Khó khăn trong thực hiện chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam: Nhận diện và xếp hạng các rào cản

pdf
Số trang Khó khăn trong thực hiện chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam: Nhận diện và xếp hạng các rào cản 22 Cỡ tệp Khó khăn trong thực hiện chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam: Nhận diện và xếp hạng các rào cản 562 KB Lượt tải Khó khăn trong thực hiện chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam: Nhận diện và xếp hạng các rào cản 0 Lượt đọc Khó khăn trong thực hiện chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam: Nhận diện và xếp hạng các rào cản 59
Đánh giá Khó khăn trong thực hiện chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam: Nhận diện và xếp hạng các rào cản
4.6 ( 8 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 22 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

661 TẠP CHÍ QUẢN LÝ KINH TẾ QUỐC TẾ Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế Trang chủ: http://tapchi.ftu.edu.vn KHÓ KHĂN TRONG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC KINH DOANH THÂN THIỆN MÔI TRƯỜNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU TÔM VIỆT NAM: NHẬN DIỆN VÀ XẾP HẠNG CÁC RÀO CẢN Đỗ Thị Bình Trường Đại học Thương mại, Hà Nội, Việt Nam Ngày nhận: Ngày hoàn thành biên tập: Ngày duyệt đăng: Tóm tắt: Bên cạnh những cơ hội rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như CPTPP và EVFTA, xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam, cụ thể xuất khẩu tôm sang các thị trường này cũng phải đối mặt với những thách thức lớn, đặc biệt phải đáp ứng các quy định và tiêu chuẩn về môi trường. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của nhóm tác giả Do & cộng sự (2019), tỉ lệ ứng dụng chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường (CLKDTTMT) của các doanh nghiệp (DN) thuỷ sản Việt Nam còn thấp và chủ yếu mới là CLKDTTMT thụ động. Nghiên cứu này được thực hiện nhằm nhận diện và xếp hạng các rào cản chiến lược này của các DN xuất khẩu tôm Việt Nam, từ đó đề xuất các hàm ý và kiến nghị giúp các DN này vượt qua các rào cản để mạnh dạn áp dụng CLKDTTMT, tận dụng tối đa lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới và hướng tới phát triển bền vững (PTBV). Từ khóa: Nhận diện và xếp hạng rào cản, Chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường, Phương pháp Tốt nhất - Xấu nhất, Phương pháp Delphi, Doanh nghiệp xuất khẩu tôm Việt Nam BOTTLENECKS IN ADOPTING ENVIRONMENTALLY FRIENDLY STRATEGIES OF VIETNAM SHRIPM EXPORTERS: IDENTIFYING AND RANKING BARRIERS Abstract: In addition to great opportunities from new-generation free trade agreements such as CPTPP and EVFTA, Vietnamese seafood as well as shrimp export also face great challenges, especially meeting environmental regulations and standards when exporting to CPTPP and EVFTA’s markets. However, a previous study of Do et al., 2019 has con rmed the low ratio of adoption of environmentally friendly strategies by Vietnamese seafood rms, and they are mainly adopting reactive environmentally friendly strategy. Therefore, this paper’s objective is to identify and rank the barriers of environmentally friendly strategy, thereby proposing implications and recommendations to help Vietnam shrimp exporters to overcome the barriers, take full advantage Tác giả liên hệ, Email: binhdt@tmu.edu.vn Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) of a new generation of free trade agreement, and develop in the direction of sustainability. Keywords: Identifying and ranking barriers, Environmentally friendly strategy, Best - Worst methodology, Delphi method, Vietnamese shrimp exporters 1. Đặt vấn đề Thủy sản luôn nằm trong nhóm 10 lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu cao nhất của Việt Nam với sản lượng nuôi trồng và khai thác không ngừng tăng trong những năm gần đây. Giá trị xuất khẩu năm 2019 của Việt Nam đạt hơn 8,5 tỉ USD (Vietdata, 2019). Dù giảm nhẹ so với 2018 (gần 8,8 tỉ USD) do những diễn biến phức tạp của thị trường thế giới, đặc biệt do xu hướng bảo hộ tiếp tục gia tăng trong bối cảnh xung đột thương mại gia tăng, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu thuỷ sản lớn thứ 3, chiếm 5% giá trị xuất khẩu thuỷ sản trên thế giới, sau Trung Quốc (14%) và Na Uy (7%) (FAO, 2020). Việc Việt Nam ký kết các hiệp định thương mại thế hệ mới như EVFTA và CPTPP tạo thêm nhiều cơ hội lớn từ cắt giảm thuế quan, đa dạng hoá nguồn cung nguyên liệu nhập khẩu và tạo thêm nhiều lợi thế xuất khẩu cho thuỷ sản Việt Nam. Trong xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, xuất khẩu tôm chiếm tỷ trọng lớn nhất với mức tăng trưởng cao và ổn định nhất. Trung bình kim ngạch xuất khẩu tôm 5 năm trở lại đây (từ 2015 đến 2019) là 3,5 tỷ USD. Tỷ trọng xuất khẩu tôm trong tổng xuất khẩu thủy sản có xu hướng tăng từ 36% đến 50% và được kỳ vọng đạt ít nhất 4,7 tỷ USD năm 2025 trong kịch bản tăng trưởng 5% (Bảng 1). Theo Tổ chức Lương thực thế giới (FAO), Việt Nam đứng 3 trong số các quốc gia nuôi tôm (sau Trung Quốc, Ấn Độ) và có tổng kim ngạch xuất khẩu tôm đứng thứ 2 thế giới, chỉ sau Ấn Độ (FAO, 2019). Bảng 1. Kim ngạch xuất khẩu tôm Việt Nam giai đoạn 2015-2019 và kỳ vọng năm 2025 Diễn biến kim ngạch xuất khẩu tôm qua các năm 2015 2016 2017 2018 2019 TB 5 năm 3,1 tỷ 3,85 tỷ 3,55 tỷ 3,4 tỷ 3,5 tỷ 3 tỷ USD USD USD USD USD USD Diễn biến kỳ vọng mức xuất khẩu tôm 2025 (Xuất phát điểm 2019 là 3,5 tỷ USD) Tốc độ tăng hàng năm 5% 10% 15% 20% Kim ngạch XK năm 4,7 tỷ 6,2 tỷ 8 tỷ 10 tỷ 2025 USD USD USD USD Nguồn: VASEP (2019) Năm 2019, xuất khẩu tôm chiếm 39,2% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản với 3 thị trường chính là EU, Hoa Kỳ và Nhật Bản. Trong cơ cấu sản phẩm tôm xuất khẩu của Việt Nam, tôm chân trắng chiếm 69%, tôm sú chiếm 23% và còn lại là tôm biển. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) Tuy có sức tăng trưởng lớn, ngành tôm Việt Nam có đặc điểm là quy mô nhỏ và manh mún (Binh & Moon, 2019), thiếu truy xuất nguồn gốc, thiếu an toàn thực phẩm, hội nhập theo chiều dọc thấp, liên kết yếu giữa các tác nhân trong chuỗi cung ứng và do đó thiếu khả năng bền vững (van Duijn & cộng sự, 2012). Những đặc điểm này tạo nên những điểm nghẽn quan trọng nhất đối với xuất khẩu tôm Việt Nam. Hơn nữa, các DN chế biến tôm phụ thuộc rất lớn vào nguồn nguyên liệu từ các hộ nuôi tôm. Sự hợp tác giữa nhà đánh bắt /nuôi trồng tôm và các công ty chế biến chưa đủ mạnh trong chuỗi cung ứng do sự hiện diện của các kênh trung gian đa cấp khiến quá trình thu mua nguyên liệu của các DN chế biến tôm khó kiểm soát được chất lượng (Hình 2). Hình 1. Giá trị và các thị trường xuất khẩu tôm chính của Việt Nam (2015-2020) Nguồn: Vietdata (2019) Hình 2. Dòng sản phẩm trong chuỗi cung ứng tôm Việt Nam Nguồn: Vo & cộng sự (2016) Vì vậy, dù có nhiều lợi thế và phần lớn sản phẩm tôm từ các nhà máy chế biến được xuất khẩu (95 - 98%) nhưng ngành tôm Việt Nam phải đối mặt với thực trạng đáng lo ngại là các lô hàng xuất khẩu bị cảnh báo và /hoặc bị các thị trường nhập khẩu trả về ở mức cao. Tại các thị trường chính như Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản, Việt Nam luôn là một trong những nước đứng đầu danh sách các quốc gia có số lô hàng tôm bị nước nhập khẩu từ chối hoặc trả về (Hình 3). Việc các lô hàng tôm xuất khẩu bị cảnh báo vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm tại các thị trường nhập khẩu ảnh hưởng rất lớn đến hình ảnh, uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam trên thị trường thế giới. Hơn nữa, hiện nay khi các hiệp Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) định CPTPP và EVFTA đều đã có hiệu lực thì các điều kiện về hàng rào kỹ thuật, tiêu chuẩn chất lượng, quy tắc xuất xứ chặt hơn, có nhiều quy định mới và phức tạp hơn; đặc biệt đòi hỏi các các DN chế biến tôm - chủ thể chính trong chuỗi cung ứng tôm Việt Nam - phải đáp ứng các quy định, tiêu chuẩn về lao động và môi trường. Để có thể tận dụng tối đa những lợi thế do các hiệp định thương mại thế hệ mới này mang lại và hướng tới PTBV, các DN xuất khẩu tôm buộc phải chuyển đổi chiến lược kinh doanh sang CLKDTTMT. Hình 3. Tổng số lô hàng tôm xuất khẩu bị trả về do dư lượng kháng sinh trên thế giới (2012-2017) Nguồn: Boston Consulting Group (2019) Theo nghiên cứu của Quyên & Ly (2020), Việt Nam hiện chưa có nhiều DN chú trọng đến vấn đề về môi trường và đưa lợi ích xã hội vào tôn chỉ hoạt động và đặt ra đòi hỏi các DN cần phải có chiến lược kinh doanh hướng theo hướng xanh hóa nếu muốn thực hiện tăng trưởng bền vững. Đặc biệt, theo nghiên cứu trước của nhóm tác giả Binh & cộng sự (2019), phần lớn các DN xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam mới chỉ áp dụng CLKDTTMT thụ động (33%), sau đó là CLKDTTMT cơ hội (30%); đứng thứ ba là CLKDTTMT tập trung (24%) và cuối cùng là CLKDTTMT chủ động (13%). Phát hiện này, một mặt cho thấy sự khác biệt trong mức độ giải quyết các vấn đề về môi trường của các DN chế biến thủy sản Việt Nam, mặt khác cho thấy mức độ chủ động trong theo đuổi CLKDTTMT của các DN thuỷ sản Việt Nam nhìn chung còn thấp. Điều này đặt ra câu hỏi vì sao việc ứng dụng CLKDTTMT của các DN thuỷ sản Việt Nam nói chung và các DN xuất khẩu tôm nói riêng còn thấp trong khi các yếu tố về vệ sinh an toàn thực phẩm, môi trường đã trở thành những quy định, tiêu chuẩn buộc các DN này phải tuân thủ nếu muốn xuất khẩu sang các thị trường thuộc phạm vi CPTPP, EVFTA? Những rào cản nào đã cản trở các DN xuất khẩu tôm Việt Nam theo đuổi các loại hình chiến lược này và mức độ quan trọng (xếp hạng) của các rào cản đó ra sao? Mục đích của nghiên cứu này là đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi đó và đề xuất các hàm ý, kiến nghị giúp các DN xuất khẩu tôm Việt Nam vượt qua các rào cản để mạnh dạn áp dụng CLKDTTMT và tận dụng tối đa lợi thế do các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới mang lại và hướng tới PTBV. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) 19 2. Tổng quan lý thuyết 2.1 Chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường CLKDTTMT có nhiều tên gọi khác nhau như chiến lược xanh, chiến lược môi trường và chiến lược sinh thái (Leonidou & cộng sự, 2015) và được định nghĩa là “một chiến lược của DN hướng tới cả kết quả kinh doanh và môi trường tự nhiên bền vững” (Das & cộng sự, 2019). DN có thể theo đuổi các loại CLKDTTMT khác nhau nhằm giảm thiểu tác động của hoạt động kinh doanh của DN lên môi trường tự nhiên ở các mức độ khác nhau. Ví dụ, DN có thể theo đuổi CLKDTTMT thông qua tạo ra các chính sách về môi trường, phát triển chương trình đào tạo về môi trường chính thống hoặc thường xuyên tiến hành kiểm toán về môi trường (Delmas & To el, 2004). Mặt khác, có những DN lại khẳng định CLKDTTMT thông qua sở hữu các chứng nhận về quản lý môi trường như ISO 14001 (Roy & Vézina, 2001). Các nhà quản lý cũng có thể truyền đạt tầm quan trọng của CLKDTTMT qua việc đưa các yếu tố về môi trường trở thành các yếu tố trong đánh giá hiệu suất của nhân viên (Das & cộng sự, 2019). Một công ty theo đuổi CLKDTTMT sẽ nỗ lực hạn chế ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường từ việc sản xuất và sử dụng sản phẩm hoặc các dịch vụ của họ để đáp ứng các yêu cầu từ các bên liên quan khác nhau như chính phủ, người tiêu dùng, cộng đồng, nhiều cá nhân và nhóm liên quan khác (Banerjee, 2001; Das & cộng sự, 2019). Bên cạnh mục tiêu trách nhiệm xã hội này, việc sử dụng CLKDTTMT phần nào cũng được chứng minh là mang lại một số lợi ích để cải thiện lợi thế cạnh tranh và hiệu suất DN. Vì thế, tăng cường áp dụng CLKDTTMT không chỉ là một phản ứng đối với yêu cầu từ các bên liên quan mà còn là động lực của công ty trong việc tăng cường lợi thế cạnh tranh và hiệu suất của họ. 2.2 Các rào cản chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường Tổng hợp các nghiên cứu về rào cản cản trở DN theo đuổi CLKDTTMT, có thể chia thành 7 nhóm rào cản chính mà các DN thường gặp phải như sau: 2.2.1 Nhóm rào cản liên quan đến quản lý, tổ chức và nhân sự của doanh nghiệp Thiếu cam kết từ lãnh đạo cao nhất là một trở ngại lớn để áp dụng CLKDTTMT trong các tổ chức. Ban lãnh đạo cần đảm bảo nguồn nhân lực ưu việt để thực hiện CLKDTTMT. Các DN ở các nước đang phát triển thường bị ảnh hưởng bởi khía cạnh này do thiếu sự cam kết của ban lãnh đạo cấp cao, hoặc ban lãnh đạo cấp cao của DN bao gồm các doanh nhân có xu hướng làm việc theo cách truyền thống để tránh rủi ro và thiếu cam kết đối với chiến lược xanh. Những rào cản cụ thể thuộc nhóm này liên quan đến sự thiếu cam kết từ lãnh đạo (Ghazilla & cộng sự, 2015; Gupta & Barua, 2018); miễn cưỡng chuyển sang CLKDTTMT (González-Benito & González-Benito, 2006; Zhu & cộng sự, 2008); thiếu các chương trình đào tạo và tư vấn liên quan đến CLKDTTMT (Gupta & Barua, 2018); thiếu nguồn nhân lực cho CLKDTTMT; thiếu khả năng quản lý theo yêu cầu của các chứng chỉ liên quan đến CLKDTTMT; thiếu sự tương tác với các cơ quan chính phủ và tham gia 20 Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) vào các chương trình do chính phủ tổ chức liên quan đến CLKDTTMT và thiếu hệ thống khen thưởng cho CLKDTTMT (Gupta & Barua, 2018). 2.2.2 Nhóm rào cản liên quan đến công nghệ xanh Công nghệ được định nghĩa là “kiến thức thực tế, bí quyết, kỹ năng và hiện vật có thể được sử dụng để phát triển sản phẩm hoặc dịch vụ mới và /hoặc hệ thống sản xuất/phân phối mới” (Pinkse & Dommisse, 2009). Nguồn lực có thể được định nghĩa là “các yếu tố sẵn có do công ty sở hữu hoặc kiểm soát” (Sari & Hasnelly, 2012). Công nghệ và nguồn lực đặc biệt cần thiết cho các chiến lược. Những rào cản chính trong nhóm này bao gồm: thiếu năng lực trong CLKDTTMT, sự không chắc chắn về công nghệ, thị trường và sợ thất bại liên quan đến CLKDTTMT (Gupta & Barua, 2018), công ty không đủ năng lực để tiếp thu CLKDTTMT, quy trình thiết kế phức tạp nhằm tái sử dụng/tái chế sản phẩm và giảm sử dụng tài nguyên, thiếu công nghệ, vật liệu, quy trình và kỹ năng mới cho CLKDTTMT, và thiếu đầu tư vào CLKDTTMT (Ervin & cộng sự, 2013). 2.2.3 Nhóm rào cản liên quan đến tài chính Chi phí cao thường đóng vai trò cản trở việc theo đuổi CLKDTTMT. Các tổ chức thường phải đối mặt với tình trạng khan hiếm tiền mặt do thiếu nguồn lực tài chính bên trong và bên ngoài (Pinget & cộng sự, 2015). Áp dụng sáng kiến xanh, CLKDTTM đòi hỏi các DN phải đầu tư chi phí nhất định (Quyên, 2020). Các rào cản tài chính đối với CLKDTTMT bao gồm lợi nhuận ít hơn so với đầu tư vào chiến lược, thiếu khả năng tiếp cận các khoản trợ cấp và khuyến khích tài chính của chính phủ, không có các khoản vay ngân hàng để thúc đẩy chiến lược xanh, chi phí xử lý chất thải nguy hại cao (Ervin & cộng sự, 2013), chi phí chuyển đổi từ chiến lược truyền thống sang CLKDTTMT cao và không có lợi thế về quy mô đối với các sản phẩm xanh cho CLKDTTMT (Gupta & Barua, 2018). 2.2.4 Nhóm rào cản do quan hệ kém với các đối tác trong chuỗi cung ứng Liên kết bên ngoài là điều cần thiết để các DN theo đuổi CLKDTTMT. Tuy nhiên, tìm kiếm các đối tác có lợi ích chung trong CLKDTTMT là điều khó khăn đối với các công ty ở các nước đang phát triển (Tencati & cộng sự, 2010). Các tổ chức bên ngoài thường tránh kết nối với các công ty cho các sáng kiến xanh vì nhiều lý do. Các rào cản chính thuộc nhóm này liên quan đến việc các đối tác chuỗi cung ứng không sẵn lòng trao đổi thông tin về các thực hành xanh, thiếu hiểu biết về CLKDTTMT của các đối tác khác (Ervin & cộng sự, 2013), giao tiếp kém với các đối tác bên ngoài và thiếu sự rõ ràng về vai trò và thiếu nền tảng hoặc diễn đàn để các DN thảo luận các vấn đề liên quan đến CLKDTTMT (Gupta & Barua, 2018). 2.2.5 Nhóm rào cản do thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ Thông thường, các quy định và chính sách của chính phủ đóng vai trò là rào cản cho CLKDTTMT do tính chất nghiêm ngặt và thủ tục không rõ ràng. Các tổ chức Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) thường bị sa sút do thiếu sự hỗ trợ của chính phủ đối với chiến lược xanh (Tencati & cộng sự, 2010). Các rào cản chính trong nhóm này gồm: các quy tắc phức tạp và cứng nhắc cho CLKDTTMT, việc thực thi chính sách môi trường kém do đó chỉ tạo lợi thế cho một số DN (Ervin & cộng sự, 2013), thiếu các chương trình đào tạo của chính phủ về CLKDTTMT (Gupta & Barua, 2018). 2.2.6 Nhóm rào cản liên quan đến khách hàng và thị trường Khách hàng là nhân tố quyết định nhu cầu của các sản phẩm xanh trên thị trường và do đó là cơ sở để triển khai và áp dụng CLKDTTMT trong các DN. Nhìn chung, chi phí cao liên quan đến sản xuất các sản phẩm xanh thường buộc các ngành công nghiệp không áp dụng CLKDTTMT và vấn đề này càng nổi bật hơn ở các công ty ở các nước đang phát triển (Ervin & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, nhu cầu thị trường cao có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp nhỏ áp dụng CLKDTTMT. Các rào cản thuộc nhóm này bao gồm sự thiếu phản ứng của khách hàng đối với CLKDTTMT (Zhang & cộng sự, 2011), và thiếu nhận thức và kiến thức về CLKDTTMT (Ghazilla & cộng sự, 2015). 2.2.7 Nhóm rào cản do thiếu thông tin và sự hiểu biết liên quan đến chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường Các CLKDTTMT yêu cầu một số thông tin nhất định và đòi hỏi nhân viên có kỹ năng và kiến thức cần thiết liên quan đến các công nghệ và thực tiễn môi trường (Pinkse & Dommisse, 2009). Mức độ kiến thức cần thiết để theo đuổi CLKDTTMT là khá cao và phức tạp (De Marchi & cộng sự, 2013). Tuy nhiên, các DN ở các nước đang phát triển thiếu các kỹ năng cần thiết, chuyên môn quản lý và kiến thức để áp dụng CLKDTTMT. Các rào cản thuộc nhóm này liên quan đến việc nhân viên và doanh nhân thiếu kiến thức về chiến lược và luật liên quan đến môi trường, nhân viên thiếu khả năng xác định các cơ hội về môi trường, thiếu niềm tin vào lợi ích môi trường của các sản phẩm xanh (Ervin & cộng sự, 2013), thiếu thông tin công nghệ liên quan đến công nghệ xanh (Pinkse & Dommisse, 2009) và thiếu nhận thức về các sản phẩm tái chế (Pinkse & Dommisse, 2009; Ervin & cộng sự, 2013). 3. Phương pháp nghiên cứu Để nhận diện và xếp hạng các rào cản đối với việc áp dụng CLKDTTMT, bài nghiên cứu được thực hiện thành hai giai đoạn. Giai đoạn 1: Sử dụng phương pháp Delphi để nhận diện các rào cản CLKDTTMT của các DN xuất khẩu tôm Việt Nam Nhóm nghiên cứu xác định danh sách các nhà quản lý các DN xuất khẩu tôm Việt Nam điển hình, xem xét tài liệu và thảo luận với các nhà quản lý này thông qua phương pháp Delphi để hoàn thiện nhận diện các rào cản đối với CLKDTTMT. Nội dung thảo luận tập trung 07 nhóm rào cản mà tác giả đã tổng hợp được qua nghiên cứu dữ liệu thứ cấp như đã trình bày trong mục 2.2 ở trên. Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) Phương pháp Delphi bao gồm nhiều vòng thảo luận với các nhà quản lý cho đến khi đạt được sự đồng thuận cuối cùng giữa các nhà quản lý. Thông qua tổng hợp tài liệu là các nghiên cứu trước có liên quan đến rào cản CLKDTTMT, rào cản đổi mới xanh..., tổng số 32 rào cản đã được xác định và đưa ra thảo luận với 28 nhà quản lý cấp cao đến từ 28 DN xuất khẩu tôm Việt Nam. Các nhà quản lý này hoặc là các giám đốc, tổng giám đốc, chủ tịch hội đồng quản trị; hoặc là trưởng phòng /ban xuất khẩu, sản xuất hoặc marketing của các DN xuất khẩu tôm, cụ thể như sau: Bảng 2. Đặc điểm mẫu các nhà quản lý tham gia thảo luận nhận diện các rào cản chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường Nhà quản lý Tần suất Giám đốc Tổng giám đốc Chủ tịch HĐQT Trưởng phòng xuất khẩu/sản xuất hoặc marketing Tổng 5 5 6 Phần trăm 42.86 17.86 17.86 21.42 100.0 Nguồn: Tác giả tổng hợp Sau ba vòng thảo luận với các nhà quản lý này (vòng 1 diễn ra vào tháng 2 năm 2019, vòng 2 vào tháng 3 năm 2019 và vòng 3 vào tháng 4 năm 2019), 6 rào cản đã được loại bỏ và 4 rào cản mới được bổ sung cho phù hợp với bối cảnh ngành thuỷ sản Việt Nam. Hơn nữa, các nhóm rào cản cũng được sắp xếp lại và loại bỏ nhóm rào cản liên quan đến thị trường và khách hàng do tất cả các nhà quản lý đều thống nhất rằng: không giống như các DN sản xuất ở các quốc gia khác, yếu tố thị trường và khách hàng đôi khi là rào cản khiến các DN khó thực thi CLKDTTMT, nhưng đối với các DN xuất khẩu tôm Việt Nam, những quy định và đòi hỏi của thị trường và khách hàng trên thị trường nhập khẩu lại là yếu tố thúc đẩy CLKDTTMT chứ không phải rào cản. Cuối cùng, tổng số 30 rào cản đã được xác định và được phân loại thành 6 nhóm chính. Giai đoạn 2: Sử dụng phương pháp Tốt nhất - Xấu nhất (BWM) của Rezaei (2015) để xếp hạng các rào cản đã được thống nhất ở giai đoạn 1. Một số kỹ thuật MCDM (mô hình ra quyết định đa tiêu chuẩn) hiện tại như AHP, ANP, MAUT, SMART được dùng để xếp hạng các thuộc tính bằng cách tính toán trọng số của các thuộc tính đó. Tuy nhiên, phương pháp BWM có lợi thế hơn các kỹ thuật MCMD này vì nó yêu cầu số lượng so sánh theo cặp ít hơn so với các kỹ thuật MCDM khác (Rezaei, 2015). BWM chỉ so sánh các lựa chọn thay thế với các lựa chọn thay thế tốt nhất và kém nhất với tất cả các lựa chọn thay thế khác, do đó, dữ liệu tương đối ít hơn AHP (yêu cầu so sánh từng cặp giữa tất cả các lựa chọn thay thế). Các bước sử dụng BWM do Rezaei (2015, 2016) đưa ra như sau: Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) Bước 1: Lựa chọn các thuộc tính (trong trường hợp này là rào cản) để phân tích. Thông qua tổng hợp tài liệu là các nghiên cứu trước và ý kiến của nhà quản lý / chuyên gia, các rào cản được lọc ra để phân tích. Bước 2: Trong số các thuộc tính đã được lọc ra, các nhà quản lý DN /chuyên gia sẽ cho ý kiến về thuộc tính tốt nhất và thuộc tính kém nhất. Bước này đồng thời lọc ra cả thuộc tính thuộc nhóm chính và các thuộc tính thuộc nhóm phụ. Bước 3: Mỗi nhà quản lý DN /chuyên gia được yêu cầu đưa ra xếp hạng ưu tiên cho thuộc tính tốt nhất được chọn trong tất cả các thuộc tính khác theo thang điểm từ 1 đến 9. Bước 4: Sau đó, nhà quản lý DN /chuyên gia sẽ thực hiện xếp hạng ưu tiên của tất cả các thuộc tính kém nhất trong tất cả các thuộc tính khác cũng theo thang điểm từ 1 đến 9. Bước 5: Tìm trọng số tối ưu hóa (w1, w2, ..., wn) cho tất cả các thuộc tính. Mục tiêu là thu được trọng số của các thuộc tính để có thể giảm thiểu sự khác biệt tuyệt đối lớn nhất cho tất cả j thuộc tính đối với {|wB − aBjwj|,|wj − ajWwW|}. Công thức được tính như sau: min max {|wB − aBjwj|,|wj − ajWwW|} ∑jWj=1; wj ≥0; cho tất cả j (1). Công thức (1) khi chuyển sang công thức tuyến tính sẽ cho kết quả tốt hơn. Công thức tuyến tính như sau: |wB − aBjwj| ≤ξL, cho tất cả j. |wj − ajWwW| ≤ξL, cho tất cả j. ∑jWj=1; wj ≥0; cho tất cả j (2). Công thức (2) dùng để tìm trọng số tối ưu (w1, w2, …, wn) và giá trị tối ưu ξL. Sự nhất quán của (ξL) trong các cặp so sánh gần nhất với 0 là kết quả mong đợi (Rezaei, 2016). 4. Kết quả nghiên cứu 4.1 Nhận diện các rào cản được thống nhất qua thảo luận Phương pháp tổng hợp tài liệu thứ cấp và phương pháp Delphi do Dalkey & Helmer (1963) phát triển được sử dụng để hoàn thiện nhận diện các rào cản đối với CLKDTTMT của các DN xuất khẩu tôm Việt Nam. Cách tiếp cận này bao gồm việc xác định các rào cản thông qua việc xem xét các nghiên cứu trước đây về rào cản đối với CLKDTTMT và sau đó danh sách các rào cản này được chuyển cho các nhà quản lý của 28 DN xuất khẩu tôm Việt Nam để họ cân nhắc bổ sung và /hoặc loại bỏ bất kỳ rào cản nào không hợp lý. Một hội đồng gồm tất cả 28 nhà quản lý được lựa chọn đã Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021) Bảng 3. Tổng hợp các rào cản đối với chiến lược kinh doanh thân thiện môi trường của các doanh nghiệp xuất khẩu tôm Nhóm rào cản Các rào cản liên quan đến quản lý, tổ chức và nhân sự (QL) Các rào cản liên quan đến công nghệ (CN) Các rào cản liên quan đến tài chính (TC) Quan hệ với các đối tác và tác nhân trong Chuỗi cung ứng yếu (CC) Thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ cho CLKDTTMT của DN (CP) Không đủ kiến thức và thông tin về CLKDTTMT (KT) Rào cản và mã hoá ▪ Thiếu cam kết từ nhà quản lý (QL1) ▪ DN miễn cưỡng chuyển sang CLKDTTMT (QL2) ▪ Thiếu các chương trình đào tạo và tư vấn liên quan đến CLKDTTMT (QL3) ▪ Thiếu nguồn nhân sự cho CLKDTTMT (QL4) ▪ Thiếu khả năng quản lý theo yêu cầu của các chứng chỉ liên quan đến CLKDTTMT (QL5) ▪ Thiếu tương tác với các cơ quan chính phủ và tham gia vào các chương trình do chính phủ tổ chức liên quan đến CLKDTTMT (QL6) ▪ Thiếu hệ thống khen thưởng cho CLKDTTMT (QL7) ▪ Công nghệ hiện tại không đáp ứng được CLKDTTMT (CN1) ▪ Công nghệ nhằm tái sử dụng /tái chế và giảm thiểu sử dụng tài nguyên quá phức tạp đối với DN (CN2) ▪ Thiếu đầu tư vào công nghệ cho CLKDTTMT (CN3) ▪ Không chắc chắn về công nghệ và thị trường, sợ thất bại liên quan đến CLKDTTMT (CN4) ▪ Thiếu năng lực trong R&D cho chuyển đổi sang CLKDTTMT (CN5) ▪ Không có sẵn các khoản vay ngân hàng để thúc đẩy CLKDTTMT (TC1) ▪ Chi phí xử lý chất thải nguy hại cao (TC2) ▪ Lợi nhuận dự kiến bị ít đi khi đầu tư vào CLKDTTMT (TC3) ▪ Thiếu khả năng tiếp cận các khoản trợ cấp và khuyến khích tài chính ưu đãi của chính phủ để chuyển sang CLKDTTMT (TC4) ▪ Chi phí cao khi chuyển từ CL truyền thống sang CLKDTTMT (TC5) ▪ Các nhà cung cấp tôm nguyên liệu trong nước khó hợp tác trong trao đổi thông tin về CLKDTTMT (CC1) ▪ Nguồn nguyên liệu tôm nhập khẩu của DN không đảm bảo thân thiện với MT (CC2) ▪ Thiếu áp lực từ các đối tác để chuyển sang CLKDTTMT (CC3) ▪ Khó thảo luận và thống nhất các vấn đề liên quan đến CLKDTTMT với các tác nhân trong chuỗi cung ứng của mình (CC4) ▪ Thiếu các chương trình đào tạo của chính phủ về CLKDXK cho DN chế biến xuất khẩu (CP1) ▪ Việc thực thi các chính sách môi trường của Chính Phủ chỉ mang lại lợi ích cho một số ít DN (CP2) ▪ Thiếu sự trợ giúp của chính phủ đối với việc nâng cấp công nghệ của DN để chuyển đổi sang CLKDTTMT (CP3) ▪ Các chính sách hỗ trợ của Chính phủ chưa đủ để DN chuyển đổi sang CLKDTTMT (CP4) ▪ Thiếu kiến thức về CLKDTTMT nói chung (KT1) ▪ Thiếu thông tin và kiến thức về và các qui định, chính sách, công nghệ liên quan đến sản phẩm TTMT trong nhân viên và nhà quản lý của DN (KT2) ▪ Nhân viên thiếu khả năng xác định các cơ hội môi trường từ CLKDTTMT (KT3) ▪ Thiếu niềm tin vào lợi ích môi trường khi DN theo đuổi CLKDTTMT (KT4) ▪ Thiếu nhận thức về tận dụng sản phẩm tái chế và các nguyên nhiên liệu thân thiện môi trường, tiết kiệm nhiên liệu (KT5) Nguồn: Tác giả tổng hợp Tạp chí Quản lý và Kinh tế quốc tế, số 134 (01/2021)
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.