Hướng dẫn về nguồn tài nguyên Giáo dục mở (OER) trong Giáo dục Đại học

pdf
Số trang Hướng dẫn về nguồn tài nguyên Giáo dục mở (OER) trong Giáo dục Đại học 28 Cỡ tệp Hướng dẫn về nguồn tài nguyên Giáo dục mở (OER) trong Giáo dục Đại học 491 KB Lượt tải Hướng dẫn về nguồn tài nguyên Giáo dục mở (OER) trong Giáo dục Đại học 0 Lượt đọc Hướng dẫn về nguồn tài nguyên Giáo dục mở (OER) trong Giáo dục Đại học 0
Đánh giá Hướng dẫn về nguồn tài nguyên Giáo dục mở (OER) trong Giáo dục Đại học
4.3 ( 16 lượt)
Nhấn vào bên dưới để tải tài liệu
Đang xem trước 10 trên tổng 28 trang, để tải xuống xem đầy đủ hãy nhấn vào bên trên
Chủ đề liên quan

Nội dung

CI-2011/WS/7 Hướng dẫn về Nguồn tài nguyên Giáo dục Mở (OER) trong Giáo dục Đại học Mục lục Lời cám ơn…………………………………………………………………………………. iv Bảng chú giải các thuật ngữ…………………………………………………..………....... v 1 Lời giới thiệu..................................................................................................................... 1.1 Mục đích của Hướng dẫn............................................................................................ 1.2 Cơ sở của Hướng dẫn.................................................................................................. 1.2.1 Bối cảnh giáo dục đại học........................................................................................ 1.2.2 Cấp phép mở và sự xuất hiện của tài nguyên giáo dục mở...................................... 1.2.3 Tiềm năng thay đổi của tài nguyên giáo dục mở..................................................... 1.3 Quy mô của cuốn Hướng dẫn ..................................................................................... 1 1 1 1 2 2 3 2 Hướng dẫn cho các bên liên quan đến giáo dục đại học............................................... 2.1 Hướng dẫn cho các cơ quan chính phủ ...................................................................... 2.2 Hướng dẫn cho các cơ sở đào tạo đại học .................................................................. 2.3 Hướng dẫn cho đội ngũ giảng viên ............................................................................ 2.4 Hướng dẫn cho các tổ chức sinh viên......................................................................... 2.5 Hướng dẫn cho các cơ quan đảm bảo chất lượng/cấp chứng chỉ và công nhận bằng cấp …………….................................................................................................. 5 5 6 9 11 Tài liệu tham khảo............................................................................................................... 15 Phụ lục 1- Kiến thức hữu ích, năng lực và kỹ năng sử dụng tài nguyên giáo dục mở hiệu quả trong giáo dục đại học ...................................................................... 17 13 Phụ lục 2- Tăng cường giáo dục hiệu quả và hội nhập hơn bằng cách thiết kế tài nguyên giáo dục mở đáp ứng nhu cầu của sinh viên …................................................... 21 Lời cám ơn Chúng tôi xin cám ơn những người đã đóng góp cho tài liệu này, đặc biệt là: • • • • • • Ngài John Daniel, Chủ tịch Commonwealth of Learning và, Bà Stamenka Uvalic ´Trumbic ´, Nguyên Trưởng phòng Giáo dục đại học, UNESCO, người đi đầu trong sáng kiến này; Ông Neil Butcher, Nhà chiến lược tài nguyên giáo dục mở, OER Châu Phi/Viện Giáo dục từ xa Nam Phi, Bà Jenny Glennie, Giám đốc Viện Giáo dục từ xa Nam Phi và Bà Catherine Ngugi, Giám đốc dự án, OER Châu Phi, đã soạn thảo Cuốn Hướng dẫn này; Thành viên của Nhóm chuyên gia đã hướng dẫn trong các chuyên ngành của mình; Những đại biểu tham gia các hội thảo, các diễn đàn trực tuyến và diễn đàn chính sách được tiến hành trong sáng kiến “Đưa tài nguyên giáo dục mở vượt ra ngoài cộng đồng tài nguyên giáo dục mở: Sáng kiến chính sách và khả năng”; Tất cả những người đã gửi ý kiến đóng góp cho tài liệu này, và Bà Trudi van Wyk, Chuyên gia giáo dục eLearning, Trung tâm Giáo dục của Khối Thịnh vượng chung (Commonwealth of Learning) và Bà Zeynep Varoglu, Chuyên gia Chương trình, UNESCO, những người chịu trách nhiệm sáng kiến “Đưa tài nguyên giáo dục mở vượt ra ngoài cộng đồng OER: Sáng kiến chính sách và khả năng” từ lúc khởi đầu vào năm 2010. Bảng chú giải các thuật ngữ Xuất bản truy cập mở: Xuất bản truy cập mở thường có nghĩa là việc phân phối rộng rãi bản điện tử của những bài viết trên đặc san chuyên ngành đã được thẩm định để được truy cập tự do và không giới hạn. 1 Tài nguyên Giáo dục Mở (OER): Tài nguyên giáo dục mở là bất cứ tài liệu giảng dạy, học tập và phương tiện nghiên cứu nào trên bất cứ phương tiện nào đặt trong lĩnh vực công và được đăng tải theo giấy phép mở cho phép người khác truy cập, sử dụng, thay đổi mục đích, sử dụng lại và phân phối lại không hạn chế hoặc ít hạn chế (Atkins, Brown & Hammond, 2007). 2 Việc sử dụng các quy chuẩn kỹ thuật mở tăng cường tiềm năng truy cập và sử dụng lại. Tài nguyên giáo dục mở có thể gồm các khoá học /chương trình đầy đủ, tài liệu của các môn học, các môđun, tài liệu hướng dẫn học sinh, bài giảng, sách giáo khoa, các bài nghiên cứu, băng video, các công cụ và dụng cụ đánh giá, tài liệu tương tác như mô phỏng, đóng vai, cơ sở dữ liệu, phần mềm, các ứng dụng (kể cả các ứng dụng di động) và bất cứ tài liệu giáo dục hữu dụng nào. Thuật ngữ ‘tài nguyên giáo dục mở” không đồng nghĩa với học trực tuyến, eLearning hay học tập di động (mobile learning). Nhiều tài nguyên giáo dục mở -trong khi có thể chia sẻ được dưới hình thức kỹ thuật số, cũng có thể in thành văn bản. Giấy phép mở: Giấy phép mở là phương thức đã được chuẩn hóa nhằm cấp phép và quy định những giới hạn trong truy cập, sử dụng, thay đổi mục đích, sử dụng lại hay phân phối lại các tác phẩm sáng tạo (có thể là âm thanh, văn bản, hình ảnh, đa phương tiện, vv…). 3 Để biết thêm các định nghĩa của các thuật ngữ liên quan, xin xem cuốn Sổ tay Hướng dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER) (Butcher, 2011), do UNESCO và COL phát hành. 4 1 Sáng kiến truy cập mở Budapest (http://www.soros.org/openacess/read) Đánh giá Phong trào tài nguyên giáo dục mở (OER): Thành tựu, Thách thức và Cơ hội mới (http://www.hewlett.org/uploads/files/ReviewoftheOERMovement.pdf) 3 Creative Commons (http://creativecommons.org/licenses/) và Định nghĩa Mở (http://opendefinition.org/guide/) 4 Xem Sổ tay Hướng dẫn cơ bản về tài nguyên giáo dục mở (OER) http://www.col.org/oerBasicGuide) 2 1 Lời giới thiệu 1.1 Mục đích của cuốn Hướng dẫn Tài nguyên giáo dục mở (OER) là tài liệu được sử dụng để hỗ trợ giáo dục có thể được tự do truy cập, sử dụng lại, điều chỉnh và chia sẻ. Cuốn Hướng dẫn này nêu lên những vấn đề chính và gợi ý lồng ghép tài nguyên giáo dục mở vào giáo dục đại học. Mục đích của cuốn Hướng dẫn là khuyến khích những người ra quyết định trong chính phủ và các tổ chức đầu tư vào sản xuất, điều chỉnh cho phù hợp và sử dụng tài nguyên giáo dục mở một cách hệ thống và đưa vào giáo dục đại học nhằm cải tiến chất lượng chương trình khung và giảng dạy và giảm chi phí. 1.2 Cơ sở của cuốn Hướng dẫn 1.2.1 Bối cảnh giáo dục đại học Trong kinh tế tri thức toàn cầu hiện nay, các hệ thống giáo dục đại học đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển xã hội và cạnh tranh kinh tế quốc gia. Tuy nhiên, có những thách thức lớn trong việc đáp ứng nhu cầu tuyển sinh ngày càng tăng trên toàn thế giới. Theo dự báo, số lượng sinh viên nhập học toàn cầu hiện là 165 triệu và sẽ tăng 98 triệu cho đến năm 2025. Tuy nhiên, không thể đáp ứng được sự tăng trưởng này bởi khó có thể có sự gia tăng tương ứng về nguồn nhân lực và tài chính cho ngành giáo dục đại học. Rất nhiều cơ sở đã đưa công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) vào các chương trình quản lý, quản trị và giáo dục của mình để phục vụ sinh viên với hiệu quả chi phí tốt hơn và chuẩn bị cho sinh viên bước vào thế giới sau khi tốt nghiệp. Tuy nhiên, ở rất nhiều nước đang phát triển, việc tiếp cận với phần cứng, phần mềm và kết nối mạng vẫn còn là thách thức. Vì vậy điều cấp thiết là phải điều chỉnh các phương pháp sư phạm và tài liệu học tập cho phù hợp với môi trường này trong khi vẫn đảm bảo chất lượng cao và cơ hội giáo dục phù hợp. Đồng thời, công nghệ thông tin và truyền thông đẩy mạnh việc truyền bá thông tin qua các hệ thống truyền thông toàn cầu, dẫn đến sự bùng nổ trong việc tạo ra và cùng chia sẻ kiến thức. Sự tham gia của những người không phải là chuyên gia vào một số lĩnh vực chuyên ngành trước đây đang mở rộng ranh giới của học thuật, trong khi việc tạo ra kiến thức năng động và các hệ thống mạng máy tính xã hội và xử lý ngày càng được gia tăng và được chấp nhận nhiều hơn. Điều này mở ra các cơ hội tạo ra và chia sẻ hàng loạt các tài nguyên giáo dục có thể đáp ứng nhu cầu của sinh viên ngày càng đa dạng hơn. Việc số hóa thông tin, kết hợp với sự phổ biến ngày càng rộng rãi của nó đã đặt ra những thách thức lớn đối với các khái niệm về sở hữu trí tuệ. Các chế độ bản quyền và các mô hình kinh doanh xuất bản đang được đưa ra soi xét. Việc truy cập OER trực tuyến tăng lên đã đẩy mạnh học tập cá nhân, cùng với việc thiết lập mạng xã hội và học tập có sự cộng tác tạo ra các cơ hội đổi mới về sư phạm. 1.2.2 Cấp phép mở và sự xuất hiện của tài nguyên giáo dục mở Giấy phép mở xuất hiện nhằm nỗ lực bảo vệ quyền của tác giả trong môi trường nơi nội dung (đặc biệt khi số hóa) có thể được sao chép và chia sẻ dễ dàng mà không cần xin phép. Giấy phép mở nhằm đảm bảo rằng sự sao chép và chia sẻ được thực hiện trong khuôn khổ pháp lý linh hoạt hơn là trong tình trạng giữ bản quyền tự động. Nó cho phép cấp giấy phép một cách chính xác, trong khi loại bỏ các hạn chế của bản quyền truyền thống. Tài nguyên giáo dục mở là một phần của quy trình này. Nó cho phép linh hoạt hơn trong việc sử dụng, sử dụng lại và điều chỉnh tài liệu cho phù hợp với bối cảnh địa phương và môi trường học tập, trong khi các tác giả có tác phẩm vẫn được công nhận. Một số người ủng hộ OER nói rằng lợi ích chính của nội dung mở là ‘tự do’ (miễn phí) nhưng đó là sự đơn giản thái quá. Nội dung mở có thể được chia sẻ với người khác mà không cần phải xin phép và không phải trả phí cấp giấy phép hoặc các loại lệ phí truy cập khác. Tuy nhiên, một số chi phí quan trọng cũng phải được tính đến. Để tận dụng tài nguyên giáo dục mở hiệu quả đòi hỏi các cơ sở phải đầu tư một cách có hệ thống vào thiết kế chương trình khung/ khoá học và phát triển tài liệu và thu thập tài liệu. Cần phải đầu tư thời gian vào việc phát triển các chương trình và tài liệu, tìm tài nguyên giáo dục mở phù hợp, điều chỉnh tài nguyên giáo dục mở hiện có và thương thảo việc cấp giấy phép bản quyền (nếu tài liệu không được cấp phép mở). Ngoài ra còn có các chi phí liên quan khác như mua sắm và bảo dưỡng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông (đối với các mục đích tạo ra và chia sẻ) nội dung và băng thông rộng. Đã có các cơ sở giáo dục đang đầu tư vào những việc này nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập. Họ tạo điều kiện cho các cơ sở khác chia sẻ tài liệu và nâng cao chất lượng chương trình giảng dạy cho sinh viên. Các cơ sở sử dụng và điều chỉnh tài nguyên giáo dục mở có thể thấy đây là cách đầu tư có hiệu quả vào thiết kế và phát triển tài liệu. 1.2.3 Tiềm năng thay đổi của tài nguyên giáo dục mở Nhu cầu giáo dục đại học ngày càng tăng và sự tiếp tục mở rộng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông tạo ra những thách thức đặc biệt cho các cơ sở giáo dục đại học trong thời kỳ nguồn lực khó khăn. Điều ngày càng quan trọng đối với các cơ sở giáo dục là phải hỗ trợ một cách có kế hoạch và hệ thống: • Phát triển và cải thiện chất lượng các chương trình khung và tài liệu học tập; • Thiết kế chương trình và khoá học liên tục; • Tổ chức các buổi giao lưu với sinh viên và giữa các sinh viên; • Phát triển tài liệu dạy và học có chất lượng; • Thiết kế các công cụ thẩm định hiệu quả cho các môi trường đa dạng; và • Liên hệ với thế giới việc làm. Tài nguyên giáo dục mở có thể có đóng góp đáng kể vào những quá trình này. Tuy nhiên, tài nguyên giáo dục mở không tự động dẫn đến chất lượng, hiệu quả, và hiệu quả chi phí, và còn phụ thuộc nhiều vào các quy định thủ tục đặt ra. Tiềm năng làm thay đổi giáo dục của tài nguyên giáo dục mở phụ thuộc vào việc: 1. Cải thiện chất lượng các tài liệu học tập thông qua các quy trình đánh giá của hội đồng đánh giá; 2. Tận dụng được lợi ích của việc điều chỉnh, cá nhân hóa và địa phương hóa; 3. Nhấn mạnh đến tính chất mở và cải thiện chất lượng; 4. Xây dựng năng lực cho sự sáng tạo và sử dụng tài nguyên giáo dục mở để phát triển chuyên môn cho đội ngũ giảng viên; 5. Phục vụ nhu cầu của sinh viên đặc biệt ví dụ như những sinh viên có nhu cầu đặc biệt; 6. Tối ưu hoá việc sử dụng nhân sự và ngân sách của các cơ sở 7. Phục vụ sinh viên bằng tiếng địa phương; 8. Khuyến khích sinh viên lựa chọn và điều chỉnh tài nguyên giáo dục mở cho phù hợp nhằm làm cho họ tham gia tích cực hơn vào quá trình học tập; và 9. Sử dụng tài liệu được xây dựng tại địa phương với sự công nhận xứng đáng. Tiềm năng thay đổi của tài nguyên giáo dục mở cũng bao gồm lợi ích chia sẻ và cộng tác giữa các cơ sở và các quốc gia và vai trò khai phá một cách sáng tạo của tài nguyên giáo dục mở, tạo ra các mô hình giáo dục mới. 1.3 Phạm vi của Hướng dẫn Với tiềm năng của tài nguyên giáo dục mở là nhằm cải thiện các hệ thống giáo dục đại học, UNESCO và Commonwealth of Learning (COL) đã xây dựng cuốn Hướng dẫn này sau khi tham khảo rộng rãi với các bên liên quan ở các khu vực trên thế giới để hỗ trợ các chính phủ, các cơ sở giáo dục đại học, đội ngũ giảng viên, các tổ chức sinh viên và các cơ quan đảm bảo chất lượng/cấp chứng chỉ và công nhận bằng cấp. Tài liệu đi kèm của UNESCO-COL, cuốn Sổ tay Hướng dẫn Tài nguyên giáo dục mở (OER) (Butcher, 2011) 5 , cung cấp những thông tin chi tiết hơn về tất cả mọi khía cạnh của tài nguyên giáo dục mở. 5 Xem http://www.col.org/oerBasicGuide 2 Hướng dẫn cho các bên liên quan tới giáo dục đại học 2.1 Hướng dẫn cho chính phủ Vai trò của chính phủ trong giáo dục đại học và mối quan hệ của chính phủ với các cơ sở trong lĩnh vực này khác nhau giữa các quốc gia. Tuy nhiên, chính phủ thường đóng vai trò quan trọng trong việc hoạch định chính sách cho các hệ thống giáo dục đại học. Các chính phủ quan tâm đến việc đảm bảo rằng đầu tư công vào giáo dục đại học góp phần hữu ích và hiệu quả vào phát triển kinh tế xã hội. Hầu hết các chính phủ cũng hỗ trợ tài chính cho một số trường đại học. Trong trường hợp này, các chính phủ thường yêu cầu rằng các tài liệu giáo dục được xây dựng với ngân sách công được cung cấp theo giấy phép mở. Mặc dù đôi khi không yêu cầu cấp phép mở vì một số lý do, nhưng việc chia sẻ tài liệu giáo dục là tiềm năng lớn cải thiện chất lượng, sự minh bạch và khả năng tiếp cận các hệ thống giáo dục đại học. Tương tự như vậy, các chính phủ có thể sử dụng chế độ cấp phép mở để tăng cường tác dụng đòn bẩy của đầu tư công, bằng cách tạo điều kiện cho việc sử dụng lại các tài nguyên đó một cách rộng rãi với bổ xung đầu tư tối thiểu. Trong trường hợp này, các chính phủ cần: (a) Ủng hộ sử dụng tài nguyên giáo dục mở thông qua vai trò hoạch định chính sách trong giáo dục đại học. Bao gồm khuyến khích và ủng hộ sử dụng tài nguyên giáo dục mở điều chỉnh các kinh nghiệm học tập ngày càng đa dạng hơn của học viên và ủng hộ các chương trình hoà nhập xã hội quốc gia. Bằng cách này, có thể khuyến khích sự tiếp cận bình đẳng với giáo dục đại học và cải thiện kết quả học tập của tất cả sinh viên. Để nỗ lực này bền vững, nên xây dựng một chương trình của chính phủ hỗ trợ việc tạo ra và sử dụng lại các tài nguyên giáo dục mở. (b) Xem xét xây dựng khung cấp phép mở. Một cách làm có hiệu quả nhằm tăng cường cấp phép mở và chia sẻ tài nguyên giáo dục đại học có thể là xây dựng, trong khuôn khổ chính sách, một khung cấp phép mở phù hợp. Nó có thể là một phần trong khuôn khổ chính sách
This site is protected by reCAPTCHA and the Google Privacy Policy and Terms of Service apply.