Kế hoạch số 06/KH-ĐHSĐ

doc
Số trang Kế hoạch số 06/KH-ĐHSĐ 13 Cỡ tệp Kế hoạch số 06/KH-ĐHSĐ 406 KB Lượt tải Kế hoạch số 06/KH-ĐHSĐ 0 Lượt đọc Kế hoạch số 06/KH-ĐHSĐ 0
Đánh giá Kế hoạch số 06/KH-ĐHSĐ
4.4 ( 17 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SAO ĐỎ Số: / KH- ĐHSĐ CỘNG HOÀ Xà HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập -Tự do - Hạnh phúc Hải Dương, ngày 03 tháng 9 năm 2013 KẾ HOẠCH Tổ chức cuộc thi tìm hiểu Luật Biển Việt Nam I . Mục đích, yêu cầu: 1. Mục đích - Nhằm thực hiện Kế hoạch số 06 /KH-HĐPH ngày 20/8/2013 của Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật thị xã Chí Linh về việc tổ chức cuộc thi tìm hiểu “ Luật Biển Việt Nam”. Nhà trường xây dựng kế hoạch tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Biển Việt Nam” đối với Cán bộ, Giảng viên, Sinh viên toàn trường. - Tuyên truyền sâu rộng Luật Biển Việt Nam tới Cán bộ, Giảng viên và các em sinh viên. Nâng cao nhận thức, vị trí chiến lược của Biển đảo Việt Nam 2. Yêu cầu: - Các đơn vị Phòng, Khoa phát động cuộc thi trong toàn đơn vị. Vận động cán bộ, giáo viên, công nhân viên và SV tích cực tham gia cuộc thi. Đảm bảo đủ 100 % bài dự thi cá nhân của đơn vị. - Mỗi lớp phải chọn được một cá nhân viết 01 bài dự thi chất lượng cao. - Mỗi khoa phải chọn được một Giảng viên viết một bài chất lượng cao. - Đối với Khoa GDCT&TC phải phân công cho giảng viên viết 04 bài dự thi cá nhân có chất lượng cao. II. Nội dung cuộc thi: thi tìm hiểu: “Luật Biển Việt Nam”. III. Thể lệ cuộc thi: Thi viết (Thể lệ cuộc thi, câu hỏi, đề cương đáp án trả lời đính kèm kế hoạch và đưa trên mạng egov của nhà trường tới mọi cá nhân) 1. Đối tượng: Gồm toàn thể Cán bộ, Giảng viên, Sinh viên. Kể cả sinh viên Đại học chính quy khóa 4 và cao đẳng chính quy khóa 9 đã nhập học. (Trừ các lớp TCCN khóa 11 chuẩn bị thi tốt nghiệp và các sinh viên nhập học sau ngày 9/9/2013 không phải tham gia viết bài). 2. Yêu cầu về bài thi: - Bài dự thi do cá nhân viết (Không có bài tập thể) - Bài dự thi phải viết bằng tiếng Việt, hình thức viết tay hoặc đánh máy trên khổ giấy A4 có đánh số trang trình bày rõ ràng sạch đẹp, đóng thành tập. ( có bìa màu đỏ, gáy màu xanh). - Bài dự thi ghi rõ họ tên tuổi, địa chỉ, nơi công tác, học tập. ( Có mẫu bìa kèm theo) - Ban tổ chức không nhận bài dự thi phôtô copy. - Bài thi dự chất lượng cao được trình bày công phu, có sưu tầm tranh ảnh minh họa, những câu chuyện về biển đảo có tính giáo dục sâu sắc trong Nhân dân. + Tài liệu tham khảo: ( Có đề cương đính kèm) 3. Thời gian nộp bài thi: - Các lớp nộp bài thi về khoa từ ngày 24/9 đến 25/9/2013 1 - Các Phòng, khoa nộp bài thi về Phòng CTSV vào 16h ngày 26/ 9/ 2013 4. Giải thưởng: do Ban giám khảo của thị xã chấm và trao giải + Giải Thưởng của thị xã Chí Linh: Tập thể, cá nhân đạt giải được cấp giấy chứng nhận, kèm theo tiền thưởng: - Giải tập thể: (Cho các xã, phường, trường học, đơn vị...có thành tích cao trong cuộc thi) + 01 Giải nhất, trị giá: 800.000đ; + 02 Giải nhì, trị giá mỗi giải: 600.000đ; +.03 Giải ba, trị giá mỗi giải: 500.000đ; +.10 Giải khuyến khích, trị giá mỗi giải: 300.000đ; - Giải cá nhân: (Cho các bài dự thi của cá nhân đạt kết quả cao) + 01 Giải nhất, trị giá: 500.000đ; + 02 Giải nhì, trị giá mỗi giải: 400.000đ; +03 Giải ba, trị giá mỗi giải: 300.000đ; +.30 Giải khuyến khích, trị giá mỗi giải: 200.000đ; IV. Phân công tổ chức thực hiện: Thời gian 03/9/2013 đến 09/9/2013 09/9/2013 đến 24/9/2013 24/9/2013 đến 25/9/2013 26/9/2013 30/9/2013 Nội dung - Các đơn vị phát động cuộc thi và phổ biến triển khai kế hoạch, nội dung cho người dự thi. Đối với các khoa triển khai đến GVCN để GVCN phát động cuộc thi đến các lớp SV. - Lãnh đạo Khoa giao cho BCH Liên chi để triển khai tới từng SV các lớp Đại học K4, Cao đẳng K9. BCH Liên chi thu bài và nộp bài về khoa (Do ĐHK4 và CĐ K9 chưa có GVCN) - Đối với GVCN triển khai đến từng SV, hướng dẫn SV viết bài, sưu tầm tranh ảnh, chọn 01 SV viết bài chất lượng cao. Thu bài dự thi của lớp, nộp về khoa theo đúng thời gian quy định. Các cá nhân viết bài dự thi Thực hiện -Trưởng đơn vị , - GVCN Các cá nhân -Các cá nhân nộp bài thi về các đơn vị. Trưởng đơn vị -Các phòng, khoa , BCHLC tổ chức thu bài thi phân công (Có mẫu báo cáo số lượng bài thi của đơn vị) - Các phòng, khoa nộp bài thi về phòng Trưởng đơn vị CTSV ( đ/c Quất). Các bài thi chất lượng phân công cao phải để riêng - Nộp bài thi cho Ban tổ chức cuộc thi tại thị P. CTSV xã Chí Linh - Phòng HCTC bố trí 01 xe 16 chỗ đi nộp bài P. HCTC thi 2 V.Kinh phí. - Ban tổ chức: 14 người x 50.000đ = 700.000đ - Thu bài, nộp bài thi toàn trường cho BTC thị xã: 1 người x 50.000đ = 50.000đ Tổng Cộng: 750.000đ (Bẩy trăm năm mươi ngàn đồng chẵn) K/T. HIỆU TRƯỞNG PHÓ HIỆU TRƯỞNG Nơi nhận: - Các Phòng,Khoa, ĐTN; - Lưu VP, CTSV. Trần Văn Phong 3 (mẫu) BÁO CÁO Tổng hợp số lượng các bài thi tìm hiểu “ Luật Biển Việt Nam” Khoa/ Phòng:……………………… TT Tên đơn vị (Lớp) số người của đơn vị Tổng số bài thi Số bài chất lượng cao Ghi chú (Ví dụ) : Khoa điện 50 50 1 Giáo viên 2 02 ĐĐT1 33 33 1 3 02 ĐĐT2 33 33 1 4 07 CĐ TĐH 1 50 50 1 5 07 CĐ TĐH 2 44 44 0 6 08CĐ HTĐ 54 54 1 7 08CĐ TĐH1 … 59 … 58 … 1 … … .. Cộng: 1 Ngày tháng năm 2013 Người nộp Ghi chú: Ngày 26/9/2013 Các phòng,khoa nộp bài thi về phòng CTSV cho ( đ/c Quất) 4 THỂ LỆ CUỘC THI Tìm hiểu Luật Biển Việt Nam (Theo Thể lệ cuộc thi của Hội đồng PHPBGDPL thị xã đã ban hành) Ban Tổ chức cuộc thi ban hành Thể lệ cuộc thi như sau: 1. Nội dung, hình thưc, đối tượng tham dự cuộc thi. - Nội dung: Thi tìm hiểu Luật Biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2013. - Hình thức: thi viết - Đối tượng tham dự cuộc thi: Mọi tổ chức, cá nhân đang cư trú, sinh sống và làm việc trên địa bàn thị xã Chí Linh (bao gồm tổ chức, công dân Việt Nam hoặc tổ chức, cá nhân nước ngoài) đều được tham gia Cuộc thi tìm hiểu “ Luật Biển Việt Nam”, trừ thành viên Ban Tổ chức, Ban giám khảo và cán bộ giúp việc cho Ban Tổ chức, Ban giám khảo. 2. Yêu cầu đối với bài dự thi. - Được trình bày bằng hình thức viết tay hoặc đánh máy (bản gốc), bản sao (bản photocopy) không hợp lệ. - Trả lời đầy đủ câu hỏi của Ban Tổ chức cuộc thi đặt ra. - Ghi rõ ràng và đầy đủ họ, tên, tuổi, địa chỉ, (nơi ở, công tác, học tập) trên trang bìa hoặc phần đầu của bài thi. - Đánh số từng trang theo thứ tự và được đóng (ghim) thành tập. - Khuyến khích các Bài dự thi được trình bày công phu, có sưu tầm tranh ảnh minh họa, những câu chuyện về Biển, đảo có tính giáo dục sâu sắc trong nhân dân. 3. Thời gian thu nhận và nộp bài thi - Các phòng, khoa thu bài thi ngày 24/9/2013 - Các phòng, khoa nộp bài thi về phòng CTSV trước 16h ngày 26/9/2013 - Phòng CTSV nộp bài dự thi về Ban Tổ chức cuộc thi (qua Phòng Tư pháp thị xã) chậm nhất ngày 30/9/2013. 4. Giải thưởng Tập thể, cá nhân đạt giải được cấp giấy chứng nhận kèm theo tiền thưởng: * Tập thể - 01 giải nhất, trị giá: 800.000 đồng. - 02 giải nhì, trị giá mới giải : 600.000 đồng. - 03 giải ba, trị giá mỗi giải: 500.000 đồng. - 10 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải: 300.000 đồng. 5 * Cá nhân: - 01 giải nhất, trị giá: 500.000 đồng. - 02 giải nhì, trị giá mỗi giải: 400.000 đồng - 03 giải ba, trị giá mỗi giải: 300.000 đồng - 30 giải khuyến khích, trị giá mỗi giải: 200.000 đồng. Thể lệ cuộc thi được công bố công khai, rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn thị xã. Các phòng, ban, ngành, đoàn thể thị xã, UBND các xã, phường và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học trên địa bàn thị xã có kế hoạch cụ thể triển khai thực hiện./. 6 CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU LUẬT BIỂN VIỆT NAM Câu 1: Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày, tháng, năm nào? Luật biển Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? Câu 2: Luật biển Việt Nam quy định về quản lý và bảo vệ biển như thế nào? Câu 3: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Câu 4: Quy định về tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ? Câu 5: Luật biển Việt Nam quy định những nhóm hành vi nào bị nghiêm cấm khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam? Nghĩa vụ, trách nhiệm của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển? Câu 6: Những ngành kinh tế biển nào được nhà nước ưu tiên phát triển? Chính sách ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển của Nhà nước ta? Câu 7: Hãy cho biết ý nghĩa của việc ban hành Luật biển Việt Nam? Công dân cần phải có trách nhiệm gì trong việc góp phần bảo vệ vùng biển Việt Nam? Theo bạn, làm thế nào để Luật biển Việt Nam được tuyên truyền đến mọi công dân một cách hiệu quả? Ban tổ chức cuộc thi sẽ cộng điểm khuyến khích các bài dự thi trình bày đẹp, có sưu tầm tranh, ảnh minh họa, có liên hệ đến việc chấp hành, thực hiện ở cơ quan, đơn vị, địa phương. ĐỀ CƯƠNG ĐÁP ÁN TRẢ LỜI CUỘC THI TÌM HIỂU LUẬT BIỂN VIỆT NAM Câu 1: Luật biển Việt Nam được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày, tháng, năm nào? Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày, tháng, năm nào? Luật biển Việt Nam có hiệu lực thi hành kể từ ngày, tháng, năm nào? Có bao nhiêu chương, bao nhiêu điều? - Luật biển Việt Nam đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngaỳ 21 tháng 6 năm 2012. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm2013. Chủ tich nước ký lệnh số 16/2012/L-CTN ngày 02 tháng 7 năm 2012. - Luật biển Việt Nam có 7 chương và 55 điều. 7 Câu 2: Luật biển Việt Nam quy định về quản lý và bảo vệ biển như thế nào? 1. 2. 3. 4. 5. 6. Điều 5. Chính sách quản lý và bảo vệ biển Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển. Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - Xã hội, quốc phòng, an ninh. Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện cuả từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển. Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan. Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biên, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển. Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo. Câu 3: Chế độ pháp lý các vùng biển và thềm lục địa của Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Điều 8: Xác định đường cơ sở Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố. Chính phủ xác định và công bố đường cơ sở ở những khu vực chưa có đường cơ sở sau khi được Ủy ban thường vụ Quốc hội phê chuẩn. Điều 9: Nội thủy Nội thủy là vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam. Điều 10: Chế độ pháp lý của nội thủy Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền. Điều 11: Lãnh hải Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở ra phía biển. Ranh giới ngoài của lãnh hải là biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam. Điều 12: Chế độ pháp lý của lãnh hải 8 1. Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với công ước của liên hợp quốc về luật biển năm 1982. 2. Tàu thuyền của tất cả các quốc gia được hưởng quyền đi qua không gây hại cho lãnh hải Việt Nam. Đối với tàu quân sự nước ngoài khi thực hiện quyền đi qua không gây hại trong lãnh hải Việt Nam, thông báo trước cho cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Việc đi qua không gây hại của tàu thuyền nước ngoài phải được thực hiện trên cơ sở tôn trọng hòa bình, độc lập, chủ quyền, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 4. Các phương tiện bay nước ngoài không được vào vùng trời ở lãnh hải Việt Nam, trừ trường hợp được sự đồng ý của chính phủ Việt Nam hoặc thực hiện theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. 5. Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt nam. Điều 13: Vùng tiếp giáp lãnh hải Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền mà nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, có chiều rộng 12 hải lý tính từ danh giới ngoài của lãnh hải. Điều 14: Chế độ pháp lý của vùng tiếp giáp lãnh hải 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và các quyền khác quy định tại điều 16 của luật này đối với vùng biển tiếp giáp lãnh hải. 2. Nhà nước thực hiện kiểm soát trong vùng tiếp giáp lãnh hải nhằm ngăn ngừa và xử lý hành vi vi phạm pháp luật về hải quan, thuế, y tế, xuất nhập cảnh xảy ra trên lãnh thổ hoặc trên lãnh hải Việt Nam. Điều 15: Vùng đặc quyền kinh tế Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, hợp với lãnh hải thành một vùng biển có chiều rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Điều 16: Chế độ pháp lý của vùng đặc quyền kinh tế. 1. Trong vùng đặc quyền kinh tế, Nhà nước thực hiện: a) Quyền chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, quản lý và bảo tồn tài nguyên thuộc vùng nước bên trên đáy biển, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển; về các hoạt động khác nhằm thăm dò, khai thác vùng này vì mục đích kinh tế; b) Quyền tài phán quốc gia về lắp đặt và sử dụng đảo nhân tạo, thiết bị và công trình trên biển; nghiên cứu khoa học biển, bảo vệ và gìn giữ môi trường biển; c) Các quyền và nghĩa vụ khác phù hợp với pháp luật quốc tế. 2. Nhà nước tôn trọng quyền tự do hàng hải, hàng không; quyền đặt dây cáp, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp của các quốc gia khác trong vùng đặc quyền kinh tế của Viện Nam theo quy định của luật này và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp nhận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 3. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt các thiết bị và công trình trong vùng đặc 9 quyền kinh tế của Việt Nam trên cơ sở các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, hợp đồng được ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam. 4. Các quyền có liên quan đến đáy biển và lòng đất dưới đáy biển được thực hiện theo quy định tại điều 17 và điều 18 của luật này. Điều 17. Thềm lục địa Thềm lục địa là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và nằm ngoài lãnh hải Việt Nam, trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất liền, các đảo và quần đảo của Việt Nam cho đến mép ngoài của rìa lục địa. Trong trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lý thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong trường hợp mép ngoài của của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lý tính từ đường cơ sở hoặc không quá 100 hải lý tính từ đường đẳng sâu 2.500 mét (m). Điều 18: Chế độ pháp lý của thềm lục địa 1. Nhà nước thực hiện quyền chủ quyền đối với thềm lục địa về thăm dò, khai thác tài nguyên. 2. Quyền chủ quyền quy định tại khoản 1 điều này có tính chất đặc quyền, không ai có quyền tiến hành hoạt động thăm dò thềm lục địa hoặc khai thác tài nguyên của thềm lục địa nếu không có sự đồng ý của Chính phủ Việt Nam. 3. Nhà nước có quyền khai thác lòng đất dưới đáy biển, cho phép và quy định việc khoan nhằm bất kỳ mục đích nào ở thềm lục địa. 4. Nhà nước tôn trọng quyền đặt dây các, ống dẫn ngầm và hoạt động sử dụng biển hợp pháp khác của các quốc gia khác ở thềm lục địa Việt Nam theo quy định của luật này và các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, không làm phương hại đến quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia và lợi ích quốc gia trên biển của Việt Nam. Việc lắp đặt dây cáp và ống dẫn ngầm phải có sự chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam. 5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được tham gia thăm dò, sử dụng, khai thác tài nguyên, nghiên cứu khoa học, lắp đặt thiết bị công trình ở thềm lục địa của Việt Nam trên cơ sở điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam là thành viên, hợp đồng ký kết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc được phép của Chính phủ Việt Nam. Câu 4: Quy định về tìm kiềm, cứu nạn và cứu hộ Điều 33. Tìm kiếm, cứu nạn và cứu hộ 1. Trường hợp người, tàu thuyền hoặc phương tiện bay gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển cần sự cứu giúp thì phải phát tín hiệu cấp cứu theo quy định và khi điều kiện cho phép phải thông báo ngay cho cảng vụ hàng hải hay trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng hải Việt Nam hay nhà chức trách địa phương nơi gần nhất biết để được giúp đỡ, hướng dẫn cần thiết. 2. Khi biết tình trạng người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm hay nhận được tín hiệu cấp cứu của người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần được cứu giúp, mọi cá nhân, tàu thuyền khác phải bằng mọi cách tiến hành cứu giúp người, tàu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm nếu điều kiện thực tế cho phép và 10 không gây nguy hiểm đến tàu thuyền, những người đang ở trên tàu thuyền của mình và kịp thời báo cho cá nhân, tổ chức liên quan biết. 3. Nhà nước đảm bảo sự giúp đỡ cần thiết theo quy định của pháp luật Việt Nam, pháp luật quốc tế có liên quan và trên tinh thần nhân đạo để người và tầu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm trên biển có thể nhanh chóng tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả. 4. Trong nội thủy, lãnh hải Việt Nam, Nhà nước có đặc quyền trong việc thực hiện các hoạt đồng tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ người và tầu thuyền gặp nạn hoặc nguy hiểm cần sự cứu giúp. 5. Lực lượng có thẩm quyền có quyền huy động cá nhân, tàu thuyền đang hoạt động trong vùng biển Việt Nam tham gia tìm kiếm, cứu nạn nếu điều kiện thực tế cho phép và không gây nguy hiểm cho cá nhân, tàu thuyền đó. Việc huy động và yêu cầu quy định tại khoản này chỉ được thực hiện trong trường hợp khẩn cấp và chỉ trong thời gian cần thiết để thực hiện công tác tìm kiếm, cứu nạn. 6. Việc cứu hộ hàng hải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng cứu hộ hàng hải theo thỏa thuận giữa chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng tàu thuyền tham gia cứu hộ với chủ tàu thuyền hoặc thuyền trưởng của tàu thuyền gặp nạn, phù hợp với các quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật quốc tế có liên quan. 7. Tàu thuyền nước ngoài vào vùng biển Việt Nam thực hiện việc tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa theo đề nghị của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam phải tuân theo các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Câu 5: Luật biển Việt Nam quy định những nhóm hành vi nào bị nghiêm cấm khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam? Nghĩa vụ, trách nhiệm của lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển? Điều 38. Cấm tàng trữ, sử dụng, mua bán trái pháp vũ khí, chất nổ, chất độc hại Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được tàng trữ, sử dụng, mua bán trái pháp vũ khí hoặc chất nổ, chất độc hại cũng như các loại phương tiện thiết bị khác có khả năng gây hại đối với người, tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển. Điều 39. Cấm mua bán người, mua bán, vận chuyển, tàng trữ, trái pháp chất ma túy. 1. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được mua bán người, vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy. 2. Khi có căn cứ về việc tàu thuyền, tổ chức, cá nhân đang mua bán người hoặc vận chuyển, tàng trữ, mua bán trái phép các chất ma túy thì lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền tiến hành khám xét, kiểm tra, bắt giữ, dẫn giải về các cảng, bến hay nơi trú đậu của Việt Nam hoặc dẫn giải, chuyển giao đến các cảng, bến hay nơi trú đậu của nước ngoài theo qui định của pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên để xử lý 11 Điều 40. Cấm phát sóng trái phép. Khi hoạt động trong vùng biển Việt Nam, tàu thuyền, tổ chức, cá nhân không được phát sóng trái phép hoặc tuyên truyền, gây phương hại cho quốc phòng, an ninh của Việt Nam. Điều 41. Quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài. 1. Lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển có quyền truy đuổi tàu thuyền nước ngoài vi phạm các quy định của pháp luật Việt Nam nếu tàu thuyền này đang ở trong nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam. Quyền truy đuổi được tiến hành sau khi lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển đã pháp tín hiệu yêu cầu tàu thuyền vi phạm hay có dấu hiện vi phạm pháp luật dừng lại để tiến hành kiểm tra nhưng tàu thuyền đó không chấp hành. Việc truy đuổi có thể được tiếp tục ở ngoài ranh giới của lãnh hải hay vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam nếu được tiến hành liên tục, không ngắt quãng. 2. Quyền truy đuổi cũng được áp dụng đối với hành vi vi phạm quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam, vi phạm trong phạm vi vành đai an toàn và trên các đảo nhân tạo, thiết bị, công trình trên biển trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam. Câu 6: Những ngành kinh tế biển nào được nhà nước ưu tiên phát triển? Chính sách ưu đãi đầu tư phát triển kinh tế trên các đảo và hoạt động trên biển của Nhà nước ta? Điều 43 Phát triển các ngành kinh tế biển. Nhà nước ưu tiên tập trung phát triển các ngành kinh tế biển sau đây: 1. Tìm kiếm, thăm do, khai thác, chế biến dầu, khí và các loại tài nguyên khoáng sản biển; 2. Vận tải, cảng biển, đóng mới và sửa chữa tàu thuyền, phương tiện đi biển và các dịch vụ hàng hải khác; 3. Du lịch biển và kinh tế đảo; 4. Khai thác, nuôi trông, chế biến hải sản; 5. Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học, công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; 6. Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển. Câu 7: Hãy biết ý nghĩa của việc ban hành Luật Biển Việt Nam? Công dân cần phải có trách nhiệm gì trong việc góp phần bảo vệ vùng biển Việt Nam? Theo bạn, làm thế nào để Luật Biển Việt Nam được tuyên truyền đến mọi công dân một cách hiệu quả? Việc thông qua Luật Biển Việt Nam là một hoạt động lập pháp quan trọng nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lý liên quan biển, đảo nước ta. Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lý các vùng biển , đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc quản lý, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. Với việc thông qua Luật Biển Việt Nam, chúng ta đã thực hiện nhiệm vụ mà Quốc hội khóa IX đề ra là bổ sung quy định của luật pháp quốc gia phù hợp với Công ước Luật Biển năm 1982, bảo đảm lợi ích của Việt Nam. Cùng với việc khẳng định chủ trương giải quyết các tranh chấp biển, đảo bằng các biện pháp hòa bình, Nhà nước ta đã chuyển một thông điệp quan trọng tới toàn thế giới: Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ, luật pháp quốc tế, nhất là các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, trong đó có Công ước Luật Biển năm 1982, quyết tâm phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và trên thế giới. 12 (Mẫu bìa) Bé c«ng th¬ng Trêng ®¹i häc sao ®á Bµi dù thi t×m hiÓu “ Luật Biển Việt Nam” Hä vµ tªn: ………………………….............. Ngµy sinh: …………………………............. Đơn vị: (SV ghi râ líp, khãa)........................................ §Þa chØ: Trường Đại học Sao Đỏ. 13
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.