Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở Trung học phổ thông

pdf
Số trang Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở Trung học phổ thông 3 Cỡ tệp Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở Trung học phổ thông 208 KB Lượt tải Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở Trung học phổ thông 0 Lượt đọc Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở Trung học phổ thông 24
Đánh giá Khai thác phần mềm dạy học nhằm tích cực hóa hoạt động học tập trong dạy học môn toán ở Trung học phổ thông
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 87(11): 131 - 133 KHAI THÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP TRONG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Trịnh Thị Phương Thảo* Trường Đại học Sư phạm – ĐH Thái Nguyên TÓM TẮT Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh sẽ góp phần quan trọng để thực hiện định hướng dạy học tích cực: "Lấy người học làm trung tâm”. Một trong những biện pháp nhằm tích cực hóa hoạt động của học sinh trong dạy học toán là ứng dụng các thành tựu của công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó có việc sử dụng phần mềm dạy học. Trên cơ sở phân tích những thế mạnh của phần mềm dạy học, bài báo đề xuất một số biện pháp sư phạm trong việc khai thác các phần mềm dạy học góp phần tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh trong dạy học toán ở trường THPT. Từ khóa: Phần mềm dạy học, dạy học toán, hoạt động học tập, tích cực hóa.  TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HS TRONG DẠY HỌC TOÁN Tính tích cực nhận thức là trạng thái hoạt động của học sinh (HS) đặc trưng bởi khát vọng học tập, cố gắng trí tuệ và nghị lực cao trong quá trình nắm vững kiến thức [1]. Tích cực hoá là một tập hợp các hoạt động nhằm chuyển biến vị trí của người học từ thụ động sang chủ động, từ đối tượng tiếp nhận tri thức sang chủ thể tìm kiếm tri thức để nâng cao hiệu quả học tập [3]. Tính tích cực học tập của HS trong học tập bộ môn toán là tính tích cực học tập của cá nhân HS, là con đường cơ bản để HS đạt được các mục tiêu học tập: - Nắm được các tiên đề, khái niệm, định lý, tính chất. - Có kỹ năng giải các bài toán, ứng dụng các kiến thức toán học vào thực tiễn. - Có thái độ tích cực đối với môn học thể hiện qua các hoạt động tiếp thu kiến thức, giải các bài toán, vận dụng kiến thức toán trong thực tế, phân tích, suy luận, phán đoán, chứng minh. - Có thái độ tích cực, nhu cầu, động cơ học tập, ý chí vượt qua những chướng ngại hay vật cản để đạt được các mục tiêu học tập. Thực tế giảng dạy môn toán ở THPT cho thấy những rào cản quá trình tích cực hóa hoạt  động học tập của học sinh trong dạy học môn toán là: - HS không nắm được ý nghĩa cả về mặt toán học cũng như thực tế của vấn đề đang tiếp cận. - HS không phát hiện được mối liên hệ giữa vấn đề mà giáo viên (GV) đang trình bày với những tri thức, kỹ năng mà HS đã tích lũy được. - Nội dung tri thức chuyển tải đến HS “một chiều” nên HS không thấy được mâu thuẫn giữa vốn kiến thức đã có của HS với nhiệm vụ mà HS cần phải phải giải quyết trong quá trình học môn toán. - Với những kiến thức được chuyển tải đến HS dưới dạng “tĩnh”, HS khó phát hiện được những mối quan hệ tiềm ẩn bên trong vì những thuộc tính này chỉ có thể bộc lộ trong quá trình “động”. - HS luôn cần có sự “trợ giúp” kịp thời để vượt qua “chướng ngại vật” đặc biệt là trong lúc tự học ở nhà hoặc cần có sự “thẩm định” những dự đoán của bản thân trước một bài toán trong khi đó GV lại không thể hỗ trợ kịp thời… KHAI THÁC PHẦN MỀM DẠY HỌC NHẰM TÍCH CỰC HÓA HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC TOÁN Những thế mạnh của phần mềm dạy học toán Cho phép chuyển tải thông tin “động” đến người học Tel: 0983.053500, Email: trinhthao.sptn@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 131 http://www.lrc-tnu.edu.vn Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ HS sẽ nhận được những thông tin sinh động trực quan do phần mềm dạy học (PMDH) đưa ra trong suốt quá trình tiếp cận với kiến thức một cách linh động, mềm dẻo phù hợp với quá trình tiếp thu của mỗi HS Tạo ra các mô hình toán học trực quan Các PMDH cho phép đưa ra các tình huống mô phỏng thế giới thực một cách trực quan nhằm kích thích tính tò mò, ham muốn tìm hiểu, khám phá của HS để hoàn thiện hệ thống kiến thức của bản thân. Tạo ra các cơ hội hợp tác Việc giao cho nhóm HS làm việc cùng nhau với sự hỗ trợ của PMDH đã khai thác được những ưu điểm, thế mạnh và động viên sự đóng góp tối đa của từng cá nhân đồng thời hình thành và phát triển khả năng hợp tác trong học tập bộ môn Toán. PMDH sẽ tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc giao lưu trao đổi thông tin giữa các em HS mà không bị các rào cản về thời gian và khoảng cách. Tạo ra môi trường kích thích, khơi dậy tiềm năng người học Được sự hỗ trợ kịp thời của PMDH, HS sẽ cố gắng, tích cực tập trung cao độ vào các hoạt động nhằm tìm hiểu, khám phá, nhận thức được đối tượng nhằm đạt được mục đích học tập. Hoạt động học của HS được đặt ở vị trí có ý nghĩa đặc biệt trong các hoạt động của thế giới thực. PMDH tạo ra môi trường cơ sở do đó tạo ra một ngữ cảnh mang tính tích cực thúc đẩy việc học tập môn Toán của HS. Cung cấp thông tin phản hồi nhanh, chính xác PMDH sẽ “trả lời” nhanh chóng, chính xác những gì mà HS “đặt câu hỏi” với PMDH. HS kết nối lại những gì các em được học với những thông tin do PMDH phản ánh để đi đến những quyết định đúng đắn trong quá trình tiếp cận, phát hiện vấn đề và giải quyết vấn đề trong quá trình học tập môn toán. Một số biện pháp nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS trong dạy học toán với sự hỗ trợ của PMDH 87(11): 131 - 133 PMDH trong quá trình dạy học toán học nhằm tổ chức dạy học hướng vào người học, là quá trình GV dựa vào những kinh nghiệm, vốn tri thức toán học hiện có của HS nhằm tổ chức cho HS tham gia các hoạt động học tập, biến HS thành chủ thể tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học tập. GV khai thác PMDH nhằm chuyển việc học ở HS từ chỗ đơn giản là sự bắt chước, sự tái hiện, sự ghi nhớ, sự ôn luyện máy móc, sự sao chép những chân lý có sẵn, sự chấp nhận và thừa hành những chỉ bảo... trở thành hoạt động học tập ở HS, tức là HS tiến hành học tập toán học có động cơ nhận thức và các động cơ khác, có mục đích xác định, được tiến hành với những phương pháp, phương tiện kỹ thuật thích hợp, có kỹ năng, kỹ xảo, được thực hiện một cách có kế hoạch dựa trên cơ sở của tính tự giác, tính chủ động, độc lập và sáng tạo nhằm hoàn thành nhiệm vụ học tập. Khai thác thế mạnh của PMDH trong dạy học ta có thể triển khai các biện pháp sau nhằm tích cực hoá hoạt động học tập toán học của HS: Cá nhân hoá việc học; Thực hiên phân hoá trong dạy học; Thực hiện việc tích hợp trong dạy học và sử dụng đa phương tiện để kích thích quá trình học tập của HS. Những biện pháp cụ thể sử dụng PMDH nhằm tích cực hoá hoạt động học tập của HS là: - Sử dụng PMDH làm cho HS nhận thấy rõ ý nghĩa, tầm quan trọng của nội dung bài học mới, các bài tập cần làm tại lớp hay ở nhà. - Khai thác thông của các PMDH để bổ sung vào bài học một số kiến thức có tính thời sự, trực quan, sinh động gần gũi với cuộc sống, xã hội, hoạt động hằng ngày để HS tăng thêm phần hứng thú, say mê khám phá, góp phần phát triển khả năng sáng tạo của HS. - Sử dụng PMDH tạo ra môi trường để kết nối, phối hợp sử dụng và phát huy thế mạnh Theo chúng tôi, tích cực hoá hoạt động học tập môn toán của HS thông qua việc sử dụng PMDH là quá trình khai thác những chức năng của Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 132 http://www.lrc-tnu.edu.vn Trịnh Thị Phương Thảo Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ của các phương pháp dạy học, các hình thức tổ chức dạy học và các đồ dùng, phương tiện dạy học khác. - Sử dụng PMDH tạo ra các tình huống hoặc mô phỏng các bài toán trong thực tiễn để giúp HS luyện tập khả năng vận dụng kiến thức vào việc giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Sử dụng PMDH để tiến hành việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, tiếp thu kiến thức của HS một cách thường xuyên, kịp thời, chính xác. - Khai thác thông tin ngược do PMDH cung cấp để điều chỉnh quá trình dạy học và tiến hành phân hoá, cá thể hoá... Xét một cách toàn diện thì phải khai thác PMDH theo góc độ vừa là công cụ tổ chức học tập, vừa là công cụ học tập của người học, vừa là phương tiện hỗ trợ GV trong quá trình giảng dạy đồng thời lại là đối tượng giao tiếp của HS. Tuy nhiên cần nhằm tập trung vào các vấn đề: - Tổ chức các tình huống dạy học hình học trên máy tính nhằm huy động vốn tri thức, vốn kinh nghiệm sẵn có của HS. - Khai thác có hiệu quả các PMDH toán. - Sử dụng trò chơi có các yếu tố toán học trên máy tính. - Phối hợp các phương pháp dạy học một cách thích hợp. - Tổ chức, khuyến khích HS thực hiện các hoạt động thực hành rèn luyện kỹ năng cơ bản trong học tập môn toán với sự hỗ trợ của PMDH. KẾT LUẬN 87(11): 131 - 133 Sự khác nhau cơ bản về tích cực hoá hoạt động của HS giữa các giờ dạy có sự hỗ trợ của PMDH với các giờ dạy truyền thông là các hoạt động của HS được “nhúng” trong một môi trường “đa chiều”, “đa tương tác”. HS sẽ nhận được sự trợ giúp từ nhiều phía và để vượt qua các “chướng ngại” trong quá trình tiếp thu tri thức. Về hình thức, hoạt động của HS cũng đa dạng hơn vì có thêm các hoạt động tương tác với PMDH. Mặt khác HS cũng có điều kiện phát huy tối đa các giác quan của mình trong các hoạt động này. Về trình tự tiến hành các hoạt động, sau khi hoàn thành một hoạt động nào đó, PMDH có thể thay mặt GV giám sát kết quả và giao tiếp nhiệm vụ cho hoạt động tiếp theo, như vậy các hoạt động của HS sẽ được tiến hành liên tục. Ngoài ra nếu có đủ điều kiện về trang thiết bị và kỹ thuật truyền thông thì ta có thể tích hoá các hoạt động học tập môn toán của HS trong và ngoài giờ học trên lớp mà không bị ràng buộc bởi không gian và thời gian. Như vậy, việc sử dụng PMDH vào dạy học toán cho phép tích cực hóa hoạt động học tập của HS, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường THPT. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Nguyễn Hữu Châu (2005). Những vấn đề cơ bản về chương trình và quá trình dạy học. NXB Giáo dục. [2]. Trịnh Thanh Hải (2010). Sử dụng phần mềm hỗ trợ dạy học toán. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. [3]. Thái Duy Tuyên (1998). Những vấn đề cơ bản giáo dục học hiện đại. NXB Giáo dục. SUMMARY EXPLOITING TEACHING SOFTWARE TO ACTIVATE LEARNING ACTIVITIES IN TEACHING MATHEMATICS AT HIGH SCHOOLS Trinh Thi Phuong Thao College of Education - TNU Activating learning activities of students will play an important role to implement active teachingoriented "learner-centered". One of the positive measures of student activities is application of the achievements of information technology and communications including the use of teaching software. Based on the analysis of the strengths of teaching software, the article suggested some pedagogical methods in exploit the teaching software contributing learning activities of students in teaching mathematics in high school. Key words: teaching software, teaching Maths, learning activities, activate.  Tel: 0983.053500, Email: trinhthao.sptn@gmail.com Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 133 http://www.lrc-tnu.edu.vn
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.