Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam

pdf
Số trang Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam 4 Cỡ tệp Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam 446 KB Lượt tải Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam 2 Lượt đọc Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam 66
Đánh giá Kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội vào thực tiễn ở Việt Nam
4.7 ( 9 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG 36 Số 1 (231)-2015 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NGÔN NGỮ HỌC XÃ HỘI VÀO THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM SOME THOUGHTS ABOUT THE APPLICATION OF SOCIOLINGUISTIC INSIGHTS TO PRACTICE IN VIETNAM NGUYỄN THỊ THANH BÌNH (TS; Viện Ngôn ngữ học) Abstract: Applying academic results to the real-world has always been one of the major concerns of the social sciences and humanities. This paper outlines some general features of how sociolinguistic insights have been applied to different areas of the social life in Vietnam. Besides the areas that have benefited greatly from sociolinguistic research, the paper also points out some social areas where sociolinguistic insights can also be employed in order to serve the needs of the reality. Key words: Applied sociolinguistics; clinical sociolinguistics; sociolinguistic variation; sociolinguistic characteristics; context. 1. Một trong những vấn đề thƣờng đƣợc quan tâm khi đề cập đến nghiên cứu khoa học là việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào đời sống xã hội. Hiện tại, điều này cũng đang đƣợc bàn thảo sôi nổi trên nhiều diễn đàn xã hội và trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng ở Việt Nam. Mong muốn đƣợc đóng góp phần mình vào số tạp chí dành cho ngôn ngữ học xã hội của Tạp chí “Ngôn ngữ và Đời sống”, tác giả bài viết này xin trình bày một số suy nghĩ của mình về việc ứng dụng kết quả nghiên cứu của chuyên ngành khoa học này trong đời sống xã hội Việt Nam. 2. Ra đời trong cuộc cách mạng ngôn ngữ học giữa thế kỉ XX, ngôn ngữ học xã hội làm thay đổi một cách đáng kể quan niệm về nghiên cứu ngôn ngữ. Trong khi ngôn ngữ học truyền thống gạt đời sống ngôn ngữ sinh động ra khỏi đối tƣợng nghiên cứu của mình bởi cho rằng đó là một mớ hỗn tạp, không thể nghiên cứu đƣợc thì ngôn ngữ học xã hội lại lấy chính cái ngôn ngữ hành chức trong hiện thực xã hội đa sắc đa diện đó làm đối tƣợng nghiên cứu. Do đó, kết quả nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội - những đúc kết từ khảo cứu thực tiễn - dễ dàng quay trở lại phục vụ nhiều mặt của đời sống xã hội. Trên thế giới, thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội đã và đang đƣợc ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, cả ở tầm vĩ mô lẫn vi mô. Ví dụ, ngƣời ta đã dựa vào các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội để giải quyết những vấn đề lớn nhƣ việc hoạch định chính sách ngôn ngữ, kế hoạch hóa ngôn ngữ trong các tổ chức quốc tế nhƣ Liên hiệp quốc, trong các tổ chức khu vực nhƣ Liên minh châu Âu, Hiệp hội các nƣớc Đông Nam Á hoặc trong các quốc gia. Các kết quả của các công trình ngôn ngữ học xã hội cũng đã và đang đƣợc ứng dụng trong các phạm vi giao tiếp ở tầm vi mô nhƣ sự lựa chọn từ ngữ, chiến lƣợc giao tiếp trong các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, vui chơi giải trí đang diễn ra hằng ngày. Ở Việt Nam, mặc dù “sinh sau, để muộn” so với nhiều chuyên ngành khác của ngôn ngữ học, chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội cũng đã tích cực đóng góp phần mình vào nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Chúng tôi xin đƣa ra ở đây một số trong những Số 1 (231)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG đóng góp đó để minh họa cho nhận định vừa nêu. Một là, các kết quả nghiên cứu theo hƣớng ngôn ngữ học xã hội đã góp phần tạo cơ sở cho việc đề ra các chính sách ngôn ngữ của nƣớc nhà trong nhiều năm qua; gần đây nhất là sự hiến định vị thế ngôn ngữ quốc gia của tiếng Việt. Điều 5 khoản 3 của Hiến pháp nƣớc Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam năm 2013 có viết: “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt.” Cùng với những quy định, biện pháp nhằm xây dựng tiếng Việt sao cho xứng đáng là ngôn ngữ giao tiếp chung của tất cả các dân tộc cộng cƣ trên dải đất hình chữ S, Nhà nƣớc cũng ban hành nhiều quy định để bảo tồn và phát triển ngôn ngữ của các dân tộc ít ngƣời nhằm đảm bảo quyền “các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết,… của mình.” Thành quả của nhiều công trình nghiên cứu về tình trạng song ngữ, đa ngữ ở các cộng đồng khác nhau trên mọi miền đất nƣớc đã đƣợc các nhà hoạch định chính sách sử dụng làm cơ sở cho việc đề ra các quyết sách đó. Hai là, một số kết quả nghiên cứu về ngôn ngữ trong giao tiếp xã hội, đặc biệt là trong giao tiếp hành chính theo hƣớng ngôn ngữ học xã hội đã thu hút sự chú ý của các cơ quan tổ chức có thẩm quyền cũng nhƣ của toàn xã hội. Các kết quả đó đƣợc ứng dụng trong việc quy định về hình thức của ngôn ngữ cũng nhƣ các mẫu công văn, đơn từ, hợp đồng kinh tế, v.v. trong giao tiếp hành chính. Các kết quả nghiên cứu theo hƣớng ngôn ngữ học xã hội cũng đƣợc ứng dụng trong việc đề ra các quy định về phiên chuyển các đơn vị ngôn ngữ nhập ngoại, quy định về viết tên của các cơ quan tổ chức, quy định về phong cách ngôn ngữ sử dụng trong giao tiếp ở các cơ quan công quyền, v.v. Ba là, những kết quả thu đƣợc từ các nghiên cứu theo hƣớng ngôn ngữ học xã hội về ngôn ngữ trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng đã góp phần làm cho “loại” ngôn 37 ngữ này phong phú sinh động hơn, gần gũi và dễ đi vào lòng công chúng hơn. Ví dụ, phong cách nói năng trên truyền hình ngày nay không còn khô cứng, khuôn mẫu nhƣ trƣớc đây mà phản ánh các phong cách nói năng thuộc các cung bậc khác nhau trong các cảnh huống giao tiếp khác nhau, thậm chí mang đậm phong cách cá nhân của ngƣời dẫn chƣơng trình. Nhận thức về tầm quan trọng của các phƣơng ngữ thuộc các vùng miền khác nhau của đất nƣớc đã giúp Đài truyền hình Việt Nam mạnh dạn trao trọng trách dẫn chƣơng trình “Thời sự” cho những ngƣời nói các phƣơng ngữ khác nhau. Mặc dù còn có nhiều ý kiến trái chiều nhƣng quyết định đó của nhà đài đang ngày càng tỏ ra là một quyết định đúng đắn và đƣợc công chúng ủng hộ. Bốn là, mô hình ngôn ngữ học xã hội về phát triển ngôn ngữ đã đƣợc áp dụng trong việc dạy và học ngôn ngữ (bao gồm cả việc dạy và học tiếng Việt, tiếng dân tộc thiểu số và ngoại ngữ) trong nhà trƣờng. Bởi vì đối tƣợng của ngôn ngữ học xã hội là ngôn ngữ trong sử dụng cho nên học ngôn ngữ theo quan điểm của ngôn ngữ học xã hội là học cách ứng xử ngôn ngữ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp nhằm hƣớng tới hiệu quả tối ƣu trong giao tiếp. Theo đó thì ngƣời học phải học cả những kiến thức không “thuần túy ngôn ngữ” nhƣ học cách đánh giá về các yếu tố có thể ảnh hƣởng đến hiệu quả giao tiếp, ví dụ: quan hệ giữa ngƣời phát và ngƣời nhận, văn hóa của ngƣời tham gia giao tiếp, thói quen ngôn ngữ của ngƣời tham gia giao tiếp, tình huống giao tiếp, phạm vi giao tiếp,… Trong những năm gần đây, các chƣơng trình dạy và học ngôn ngữ ở Việt Nam đã chú ý đến việc cung cấp những kiến thức đó cho ngƣời học. Năm là, thành quả của các nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội về sự tƣơng tác giữa những ngƣời tham gia giao tiếp đã đƣợc quan tâm khi đề cập đến giao tiếp của ngƣời 38 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG trị bệnh và ngƣời đƣợc trị bệnh trong hoạt động khám và chữa bệnh. Điều này đƣợc thể hiện khá rõ trong “Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh” (ban hành kèm theo Quyết định số: 4031/ 2001/ QÐ-BYT, ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế). Tiếc một điều là, trong các cơ sở khám chữa bệnh công, không nhiều ngƣời tuân thủ quy định nói trên. Nhiều lí do đƣợc đƣa ra để biện hộ cho tình trạng trên, ví dụ áp lực công việc, sự quá tải, v.v. Nhƣng có lẽ, mối quan hệ bất tƣơng xứng về quyền giữa ngƣời trị bệnh và bệnh nhân là nguyên nhân quan trọng nhất. Mối quan hệ quyền trong giao tiếp đã đƣợc các nhà ngôn ngữ học xã hội quan tâm nghiên cứu từ thủa trứng nƣớc của chuyên ngành này (Brown & Gilman, 1960). Trong các cơ sở khám chữa bệnh công ở Việt Nam, ngƣời trị bệnh có nhiều quyền hơn ngƣời bệnh bởi vì họ có vị thế xã hội cao hơn, họ có kiến thức hơn, họ khỏe mạnh hơn. Sự chênh lệch về quyền này đƣợc ngƣời trị bệnh thể hiện thông qua cách ứng xử ngôn từ của họ, ví dụ, dùng hành động ngôn từ đề cao thể diện của ngƣời nói, dùng từ xƣng gọi, dùng câu tỉnh lƣợc, dẫn dắt nội dung cuộc trò chuyện, chủ động ngắt lời ngƣời bệnh,…Trong các cơ sở khám chữa bệnh tƣ nhân, quan hệ quyền giữa ngƣời trị bệnh và ngƣời bệnh có phần đổi khác. Ở đây, ngƣời bệnh đƣợc coi là khách hàng và ngƣời trị bệnh luôn mong muốn làm vừa lòng khách hàng của mình. Do đó, quan hệ quyền là một quan hệ tƣơng tác, thỏa hiệp giữa các bên tham gia giao tiếp nhằm hƣớng tới một kết quả tối ƣu trong điều trị bệnh. Những thành quả nghiên cứu về quyền nhƣ một đại lƣợng mềm dẻo, đa diện và luôn thay đổi trong các giao tiếp ngôn ngữ có thể rất hữu ích trong trƣờng hợp này. Mặc dù có những ứng dụng tích cực trong một số lĩnh vực xã hội nhƣ đã trình bày ở trên, thành quả của ngôn ngữ học xã hội lại Số 1 (231)-2015 chƣa đƣợc chú ý đầy đủ trong một số lĩnh vực xã hội khác. Một trong những lĩnh vực mà các nhận thức mang tính ngôn ngữ học xã hội có thể đóng góp phần mình là lĩnh vực thực thi pháp luật. Phát ngôn (nói hoặc viết) của con ngƣời thƣờng mang những đặc điểm xã hội của họ, ví dụ dân tộc, quê quán, giới, tuổi, trình độ văn hóa, xu hƣớng tôn giáo, v.v. Ngôn ngữ học xã hội khảo cứu tƣơng đối kĩ lƣỡng về vấn đề này. Do đó, các kết quả nghiên cứu có thể có ích trong việc nhận diện kẻ tình nghi, nhận diện các nguy cơ đe dọa tính mạng con ngƣời hoặc phá hoại xã hội trên cơ sở phân tích những đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của những phát ngôn mà kẻ xấu phát ra. Một ví dụ minh họa cho nhận định vừa nêu có thể là việc nhận diện kẻ bịt mặt hành quyết các con tin của tổ chức IS trong thời gian vừa qua. Rất tiếc, chúng tôi không có những thông tin đáng tin cậy về việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội trong lĩnh vực thực thi pháp luật ở Việt Nam. Lĩnh vực tiếp theo mà chúng tôi muốn đề cập tới trong phần này của bài viết là lĩnh vực chẩn trị bệnh lí ngôn ngữ. Trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu đề cập đến việc ứng dụng kiến thức ngôn ngữ học xã hội vào việc chẩn trị bệnh lí ngôn ngữ (ví dụ: Oetting 2005; Taylor, Payne and Anderson 1987; Wei, Miller, Dodd, & Hua, 2005). Mặc dù hiểu biết của chúng tôi về vấn đề này ở Việt Nam rất hạn hẹp, chúng tôi vẫn muốn nêu ra ở đây nhằm hƣớng tới sự quan tâm của các nhà nghiên cứu trong tƣơng lai. Chúng ta đều biết rằng, một trong những kết quả quan trọng nhất của ngôn ngữ học xã hội là xác định đƣợc các biến thể ngôn ngữ (trên tất cả các bình diện ngữ âm, từ vựng, cú pháp, phong cách,…) mang đặc tính cộng đồng, ví dụ đặc tính vùng miền lãnh thổ, đặc tính văn hóa, đặc tính nhóm,… Kiến thức về các đặc Số 1 (231)-2015 NGÔN NGỮ & ĐỜI SỐNG điểm ngôn ngữ học xã hội của cộng đồng ngôn ngữ cho phép chúng ta đánh giá chính xác hơn về một ngƣời nào đó có mắc bệnh về ngôn ngữ hay không, mức độ mắc bệnh và từ đó có một phác đồ điều trị sao cho hiệu quả nhất. Thiếu kiến thức liên quan đến biến thể ngôn ngữ học xã hội dễ dẫn đến bất cập trong quá trình chẩn đoán và điều trị. Ví dụ, nếu cho rằng một em bé sinh ra và lớn lên ở Hà Nội phát âm từ “rổ rá” mà lƣỡi không cong lên chạm tới vòm miệng là bị ngọng và do đó phải sửa “lỗi” thì có thể em bé đó cũng phát âm đúng theo yêu cầu của ngƣời điều trị “bệnh” cho em. Nhƣng, “lỗi” đó thƣờng tái phát nhanh chóng khi em ra khỏi môi trƣờng điều trị. Bởi vì cách phát âm bị coi là “ngọng” đó chính là chuẩn mực của cộng đồng giao tiếp mà em là một thành viên. Vì vậy, trƣớc khi kết luận một biểu hiện ngôn ngữ của một ngƣời nào đó là “lỗi” hoặc “bệnh” thì phải tìm hiểu về các biến thể văn hóa xã hội, về các nhận thức đƣợc coi là chuẩn mực của cộng đồng mà ngƣời đó là một thành viên. Ví dụ trƣớc khi kết luận rằng một em bé bị “chậm nói”, chúng ta phải so sánh em đó với những trẻ có cùng hoàn cảnh sống. Trẻ sống trong môi trƣờng song ngữ có thể sẽ chậm nói hơn nhƣng trẻ sống trong môi trƣờng đơn ngữ. Tƣơng tự, sự chuyển mã, trộn mã ở trẻ song ngữ có thể là hiện tƣợng bình thƣờng chứ không phải là sự nhầm lẫn giữa các ngôn ngữ. Khi đề ra phác đồ điều trị cho bệnh nhân ngôn ngữ, ngƣời trị bệnh cũng phải chú ý đến các đặc điểm ngôn ngữ học xã hội của từng bệnh nhân thì phác đồ đó mới phù hợp với bệnh nhân và do đó mới có hiệu quả. 3. Với bài viết này, chúng tôi hi vọng đã phác họa một số nét cơ bản về việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu của chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội ở Việt Nam. Có thể nói 39 rằng, mọi thành quả nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội đều có thể có những ứng dụng trong thực tiễn bởi vì đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, mục đích nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội đều gắn với hiện thực khách quan. Tuy nhiên, việc ứng dụng thành quả nào và ứng dụng ở mức độ nào phụ thuộc vào các yếu tố chính trị, văn hóa, xã hội đặc thù của hoàn cảnh cụ thể. TÀI LIỆU ĐÃ TRÍCH HOẶC DẪN Tiếng Việt 1. Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (có hiệu lực từ ngày 01/01/2014). 2. Quy định về chế độ giao tiếp trong các cơ sở khám chữa bệnh (ban hành kèm theo Quyết định số: 4031/ 2001/ QÐ-BYT, ngày 27 tháng 9 năm 2001 của Bộ trƣởng Bộ Y tế). Tiếng Anh 1. Brown, R. and Gilman, A. (1960), The pronouns of power and solidarity. Trong T. Sebeok (chủ biên), Style in language (tr. 253–76). Cambridge, MA: MIT Press. 2. Oetting, J. (2005), Assessing language in children who speak a nonmainstream dialect of English. Trong M. J. Ball (chủ biên), Clinical sociolinguistics (tr. 180–92). Oxford: Blackwell. 3. Taylor, O., Payne, K., and Anderson, N. (1987), Distinguishing between communication disorders and communication differences. Seminars in speech and language, 8, 415–28. 4. Wei, L., Miller, N., Dodd, B., and Hua, Z. (2005), Childhood bilingualism: Distinguishing difference from disorder. Trong M. J. Ball (chủ biên), Clinical sociolinguistics (tr. 193–206). Oxford: Blackwell.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.