Khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam

pdf
Số trang Khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam 3 Cỡ tệp Khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam 348 KB Lượt tải Khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam 1
Đánh giá Khóa định loại các loài trong chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume (dryopteridaceae) ở Việt Nam
4.2 ( 5 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TRONG CHI RÁNG THÙ XỈArachniodes Blume (Dryopteridaceae) Ở VIỆT NAM i n n LỮ THỊ NGÂN ng Thiên nhiên i a Kh a h v C ng ngh i a Chi ráng thù xỉ-Arachniodes Blume thế giới có khoảng 50-187 loài (http://www.tropicos.org). Theo Kramer, 1990 có từ 50-225 loài trong chi Arachniodes [1]. Phân bố chủ yếu ở Trung Quốc, Nam đến Đông Nam Châu Á. Một số loài thấy ở nhiệt đới Châu Mỹ, Thái Lan, Châu Úc,... Ở Việt Nam, theo Cây cỏ Việt Nam của Phạm Hoàng Hộ [3] có 6 loài, Danh lục các loài thực vật Việt Nam [2] ghi nhận có 5 loài. Gần đây nhất, Phan Kế Lộc đã cập nhật danh lục các loài trong ngành dương xỉ ở Việt Nam theo hệ thống phân loại của A.R. Smith (2006) trong Hội nghị dương xỉ Châu Á tổ chức ở Thẩm Quyến, Trung Quốc năm 2010, chi Arachniodes có 11 loài [4]. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi xây dựng khóa định loại các loài trong chi Arachniodes. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng là các đại diện của chi Arachniodes Blume ở Việt Nam bao gồm các mẫu khô được lưu giữ tại các phòng tiêu bản thực vật (PTB thực vật) như PTB thực vật của Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN), PTB thực vật của Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), PTB thực vật, Khoa Sinh học, Trường Đại học Khoa học tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU). Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm các mẫu vật của chi Thù xỉ từ Internet như PTB Vườn Thực vật Missouri (MO); PTB Viện Thực vật Quảng Tây, Trung Quốc (IBK). 2. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu hình thái so sánh để phân loại, định loại mẫu vật. Đây là phương pháp kinh điển và phổ biến nhất trong nghiên cứu phân loại thực vật ở Việt Nam từ trước đến nay vì nó thích hợp với điều kiện hiện nay của nước ta, lại dễ dàng trong nghiên cứu và về lâu dài nó vẫn giữ được tầm quan trọng trong công tác phân loại, định loại mẫu thực vật. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi nghiên cứu hơn 1một số hiệu mẫu vật của chi Arachniodes đang được lưu trữ trong các PTB thực vật và hơn 35 số hiệu mẫu của chi Arachniodes đang lưu giữ tại PTB thực vật Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN) đồng thời phân tích các mẫu vật khác của chi ở các Phòng Tiêu bản khác trên thế giới, chúng tôi đã xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Ráng thù xỉ-Arachniodes ở Việt Nam như sau: 179 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 1a. Lá lưỡng hình .......................................................................................... 1. A. hainanensis 1b. Lá đơn hình 2a. Ổ túi bào tử ở lưng gân phụ; phiến lá dầy .................................................... 2. A. cavalerii 2b. Ổ túi bào tử ở chót gân phụ; phiến lá mỏng 3a. Gốc cuống lá mang vẩy màu nâu, hình trứng-ngọn giáo, dựng đứng; trục lá không mang vẩy ......................................................................................................................... 3. A. tonkinensis 3b. Gốc cuống lá mang vẩy màu đen xám hoặc nâu đỏ, hình ngọn giáo hay đường, áp vào cuống; trục lá mang vẩy. 4a. Thân rễ thẳng đứng, mang vẩy màu nâu đỏ .................................................... 4. A. grossa 4b. Thân rễ bò, mang vẩy màu đen xám 5a. Phiến kép lông chim 3-5 lần 6a. Lá chét cuối có răng cùn .................................................................................. 5. A. henryi 6b. Lá chét cuối có răng nhọn 7a. Phiến lá cứng, khi khô có màu xanh thẫm.................................................... 6. A. simulans 7b. Phiến lá không như trên 8a. Gốc lá hình nêm rộng ................................................................................... 7. A. speciosa 8b. Gốc lá hình tròn hay gần tim ........................................................................... 8. A. festina 5b. Phiến kép lông chim 2 lần 9a. Các lá chét cuối cùng thường rộng hơn 1cm ............................................... 9. A. assamica 9b. Các lá chét cuối cùng thường hẹp hơn 1cm 10a. Chóp lá dần hẹp lại; lá chét con thon dài .......................................................10. A. exilis 10b. Chóp lá hiếm khi hẹp lại; lá chét con không thon dài ............................. 11. A. chinensis Trong các mẫu vật chi Arachniodes đang lưu giữ tại giữ tại PTB thực vật Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam (VNMN), có 3 loài là loài bổ sung cho Việt Nam, sắp tới đây chúng tôi sẽ nghiên cứu kỹ hơn, đó là: 1. Arachniodes globisora (Hayata) Ching (có số hiệu LN116; LN124); 2. Arachniodes jinpingensis Y. T. Hsieh (có số hiệu LN137; LN143; VMN-TW343; VMN-TW471; VMN-TW476); 3. Arachniodes nigrospinosa (Ching) Ching (có số hiệu là VMN-TW368). III. KẾT LUẬN Chi Ráng thù xỉ-Arachniodes phân bố chủ yếu ở Châu Á nên đây được coi là chi dương xỉ Châu Á. Theo Phan Kế Lộc (2010), chi Arachniodes ở Việt Nam hiện biết có 11 loài. Dựa vào các đặc điểm hình thái của mẫu vật chi đang lưu trữ tại các phòng Tiêu bản trong nước và thế giới, chúng tôi đã xây dựng khóa định loại cho 11 loài của chi này ở Việt Nam. 180 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 5 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Kramer K. U. in K. Kubitzki (ed), 1990. The Families and Genera of Vascular Plants. SpringerVerlag, Berlin, vol. 1: 101-144. 2. Nguyễn Tiến Bân, 2001. Danh lục các loài thực vật Việt Nam. NXB. Nông nghiệp, Hà Nội, tập I. 3. Phạm Hoàng Hộ, 2000. Cây cỏ Việt Nam. NXB. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, quyển 1. 4. Loc P. K., 2010. Journal of Fairylake Botanical Garden, vol. 9 (3-4). 5. Tardieu Blotm. L. & C. Christensen, 1939-1941. Flore Ge´ne´rale de L’Indo-Chine. Paris, vol. 7 (Part 2, Fascicle 9): 433-544. KEY TO SPECIES OF Arachniodes (Dryopteridaceae) IN VIET NAM LU THI NGAN SUMMARY The genus Arachniodes has about 50 to 200 species in the world. According to P. K. Loc 2010, the genus Arachniodes have 11 species in Vietnam. We use comparative morphological methods. This method is widely used in Vietnam from former times to now. After studying specimens of Arachniodes in herbariums of Vietnam National Museum of Nature, Institute of Ecology and Biological Resources, University of Science Ha Noi, we also checked its specimens in foreign hebariums by websites on internet, we provided the identify key of 11 Arachniodes species in Vietnam. 181
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.