Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bến Tre

pdf
Số trang Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bến Tre 14 Cỡ tệp Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bến Tre 174 KB Lượt tải Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bến Tre 0 Lượt đọc Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bến Tre 6
Đánh giá Khái quát địa lí tự nhiên của tỉnh Bến Tre
4.6 ( 18 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 14 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

KHÁI QUÁT ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CỦA TỈNH BẾN TRE Diện tích: 2.315 km2 Dân số: 1.254.589 người Đơn vị HC: 1 thành phố & 8 huyện Dân tộc: Kinh Khí hậu nhiệt đới gió mùa, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng còn lại là mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm từ 26 - 27oC. Lượng mưa trung bình năm từ 1.250 - 1.500 mm. Bến Tre là một trong 13 tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên là: 2.315 km2, được hình thành bởi cù lao An Hoá, cù lao Bảo, cù lao Minh và do phù sa của 4 nhánh sông Cửu Long bồi tụ mà thành (gồm sông Tiền dài 83 km, sông Ba Lai 59 km, sông Hàm Luông 71 km, sông Cổ Chiên 82 km). Điểm cực bắc của Bến Tre nằm trên vĩ độ 9048' bắc, điểm cực nam nằm trên vĩ độ 10020' bắc, điểm cực đông nằm trên kinh độ 106048' đông, điểm cực tây nằm trên kinh độ 105057' đông. Địa hình của Bến Tre bằng phẳng, rải rác những giồng cát xen kẽ với ruộng vườn, không có rừng cây lớn, chỉ có một số rừng chồi và những dải rừng ngập mặn ở ven biển và các cửa sông. Nhìn từ trên cao xuống, Bến Tre có hình giẻ quạt, đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn như hình nan quạt xòe rộng ở phía đông. Phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía nam giáp tỉnh Trà Vinh, phía tây giáp tỉnh Vĩnh Long, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông, với chiều dài bờ biển là 65 km. Những con sông lớn nối từ biển Đông qua các cửa sông chính (cửa Đại, cửa Ba Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên), ngược về phía thượng nguồn đến tận Campuchia; cùng hệ thống kênh rạch chằng chịt khoảng 6.000 km đan vào nhau chở nặng phù sa chảy khắp ba dải cù lao là một lợi thế của Bến Tre trong phát triển giao thông thủy, hệ thống thủy lợi, phát triển kinh tế biển, kinh tế vườn, trao đổi hàng hoá với các tỉnh lân cận. Từ Bến Tre, tàu bè có thể đến thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Tây. Ngược lại, tàu bè từ thành phố Hồ Chí Minh về các tỉnh miền Tây đều phải qua Bến Tre. Song song với giao thông thủy, ở Bến Tre, hệ thống giao thông đường bộ cũng có một vị trí rất đặc biệt. Thị xã Bến Tre nối liền với thành phố Hồ Chí Minh (qua Tiền Giang, Long An) dài 86 km. Quốc lộ 60 từ phà Rạch Miễu qua thị xã Bến Tre, qua sông Hàm Luông, thị trấn Mỏ Cày, đến phà Cổ Chiên, sang tỉnh Trà Vinh. Quốc lộ 57 từ thị trấn Mỏ Cày, qua thị trấn Chợ Lách đến phà Đình Khao sang Vĩnh Long. Tỉnh lộ 888 nối thị trấn Mỏ Cày với thị trấn Thạnh Phú. Tỉnh lộ 885 nối thị xã Bến Tre với thị trấn Ba Tri, qua thị trấn Giồng Trôm. Tỉnh lộ 884 từ ngã ba Tân Thành đến bến phà Tân Phú. Tỉnh lộ 882 nối quốc lộ 60 với quốc lộ 57. Tỉnh lộ 883 nối quốc lộ 60 qua thị trấn Bình Đại đến xã Thới Thuận. Tỉnh lộ 887 từ cầu Bến Tre xuống ngã ba Sơn Đốc. Dự kiến vào năm 2007, cầu Rạch Miễu - công trình thế kỷ, là niềm mong ước của bao thế hệ người dân trong tỉnh - đang được gấp rút hoàn thành sẽ gối đầu lên hai bờ sông Tiền; cầu Hàm Luông nối liền cù lao Bảo, cù lao Minh. Từ đây, cùng với hệ thống cầu đường nội tỉnh, ba dải cù lao An Hoá - Bảo - Minh thông thương là điều kiện giúp cho những tiềm năng kinh tế - văn hoá - xã hội của Bến Tre được khơi dậy và phát triển mạnh mẽ. Nhìn trên bản đồ, tỉnh Bến Tre có hình rẻ quạt, mà đầu nhọn nằm ở thượng nguồn, các nhánh sông lớn giống như nan quạt xòe rộng ra ở phía đông. Diện tích tự nhiên của tỉnh có 2.315,01 km2, phía bắc giáp tỉnh Tiền Giang, có ranh giới chung là sông Tiền, phía tây và nam giáp tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh, có ranh giới chung là sông Cổ Chiên, phía đông giáp biển Đông với chiều dài bờ biển 65 km. Bốn con sông lớn: Tiền Giang, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên bao bọc và chia Bến Tre thành ba phần: cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh phù sa màu mỡ, cây trái sum suê... 1. Điểm cực Nam nằm trên vĩ độ 9o48’ Bắc. 2. Điểm cực Bắc nằm trên vĩ độ 10o20’ Bắc. 3. Điểm cực Đông nằm trên kinh độ 106o48’ Đông. 4. Điểm cực Tây nằm trên kinh độ 105o57’ Đông Tỉnh Bến Tre: Khí hậu, thực vật, động vật * Khí hậu Bến Tre nằm trong miền khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng lại nằm ngoài ảnh hưởng của gió mùa cực đới, nên nhiệt độ cao, ít biến đổi trong năm, nhiệt độ trung bình hằng năm từ 26oC – 27oC. Trong năm không có nhiệt độ tháng nào trung bình dưới 20oC. Hằng năm, mặt trời đi qua thiên đỉnh 2 lần (16 tháng 4 và 27 tháng 7). Lượng bức xạ khá dồi dào, trung bình đạt tới 160kcal/cm2. Với vị trí nằm tiếp giáp với biển Đông, nhưng Bến Tre ít chịu ảnh hưởng của bão, vì nằm ngoài vĩ độ thấp (bão thường xảy ra từ vĩ độ 15o bắc trở lên). Ngoài ra, nhờ có gió đất liền, nên biên độ dao động ngày đêm giữa các khu vực bị giảm bớt. Tỉnh Bến Tre chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau và gió mùa tây nam từ tháng 5 đến tháng 11, giữa 2 mùa gió tây nam và đông bắc là 2 thời kỳ chuyển tiếp có hướng gió thay đổi vào các tháng 11 và tháng 4 tạo nên 2 mùa rõ rệt. Mùa gió đông bắc là thời kỳ khô hạn, mùa gió tây nam là thời kỳ mưa ẩm. Lượng mưa trung bình hằng năm từ 1.250 mm – 1.500 mm. Trong mùa khô, lượng mưa vào khoảng 2 đến 6% tổng lượng mưa cả năm. Khí hậu Bến Tre cũng cho thấy thích hợp với nhiều loại cây trồng. Ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm thuận lợi cho sự quang hợp và phát dục của cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, ngoài thuận lợi trên, Bến Tre cũng gặp những khó khăn do thời tiết nóng ẩm nên thường có nạn sâu bệnh, dịch bệnh, và nấm mốc phát sinh, phát triển quanh năm. Trở ngại đáng kể trong nông nghiệp là vào mùa khô, lượng nước từ thượng nguồn đổ về giảm nhiều và gió chướng mạnh đưa nước biển sâu vào nội địa, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng đối với các huyện gần phía biển và ven biển * Thực vật Xưa kia, trước khi con người đến định cư, Bến Tre là một vùng hoang vu bao phủ bới rừng dày, rậm xen lẫn các trảng lau, sậy hoặc đầm lầy cỏ lác, sen súng v.v... Khởi đầu, những cư dân đến định cư thường tập trung nơi đất cao trên các giồng các ven biển, hoặc dọc theo các đê sông, rạch, thuận tiện cho việc đi lại, sinh sống và tránh lũ lụt. Họ bắt đầu chặt cây phá rừng ở xung quanh để xây dựng nhà cửa, lập vườn và lấy đất canh tác, biến rừng thành các thôn xóm, vườn cây ăn trái và những cánh đồng lúa, rau màu, song song với việc đánh bắt tôm cá, săn bắt thú hoang dại để phục vụ cho nhu cầu sinh sống. Số người đến định cư ngày càng đông, đồng thời với sự gia tăng dân số, thì diện tích rừng ngày càng thu hẹp và ngay cả những khu rừng ngập mặn cũng không thoát khỏi sự đốn phá để khai thác củi gỗ, thiết lập vuông tôm. Đó là chưa kể đến bom đạn và chất độc hoá học trong chiến tranh cũng đã tàn phá một diện tích rộng lớn rừng ngập mặn và vườn cây trong tỉnh. Tất cả những hoạt động liên tục của con người qua hàng trăm năm nay đã làm thay đổi được thảm thực vật nguyên thủy một cách sâu đậm. Thay vào đó là những cảnh quan nhân tạo, mà một số vết tích của các khu rừng khi xưa vẫn chưa xóa sạch. Ngày nay, khảo sát thực vật tự nhiên còn sót lại trong tỉnh, ta thấy dấu vết của các quần thể thực vật sau đây * Động vật Bến Tre là vùng đất trẻ có nhiều cửa biển, nằm ở cuối nguồn hệ sông lớn Cửu Long. Những cù lao lớn – cũng có nghĩa là phần lớn đất chính của Bến Tre – luôn luôn được phù sa bồi đắp và hàng năm vươn dài ra biển. Nằm ở giữa môi trường sông và biển, chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa nhiệt đới nên cảnh quan tự nhiên của Bến Tre mang đặc trưng của miền địa lý động vật của miền Tây Nam Bộ. So với những tỉnh có vùng ven biển ở gần như Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre ở khá xa rừng núi cao, nơi có nhiều loài động vật tập trung sinh sống, đặc biệt là các thú lớn và chim. Đồng thời, những dòng sông lớn cũng là những chướng ngại đáng kể đối với sự giao lưu, di chuyển của các loài thú, dù rằng phần lớn do bẩm sinh chúng thường biết lội. Đó là xét trên cơ sở hiện trạng bộ mặt thế giới động vật ngày nay của Bến Tre vốn đã từng trải qua những biến đổi to lớn, do sự tác động và khai thác liên tục của con người trong mấy thế kỷ qua. Ngược dòng lịch sử, các thư tịch cổ đã cho biết tương đối rõ nét về cảnh quan ở đây vào thời kỳ trước thế kỷ XVII và giai đoạn buổi đầu, khi những cư dân người Việt đến định cư. Rừng rậm chiếm diện tích hàng trăm dặm, trải dài từ các cửa biển đi về phía thượng nguồn, trong đó ngoài cây gỗ đủ các loại, còn có nhiều loại thú rừng to lớn như voi, tê giác, trâu rừng, cọp, nai đến các chú thỏ như khỉ, cầy, sáo, sóc, chuột v.v... Như vậy, chỉ trong vòng mấy thế kỷ qua, thế giới động vật ở Bến Tre đã trải qua những biến đổi ghê gớm. Các loài thú lớn coi như đã hoàn toàn biến mất, khi những dải rừng hoang trở thành đồng ruộng, đất thổ cư và những làng xóm, thị trấn, thị xã đông đúc dân cư. Người Bến Tre ngày nay, nếu chưa ra khỏi vùng đất này thì chỉ biết các loài thú như voi, cọp, cá sấu... qua hình ảnh trong sách vở hay trong các câu chuyện kể. * Tỉnh Bến Tre: Sông rạch, thủy văn, địa danh + Sông rạch Sông Cửu Long khi chảy vào nước ta, chia làm hai nhánh ở phía đông gọi là sông Tiền, nhánh ở phía tây gọi là sông Hậu. Sông Tiền, trước khi đổ ra biển lại tách ra làm bốn nhánh như hình nan quạt, ôm gọn ba dải cù lao Bến Tre. Đó là các sông Mỹ Tho, Ba Lai, Hàm Luông và Cổ Chiên. Tất cả đều chảy theo hướng tây bắc – đông nam và đổ ra biển hàng trăm tỷ mét khối nước mỗi năm. Trải qua hàng chục thế kỷ, dòng sông đã cần mẫn chuyên chở phù sa từ phía thượng nguồn, bồi tụ nên vùng Nam Bộ phì nhiêu, trong đó có đất Bến Tre. Bốn con sông này đã giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân trong tỉnh: cung cấp nước ngọt cho sinh hoạt và cho nông nghiệp, những thức ăn giàu đạm như tôm, cá, cua, ốc, góp phần làm tươi đẹp cảnh quan, điều hoà khí hậu của một vùng đất cù lao ba bề sông nước. Các con sông có một vị trí quan trọng trong hệ thống giao thông thủy, không chỉ của tỉnh mà cả miền đồng bằng rộng lớn. Từ môi trường thuận lợi này, việc giao lưu văn hoá cũng phát triển mạnh mẽ với các vùng xung quanh. Trên đôi bờ của các con sông là những cánh đồng đất đai màu mỡ, những vườn cây ăn trái sum suê, những xóm làng đông đúc dân cư, những bến sông, bến phà, chợ búa tấp nhập thuyền bè, tạo nên cảnh sắc của một vùng quê rộng lớn, trù phú và thơ mộng. Ngoài bốn con sông chính trên, Bến Tre còn có một mạng lưới sông, rạch, kênh đào chằng chịt nối liền nhau, tạo thành một mạng lưới giao thông và thủy lợi rất thuận tiện. Trung bình đi dọc theo các sông chính, cứ cách khoảng 1 đến 2 km là có một con rạch hay kênh. Bến Tre có hàng trăm sông, rạch và kênh, trong khi đó có trên 60 con sông, rạch, kênh rộng từ 50 – 100 m. Đáng chú ý có các sông rạch, kênh quan trọng sau đây: Sông Bến Tre: dài khoảng 30 km, chảy từ trung tâm cù lao Bảo (Tân Hào - Giồng Trôm), một nhánh nối với kênh Chẹt Sậy qua sông Ba Lai, một nhánh qua thị xã, đổ ra sông Hàm Luông. Đây là con đường thủy quan trọng của tỉnh. Rạch Cái Mơn: dài 11 km, chảy qua vùng cây ăn trái nổi tiếng trù phú Vĩnh Thành, Vĩnh Hòa (huyện Chợ Lách) đổ ra sông Hàm Luông. Rạch Mỏ Cày: chảy qua thị trấn Mỏ Cày (thông với kênh Mỏ Cày – Thom) ra Hòa Lộc, nhập với rạch Giồng Keo, đổ ra sông Hàm Luông. Kênh Mỏ Cày – Thom: được đào từ năm 1905, nối rạch Mỏ Cày với rạch Thom, tạo thành con đường lưu thông giữa sông Hàm Luông và sông Cổ Chiên, dài 15 km. Con kênh này cũng với kênh Chẹt Sậy – An Hóa bên cù lao Minh làm thành con đường thủy quan trọng nối liền Mỹ Tho (Tiền Giang), Bến Tre, Mỏ Cày và Trà Vinh. Rạch Băng Cung: là một nhánh của sông Hàm Luông chảy từ Đại Điền, Mỹ Hưng, An Thạnh đến Giao Thạnh, đổ ra sông Hàm Luông
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.