Khóa định loại các loài trong chi cáp – Capparis L. thuộc họ Màn màn (capparaceae juss.) ở Việt Nam

pdf
Số trang Khóa định loại các loài trong chi cáp – Capparis L. thuộc họ Màn màn (capparaceae juss.) ở Việt Nam 4 Cỡ tệp Khóa định loại các loài trong chi cáp – Capparis L. thuộc họ Màn màn (capparaceae juss.) ở Việt Nam 234 KB Lượt tải Khóa định loại các loài trong chi cáp – Capparis L. thuộc họ Màn màn (capparaceae juss.) ở Việt Nam 0 Lượt đọc Khóa định loại các loài trong chi cáp – Capparis L. thuộc họ Màn màn (capparaceae juss.) ở Việt Nam 3
Đánh giá Khóa định loại các loài trong chi cáp – Capparis L. thuộc họ Màn màn (capparaceae juss.) ở Việt Nam
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 KHÓA ĐỊNH LOẠI CÁC LOÀI TRONG CHI CÁP – Capparis L. THUỘC HỌ MÀN MÀN (CAPPARACEAE Juss.) Ở VIỆT NAM SỸ DANH THƯỜNG Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên Công trình nghiên cứu đầu tiên có hệ thống về chi Cáp ở Việt Nam là của Gagnepain (1908) trong “Thực vật chí đại cương Đông Dương” (Flore General de L’Indo-chine). Tác giả đã lập khóa định loại, mô tả đặc điểm hình thái cho 22 loài thuộc chi này. Đến năm 1943, trong “Supplément Flore générale de L’ Indo-Chine", ông đã chỉnh lý một số thông tin và bổ sung một số taxon, nâng tổng số loài thuộc chi Capparis là 37 loài. Sau công trình này, còn một số công trình nghiên cứu phân loại khác như: Phạm Hoàng Hộ (1970) trong “Cây cỏ Miền Nam Việt Nam” đã tóm tắt đặc điểm nhận biết cho 14 loài thuộc chi Cáp. Đến năm 1999 trong "Cây cỏ Việt Nam" ông đã chỉnh lý danh pháp và bổ sung một số loài, đưa tổng số taxon của chi Cáp ở Việt Nam là 27 loài, 6 phân loài, 2 thứ. Nguyễn Tiến Bân & D. I. Dorofeev (2003) trong “Danh lục các loài Thực vật Việt Nam” đã tóm tắt các thông tin ngắn gọn như tên khoa học, tên Việt Nam, tên đồng nghĩa, phân bố, dạng sống và sinh thái, giá trị sử dụng (nếu có) của 30 loài, 4 phân loài, 2 thứ thuộc chi này. Bên cạnh đó, còn có một số công trình nghiên cứu khác về chi Cáp, nhưng chỉ ở mức độ nghiên cứu sơ sài, mang tính chất thống kê, chưa đề cập nhiều đến thay đổi về danh pháp của các taxon. Trong quá trình nghiên cứu họ Màn màn ở Việt Nam, chúng tôi đã xác định được hiện nay chi Cáp ở Việt Nam có 36 loài, 3 phân loài và 2 thứ. Trên cơ sở đó, chúng tôi tiến hành xây dựng khóa định loại các loài thuộc chi Cáp có ở Việt Nam. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Là các loài trong tự nhiên (mẫu tươi sống), các tiêu bản khô của chi Cáp ở Việt Nam cũng như ở nước ngoài được lưu giữ tại các phòng tiêu bản của các Viện nghiên cứu và trường đại học như Phòng tiêu bản thực vật, Trường Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội (HNU); Phòng tiêu bản thực vật (HN), Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Viện Sinh học nhiệt đới T.p. Hồ Chí Minh (VNM); Phòng tiêu bản, Viện Dược liệu, Bộ Y tế (HNPM); Phòng tiêu bản, Đại học Dược Hà Nội (HNPI); Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam; Bảo tàng Tài nguyên rừng Việt Nam – Viện Điều tra quy hoạch rừng (VFM). Phương pháp nghiên cứu: Chúng tôi sử dụng phương pháp hình thái so sánh để nghiên cứu đặc điểm các loài thuộc chi Cáp ở Việt Nam. Khóa định loại được xây dựng theo kiểu khóa lưỡng phân. II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Khóa định loại các loài thuộc chi Cáp (Capparis L.) ở Việt Nam 1A. Hoa xếp thành hàng trên nách lá mang 1-7 hoa 2A. Cuống bầu dài 3-5mm ............................................................................... 1. C. beneolens 2B. Cuống bầu dài từ 1,2 cm trở lên 3A. Thân không có gai hoặc gai tiêu giảm 4A. Cuống lá dài 1-2 mm, gốc lá hình tim. Cuống hoa bằng hay ngắn hơn 1 cm................... ............................................................................................................ 2. C. subsessilis 4B. Cuống lá dài từ 5 mm trở lên, gốc lá không hình tim. Cuống hoa dài hơn 1 cm 5A. Quả có kích thước 2,8 x 2,4 cm, bề mặt quả nhẵn, chín có màu vàng........ 3. C. rigida 5B. Quả có kích thước 0,7-1,2 cm, bề mặt quả sần sùi, chín có màu đỏ.................. .............................................................................................. 4. C. sabiifolia 353 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 3B. Thân luôn luôn có gai. 6A. Lá nhẵn. 7A. Nhị nhiều hơn 60 ........................................................................... 5. C. korthalsiana 7B. Nhị không vượt quá 40. 8A. 4 cánh tràng đều có màu trắng, giá noãn 2, kích thước quả nhỏ hơn 2 cm ................. ........................................................................................................ 6. C. acutifolia 8B. Cặp cánh tràng dưới màu trắng, cặp cánh tràng trên có bớt vàng, giá noãn 4, kích thước quả lớn hơn 3 cm. 9A. Kích thước lá cỡ 8-24 x 4-10 cm; cuống lá dài 1-2,2 cm. Bề mặt hạt có nếp nhăn không đều ................................................................................. 7. C. micracantha 9B. Kích thước lá cỡ 3,5-9,5 x 2,5-6,5 cm; cuống lá dài 5-6 mm. Bề mặt hạt có mụn .... .......................................................................................................... 8. C. radula 6B. Lá có lông. 10A. Hoa nở trước khi có lá hoặc cùng lúc ra lá non, chỉ nhị dài 3,3-4 cm, đường kính quả 2,5-4 cm, mỗi quả mang 10-20 hạt............................................. 9. C. zeylanica 10B. Hoa nở khi đã ra lá, chỉ nhị dài tới 2,5 cm, đường kính quả không vượt quá 2 cm, mỗi quả mang không quá 6 hạt. 11A. Lá già nhẵn. Cánh tràng có lông ở mặt trong 12A. Cây bụi đứng. Lá hình bầu dục, gân bên 5-8 cặp. Lá đài lúc đầu có lông, sau nhẵn, chóp nhọn. Hạt phấn dạng dài ................................. 10. C. membranifolia 12B. Cây bụi trườn. Lá hình trứng ngược, gân bên 4-5(-6) cặp. Mặt ngoài lá đài nhẵn, mặt trong có lông, chóp tù. Hạt phấn dạng hơi dài ................ 11. C. sunbisiniana 11B. Lá già có lông. Cánh tràng có lông cả 2 mặt 13A. Gai dài 1 mm, nhị 18-20; cuống bầu dài 1,8-2 cm, có lông ở gốc; đường kính quả 0,8-1,2 cm .................................................................................. 12. C. Pyrifolia 13B. Gai dài 3 mm, nhị 15-17; cuống bầu dài 1,6-1,7 cm, nhẵn; đường kính quả 0,5 cm ........................................................................................... 13. C. acuminata 1B. Hoa tập hợp thành cụm hoa hoặc đơn độc ở nách lá. 14A. Hoa mọc đơn độc ở nách lá. 15A. Gai cong hướng xuống; tràng màu vàng 16A. Cánh tràng dài 18-24 mm, nhẵn. Nhị 52-57. Hạt phấn dạng dài. Quả hình bầu dục, đỉnh quả nhọn kéo dài, bề mặt quả có 5 gờ dọc .............................. 14. C. annamensis 16B. Cánh tràng dài 8-9 mm, mặt ngoài và mép có lông. Nhị 6-12. Hạt phấn dạng hơi dài. Quả hình cầu, bề mặt quả nổi nhiều mụn ............................................ 15. C. flavicans 15B. Gai cong hướng lên; tràng màu trắng hay xanh có bớt vàng .................. 16. C. siamensis 14B. Hoa tập hợp thành cụm hoa 17A. Cuống bầu có lông 18A. Lá đài dài 1,5 cm. Cánh tràng dài 2 cm. Nhị nhiều hơn 50. Giá noãn 4 ........................ ...................................................................................................... 17. C. Viburnifolia 18B. Lá đài nhỏ hơn hoặc bằng 1,1 cm. Cánh tràng nhỏ hơn hoặc dài 1,3 cm. Nhị không vượt quá 50. Giá noãn 2-3 19A. Lá già nhẵn. Mỗi quả có 5-25 hạt .................................................... 18. C. pubiflora 19B. Lá già có lông. Mỗi quả có 1-4 hạt 20A. Gân bên 9-12 cặp. Cụm hoa ngù. Hạt có kích thước 1,5 x 0,7-1 cm . 19. C. grandis 20B. Gân bên 4-6 cặp. Cụm hoa tán. Hạt có kích thước 6-8 x 3-4 mm ..... 20. C. sepiaria 17B. Cuống bầu nhẵn 21A. Cuống bầu dài từ 2 cm trở lên 22A. Cành nhẵn; nhị nhiều hơn 70 ............................................................ 21. C. koioides 354 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 22B. Cành non có lông hoặc có lớp phấn trắng; nhị bằng hay ít hơn 70 23A. Cụm hoa tán đơn hoặc tán tập hợp thành chùy 24A. Lá đài nhẵn cả 2 mặt. Chỉ nhị dài 2,5-4,5 cm............................. 22. C. versicolor 24B. Lá đài có lông ở mặt ngoài. Chỉ nhị dài 1 cm.......................... 23. C. sikkimensis 23B. Cụm hoa ngù hoặc chùm 25A. Nhị 60-70. Đỉnh quả có núm nhọn .............................................. 24. C. trinervia 25B. Nhị bằng hay ít hơn 30. Đỉnh quả không có núm nhọn 26A. Chỉ nhị ngắn hơn 2,5 cm. Cuống bầu ngắn hơn 3 cm. 27A. Cuống hoa dài 0,8-1,5 cm. Lá đài hình thuyền. Chỉ nhị dài 0,7-2 cm. Bầu hình trứng .................................................................... 25. C. Longestipitata 27B. Cuống hoa dài 2-4 cm. Lá đài hình trứng ngược. Chỉ nhị dài 2-2,5 cm. Bầu hình bầu dục ........................................................................ 26. C. khuamak 26B. Chỉ nhị dài tối thiểu 3,7 trở lên. Cuống bầu dài từ 3 cm trở lên 28A. Quả hình bầu dục, chín có màu vàng .............................. 27. C. daknongensis 28B. Quả hình cầu, chín có màu đỏ tía hoặc màu tím đen ............. 28. C. gialaiensis 21B. Cuống bầu ngắn hơn 1,5 cm 29A. Cành nhẵn; đài nhẵn ....................................................................... 29. C. pranensis 29B. Cành non có lông ; đài có lông 30A. Nhị 7-9; giá noãn 4..................................................................... 30. C. floribunda 30B. Nhị bằng hay nhiều hơn 12; giá noãn 2 31A. Cụm hoa chùm; cành thường không có gai hoặc có gai nhưng không dài quá 1 mm............................................................................................ 31. C. Assamica 31B. Cụm hoa tán hoặc ngù; cành có gai dài hơn 1 mm. 32A. Lá nhẵn 33A. Cụm hoa tán. Cánh tràng hình thuôn. Cuống bầu dài 1-1,5 cm... 32. C. diffusa 33B. Cụm hoa ngù. Cánh tràng hình trứng ngược. Cuống bầu ngắn, chỉ dài 1-2 mm .......................................................................................... 33. C. tonkinensis 32B. Lá có lông 34A. Hạt dài 1,5 cm; cụm hoa tán..................................................... 34. C. thorelii 34B. Hạt dài 6-9 mm; cụm hoa tán tập hợp thành chùy 35A. Gai nhỏ hơn hoặc bằng 2 mm hay không có gai; lá hình trứng ngược hoặc hình bầu dục; cuống bầu dài 2-5 mm ..................................... 35. C. erycibe 35B. Gai dài 2-5 mm; lá hình thuôn, hình mác hoặc hình trứng; cuống bầu dài 6-8 mm ............................................................................... 36. C. cantoniensis III. KẾT LUẬN Trên cơ sở phân tích các đặc điểm hình thái quan trọng của cơ quan sinh dưỡng (đặc điểm của thân, gai, dạng lá...) và cơ quan sinh sản (kiểu cụm hoa, đặc điểm các bộ phận của hoa, quả, hình dạng và kích thước hạt...), chúng tôi đã xây dựng được khóa định loại lưỡng phân cho 36 loài thuộc chi Capparis ở Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tiến Bân & V. I. Dorofeev, 2003. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, Nxb. Nông nghiệp, Hà Nội, tập 2: 415-419. 2. Chayamarit, K., 1991. Flora of Thailand, Bangkok, 5(3): 241-259. 3. Gagnepain, F., 1908. Flore générale de L’ Indo-Chine, Paris, Vol. 1: 181-196. 4. Gagnepain, F., 1943. Supplement Flore générale de L’ Indo-Chine, Paris, Vol. 1: 158-171. 355 HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 5. Phạm Hoàng Hộ, 1970. Cây cỏ Miền Nam Việt Nam [An illustrated flora of South Vietnam], Sài Gòn, 1: 526-530. 6. Phạm Hoàng Hộ, 1999. Cây cỏ Việt Nam [An Illustrated Flora of Vietnam], 1: 588-597, Nxb. trẻ, Tp Hồ Chí Minh. 7. Jacobs, M., 1960. Flora Malesiana, Netherlands, 6(1): 69-93. 8. Jacobs, M., 1965. Blumea, Holland, 12(3): 385-541. 9. Zhang, M. L., G. C. Tucker, 2008. Flora of China, Missouri Botanical Garden Press, Vol. 7: 436-449. KEY TO THE SPECIES OF GENUS Capparis L. (CAPPARACEAE Juss.) IN VIETNAM SY DANH THUONG SUMMARY Among the publications on taxonomy of the genus Capparis L. in Vietnam, the most significant is “Flore générale de L’ Indo-Chine”. The author introduced a key and described 22 species in Indochina. In “Supplément Flore générale de L’ Indo-Chine", he edited some information and added some more taxa, counting to a total of 37 species of Capparis in Indochina. Pham Hoang Ho (1970) in “An illustrated flora of South Vietnam” reported 14 species from Vietnam. Further, in 1999, the revised version of “An Illustrated Flora of Vietnam”, reported 27 species, 6 subspecies and 2 varieties. Of late, Nguyen Tien Ban & D. I. Dorofeev (2003) in “Species Checklist of Vietnam” reported 30 species, 4 subspecies, 2 varieties of genus Capparis. Present study reports 36 species of genus Capparis L. from Vietnam along with description and taxonomic key. 356
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.