Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam

pdf
Số trang Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam 6 Cỡ tệp Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam 263 KB Lượt tải Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam 0 Lượt đọc Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam 6
Đánh giá Khía cạnh pháp lý về xử lý hình sự hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh ở Việt Nam
4.7 ( 19 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP 20. KHÍA CẠNH PHÁP LÝ VỀ XỬ LÝ HÌNH SỰ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở VIỆT NAM ThS. Đinh Hoài Nam(*) Nguyễn Hoàng Vân(**) Tóm tắt Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các nước nói chung cũng như Việt Nam nói riêng cũng ban hành các quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, việc xử lý hình sự các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh là biện pháp cần thiết nhằm phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. Từ khóa: cạnh tranh, tội phạm về cạnh tranh, vi phạm pháp Luật Cạnh tranh. 1. GIỚI THIỆU Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Cạnh tranh giữ vai trò là động lực cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường do vậy pháp luật về cạnh tranh là rất cần thiết làm tiền đề quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế thị trường ở Việt (*) Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: namdh@neu.edu.vn Khoa Luật - Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Email: vannh@neu.edu.vn (**) 233 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Nam hiện nay. Thực thi pháp luật về chống hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh đã trở thành tiêu điểm trong các tin tức kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Việc phát hiện và ngăn chặn các hành vi phản cạnh tranh khác là một nhiệm vụ quan trọng nhằm duy trì cạnh tranh và đảm bảo sự vận hành nền kinh tế thị trường. Để ngăn chặn và tiêu diệt các hành vi phản cạnh tranh đó, các cơ quan nhà nước đã xây dựng cũng như sửa đổi, bổ sung các hình thức xử lý vi phạm sao cho tương ứng với mức độ tác hại của hành vi. Tại Việt Nam, Quốc hội đã ban hành Luật Cạnh tranh năm 2004, Luật Cạnh tranh năm 2018 và Bộ luật Hình sự Việt Nam (ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018)... Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 lần đầu tiên đã quy định hình phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh - biện pháp phòng ngừa và xử lý nghiêm khắc nhất các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh ở Việt Nam hiện nay. 2. XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH Ở MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI Hầu hết các nước có nền kinh tế thị trường phát triển như: Liên minh châu Âu, Canada, Hoa Kỳ,... đều đã thông qua quy định phạt hình sự đối với hành vi các-ten (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh). Trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay, sự tăng cường nhận thức của Chính phủ về tác hại rõ rệt của hành vi, sự gia tăng mức phạt đối với hành vi các-ten, trong đó trong đó quy định hình phạt tù đối với cá nhân vi phạm, sự tăng cường công cụ cho cơ quan thực thi trong phát hiện các vụ các-ten, sự ủng hộ tích cực của người tiêu dùng và sự nâng cao nhận thức của xã hội đều đóng vai trò quan trọng khiến cho các-ten trở thành một hành vi xấu và bất hợp pháp trên toàn thế giới, đặc biệt là chống các-ten quốc tế. Năm 2001, Mạng lưới cạnh tranh quốc tế (ICN) đã được thành lập và hiện có 88 quốc gia thành viên. Xuất phát từ thực tiễn, Các-ten có khả năng sinh lời đặc biệt và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiến hành phân tích lợi ích của mình để đi đến quyết định tiến hành các-ten nếu không gặp phải sự cản trở nào quá lớn. Thực tiễn cho thấy chỉ riêng phạt tiền, dù cao đến đâu cũng không thể ngăn chặn được hành vi các-ten. Do vậy, xử lý hình sự, đặc biệt là áp dụng phạt tù đối với các hành vi các-ten vi phạm là điều tất yếu. Bên cạnh việc áp dụng hình phạt thì việc áp dụng chương trình khoan dung là một phần không thể thiếu trong pháp Luật Cạnh tranh cũng như đảm bảo hiệu quả của các biện pháp xử lý hình sự đối với các hành vi phản cạnh tranh. 234 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Tại Hoa Kỳ, các-ten (thỏa thuận hạn chế cạnh tranh) được coi là vi phạm hình sự từ năm 1890. Từ đầu những năm 90, Hoa Kỳ về cơ bản đã thay đổi quan điểm đánh giá lợi ích/rủi ro của các-ten với ba thay đổi lớn trong thực thi hình sự, bao gồm: tăng cường chế tài đối với các-ten vi phạm; áp dụng Chương trình ân xá của Cục chống độc quyền, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (US DOJ) và giới thiệu Hướng dẫn kết án tại Hoa Kỳ. Ba công cụ này được sử dụng đồng thời đã trở thành ba trụ cột của US DOJ trong việc thực thi kiểm soát các-ten và được xem là động lực thúc đẩy quá trình thực thi các-ten tại Hoa Kỳ. Đạo luật Sherman được sửa đổi vào năm 2004 và mức phạt đối với doanh nghiệp đã tăng lên tối đa 100 triệu đô la Mỹ. Chế tài xử phạt đối với cá nhân tăng lên tới 10 năm phạt tù và 1 triệu đô la phạt tiền. Trong những năm 90, thời hạn phạt tù trung bình đối với các-ten là 8 tháng, nhưng đến năm tài chính 2005, thời hạn phạt tù trung bình đã tăng lên 24 tháng. Thời hạn phạt tù đáng kể đối với cá nhân vi phạm, thay vì yêu cầu nộp tiền phạt cao hơn, đã khuyến khích tinh thần tự nguyện khai báo và hợp tác của cả doanh nghiệp và các nhân viên của họ. Chương trình khoan dung lần đầu tiên được ban hành tại Hoa Kỳ năm 1978. Trung bình mỗi năm chỉ có một cá nhân/doanh nghiệp nộp đơn xin hưởng khoan dung và không giúp phát hiện ra một vụ các-ten quốc tế nào. Thiếu sót của chương trình ân xá năm 1978 được cho là đã yêu cầu bên vi phạm phải báo cáo về hoạt động bất hợp pháp của họ trước khi US DOJ mở cuộc điều tra và đòi hỏi cơ quan công tố phải hết sức thận trọng trong việc suy xét cho phép hưởng khoan dung đối với những người đáp ứng đủ điều kiện. Năm 1993, Chương trình ân xá đã được sửa đổi, theo đó cho phép khoan dung tự động đối với các bên tham gia các-ten tự nguyện khai báo trước khi US DOJ tiến hành điều tra... Tại Liên minh châu Âu (EU), chính sách Hiện đại hóa EU có hiệu lực từ ngày 01 tháng 5 năm 2004 đã làm thay đổi sâu sắc việc thực thi Điều 81 và 82, Hiệp ước Rome, loại bỏ thủ tục thông báo được đưa ra áp dụng từ những năm 1960 và phân chia trách nhiệm thực thi giữa các nước thành viên trong phạm vi biên giới quốc gia của họ. Theo đó, phần lớn quyền lực thực thi được chuyển giao cho các quốc gia thành viên, trong đó bao gồm đặc quyền xử phạt hình sự và phạt tù đối với các hành vi các-ten vi phạm. Đồng thời cùng với các quy định mới trong Quy chế thực thi số 1/2003, Liên minh châu Âu đã tinh lọc các quy trình, thủ tục của mình và tăng cường các công cụ phát hiện và trừng phạt các-ten. Năm 1996, Liên minh châu Âu lần đầu tiên ban hành chương trình khoan dung đối với các-ten. 235 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP Các nước châu Á Thái Bình Dương như Úc, Nhật Bản và Hàn Quốc đã bắt đầu tăng cường thực thi chống các-ten. Bằng cách kết hợp tăng hình phạt và đưa ra nhiều chính sách nhằm khuyến khích doanh nghiệp vi phạm tự khai báo, các cơ quan thực thi khắp thế giới ngày càng thành công trong công cuộc phát hiện và xử phạt các vụ các-ten quốc tế đã được hình thành và thực hiện từ rất lâu. 3. XỬ LÝ HÌNH SỰ CÁC HÀNH VI VI PHẠM PHÁP LUẬT CẠNH TRANH TẠI VIỆT NAM Nhiều vụ các-ten quy mô quốc tế đã từng bị phát hiện và xử lý trên thế giới. Pháp Luật Cạnh tranh nói chung và pháp luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh nói riêng là lĩnh vực pháp luật mới mẻ ở Việt Nam. Ở Việt Nam, chế tài hình sự chỉ được quy định tại Bộ luật Hình sự, vì vậy trong quá trình hoàn thiện pháp luật về chế tài xử lý hành vi hạn chế cạnh tranh, chúng ta sử dụng chế tài hình sự áp dụng đối với cá nhân, tổ chức liên quan đến vụ việc cạnh tranh thì phải đưa quy định này vào Bộ luật Hình sự, không thể đưa chế tài hình sự vào Luật Cạnh tranh. Luật Cạnh tranh 2018 (thay thế Luật Cạnh tranh 2004),đã quy định về các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh và xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh. Luật Cạnh tranh 2018 lần đầu tiên quy định về chính sách khoan hồng đối với các doanh nghiệp vi phạm quy định về cạnh tranh. Theo quy định tại Điều 112 Luật Cạnh tranh 2018, doanh nghiệp tự nguyện khai báo giúp Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia phát hiện, điều tra và xử lý hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm thì được miễn hoặc giảm mức xử phạt theo chính sách khoan hồng. Tội phạm trong lĩnh vực cạnh tranh lần đầu tiên đã quy định trong Bộ luật Hình sự Việt Nam (ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2015 đã được Quốc hội sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự ngày 20 tháng 6 năm 2017, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2018). Bộ luật Hình sự quy định về tội phạm trong lĩnh vực cạnh tranh như yếu được quy định tại Điều 217: Tội vi phạm quy định về cạnh tranh. “Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh 1.Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm: 236 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh; b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận; c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm: a) Phạm tội 02 lần trở lên; b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt; c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền; d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên; đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. 4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau: a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng; b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm; 237 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA PHÁP LUẬT KINH DOANH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.” Như vậy, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 đã quy định chủ thể của tội phạm trong lĩnh vực cạnh tranh bao gồm cả cá nhân và pháp nhân thương mại. Chủ thể vi phạm quy định về cạnh tranh có hành vi vi phạm trật tự quản lý kinh tế được quy định cụ thể trong Luật Cạnh tranh và các văn bản hướng dẫn liên quan. Chủ thể vi phạm quy định về cạnh tranh thực hiện hành vi phải lỗi cố ý trực tiếp. Bên cạnh hình phạt tiền cá nhân còn có thể bị phạt tù đến 05 năm, pháp nhân thương mại còn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm. Đây là có thể coi là một bước tiến quan trọng trong việc ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh tại Việt Nam. Trong số các hành vi vi phạm pháp luật về cạnh tranh, Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015 tập trung quy định trách hình sự đối với hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Đây là là hành vi vi phạm phổ biến diễn ra trên thị trường hiện nay. Cạnh tranh là quy luật tất yếu của nền kinh tế thị trường. Các nước nói chung cũng như Việt Nam nói riêng cũng ban hành các quy định của pháp luật nhằm ngăn ngừa và xử lý các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh trong đó hình sự hóa các hành vi vi phạm pháp Luật Cạnh tranh là biện pháp xử lý nghiêm khắc nhất. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Quốc hội (2015), Bộ luật Hình sự Việt Nam năm 2015. 2. Quốc hội (2017), Bộ luật Hình sự Việt Nam sửa đổi năm 2017. 3. Quốc hội (2018), Luật Cạnh tranh năm 2018 4. Quốc hội (2004), Luật Cạnh tranh năm 2004 5. Hiệp ước Rôme năm 1958 6. Đạo luật Sherman năm 1890 và Đạo luật Clayton năm 1914 của Hoa Kỳ 7. Luật chống độc quyền tư nhân của Nhật Bản năm 1947. 238
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.