Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa nội tổng hợp năm 2007-2008

pdf
Số trang Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa nội tổng hợp năm 2007-2008 9 Cỡ tệp Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa nội tổng hợp năm 2007-2008 249 KB Lượt tải Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa nội tổng hợp năm 2007-2008 1 Lượt đọc Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa nội tổng hợp năm 2007-2008 20
Đánh giá Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa nội tổng hợp năm 2007-2008
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH BỆNH TẬT TẠI KHOA NỘI TỔNG HỢP NĂM 2007 – 2008 Nguyễn Thanh Hương*, Nguyễn Thiện Hoằng*, Ngô Văn Bách*, Trương Đỗ Ngọc Dung* TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát tình hình bệnh tật tại khoa Nội tổng hợp (NTH). Thiết kế nghiên cứu: Hồi cứu và mô tả các trường hợp bệnh từ 10/2007-6/2008 tại BVNĐ2 Kết quả: trong thời gian 6 tháng có 7316 trường hợp nhập khoa NTH với 57,9% nam, 42,1% nữ,57,1% từ 1-5 tuổi,67,2% ở thành phố. Trong 10 nhóm bệnh theo ICD10: bệnh hô hấp cao nhất (55,4%), bệnh nhiễm khuẩn và KST (25%),thứ ba là bệnh tiêu hóa (9%). Mười bệnh thường gặp tại khoa: đứng đầu là nhiễm khuẩn hô hấp trên 38,4% và dưới và 7%,, kế là nhiễm siêu vi 14,3%, đặc biệt Kawasaki đứng thứ 10 (0,4%). Phân bố theo dịch tễ: thường gặp ở trẻ từ 1-5 tuổi, Kawasaki gặp ở trẻ <1 tuổi (61,1%).Tỉ lệ chẩn đoán không phù hợp giữa phòng khám và bệnh phòng 30,1% và giữa bệnh phòng và khi xuất viện 14,7%. Thời gian điều trị trung bình 5,9 ngày. Kinh phí trung bình/một ngày điều trị: đứng đầu là Kawasaki 744.670VNĐ, Sốt xuất huyết 81.000đ, nhiễm khuẩn da 74.350đ. Kết luận: Cơ cấu bệnh tật của Nội Tổng hợp rất đa dạng trong đó bệnh đường hô hấp, nhiễm khuẩn-kst, bệnh đường tiêu hóa, bệnh về da là thường gặp nhất. Đây cũng là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển và giai đoạn đầu của các nước đã phát triển. Tỷ lệ chẩn đoán giữa phòng khám và bệnh phòng chưa phù hợp khá cao và kinh phí trung bình cho một ngày điều trị cho một số bệnh còn rất cao như Kawasaki, Sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn da. Thời gian điều trị trung bình <6 ngày làm giảm được chi phí điều trị, hạn chế tối thiểu tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện. ABSTRACT INVESTIGATE STATE OF DISEASES AT THE GENERAL DEPARTMENT FROM OCTOBER 2007 TO JUNE 2008 Nguyen Thanh Huong, Nguyen Thien Hoang, Ngo Van Bich, Truong Do Ngoc Dung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 12 – Supplement of No 4 – 2008: 99 – 105 Objective: investigate state of diseases at the General department. Methods: a retrospectively descriptive study, performed from October 2007 to June 2008 at the Children’s hospital No.2. Results: during 6 months, there were 7316 cases entering to General department. Males 57.9%, females 42.1%, from 1 to 5 years old were 57.1%, 67.2% of cases have lived in HCM city. The ten groups of disease following ICD 10: pulmonary diseases were the highest 55.42%, infectious-parasitic disease25%, digestive disease 9%. The most common diseases in the general department were upper respiratory tract infection 38.4%, lower respiratory tract infection 17%, viral infection 14.3%. Especially, Kawasaki disease is 0.4% (tenth). Epidermiological distribution of ten diseases: from 1 to 5 year old were the most common, 61.1% of Kawasaki were under one years old. The unsuitable diagnosis between consultative department and general department (31.1%), between general department and discharged diagnosis (14.7%). The mean treated period 5.9 days. The mean cost per day: 744.670 VND (Kawasaki), 81.000 VND (fever hemorrhage Dengue), 74.350 VND (derma infection), respectively. Conclusion: the diseases of General deparment are multiform. Respiratory diseases, infectious-parasitic diseases, digestive diseases, skin diseases are the most common. This is also the pattern of the developing countries and early stage of developing countries. The unsuitable diagnosis between consultative department and general department is rather high and the mean cost of treatment per day are very high such as Kawasaki disease, fever hemorrhage Dengue, skin infection. The mean treated period <6 days which will decrease cost of treatment and nosocomial infection. Chuyên đề Nhi khoa 1 ĐẶT VẤN ĐỀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nội tổng hợp (NTH) là khoa mới thành lập, với tiêu chí là khoa lọc bệnh sau phòng khám, tiếp nhận những bệnh nhi mới nhập viện chưa có chẩn đoán rõ ràng và cũng là khoa điều tiết hỗ trợ cho các khoa hô hấp, tiêu hóa, nhiễm khi vào “mùa bệnh”. Thiết kế nghiên cứu Với lưu lượng bệnh xuất, nhập mỗi ngày khá cao và cơ cấu bệnh tật của khoa rất đa dạng vì vậy chúng tôi thực hiện nghiên cứu này với mong muốn khảo sát mô hình bệnh tật tại khoa để có thể xây dựng kế hoạch điều trị, cấp cứu, nâng cao trình độ chuyên môn của bác sĩ, điều dưỡng trong khoa cũng như xác định kinh phí điều trị từng loại bệnh để có thể dự trù một cách tốt nhất về thuốc men, y dụng cụ, nhằm đạt mục tiêu cuối cùng là chăm sóc người bệnh tốt nhất, bệnh nhi sớm xuất viện, giảm kinh phí điều trị, đồng thời làm tốt hơn công tác phòng bệnh. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Mục tiêu tổng quát Khảo sát tình hình bệnh tật tại Khoa NTH từ 10/2007 đến 06/2008 Mục tiêu chuyên biệt 1. Xác định tỷ lệ nhóm bệnh thường gặp theo ICD 10. 2. Xác định 10 loại bệnh thường gặp. 3. Xác định sự phân bố của 10 bệnh thường gặp theo yếu tố dịch tễ: tuổi, giới, nơi cư ngụ. 4. Xác định tỷ lệ: - Chẩn đoán phù hợp giữa phòng khám và khoa NTH. - Chẩn đoán phù hợp giữa bệnh phòng và khi xuất viện. 5. Xác định tỷ lệ xét nghiệm làm ngày 1, 2, 3 cho 10 bệnh thường gặp. 6. Ngày điều trị trung bình của 10 bệnh thường gặp. 7. Kinh phí một ngày điều trị của 10 bệnh thường gặp. Chuyên đề Nhi khoa 2 Hồi cứu và mô tả hàng loạt ca. Dân số nghiên cứu Tất cả bệnh nhi từ >1 tháng đến 15 tuổi nhập và điều trị tại Khoa NTH từ 10/2007 đến 06/2008. Cỡ mẫu Lấy trọn Hình thức thu thập số liệu Xem hồ sơ bệnh nội trú xuất viện tại Khoa NTH trong thời gian nghiên cứu và hồi cứu các hồ sơ bệnh từ Khoa NTH chuyển các khoa khác đã xuất viện được chẩn đoán theo ICD 10 lưu trữ tại kho hồ sơ. Phân tích và xử lý số liệu Phần mềm Epidata. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian 6 tháng có 7316 trường hợp được đưa vào nghiên cứu Đặc điểm dịch tễ Giới Nam: 4237(57,9%) Nữ : 3079 (42,1%) Tuổi 1th - < 12th : 1977 (27,2%) 12th - < 5t: 4156 (57,1%) 5t -15t: 1141 (15,7%) Địa chỉ - Thành phố : 4916 (67,2%) - Nội thành: 3402 (46,5%). - Ngoại thành: 3514 (20,7%). - Tỉnh: 2400 (32,8%). Phân bố bệnh theo nhóm mã ICD 10 Bảng 1: Phân bố bệnh theo nhóm mã ICD10 STT Nhóm 1 2 3 4 X: Bệnh hệ hô hấp I: Bệnh NT và KST XI: Bệnh hệ tiêu hóa XII: Bệnh da và mô dưới da Tần % số 4084 55,42 1827 25,00 659 9,01 380 5,20 5 6 7 8 9 10 XIX: Chấn thương, ngộ độc và một số 187 hậu quả do nguyên nhân bên ngoài XIII: Bệnh hệ cơ xương khớp-MLK 33 XIV: Bệnh hệ niệu –sinh dục 28 VI: Bệnh hệ thần kinh 23 VIII: Bệnh tai và xương chũm 21 XX: Bệnh tật và tử vong do nguyên nhân bên ngoài XVIII: Triệu chứng, dấu chứng và 17 những phát hiện lâm sàng, cận lâm sàng bất thường không phân loại nơi khác 2,56 0,45 0,38 0,31 0,29 0,23 9 3 4 466 6,4 2 Bệnh Nhiễm khuẩn đường ruột (tiêu chảy cấp do vi khuẩn, siêu vi) 5 Nhiễm khuẩn da và mô dưới da (nhọt, viêm mô tế bào, nhiễm khuẩn da, viêm hạch bạch huyết) 6 Rối loạn tiêu hóa 7 Viêm miệng, viêm nướu 8 9 370 5,1 363 5 246 3,4 Sốt dengue - sốt xuất huyết (dengue - siêu 225 3,1 vi khác) Dị ứng 165 2,3 10 Kawasaki 26 0,4 Trong 10 bệnh thường gặp nhất tại khoa NTH: Nhiễm khuẩn hô hấp trên chiếm tỉ lệ cao nhất (38.4%), thứ hai là Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (17%), thứ ba là nhiễm siêu vi (14,3%) Phân bố các yếu tố dịch tễ của 10 bệnh thường gặp Bảng 3: Phân bố các yếu tố dịch tễ của 10 bệnh thường gặp ST T Bệnh Giới Tuổi Địa chỉ Na Nữ 0-1 1-5 > 5 Tỉn Nội Ngoạ m h thàn i h thàn h 1 Nhiễm khuẩn hô 58,9 41,1 20, 65, 14, 30, 48,5 20,8 hấp trên 4 5 0 7 2 Nhiễm khuẩn hô 59,0 41,0 28, 62, 8,6 36, 42,7 20,6 hấp dứơi 7 7 7 3 Nhiễm siêu vi 57,9 42,1 43, 33, 22, 30, 47,5 21,7 9 9 2 8 4 Nhiễm khuẩn 59,7 40,3 42, 51, 5,5 37, 39,7 22,6 Chuyên đề Nhi khoa 6 8 Tần % số Nhiễm khuẩn hô hấp trên (viêm họng, viêm 2812 38,4 mũi họng, viêm a, viêm thanh quản) Nhiễm khuẩn hô hấp dưới (viêm phế quản, 1242 17 viêm phổi, viêm tiểu phế quản) Nhiễm siêu vi 1043 14,3 1 5 7 10 loại bệnh thường gặp nhất Bảng 2: 10 loại bệnh thường gặp nhất STT ST T 10 Bệnh Giới Tuổi Địa chỉ Na Nữ 0-1 1-5 > 5 Tỉn Nội Ngoạ m h thàn i h thàn h đường ruột 7 8 7 Nhiễm khuẩn da 57,1 42,9 24, 65, 10, 23, 54,5 22,1 và mô dưới da 1 5 4 4 Rối loạn tiêu hóa 51,5 48,5 19, 60, 19, 34, 46,3 19,6 9 5 6 2 Viêm miệng nướu 57,4 42,6 10, 83, 6,2 41, 43,0 16,0 4 4 0 Sốt Dengue-sốt 55,7 44,3 13, 28, 58, 26, 44,3 29,5 xuất huyết 3 3 3 2 Dị ứng 64,6 35,4 21, 47, 30, 29, 47,5 23,4 7 8 6 1 Kawasaki 71,4 28,6 61, 38, 0,0 42, 42,9 14,3 1 9 9 Theo giới: p = 0,196 ; Theo tuổi: p = 0,000 ; Theo địa chỉ: p = 0,000. Nhận xét - Kawasaki và dị ứng thường gặp ở nam > nữ. - Kawasaki gặp nhiều nhất ở trẻ dưới 1 tuổi. (p<0,00) - Nhiễm khuẩn hô hấp trên và dưới, nhiễm khuẩn đường ruột, rối loạn tiêu hóa, viêm miệng và nướu, nhiễm khuẩn da gặp nhiều nhất ở lứa tuổi 1 – 5 tuổi. (p<0,00) - Sốt Dengue và sốt xuất huyết gặp ở trẻ trên 5 tuổi nhiều nhất. (p<0,00) - Thành phố > tỉnh (p < 0,00) Xác định tỷ lệ chẩn đoán phù hợp giữa * Phòng khám và bệnh phòng - Phù hợp: 4316 (59%) - Phù hợp 1 phần: 791 (10,8%) - Không phù hợp: 2204 (30,1%) * Bệnh phòng và xuất viện: - Phù hợp: 5905 (80,8%) - Phù hợp 1 phần: 331 (4,52%) - Không phù hợp: 1075 (14,70%) Nhận xét:-1/3 trường hợp chẩn đoán chưa phù hợp giữa phòng khám và bệnh phòng - 80,8% trường hợp chẩn đoán khi xuất viện phù hợp với chẩn đoán khi nhập khoa Số xét nghiệm N1, N2, N3 của 10 bệnh thường gặp 3 Bảng 4: Số xét nghiệm N1,N2, N3 của 10 bệnh thường gặp Bệnh Nhiễm khuẩn hô hấp trên Nhiễm khuẩn hô hấp dứơi Nhiễm siêu vi Nhiễm khuẩn đường ruột Nhiễm khuẩn da và mô dưới da Rối loạn tiêu hóa Viêm miệng nướu Sốt Dengue-sốt xuất huyết Dị ứng Kawasaki N1 1,63 2,58 1,52 2,34 1,96 1,97 1,37 2,53 1,61 5,33 N2 0,53 1,00 0,72 0,71 0,46 0,25 0,46 1,07 0,40 6,40 Tên bệnh N3 0,13 0,19 0,30 0,08 0,04 0,06 0,05 0,89 0,11 5 Kawasaki là bệnh cần phải làm xét nghiệm nhiều nhất (p < 0,005) Thời gian điều trị trung bình của 10 bệnh thường gặp Bảng 5: Thời gian điều trị trung bình của 10 bệnh thường gặp Bệnh Nhiễm khuẩn hô hấp trên Nhiễm khuẩn hô hấp dứơi Nhiễm siêu vi Nhiễm khuẩn đường ruột Nhiễm khuẩn da và mô dưới da Rối loạn tiêu hóa Viêm miệng nướu Sốt Dengue-sốt xuất huyết Dị ứng Kawasaki Ngày 4,47 6,79 4,01 5,57 5,80 3,67 4,84 5,31 4,37 14,52 Kawasaki có ngày điều trị trung bình dài nhất. (p < 0,005) Thời gian điều trị trung bình của 10 bệnh thường gặp nhất là: 5,94 ngày Kinh phí một ngày điều trị của 10 bệnh thường gặp Bảng 6: Kinh phí một ngày điều trị của 10 bệnh thường gặp Tên bệnh Nhiễm khuẩn hô hấp trên Nhiễm khuẩn hô hấp dưới Nhiễm siêu vi Nhiễm khuẩn đường ruột Nhiễm khuẩn da và mô dưới da Rối loạn tiêu hóa Chuyên đề Nhi khoa 4 Kinh phí trung bình/ngày (x1000VNĐ) 46,74 59,89 40,03 49,69 74,35 40,61 Viêm miệng nướu Sốt Dengue – sốt xuất huyết Kinh phí trung bình/ngày (x1000VNĐ) 40,95 81,00 Dị ứng Kawasaki 41,83 744,67 3 bệnh có kinh phí điều trị cao nhất là Kawasaki, sốt xuất huyết-sốt Dengue, nhiễm khuẩn da (p < 0,005) BÀN LUẬN Đặc điểm dịch tễ Tuổi Trong nghiên cứu của chúng tôi nhận thấy nhóm tuổi từ 1 – 5 tuổi chiếm đa số, phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác(5,15). Giới Tỷ lệ nam nhiều hơn nữ (57,9% so với 42,1%), nhận xét này phù hợp với nghiên cứu tại bệnh viện Gia Lai và bệnh viện Thanh Nhàn của Lê Thị Tập(8,16). Nơi cư ngụ 67,2% bệnh nhi nhập viện ở thành phố, tỷ lệ này khá cao. Điều này là do bệnh viện của chúng tôi là bệnh viện tuyến trung ương và định vị ngay trung tâm thành phố. Tuy nhiên, số bệnh nhân ở tỉnh cũng khá cao (32,8%), chứng tỏ các bệnh nhi ở tỉnh đã bắt đầu quan tâm nhiều hơn tới Bệnh viện nhi Đồng 2. Phân loại nhóm bệnh theo ICD 10 Trong các loại bệnh nội trú: chúng tôi có 19 nhóm bệnh theo ICD 10 (ngoại trừ bệnh tim mạch và bệnh liên quan đến sản khoa) với 102 mặt bệnh khác nhau: - Hàng đầu là các bệnh về đường hô hấp (X), chiếm hơn 50% (55,42%) cao hơn so với Trương Công Đầy (43,5%) và thấp hơn so với Lê Thị Tập (96,60%). Điều này cũng phù hợp với các nghiên cứu của WHO(6,12,14,15,17). - Thứ 2 là các bệnh nhiễm khuẩn và ký sinh trùng (I), trong đó những bệnh chưa có thuốc chủng ngừa chiếm tỷ lệ cao như nhiễm siêu vi (14,26%), tiêu chảy (6,37%), sốt xuất huyết (3,08%), còn các bệnh được tiêm chủng mở rộng thì ít gặp. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu khác(5,6,12,14,15). - Bệnh về đường tiêu hóa (XI) đứng hàng thứ 3 chiếm tỷ lệ 6.37%, chủ yếu là rối loạn tiêu hóa phù hợp với nghiên cứu của Gia Lai và cao hơn so với nghiên cứu của Lê Thị Tập (4,69%)(5,8). - Nhóm các bệnh về da và mô dưới da (XII) đứng hàng thứ 4, chiếm tỷ lệ 5,19%. Có thể do khoa chúng tôi là khoa chuyên nhận những bệnh này. - Nhóm chấn thương, ngộ độc và một số hậu quả nguyên nhân bên ngoài (XIX): ở đây chúng tôi gặp chủ yếu là dị ứng (2,26%), đây là nhóm bệnh có nguyên nhân rất đa dạng và điều trị cũng còn gặp rất nhiều khó khăn. - Nhóm bệnh hệ cơ xương khớp và mô liên kết (XIII) trong đó Kawasaki chiếm tỷ lệ khá cao (0,36%) và là một trong 10 bệnh thường gặp nhất ở khoa NTH, điều này cho thấy các bệnh liên quan đến miễn dịch ngày càng gia tăng. Đáng chú ý là nghiên cứu này của chúng tôi khác với các mô hình bệnh tật ở các nghiên cứu trước đây. - Bệnh hệ niệu–sinh dục (XIV): đứng hàng thứ 7 phù hợp với nghiên cứu ở 10 tỉnh trong cả nước(12). - Đứng hàng thứ 8 là nhóm bệnh thần kinh (VI), trong đó viêm màng não chiếm tỷ lệ rất thấp (0,191%) thấp hơn so với nghiên cứu của các tác giả khác (4,10), kết quả này phù hợp vì khoa NTH không phải là khoa Nhiễm và điều này cũng cho thấy tỷ lệ chẩn đoán sai để đi lầm vào khoa NTH là thấp. - Đứng hàng thứ 9 là các bệnh về tai (VIII)và bệnh tật tử vong do nguyên nhân bên ngoài (XX): 0.28%. Ở đây chúng tôi gặp chủ yếu là viêm tai giữa, rắn cắn, ong đốt, điện giật, côn trùng đốt phù hợp với nghiên cứu của Lê Thị Tập(5). - Những bệnh có triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng bất thường chưa phân loại được (nhóm XIII), đứng hàng thứ 10 chiếm tỷ lệ rất thấp 0.23%. Tỷ lệ của chúng tôi tương đương các Chuyên đề Nhi khoa nghiên cứu của Nguyễn Hữu Huyên và Lê Thị Tập(5,9). Tuy nhiên chúng tôi hy vọng trong tương lai sẽ không còn nhóm bệnh này trong mô hình bệnh tật. Các nhóm bệnh còn lại chiếm tỷ lệ thấp: Suy dinh dưỡng chỉ gặp 3 trường hợp có thể là do khoa chúng tôi không phải là khoa tiêu hóa dinh dưỡng, thêm vào đó nhờ ứng dụng nhiều kiến thức chuyên sâu hơn mói hơn về dinh dưỡng mới trong điều trị (thiết lập chế độ ăn phù hợp thay cho truyền máu và truyền plasma trước đây) bệnh đã không còn nằm trong nhóm 10 bệnh thường gặp ở trẻ em trong các bệnh viện(2,5). Tuy nhiên, điều đáng đề cập ở đây là một số bệnh cấp cứu ngoại khoa còn chuyển lầm vào khoa của chúng tôi như lồng ruột (8 trường hợp), viêm ruột thừa (1 trường hợp), nên đây là một cảnh báo cho các bác sĩ phòng khám khi gặp những trường hợp có triệu chứng tiêu hóa. 10 loại bệnh thường gặp - Nhiễm khuẩn hô hấp đứng hàng đầu trong đó chủ yếu là nhiễm khuẩn hô hấp trên cấp (38,44%), kế đến là nhiễm khuẩn hô hấp dưới (16.98%). Kết quả ghi nhận tương đối phù hợp với nghiên cứu của các tác giả khác(3,7,8,11,14,15,16). Bệnh viện Nhi đồng 2 là bệnh viện tuyến trung ương có chuyên khoa riêng về hô hấp nên tập trung nhiều các bệnh về đường hô hấp ở tỉnh cũng như ở thành phố nên tỷ lệ ghi nhận khá cao. Những con số trên cho thấy đây là vấn đề quan tâm hàng đầu của nghành y tế Việt Nam và việc đẩy mạnh chương trình ARI là không thể thiếu. - Nhiễm siêu vi đứng hàng thứ 3 (14,26%) cao hơn nghiên cứu của Lê Thị Tập (12,8%)(5). - Đứng hàng thứ 4 là nhiễm khuẩn đường ruột (6,37%), phù hợp với nghiên cứu của tác giả Trương Công Đầy(15). - Nhiễm khuẩn da và mô dưới da đứng hàng thứ 5 cũng tương tự nghiên cứu của Trương Công Đầy(15), điều này cho thấy vấn đề giáo dục sức khỏe cộng đồng rất quan trọng vì kinh phí 5 điều trị cho bệnh này đứng hàng thứ 3 trong 10 bệnh thường gặp ở Khoa NTH. - thứ 6 là rối loạn tiêu hóa chiếm 4,96%, gặp nhiều ở lứa tuổi đi nhà trẻ và mẫu giáo. Cần chú ý đến vấn đề ăn uống ở nhóm tuổi này vì sẽ góp phần làm tăng tần suất bệnh rối loạn tiêu hóa. - Viêm miệng, nướu đứng hàng thứ 7 chiếm tỷ lệ 3,36%, gặp nhiều ở nhóm trẻ từ 1 – 5 tuổi, đây là lứa tuổi trẻ chưa biết tự vệ sinh răng miệng, lệ thuộc vào người chăm sóc nên cần đẩy mạnh công tác giáo dục kiến thức y học phổ thông cho đối tượng này. - Sốt Dengue – sốt xuất huyết: chỉ đứng hàng thứ 8, chiếm tỷ lệ 3,075% thấp hơn so với các tác giả Trương Công Đầy(15), và Lê Thị Tập(5). Đây là những trường hợp nhập viện khi bệnh chưa được chẩn đoán rõ ràng nên chuyển lầm vào khoa của chúng tôi. Nhưng vấn đề này cũng cần phải được báo động nhất là đối với các khoa làm “tạp” như khoa NTH vì rất dễ bỏ sót bệnh, nhất là trong lô nghiên cứu của chúng tôi, sốt xuất huyết độ III chiếm tới 8 trường hợp. - Kawasaki: đứng hàng thứ 10, chiếm tỷ lệ 0.36%. chủ yếu là ở trẻ dưới 1 tuổi, đây là bệnh có kinh phí cao nhất (744,670 VNĐ) vì phải thử nhiều xét nghiệm nhất cũng như có số ngày điều trị trung bình dài nhất (14.52 ngày) trong 10 bệnh thường gặp ở khoa chúng tôi, phù hợp với Riither R(13) và Unicef (2000)(18) So sánh sự phù hợp với chẩn đoán Giữa phòng khám và bệnh phòng Có tới 30,1% trường hợp có chẩn đoán không phù hợp giữa phòng khám và ngay lúc nhập khoa NTH, tỷ lệ này cũng còn khá cao, do đó cần phải thường xuyên nâng cao trình độ chuyên môn của các bác sĩ để có thể chẩn đoán chính xác ngay từ lúc bắt đầu nhập viện, hạn chế sai sót đến mức thấp nhất và cần thống nhất các chẩn đoán theo mã ICD giữa các bác sĩ trong toàn bệnh viện. Giữa bệnh phòng và khi ra viện Có tới 80,8% là phù hợp, nhưng cũng còn 14,7% không phù hợp. Đây có thể là những bệnh chưa có biểu hiện rõ ngay lúc nhập viện hay là Chuyên đề Nhi khoa 6 những bệnh khó cần phải có thời gian theo dõi và dựa vào xét nghiệm nên vấn đề chẩn đoán ban đầu gặp phải nhiều khó khăn. Số xét nghiệm (N1, N2, N3) so sánh giữa 10 bệnh thường gặp nhất tại khoa Kawasaki là bệnh có số lượng xét nghiệm nhiều nhất trong 10 bệnh thường gặp tại khoa vì chẩn đoán Kawasaki là một chẩn đoán loại trừ nên cần phải làm nhiều xét nghiệm để hổ trợ thêm cho chẩn đoán, điều này cho thấy đây là bệnh vẫn còn gặp rất nhiều lúng túng trong vấn đề chẩn đoán. Ngày điều trị trung bình của 10 bệnh thường gặp Bệnh Kawasaki có thời gian điều trị trung bình dài nhất: 14,52 ngày. Rối loạn tiêu hóa có thời gian điều trị trung bình ngắn nhất: 3,67 ngày. Thời gian điều trị trung bình là 5,94 ngày. Như vậy với thời gian nằm viện ngắn hạn sẽ làm giảm chi phí điều trị và hạn chế tối thiểu tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện. Kinh phí điều trị trung bình cho 1 ngày của 10 bệnh thường gặp Kawasaki có kinh phí cao nhất vì phải dùng Humaglobulin và làm nhiều xét nghiệm loại trừ. Sốt xuất huyết có kinh phí đứng hàng thứ 2 vì giá tiền làm các xét nghiệm NS1, Elisa chẩn đoán Dengue còn cao và trong thời gian theo dõi phải thử huyết đồ thay vì Hct nên kinh phí tăng hơn. (khoa nhiễm mới được trang bị máy thử Hct). Đứng hàng thứ 3 là nhiễm khuẩn da, chi phí cao là do vấn đề sử dụng kháng sinh tiêm nhiều hơn so với đường uống. KẾT LUẬN Khoa NTH là khoa giữ vai trò lọc bệnh sau phòng khám, mỗi ngày phải khám và nhận rất nhiều mặt bệnh khác nhau, trong đó bệnh đường hô hấp, nhiễm khuẩn-kst, bệnh đường tiêu hóa, bệnh về da chiếm tỷ lệ cao nhất. Đây là mô hình bệnh tật của các nước đang phát triển và giai đoạn đầu của các nước đã phát triển. Tỷ lệ chẩn đoán giữa phòng khám và bệnh phòng chưa phù hợp khá cao và kinh phí trung bình cho một ngày điều trị cho một số bệnh còn rất cao như Kawasaki, Sốt xuất huyết, nhiễm khuẩn da. Thời gian điều trị trung bình <6 ngày giảm được chi phí điều trị, hạn chế tối thiểu tần suất nhiễm khuẩn bệnh viện. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10. 11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. Bộ Y Tế (2000), Bảng phân loại quốc tế bệnh tật lần thứ 10 (ICD 10), NXB Y Học Hà Nội. Đào Ngọc Diễn và cs (1981 – 1990),”Mô hình bệnh tật suy dinh dưỡng trẻ em tại Viện Nhi”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học viện BVSKTE, tr. 75 – 86. Đoàn Thị Minh Thúy (2000-2004) “Mô hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện đa khoa khu vực Xuân Lộc”. Hoàng Trọng Kim (2001), “Tình hình sức khỏe, bệnh tật trẻ em và nhiệm vụ của bác sĩ Nhi khoa Việt Nam”. Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh số 4 tập 5, tr. 206 – 210. Lê Thị Tập (2003) “Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em tại bệnh viện đa khoa tỉng Bạc Liêu”. Lê Văn Thiềng, Đinh Thị Hiền (1991 – 1993), “Mô hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện bảo vệ sức khỏe trẻ em”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 5 (4), tr. 165 – 174. Mai Văn Thành và cs (2001). “Mô hình bệnh tật và tử vong tại khoa nhi Bệnh viện Đa Khoa tỉnh Gia Lai trong vòng 10 năm (1991 – 2000)”. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, phụ bản tập 5 (4), tr. 165 – 174. Mô hình bệnh tật và tử vong tại bệnh viện đa khoa Xuân Lộc: www.longkhanh_dongnai.gov.vn/benhviendakhoaxuanloc. Mô hình bệnh tật: www.moh.gov.vn/homebyt/vn. Nguyễn Công Khanh (1991), “Thiếu máu ở trẻ em tại một số địa phương ở miền Bắc”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học 1981 – 1991, tr. 207 – 213. Nguyễn Hữu Huyên (2002), “Nghiên cứu tình hình bệnh tật và tử vong trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đalak trong 3 năm (1999 – 2001)”. Hội nghị Nhi khoa toàn quốc, tr. 36 – 42. Nguyễn Thu Nhạn và cs (1980 – 1985), “Điều tra cơ bản về tình sức khỏe và bệnh tật trẻ em ở Tây Nguyên và hậu Giang”. Kỷ yếu viện BVBMTE, tr. 14 – 21. Riither R et al. (2004), “Health – reated quality of life and psychsocial adjustment in steroid – sensitive Nephrotic syndrome”. The journal of Pediatrics, vol 145, N0 6, pp. 778 – 782. Tô Văn Hải, Vũ Thúy Hồng (2000), “Cơ cấu bệnh tật và yếu tố liên quan tới các bệnh thường gặp tại khoa Nhi Bệnh viện Thanh Nhàn trong 3 năm (1997 – 1999)”. Hội nghị Nhi khoa toàn quốc, tr. 43 – 50. Trương Công Đầy (2004), “Mô hình bệnh tật và tử vong trẻ em tại khoa Nhi Bệnh viện Đa khoa Trung tâm Tiền Giang năm 2000 – 2002”. Luận án chuyên khoa cấp II. Trương Thị Thanh Ngân (2000), “Tình hình bệnh tật và tử vong trẻ em tại Bệnh viện Đa khoa Đalak trong 5 năm (1995 – 1999)”. Kỷ yếu công trình nghiên cứu khoa học, nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr. 27 – 40. Unicef (2000), “Adolescent health and development”, pp. 47 – 48. Unicef (2000), “Children health balance sheet”, pp. 20 – 25. Chuyên đề Nhi khoa 7 Chuyên đề Nhi khoa 8 Chuyên đề Nhi khoa 9
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.