Indomethacin

pdf
Số trang Indomethacin 5 Cỡ tệp Indomethacin 120 KB Lượt tải Indomethacin 0 Lượt đọc Indomethacin 0
Đánh giá Indomethacin
4.1 ( 4 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

Indomethacin 1. Tên thường gọi: Indomethacin 2. Biệt dược: INDOCIN, INDOCIN-SR. 3. Nhóm thuốc và cơ chế: Là thuốc chống viêm phi steroid (NSAID) có tác dụng hạ sốt, giảm đau và chống viêm, thuộc nhóm thuốc giảm đau không gây nghiện, có tác dụng giảm đau nhẹ và vừa như đau do chấn thương, đau kinh, viêm khớp, các tình trạng cơ xương. 4. Dạng dùng: Viên nang 25mg, 50mg. Dạng SR (giải phóng chậm): 75mg. Hỗn dịch: 25mg/5ml; thuốc đau 50mg. 5. Bảo quản: Nhiệt độ phòng, không bảo quản lạnh, tránh ẩm. 6. Chỉ định: Điều trị viêm đa khớp dạng thấp, viêm đốt sống cǎng khớp, viêm khớp gút, viêm xương khớp cũng như chấn thương mô mềm như viêm gân, viêm nang. 7. Liều dùng và cách dùng: Uống thuốc trong bữa ǎn. 8. Tương tác thuốc: Không dùng Indonethacin cho bệnh nhân có tiền sử hen, phát ban hoặc dị ứng với aspirin và các thuốc chống viêm phi steroid khác. Hiếm khi xảy ra dị ứng nhưng rất nặng. Thuốc cũng không được dùng cho bệnh nhân loét dạ dày, hoặc suy thận. Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân dùng các thuốc chống đông máu như coumadin (warfarin) vì tǎng nguy cơ chảy máu. Indomethacin làm tǎng cường độ Lithi trong máu có thể gây độc khi dùng đồng thời, làm tǎng độc tính của cyclossporine với thận. Việc dùng Indomethacin cho trẻ em chưa được thiết lập. Ngừng dùng Indomethacin trước khi phẫu thuật chọn lọc, ít nhất là 3 ngày. Indomethacin không được dùng cho bệnh nhân có tiền sử mới chảy máu trực tràng hoặc viêm nhiễm trực tràng. 9. Đối với phụ nữ có thai: Không dùng Indomethacin cho thai phụ. 10. Đối với phụ nữ cho con bú: Không dùng Indomethacin cho phụ nữ cho con bú. 11. Tác dụng phụ: Tác dụng phụ liên quan đến liều vì vậy nên dùng liều thấp nhất có tác dụng. Hay gặp nhất là loét, nóng bụng, đau, co thắt, buồn nôn, viêm dạ dày, thậm chí chảy máu và ngộ độc gan.Đôi khi chảy máu và loét dạ dày mà không có đau bụng. Phân đen, mệt mỏi, chóng mặt khi đứng đậy là các dấu hiệu của chảy máu trong. Phát ban, suy thận, ù tai, mê sảng cũng có thể xảy ra. Ipratropium bromide inhaler 1. Tên thường gọi: Ipratropium bromide inhaler 2. Biệt dược: ATROVENT. 3. Nhóm thuốc và cơ chế: Là thuốc giãn phế quản dùng điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính liên quan đến viêm phế quản mạn tính và tràn khí. Trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Các dây thần kinh tiết acetylcholin đi vào trong phổi làm hẹp phế quản do kích thích co cơ quanh phế quản. Tác dụng kháng cholinergic của ipratropium bromide phong bế tác dụng của các dây thần kinh tiết acetylcholin, gây dãn cơ trơn phế quản. Khi dùng dạng xịt, ipratropium đi thẳng vào đường hô hấp, một lượng rất nhỏ được hấp thụ vào cơ thể. 4. Dạng dùng: Thuốc xịt 18 microgam/lần xịt. Lọ xịt có chứa 200 lần xịt. 5. Bảo quản: Nhiệt độ phòng 15-30? C, tránh ẩm. 6. Chỉ định: Kiểm soátcác triệu chứng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính liên quan đến viêm phế quản và tràn khí, tràn khí làm giảm chức nǎng hô hấp và khó thở.Viêm phế quản gây sưng, viêm thành trong đường hô hấp. Hơn nữa nhiều chất nhầy được tiết ra ở phổi. 7. Cách dùng và liều dùng: Dùng để phòng bệnh, liều thay đổi rất rộng, 2 - 6 lần xịt hoặc nhiều hơn chia làm 2 - 4 lần/ngày. Cần sử dụng liên tục để có tác dụng. 8. Tương tác thuốc: Chưa thấy có tương tác thuốc với ipratropium bromide. 9. Đối với phụ mữ có thai: Vẫn chưa có nghiên cứu về tác dụng của thuốc trên thai phụ vì vậy cần hết sức thận trọng. 10. Đối với phụ nữ cho con bú: Chưa được biết liệu Ipratropium có bài tiết vào sữa mẹ không. Các thuốc trong nhóm có bài tiết vào sữa mẹ. Không được biết liệu thuốc có ảnh hưởng lên trẻ bú sữa mẹ hay không. 11. Tác dụng phụ: Hay gặp nhất là triệu chứng giống cúm, run, mất ngủ, hoảng sợ, đau bụng, đau ngực và khó thở.
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.