựa chủ yếu vào các nguồn dự trữ tự nhiên như trong xã hội công nghiệp mà chủ yếu dựa vào nguồn tri thức về KH&CN, tức là các nguồn nhân lực tri thức có khả năng tái tạo, tự sản sinh và không bao giờ cạn. Cùng hướng tới xã hội thông tin, các nước phát triển đang ở giai đoạn quá độ sang nền kinh tế tri thức. Đặc điểm của nền kinh tế tri thức là nguồn sản xuất ra của cải chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ cao. Xã hội thông tin toàn cầu và sự phát triển của nền kinh tế tri thức mở ra cho các nước đang phát triển những cơ hội tiếp cận và tiếp nhận những thành quả của tiến bộ KH&CN để xây dựng những ngành nghề mới có hàm lượng kỹ thuật và tri thức cao, nhưng đồng thời cũng đặt ra những thách thức về đào tạo nguồn nhân lực trình độ và tay nghề cao và vốn để xây dựng hạ tầng cơ sở thông tin.  Xu thế phát huy quan hệ hợp tác công – tư. Hầu hết các nước đang tìm mọi cách để tăng chất lượng và hiệu quả nghiên cứu công (nằm trong hệ thống nghiên cứu nhà nước), kích thích đầu tư của các doanh nghiệp cho nghiên cứu phát triển và củng cố mối quan hệ giữa khu vực tư nhân và Nhà nước. Quan hệ đối tác công - tư đã nổi lên như một yếu tố then chốt trong chính sách đổi mới và thu hút ngày càng nhiều tài trợ. Quan hệ hợp tác công - tư là công cụ thiết yếu để nuôi dưỡng đổi mới phát triển khoa học công nghệ ở các nước. Thông qua đóng góp tài chính của cả khu vực tư nhân lẫn Nhà nước, Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng quan hệ đối tác công - tư là phương tiện tăng sức mạnh các khoản đầu tư khiêm tốn của Nhà nước cho nghiên cứu khoa học phát triển và đảm bảo sự cam kết mạnh hơn từ khu vực công nghiệp. Bằng cách kết hợp nhu cầu của khu vực Nhà nước và tư nhân thông qua các mục tiêu chung và sự tham gia tích cực của các đối tác quản lý và hoạch định chính sách, quan hệ đối tác công - tư cũng có thể cải thiện chất lượng những đóng góp của khu vực tư nhân đối với nhu cầu của Nhà nước và cải thiện hạ tầng tri thức căn bản. Từ thực tế xây dựng và phát triển của một số nước cho thấy, ít nhất một nửa mức tăng trưởng kinh tế được dựa vào những tiến bộ khoa học và công nghệ đem lại. Khoa học và công nghệ ngày càng có tầm quan trọng trong phát triển của mọi quốc gia, là nhân tố quyết định năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hiệu quả quản lý xã hội, chất lượng cuộc sống của mỗi dân tộc. Nhưng, để hoạt động tự phát, khoa học và công nghệ sẽ khó phát triển mạnh mẽ bởi có rất nhiều hoạt động nghiên cứu không hấp dẫn đối với khu vực tư nhân. Hơn nữa, nó còn gây nên những hậu quả tiêu cực như định hướng nghiên cứu vào những mục tiêu có hại cho cộng đồng hoặc một phương hướng so với nhu cầu phát triển kinh tế, xã hội của đất nước... Các quan hệ đối tác công - tư cần được thiết kế và quản lý một cách cẩn thận mới kết hợp được những đối tác, các nền văn hoá, phương pháp quản lý và mục tiêu khác nhau. Phụ thuộc vào việc các quan hệ đối tác công - tư đảm bảo như thế nào cam kết của lĩnh vực tư nhân mà vẫn trung hoà được các mục tiêu công và tư, hội nhập ra sao với hệ thống đổi mới quốc gia, tối ưu hoá những cam kết tài trợ, tạo ra những liên kết quốc tế thích hợp, lôi cuốn các doanh nghiệp vừa và nhỏ và được đánh giá như thế nào. Ví dụ, việc lựa chọn dựa trên phương pháp cạnh tranh từ dưới lên dường như là một phương tiện hiệu quả giúp các quan hệ đối tác công - tư thu hút được các doanh nghiệp có năng lực và đứng vững trên khả năng vốn có của mình. Tuy nhiên, những tiêu chí từ trên xuống đôi khi cũng rất cần thiết để giúp các chương trình quan hệ đối tác công - tư với tới những lĩnh vực có tầm quan trọng chiến lược của quốc gia. Cân đối đóng góp tài chính của khu vực Nhà nước và tư nhân và thời gian cấp vốn của Nhà nước cũng cần được điều chỉnh để xem xét mức độ nghiên cứu đó nhằm đáp ứng cho nhu cầu của Nhà nước hay hỗ trợ nghiên cứu phát triển trong các doanh nghiệp.  Xu thế phát triển bền vững. Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin Bảo vệ môi trường vì sự phát triển bền vững đòi hỏi tìm kiếm một phương thức phát triển mới dựa trên cơ sở thống nhất giữa lợi ích trước mắt và lợi ích lâu dài, kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với bảo tồn thiên nhiên. Đây là một thách thức lớn đối với hầu hết các lĩnh vực KH&CN. Những vấn đề môi trường đặt ra cho KH&CN không chỉ trong việc xử lý hậu quả mà quan trọng hơn là tạo ra công nghệ thân thiện với môi trường. Cần xây dựng nhận thức mới về thiên nhiên, tìm kiếm sự hài hoà giữa con người và thiên nhiên, đi đôi với việc khai thác thiên nhiên, con người cần bảo vệ và chung sống hài hoà với thiên nhiên.  Các giai đoạn của xu hướng đổi mới công nghệ. Quá trình đổi mới công nghệ bao gồm: Đổi mới quy trình sản xuất, đổi mới sản phẩm tiến đến sáng tạo và làm chủ công nghệ. Sự phát triển công nghệ ở mỗi quốc gia và ở mỗi ngành thường trải qua các giai đoạn sau: Giai đoạn1: Du nhập công nghệ từ nước ngoài, giai đoạn này không hoặc ít quan tâm đến thích hợp với điều kiện trong nước nên không mang lại sự tăng cường năng lực công nghệ hoặc kết cấu hạ tầng cho đất nước. Giai đoạn 2: Tổ chức kết cấu hạ tầng (thông tin khoa học, các cơ quan khoa học, chính sách khoa học, con người khoa học và thái độ của cộng đồng) một cách sơ khai, đơn giản nhằm hỗ trợ cho công nghệ nhập ngoại. Có khi bên chủ sở hữu cung cấp công nghệ, giúp đỡ hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng. Sau đó bên nhận công nghệ phải bù lại. Giai đoạn 3: Tạo nguồn công nghệ từ nước ngoài dạng nhập linh kiện, thiết bị, dây chuyền công nghệ và tiến hành lắp ráp các sản phẩm theo thiết kế của nước ngoài. Sản phẩm dùng để tiêu thụ trong nước và có hướng đến thị trường xuất khẩu. Giai đoạn này đánh dấu bước tiến mới cho sự phát triển của đội ngũ nhân lực, tiếp cận với những yếu tố hiện đại của năng lực công nghệ. Giai đoạn 4: Mua bằng sáng chế về công nghệ của nước ngoài nhưng để chế tạo các sản phẩm đó từ các điều kiện trong nước, Giai đoạn này thực sự là bắt đầu đóng góp vào việc xây dựng tiềm lực và năng lực công nghệ quốc gia làm chủ một phần trong sáng tạo công nghệ linh hoạt vận dụng thích ứng để đạt mục tiêu. Giai đoạn 5: Sử dụng năng lực nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ ở trong nước nhằm tạo lập nội sinh thích ứng công nghệ nhập trong trình độ phát triển chung của đất nước. Ở đây xuất hiện năng lực đổi mới công nghệ đánh dấu sự quá độ từ bị động trang bị công nghệ sang chủ động và sáng tạo công nghệ. Lúc này 17 Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng quốc gia đã tiến tới kiểm soát vận mệnh công nghệ của mình. Giai đoạn 6: Sử dụng và phát triển mạnh khả năng nghiên cứu và phát triển công nghệ của quốc gia, cùng những thông tin đầy đủ về công nghệ thế giới để định ra hướng đổi mới công nghệ nhằm phục vụ sản xuất ở trình độ cao hơn, đáp ứng nhu cầu công nghệ trong nước, hạn chế nhập công nghệ, xây dựng tiềm lực xuất khẩu công nghệ, đảm bảo độc lập và tự chủ công nghệ quốc gia. Giai đoạn này đánh dấu như một bước ngoặt lịch sử cho công nghiệp hoá - hiện đại hoá, chìa khoá thành công bước vào thời kỳ một quốc gia có trình độ kinh tế phát triển. Giai đoạn 7: Phát triển mạnh mẽ năng lực đổi mới công nghệ với sự xuất hiện liên tục các sản phẩm mới, trong đó có hàm lượng tri thức cao. Cơ sở nghiên cứu được hoàn thiện ở trình độ cao, có nguồn lực dồi dào, thuận lợi cho môi trường sáng tạo và chế ngự công nghệ. Tuy nhiên, cũng không cứng nhắc tuân thủ trình tự các giai đoạn phát triển công nghệ mà cần khôn khéo, lựa chọn vận dụng, thích ứng thực tế tiềm lực, thế mạnh từng lĩnh vực và kết hợp với tri thức. Ở những nước đang phát triển thường trải qua các giai đoạn 1-4 và làm chủ một phần ở giai đoạn 5. Tuy chia ra làm 7 giai đoạn nhưng hiện trong nền công nghệ luôn đồng thời tồn tại các giai đoạn đan xen nhau. Không có con đường đơn giản và duy nhất cho sự phát triển công nghệ và cũng không có mô hình duy nhất tiên tiến. Vì vậy cũng không thể cứng nhắc tuân thủ trình tự các giai đoạn để phát triển nền công nghệ mà phải có sự lựa chọn theo khả năng và thích ứng để phát huy thế mạnh, kết hợp hài hoà giữa ý chí, tri thức và thực tế tiềm lực của chính quốc gia mình. 3. Vai trò của Khoa học và Công nghệ với xây dựng giao thông vận tải. Giao thông vận tải là một ngành kinh tế quan trọng, có vị trí đặc biệt thuộc kết cấu hạ tầng nâng đỡ cho nền kinh tế quốc dân phát triển, hỗ trợ cho các ngành kinh tế, phục vụ an ninh quốc phòng và đời sống xã hội. Nó cung cấp cho sản xuất, cho xã hội các dịch vụ vận tải hàng hoá và hành khách. Để có được các dịch vụ này trước hết phải xây dựng tạo ra và giữ gìn kết cấu hạ tầng. Xây dựng giao thông là hệ thống động, thường xuyên tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới nhất. Để tồn tại, phát triển, tăng khả năng cạnh tranh trong điều kiện nền kinh tế mở, vấn đề tìm kiếm, lựa chọn, tiếp thu công nghệ mới là vô cùng quan trọng. Hoạt động khoa học công nghệ của ngành giao thông vận tải nói chung và xây dựng giao thông nói riêng cũng hướng 18 đến mục tiêu công nghiệp hoá - hiện đại hoá ngành giao thông vận tải, đặc biệt là công tác xây dựng cơ bản. Khoa học công nghệ là một trong những động lực chủ yếu, giải pháp quan trọng để phát triển xây dựng giao thông, hướng đến công nghiệp hoá xây dựng giao thông. Những thành tựu của khoa học công nghệ trong ngành xây dựng cơ bản nói chung và nói riêng trong xây dựng giao thông, với hàm lượng công nghệ mới, hàm lượng chất xám cao đã thúc đẩy xây dựng giao thông phát triển liên tục giành được những thành tựu trong xây dựng, sửa chữa cầu đường, hầm, sân bay, bến cảng, ụ tàu, nạo vét, luồng lạch… Những năm gần đây khoa học công nghệ xây dựng giao thông đã có những bước tiến vượt bậc hơn về tính công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nhờ vậy nhiều công trình xây dựng lớn, trọng điểm của Bộ và Nhà nước về cầu, đường, sân bay, bến cảng được xây dựng đưa vào khai thác nhanh, loại hình xây dựng công trình phong phú, chất lượng xây dựng ngày càng được cải thiện và tiết kiệm vốn đầu tư. Sở dĩ đạt được những thành quả trên là ngành GTVT đã ứng dụng thành công những tiết bộ kỹ thuật và công nghệ mới. Vai trò của khoa học công nghệ với XDGT thể hiện ở những lĩnh vực sau:  Đối với lĩnh vực khảo sát thiết kế. Các hoạt động trong lĩnh vực khảo sát thiết kế bao gồm các khâu điều tra, khảo sát địa chất, thuỷ văn, địa hình, định vị và đo đạc, tính toán kết cấu, thiết kế công trình. Với việc xây dựng được hệ thống quy chuẩn, tiêu chuẩn hoàn chỉnh, sổ tay hướng dẫn và phần mềm tính toán phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế, lập hồ sơ đấu thầu đối với các dự án xây dựng công trình giao thông nên các công ty có chức năng khảo sát thiết kế đã phấn đấu đưa tự động hoá tính toán và thiết kế các công trình XDGT thông qua chọn lựa từ những kinh nghiệm, kết qủa của các nước tiên tiến và các nước trong khu vực. Chính vì thế đã tính toán và thiết kế thành công như thiết kế đường ôtô, đường cao cấp, đường băng sân bay, các công nghệ xử lý nền đường qua vùng đất yếu, chống sụt trượt, bảo vệ ta luy của hệ thống đường ôtô qua vùng núi, thiết kế các công trình cầu nhịp lớn có kết cấu hiện đại… Khảo sát thiết kế là khâu hết sức quan trọng của giai đoạn thực hiện đầu tư, những tiến bộ của khâu này có ảnh hưởng hết sức quan trọng (tốt hay xấu) đến công trình giao thông. Do vậy, nhiều công ty tư vấn thiết kế của ngành đã đầu tư và khai thác các thiết bị đo điện tử có tính năng thu thập số liệu đo nhanh chóng, chính xác và tự động xử lý. Trong khảo sát địa chất công Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng trình có những tiến bộ, nhờ các thiết bị mới đã cho phép thực hiện những nội dung thăm dò hiện trường, đánh giá điều kiện địa chất sát thực hơn. Với sự trợ giúp của các phần mềm hiện có, các thiết bị khảo sát hiện đại đã được khai thác và có hiệu quả trong công tác khảo sát thăm dò điều tra số liệu cơ bản. Sau đó sang bước thiết kế đã sử dụng máy vi tính, máy vẽ đã chủ động trong thiết kế. Các công ty tư vấn thiết kế của ngành đã tạo ra các mối quan hệ với các tổ chức tư vấn nước ngoài để tìm hiểu và khai thác các chương trình thiết kế, đặc biệt là các chương trình có kết cấu phức tạp đã chủ động đưa cán bộ đi tìm hiểu nhận chuyển giao công nghệ. Ngoài ra, các tổ chức có chức năng khảo sát thiết kế trong ngành GTVT còn chú trọng đến việc đổi mới công nghệ và thiết bị khảo sát bằng cách thay dần các thiết bị khoan thăm dò, máy trắc địa, các bộ xử lý số liệu dần được chương trình hoá. Bởi các thiết bị máy móc này đã quá cũ và lạc hậu dần được đổi mới bằng các thiết bị hiện đại theo tiêu chuẩn đang được nhiều nước tiến hành sử dụng như hệ thống định vị bằng laser, hệ thống định vị điện tử với phần mềm xử lý số liệu… Đặc biệt, những năm gần đây nhiều đơn vị đã đầu tư trang thiết bị phần mềm bao gồm cả công cụ trợ giúp như phần mềm tính toán, các phần mềm quản lý, các thiết bị để phân tích, tính toán, thu thập các số liệu cho các kỹ sư tư vấn đã đạt được mục tiêu tiết kiệm được thời gian và mang lại hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Các phần mềm này đều tăng cường quyền chủ động sáng tạo của người sử dụng phần mềm, ít bị lệ thuộc vào nhà cung cấp. Tiếp nhận chuyển giao công nghệ và từng bước làm chủ trong quá trình tính toán thiết kế các công trình lớn có độ phức tạp cao cả về kết cấu lẫn công nghệ thi công. Do đó các công cụ tính toán mạnh, thiết kế đã chủ động kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình thi công, thực hiện giám sát tác giả, điều chỉnh công nghệ và giải quyết các sự cố. Những kết quả ứng dụng trên đã góp phần nâng cao chất lượng thiết kế, thiết kế nhanh phục vụ sản xuất kịp thời và là tiền đề để cho những tiến bộ tiếp theo trong XDGT.  Đối với lĩnh vực thi công xây lắp. Hiện nay ngành GTVT đang quản lý và khai thác một khối lượng cơ sở hạ tầng giao thông khá lớn và đa dạng: Bờ biển dài 3.260km; một mạng lưới khoảng 2.360 con sông, ngòi, kênh, rạch phân bổ khắp đất nước; nhiều bên, cảng biển (128 cảng biển), cảng sông (94 cảng sông); trên 3.100km đường sắt và nhiều nhà ga; trên 220.000km đường bộ và hàng ngàn chiếc cầu lớn nhỏ. Thực trạng cơ sở hạ tầng hiện có Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin khoảng 74% cầu là cầu bê tông dự ứng lực và bêtông cốt thép; hầu hết đường bộ còn ở đường cấp thấp và trung bình chỉ có một số tuyến đạt chuẩn đường cấp cao, đường cao tốc thì đang tiến hành xây dựng một số tuyến; nhà ga bến cảng có được nâng cấp nhưng so với các nước thì vẫn ở quy mô, công nghệ nhỏ và thấp. Những năm gần đây các đơn vị thi công đã cố gắng đầu tư bổ sung các phương tiện thiết bị thi công sử dụng công nghệ tiên tiến hiện đại như: Trạm trộn bêtông nhựa, trạm trộn bêtông tươi, lu lốp, máy rải nhựa, lu rung, cần cẩu có sức nâng lớn 60-120 tấn, xe chở dầm tải trọng lớn, thiết bị cọc khoan nhồi đường kính lớn, thiết bị căng kéo thép, tàu phun hút công suất lớn.v.v. Và ứng dụng những tiến bộ khoa học, công nghệ mới trong thi công: Đúc đẩy, đúc hẫng, cọc khoan nhồi đường kính lớn, chế tạo dầm thép khẩu độ lớn, chế tạo dầm bêtông dự ứng lực khẩu độ lớn, công nghệ đổ bêtông dưới nước bằng phương pháp vữa dâng, cấp phối đá dăm làm lớp móng mặt đường… Nhờ đó đã xây dựng được một số cầu lớn, có địa chất thuỷ văn phức tạp, xây dựng cầu có kết cấu dịp dầm BTDUL khẩu độ lớn. Với việc áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ vào thi công các công trình xây dựng giao thông rút ngắn được thời gian thi công, xây dựng những công trình với tiêu chuẩn kỹ thuật cao tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển hoạt động thi công xây lắp công trình giao thông. Công nghệ thi công xây lắp công trình giao thông đã có những bước tiến lớn, đi tắt, đón đầu, đang tiến kịp trình độ của khu vực và thu hẹp dần khoảng cách về trình độ công nghệ so với các nước tiên tiến trên thế giới. Đã tổ chức thi công nhiều công trình đạt chất lượng tốt và đủ sức đấu thầu quốc tế.  Đối với lĩnh vực quản lý và bảo dưỡng sửa chữa công trình. Mạng lưới giao thông được tiến hành xây dựng ở rất nhiều thời kỳ, giai đoạn khác nhau phù hợp với nhu cầu phát triển cũng như trình độ công nghệ tương ứng của mỗi thời kỳ, giai đoạn. Với nhu cầu phát triển giao thông hiện nay ngày càng cao và hiện đại vấn đề đặt ra là việc quản lý khai thác, bảo dưỡng và sửa sữa hệ thống mạng lưới giao thông (các công trình cũ và công trình mới hiện đại) đòi hỏi vừa hài hoà, vừa có hiệu quả. Với mỗi loại cơ sở hạ tầng giao thông thì có những biện pháp quản lý, công nghệ bảo dưỡng và qui trình sửa chữa khác nhau đòi hỏi các nhà nghiên cứu khoa học phải có những giải pháp cụ thể, chi tiết cho từng công trình. Sự phát triển KHCN qua ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong xây dựng giao thông không thể tách rời 19 Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng công tác quản lý và bảo dưỡng sửa chữa nhằm hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu của các yếu tố ngoại lai đến công trình giao thông. Thực tế cho thấy, trong lĩnh vực quản lý và sửa chữa bảo dưỡng các công trình giao thông công tác nghiên cứu ứng dụng công nghệ hết sức quan trọng. Hiện nay, trong các lĩnh vực sửa chữa đường bộ, đường sắt, ngành GTVT đã có những công nghệ mới như các giải pháp phòng chống và xử lý hiện tượng đất sụt, công nghệ hàn ray và đặt thử nghiệm một đoạn đường sắt không mối nối, phương pháp kết cấu hiệu quả giảm thiểu sử dụng tà vẹt gỗ trên cầu đường sắt… Các công nghệ mới để thi công sửa chữa nâng cấp cầu yếu: Tăng cường bằng kết cấu DƯL ngoài, kết cấu bản trực hướng (bản ORTOTROPE), ứng dụng và sử dụng vật liệu POLIMER… Có thể nói trong lĩnh vực nghiên cứu chế tạo các loại vật liệu mới và công nghệ mới bảo vệ công trình, ngành GTVT cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể như nghiên cứu đưa vào sử dụng các phụ gia (PB1, ZECAGI-XB…) các loại vật liệu bảo vệ kết cấu thép trong vùng nước mặn (phương pháp bảo vệ CATOT & ANOT vi sinh, sơn bảo vệ gốc EPOXI-PEK than đá…). Với việc sử dụng những công nghệ trên trong quá trình quản lý khai thác sử dụng, bảo dưỡng và sửa chữa các công trình giao thông đặc biệt có hiệu quả cao như giảm thời gian sửa chữa, không ảnh hưởng đến quá trình tham gia giao thông của các phương tiện, đảm bảo an toàn, nâng cao tuổi thọ công trình và hiệu quả cao về kinh tế và kỹ thuật…  Đối với lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng. Trong 20 năm xây dựng và đổi mới đất nước đang vững bước tiến vào nền công nghiệp hiện đại ngang tầm khu vực và thế giới. Là một trong những ngành góp vai trò quan trọng trong việc hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước, giao thông vận tải đang từng ngày đổi mới để phục vụ cho các ngành. Trong xây dựng cơ bản, vật liệu thường chiếm khoảng 65-70 % tổng giá trị xây lắp công trình, do vậy đổi mới công nghệ sản xuất hay áp dụng công nghệ mới trong sản xuất vật liệu là gián tiếp mang lại chất lượng cao và giảm chi phí giá thành cho công trình. Khoa học công nghệ là xương sống cho tất cả các hoạt động. Trên thế giới cách mạng trong công nghệ sản xuất vật liệu nói chung được đi trước một bước. Nhìn lại quá trình phát triển của ngành vật liệu xây dựng nói riêng để đánh giá vai trò của khoa học công nghệ đã ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển của nó: 20 Xi măng: Là một loại chất kết dính không thể thiếu trong bất cứ một loại công trình xây dựng nào, nhưng cũng phải qua nhiều giai đoạn phát triển từ chất kết dính La Mã, Vôi thuỷ, xi măng; bản thân xi măng cũng phải trải qua nhiều loại công nghệ như nung lò đứng cho công suất thấp, chất lượng xi măng không cao mác phổ biến ở PC30. Nhờ nghiên cứu cải tiến công nghệ nung lò quay ra đời sau nhưng cho năng suất cao, chất lượng tốt và ổn định ở mác ≥ 40 MPa. Công nghệ lò quay là hiện đại, song cũng chia ra hai phương pháp khô và phương pháp ướt, phương pháp khô có nhiều ưu việt hơn giảm đáng kể được chi phí về nhiên liệu để nung đốt và cho năng suất cao. Ở nước ta hiện nay đã sở hữu được những công nghệ xi măng hàng đầu của các nước phát triển như Nhật bản (xi măng Nghi sơn); Cộng hoà Pháp (Xi măng Bút sơn),vv… Bitume, vật liệu kết dính quan trọng trong xây dựng đường giao thông là sản phẩm của ngành công nghiệp hoá dầu. Khoa học công nghệ đã tác động cho nó phát triển đến vượt bậc, từ những loại nhựa đường chỉ để xây dựng đường cấp thấp đến nay đã có những loại nhựa đường có thể phục vụ xây dựng những con đường cấp cao với chất lượng tuyệt hảo như nhựa đường Polymer. Bê tông có mặt hầu hết trong các loại công trình xây dựng, thế giới đã phát triển loại vật liệu này một cách nhanh chóng, từ những loại bê tông chất lượng thấp và trung bình đến nay bê tông có chất lượng cao phục vụ xây dựng cho tất cả các loại công trình từ dân sinh, công nghiệp, quốc phòng như những toà nhà cao như tháp đôi Petronas ở Malaysia 452 m, cầu bê tông cốt thép dài 3 km, lò phản ứng hạt nhân, những tác phẩm điêu khắc có tính thẩm mỹ cao cũng được làm bằng bê tông, vv… Trong thời kỳ hội nhập, sự phát triển của công nghệ bê tông đã góp phần đáng kể cho ngành giao thông Việt nam thay đổi diện mạo cơ sở hạ tầng, những con đường trải dài thông suốt từ Bắc đến Nam nối liền những dòng sông là những cây cầu được xây dựng bằng công nghệ hiện đại. Để áp dụng thành công được các công nghệ thi công tiên tiến thì vật liệu bê tông phải có các tính năng vượt trội đáp ứng công nghệ. Ở nước ta những năm 1995 trở lại đây công nghệ bê tông được phát triển vượt bậc từ bê tông mác 20 - 30MPa, nhờ nghiên cứu mà từ xi măng 40MPa có thể chế tạo được bê tông mác 100 MPa. Cầu Bãi Cháy là cầu dây văng một mặt phẳng, nhiều công nghệ bê tông tiên tiến đã được sử dụng như bê tông khối lớn dùng nước đá cho phần giếng chìm hơi ép, bê tông trụ tháp Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng mác lớn hơn 45 MPa. Điều đó khẳng định khoa học công nghệ là then chốt cho phát triển vật liệu bê tông. Lĩnh vực gốm sứ, thuỷ tinh xây dựng trước những năm 1990 chúng ta chỉ biết đến sản phẩm của Trung Quốc nhưng đến nay đã đáp ứng được nhu cầu trong nước với giá cả hợp lý và đã xuất khẩu ra nước ngoài để thu ngoại tệ nhờ áp dụng các công nghệ mới. Khoa học công nghệ đã tác động, chi phối quá trình phát triển ngành vật liệu xây dựng là cơ sở cho ngành kết cấu lựa chọn hình dáng, loại kết cấu công trình. Hàng loạt các loại vật liệu xây dựng mới có tính năng vượt trội được ra đời như vật liệu Compozit giúp cho kết cấu có tuổi thọ, bền với thời gian, bền chống xâm thực, hình dáng kiến trúc thanh mảnh hơn. Và cho đến ngày nay công nghệ vật liệu Nano đã được ứng dụng để sản xuất các loại vật liệu đặc biệt cho các công trình yêu cầu đặc biệt về chịu lực và tuổi thọ. Nhìn chung khoa học công nghệ là chìa khoá cho các ngành sản xuất nói chung và ngành sản xuất vật liệu xây dựng nói riêng. Nước ta là nước đang phát triển nên có điều kiện để tiếp thu những công nghệ tiến tiến của thế giới vào lĩnh vực sản xuất vật liệu xây dựng góp phần tích cực vào quá trình xây dựng đổi mới đất nước. Tóm lại, những thành tựu lớn của ngành GTVT trong những năm qua đều được bắt đầu từ các đề tài nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật trên thế giới và trong nước. Nhờ ứng dụng một cách có hiệu quả khoa học công nghệ mới trong khảo sát thiết kế, thi công xây lắp, bảo dưỡng, sửa chữa công trình, cũng như trong sản xuất vật liệu xây dựng… Trong xây dựng giao thông mà thành tựu của ngành GTVT có được quy mô, tầm cỡ và mức độ chất lượng khá cao như hiện nay. Ngày nay KHCN đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp của ngành GTVT. Trong xây dựng giao thông, công nghệ đã làm tăng cơ hội để thắng thầu. Các yếu tố năng suất, chất lượng, hiệu quả đã được gắn kết chặt chẽ không thể tách rời. Vì vậy, có thể khẳng định trong xây dựng công trình giao thông, ngành GTVT đã đi lên bằng khoa học công nghệ, KHCN đã trở thành một trong các động lực phát triển Ngành. 4. Doanh nghiệp khoa học công nghệ.  Khái niệm doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Khái niệm: Ở các nước phát triển, vào đầu những năm 1980 doanh nghiệp khoa học và công nghệ xuất hiện với mục đích thương mại Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin hóa các kết quả nghiên cứu, đưa nhanh các kết quả nghiên cứu vào cuộc sống. Trong những nước có nền kinh tế chuyển đổi như các nước ở Đông Âu, Nga, Trung Quốc và Việt Nam, doanh nghiệp khoa học và công nghệ còn được xem là một phương thức cấu trúc lại hệ thống tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ theo hướng tăng cường năng lực triển khai và đổi mới công nghệ ở khu vực sản xuất, gắn nghiên cứu với triển khai công nghệ. Doanh nghiệp khoa học và công nghệ ở Việt Nam đã được hình thành khá sớm từ những năm 1980. Có thể nêu một số ví dụ như: Viện Nghiên cứu Công nghệ quốc gia, theo Quyết định số 299/CT ngày 11 tháng 9 năm 1985 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, viện có quyền thành lập một số xí nghiệp, xưởng sản xuất các sản phẩm đặc biệt - thực chất đây là những doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Theo đó, Viện Nghiên cứu Công nghệ quốc gia đã thành lập 06 doanh nghiệp của mình trước những năm 1990. Sau này có nhiều doanh nghiệp làm ăn rất phát đạt, trong đó phải kể đến Công ty Phát triển đầu tư Công nghệ, Bộ Khoa học và Công nghệ FPT đã có nhiều đóng góp cho xã hội. Trung tâm nghiên cứu Phân bón của Viện Hóa công nghiệp tách khỏi viện để trở thành Doanh nghiệp Phân bón năm 1990. Trung tâm Nghiên cứu Phụ gia tách khỏi Viện Hóa công nghiệp trở thành Công ty Phụ gia và Sản phẩm dầu mỏ APP vào tháng 8 năm 1996,... Cụm từ “doanh nghiệp công nghệ” và “doanh nghiệp khoa học và công nghệ” xuất hiện khá nhiều trong những văn kiện quan trọng của Đảng và Chính phủ trong thời gian gần đây”. Trong kết luận của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: “Từng bước chuyển các tổ chức khoa học và công nghệ thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ sang cơ chế tự trang trải kinh phí, được hoạt động theo cơ chế doanh nghiệp. Tạo điều kiện để phát triển nhanh doanh nghiệp công nghệ (doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gắn với hoạt động nghiên cứu công nghệ)”. Theo Nghị định 80/2007/NĐ-CP, doanh nghiệp KH&CN là loại hình doanh nghiệp đa sở hữu hoạt động theo Luật Khoa học và công nghệ và Luật doanh nghiệp, được hưởng chế độ ưu đãi của nhà nước trong thời hạn nhất định, có thể được tổ chức theo mô hình Công ty hoặc mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó có các 21 Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng đơn vị nghiên cứu và phát triển, các đơn vị sản xuất, kinh doanh và dịch vụ.  Các tác nhân tham gia trong doanh nghiệp khoa học công nghệ. Người tạo ra công nghệ: Là người hoặc tổ chức tạo ra công nghệ từ nghiên cứu cơ bản thông qua các công đoạn của quá trình từ đổi mới đến phát triển nơi hoạt động chuyển giao công nghệ ở thời kỳ đầu. Tổ chức nghiên cứu và phát triển công nghệ “mẹ”: Là tổ chức mà ở đó người tạo ra công nghệ tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ. Tổ chức “mẹ” kiểm tra giám sát quá trình hoạt động bằng cách kiểm soát quyền sở hữu trí tuệ đối với công nghệ do tổ chức “mẹ” tạo ra. Nhà nghiên cứu hoặc nhóm nhà nghiên cứu có tinh thần kinh doanh: Là người sử dụng công nghệ do tổ chức “mẹ” tạo nên và thành lập doanh nghiệp mới dựa trên công nghệ đó. Nhà đầu tư mạo hiểm: Là người thông thường đại diện cho tổ chức đầu tư mạo hiểm cung cấp tài chính cho việc thành lập doanh nghiệp mới và có quyền lợi hưởng một khoản cổ phần trong doanh nghiệp mới thành lập.  Đặc điểm và điều kiện của doanh nghiệp khoa học công nghệ. Dựa trên những khái niệm khác nhau đã được tham khảo, có thể đưa ra một khái niệm (cách hiểu) về doanh nghiệp khoa học và công nghệ áp dụng cho tình hình chung của Việt Nam hiện nay như sau: Doanh nghiệp khoa học và công nghệ là doanh nghiệp được hình thành trên cơ sở: Áp dụng và khai thác kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ được tạo ra ở viện nghiên cứu, trường đại học thuộc mọi thành phần kinh tế, cá nhân hoặc tập thể nhà khoa học và công nghệ, sáng chế. Chuyển đổi toàn bộ hoặc một bộ phận của tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ công lập. Người hoặc tổ chức sáng lập doanh nghiệp khoa học và công nghệ có một số đặc trưng sau đây: Chiếm giữ một bí quyết công nghệ cụ thể dựa trên hoạt động nghiên cứu tại trường đại học, viện nghiên cứu của nhà nước, tổ chức nghiên cứu tư nhân và có thể áp dụng bí quyết công nghệ đó để đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quá trình sản xuất. Quan tâm đến việc khai thác một cách tối đa bí quyết công nghệ cụ thể của mình tạo ra. 22 Có khả năng tạo ra sản phẩm và dịch vụ cụ thể có thể tiêu thụ trên thị trường dựa trên bí quyết công nghệ của mình. Doanh nghiệp này có thể tồn tại dưới dạng tách khỏi hoặc trực thuộc tổ chức nghiên cứu “mẹ”. Doanh nghiệp KH&CN thoả mãn đồng thời năm điều kiện sau: Hoạt động dịch vụ KH&CN và sản xuất kinh doanh các sản phẩm mới trên cở sở kết quả nghiên cứu khoa học, bí quyết công nghệ mới hoặc sử dụng công nghệ sản xuất mới lần đầu tiên được áp dụng tại Việt nam. Sau năm năm đầu tiên, doanh thu từ dịch vụ KH&CN và sản phẩm mới nói trên phải chiếm tỷ lệ 80% tổng doanh thu của Doanh nghiệp KH&CN. Có 100% cán bộ quản lý và người trực tiếp sản xuất kinh doanh đã qua đào tạo, có trình độ chuyên môn kỹ thuật và nghiệp vụ phù hợp với công nghệ sản xuất, trong đó ít nhất 30% có trình độ từ đại học trở lên. Trong cơ cấu tổ chức Doanh nghiệp có ít nhất một đơn vị nghiên cứu và phát triển (dưới dạng phòng, ban, trung tâm…), có số lượng trang thiết bị phục vụ nghiên cứu phát triển tối thiểu chiếm từ 10% tổng giá trị tài sản cố định của doanh nghiệp trở lên, và số cán bộ có trình độ đại học trở lên trực tiếp làm việc tại đơn vị nghiên cứu phát triển này chiếm tỷ lệ tối thiểu 10% tổng số cán bộ công nhân viên của doanh nghiệp. Có cơ sở vật chất (nhà xưởng, trang thiết bị…) và tiềm lực tài chính (vốn cố định, vốn lưu động…) đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp theo quy định của phát luật. Có trình độ quản lý sản xuất kinh doanh đạt tiêu chuẩn ISO do các tổ chức có thẩm quyền chứng nhận; Hàng năm phải trích ít nhất 3% tổng doanh thu để đầu tư cho nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ. Điều này phải được quy định trong Điều lệ tổ chức và hoạt động của Doanh nghiệp; Một đặc điểm nữa của doanh nghiệp khoa học công nghệ là mục đích của doanh nghiệp này là thực hiện các hoạt động kinh doanh có nghiã là thực hiện một, hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn trong quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hay cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời trong lĩnh vực khoa học công nghệ.  Nhiệm vụ của doanh nghiệp khoa học công nghệ. Thực hiện các hoạt động khoa học và công nghệ, đào tạo nhân lực khoa học và công nghệ theo quy định của Luật Khoa học và Công nghệ, Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin Giao th«ng vËn t¶I vµ ph¸t triÓn bÒn v÷ng Luật Giáo dục và các quy định pháp luật khác có liên quan. Tổ chức sản xuất và kinh doanh sản phẩm mới, dịch vụ khoa học công nghệ dựa trên kết quả nghiên cứu và phát triển theo Luật Doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này có chức năng nghiên cứu phát triển công nghệ có nhiệm vụ tiếp nhận, thích nghi công nghệ mới và tổ chức chuyển giao công nghệ này vào các đơn vị sản xuất - kinh doanh bên trong hoặc bên ngoài doanh nghiệp khoa học và công nghệ. Đối với các doanh nghiệp khoa học và công nghệ chuyển đổi từ các tổ chức nghiên cứu ứng dụng và phát triển công nghệ có trách nhiệm và nghĩa vụ sử dụng, quản lý cũng như bảo toàn và phát triển tài sản theo quy định hiện hành của pháp luật.  Kinh nghiệm quốc tế về hình thành doanh nghiệp khoa học công nghệ. Tuỳ thuộc vào trình độ phát triển, thể chế và quan điểm chính trị của mỗi quốc gia khác nhau mà cơ cấu hệ thống tổ chức và hoạt động khoa học và công nghệ của các quốc gia có sự khác nhau. Từ đó hiệu quả hoạt động của mỗi loại hình tổ chức khoa học và công nghệ cũng rất khác nhau. Ở các nước đang phát triển. Hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ nhà nước ở các nước này đang phát triển rất đa dạng. Chính phủ các nước này thường thông qua các Bộ chuyên ngành về công nghiệp, nông nghiệp, thủy sản, khoa học và công nghệ,... Để điều hành công tác nghiên cứu. Hiện nay có một số mô hình chính về tổ chức hệ thống nghiên cứu là: Mô hình Hội đồng nghiên cứu. Theo mô hình này, Hội đồng đóng vai trò xây dựng chiến lược, kế hoạch, điều hành và cấp kinh phí. Các đơn vị trực tiếp nghiên cứu là các viện chuyên ngành. Những nước và vùng lãnh thổ có mô hình loại này như: Ấn Độ, Pakixtan, Hàn Quốc, Đài Loan,... Mô hình Viện nghiên cứu quốc gia, Bộ, ngành. Mô hình này phổ biến ở các nước Mỹ Latinh, châu Á. Theo mô hình này, hệ thống cơ sở nghiên cứu được tổ chức theo cấp quốc gia, Bộ, ngành; ở cấp tỉnh không có... Mô hình trường đại học có Viện nghiên cứu. Mô hình này cũng rất phổ biến, đặc biệt là ở châu Á, trong các trường đại học lớn của Ấn Độ, Pakixtan, Thái Lan, Philippin và Việt Nam... Mô hình Công ty/Tập đoàn có các Viện hoặc Trung tâm nghiên cứu. Mô hình các Viện hoặc Trung tâm nghiên cứu trực thuộc công ty/tổng Trung t©m §µo t¹o vµ Th«ng tin công ty/tập đoàn có rất ít ở các nước đang phát triển do trình độ phát triển thấp, quy mô doanh nghiệp nhỏ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm kém nên doanh nghiệp chưa quan tâm nhiều đến đầu tư cho nghiên cứu. Ở các nước phát triển. Hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia ở các nước phát triển thay đổi nhiều trong mấy thập kỷ vừa qua. Hầu hết các nước phát triển, sự thay đổi chính quyền, cải cách hành chính cũng như thay đổi chính sách đã dẫn đến những thay đổi về tổ chức trong các hệ thống nghiên cứu. Những thay đổi lớn này có thể thấy ở Ôxtrâylia, Anh và xứ Wales, Hà Lan, Niu Dilân và Mỹ. Những thay đổi chủ yếu tập trung vào các khía cạnh sau: Chuyển từ mục tiêu năng suất truyền thống sang các vấn đề xã hội rộng lớn hơn như môi trường, chăm sóc sức khỏe động vật, an toàn lương thực, thực phẩm. Chú ý nhiều đến định hướng khách hàng, theo yêu cầu và không áp đặt kế hoạch từ trung ương về nghiên cứu. Tăng cường đề xuất chính sách. Đầu tư nhiều hơn cho nghiên cứu những lĩnh vực sản xuất hàng hóa mang tính cạnh tranh cao. Như vậy, hệ thống nghiên cứu khoa học và công nghệ ở các nước phát triển sẽ thiên về mô hình Viện nghiên cứu quốc gia tập trung cho các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản, có độ rủi ro cao hoặc các vấn đề về chính sách, xã hội, môi trường. Còn phần lớn các nghiên cứu ứng dụng sẽ do các công ty đầu tư và phần lớn trở thành doanh nghiệp khoa học và công nghệ.  Những vướng mắc cần tháo gỡ trong các doanh nghiệp khoa học công nghệ hiện nay. Mặc dù nhận được nhiều ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp KH&CN, nhưng tại Hội nghị "Hướng dẫn thành lập doanh nghiệp KH&CN và giới thiệu chương trình hỗ trợ triển khai nghị định 115/2005/NĐ-CP và Nghị định 80/2007/NĐ-CP" tổ chức mới đây tại Tp.HCM cho thấy, hầu hết các cá nhân, tổ chức khi muốn thành lập DN KH&CN vẫn gặp nhiều khó khăn. Ông Nguyễn Thành Công - Giám đốc Sở KH&CN tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cho biết, tỉnh hiện có 2 đơn vị được thành lập DN KH&CN nhưng còn vướng về thuế cùng các thủ tục hành chính khác. Cũng theo ông Công, nên linh hoạt trong việc quy định DNKH&CN có doanh thu từ kết quả nghiên cứu khoa học. Ông Trần Ngọc Hà - Phó Giám đốc Sở KH&CN Bến Tre cũng thừa 23
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.